It doesnt make sense là gì

Make sense là gì? Make sense dùng trong ngữ cảnh nào? Make sense có trong văn nói hay văn viết? Bài viết này sẽ giải đáp ý nghĩa của MAKE SENSE cùng những ví dụ cụ thể!

1. Make sense là gì?

Make sense là một phrasal verb (cụm động từ đi với “make”) và cũng là một idiom (thành ngữ) khá thông dụng. Ý nghĩa của make sense khá phổ biến và dễ nhớ. Bởi vậy, cả người bản xứ và người học tiếng Anh đều thường xuyên sử dụng cụm từ này. 

It doesnt make sense là gì

Make sense không mang nghĩa đen mà ám chỉ một hành động khác. “Make” là một từ đa nghĩa, nhưng nếu làm động từ chính trong câu thì sẽ có nghĩa là “làm, làm cho, khiến cho”. Còn “sense” khi là động từ thì mang nghĩa là “cảm thấy, cảm giác”.

Kết hợp “make” và “sense” với nhau, nhiều bạn sẽ lầm tưởng ý nghĩa của nó là “làm cho ai cảm thấy thế nào”. Tuy nhiên, ý nghĩa của make sense lại hoàn toàn khác. Make sense là làm cho cái gì dễ hiểu, trở nên hợp lý, làm cho cái gì thuận tiện hoặc làm cho có nghĩa.

Tham khảo thêm: By the way là gì?

2. Make sense được dùng trong trường hợp nào?

Make sense được dùng trong cả văn nói và văn viết. Tức là chúng xuất hiện trong cả những câu giao tiếp thông thường cho đến những bài viết. Tuy nhiên, make sense thường được dùng nhiều hơn trong ngữ cảnh informal (tức là không trang trọng lắm).

Hiểu được make sense là gì và cách sử dụng make sense, người học tiếng Anh có thể giao tiếp linh hoạt hơn. Đồng thời, người học cũng có thể làm các bài test tiếng Anh như TOEIC, TOEFL và IELTS một cách dễ dàng. 

Tham khảo thêm: IELTS General là gì? Cách chinh phục IELTS General đạt điểm cao

3. Cách sử dụng cụm từ make sense theo thì

Make sense được sử dụng khá đa dạng và linh hoạt, dường như không có một khuôn mẫu hay cấu trúc nào. Make sense là cụm động từ trong câu, dùng để bổ sung cho chủ ngữ. Vì thế, khi đặt câu, chúng ta chia thì của make sense theo chủ ngữ.

3.1. Make sense trong thì hiện tại đơn

Cách dùng:

  • Affirmative (Khẳng định): S + make(s/es) sense + …

  • Negative (Phủ định): S + don’t/doesn’t + make sense + …

  • Interrogative (Nghi vấn): Do/does + S + make sense?

Ví dụ: The answer of the suspect doesn’t make sense to the police. (Câu trả lời của nghi phạm chẳng có ý nghĩa gì với cảnh sát cả!)

3.2. Make sense trong thì quá khứ đơn

Cách dùng:

  • Affirmative (Khẳng định): S + made sense + …

  • Negative (Phủ định): S + didn’t + make sense + …

  • Interrogative (Nghi vấn): Did+ S + make sense?

Ví dụ: This game is so weird, I didn’t make sense at all! (Cái trò chơi này lạ quá! Tôi chẳng hiểu gì cả!)

3.3. Make sense trong thì tương lai đơn

Cách dùng:

  • Affirmative (Khẳng định): S + will + make sense + …

  • Negative (Phủ định): S + won’t + make sense + …

  • Interrogative (Nghi vấn): Will + S + make sense?

Ví dụ: The government will make sense of this case. (Chính phủ sẽ làm rõ vụ này.)

Tham khảo thêm: Cách dùng sở hữu cách trong tiếng Anh

4. Các cụm từ có nghĩa khi dùng với make sense

Bên cạnh cách chia động từ make sense, người học tiếng Anh cũng cần quan tâm đến các cách kết hợp từ với make sense để tạo ra nghĩa cho câu. Make sense khi đi kèm với các từ khác sẽ tạo ra phái nghĩa riêng.

It doesnt make sense là gì

4.1. Cấu trúc: Make sense to somebody

Ý nghĩa: Dễ hiểu với ai, có ý nghĩa với ai

Ví dụ: This test makes sense to me! (Bài kiểm tra này khá dễ hiểu với mình đấy!)

4.2. Cấu trúc: Make sense for somebody

Ý nghĩa: Thuận tiện cho ai

Ví dụ: Does payment in advance make sense for you? (Dịch vụ trả trước có tiện cho bạn không?)

4.3. Cấu trúc: Make sense of something

Ý nghĩa: Dễ hiểu với cái gì

Ví dụ: Do you make sense of the situation? (Bạn có hiểu tình hình bây giờ không?)

4.4. Cấu trúc: Make any sense

Ý nghĩa: Không hợp lý, không hiểu gì cả!

Ví dụ: What you are thinking makes any sense. (Những điều bạn đang nghĩ đến chẳng hợp lý chút nào cả!)

Bài viết trên đây đã giải đáp make sense là gì, make sense được sử dụng trong trường hợp nào, các cấu trúc sử dụng make sense kèm theo ví dụ cụ thể. Hy vọng rằng những kiến thức trên đây sẽ hữu ích cho bạn học tiếng Anh. Và đừng quên theo dõi những bài viết chia sẻ kiến thức tiếng Anh tiếp theo nhé!

>> Tham khảo ngay:

  • Top 7 phần mềm học tiếng Anh miễn phí trên điện thoại
  • Từ lóng tiếng Anh là gì? 12 từ lóng Tiếng Anh cần biết