Kế tên hai bộ phận chính trong máy phát điện xoay chiều

Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng, dựa trên ứng dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp ở đây có thể là các động cơ tua bin nước, tua bin hơi, tua bin gió, động cơ đốt trong hoặc các loại cơ năng khác.

Các bộ phận chính của một máy phát điện bao gồm:

  • Động cơ
  • Đầu phát
  • Hệ thống nhiên liệu
  • Ổn áp
  • Hệ thống làm mát
  • Hệ thống bôi trơn

Kế tên hai bộ phận chính trong máy phát điện xoay chiều

Cấu tạo máy phát điện xoay chiều

a) Động cơ 

Là nguồn cung cấp năng lượng cơ học đầu vào cho máy phát điện.  Kích thước của  động cơ thường  tỷ lệ với sản lượng điện mà máy phát điện có thể cung cấp cho công trình.  Một điều mà bạn cần quan tâm về động cơ máy phát điện khi mua hoặc thuê đó là thông số chi tiết của động cơ và lịch trình bảo trì.

Động cơ của máy phát  sử dụng  đa dạng các loại nhiên liệu như: xăng, dầu diesel, hoặc khí tự nhiên.  Các động cơ có công suất nhỏ thường sử dụng xăng là chủ yếu. Trong khi đó các động cơ lớn hơn thì sử dụng dầu diesel , hoặc khí tự nhiên...

b) Đầu phát

Đây là tên gọi chung của một tập hợp các bộ phận tĩnh và các phần có thể di chuyển được của máy phát điện. Những phần này làm việc với nhau để tạo nên chuyển động tương đối giữa từ trường và điện, từ đó tạo ra điện. Bao gồm:

  • Stato/phần cảm: Bộ phận này là tĩnh, gồm các dây dẫn điện quấn lại thành cuộn trên một lõi sắt.
  • Roto/phần ứng: bộ phận chuyển động để tạo ra một từ trường quay.

c) Hệ thống bình nhiên liệu máy phát điện

Bình nhiên liệu thường cung cấp cho máy hoạt động từ 6 đến 8 giờ. Đối với các máy phát điện nhỏ, bồn chứa nhiên liệu là một phần đế trượt của máy hoặc được lắp trên khung máy phát điện. Hệ thống bình nhiên liệu của máy phát điện bao gồm:

Giúp cung cấp nhiên liệu cho động cơ hoạt động của máy phát điện

Các ống này có vai trò ngăn chặn sự gia tăng áp lực, hoặc chân không trong quá trình bơm và hệ thống thoát nước của bể chứa. Khi nạp đầy bình nhiên liệu, đảm bảo sự tiếp xúc khô giữa vòi phun phụ, và bể nhiên liệu để ngăn ngừa tia lửa có thể gây hỏa hoạn.

Để khi quá trình bơm nhiên liệu nếu có bị tràn, nhiên liệu không làm đổ chất lỏng lên máy phát điện.

giúp tách nước và vật lạ trong nhiên liệu lỏng, để bảo vệ các thành phần khác của máy phát điện khỏi sự ăn mòn và chất bẩn gây tắc nghẽn.

Phun chất lỏng nhiên liệu dưới dạng phun sương vào buồng đốt động cơ.

d) Ổn áp 

Là bộ phận quản lý điện áp đầu ra của máy phát điện, được chia ra làm nhiều thành phần. Các thành phần chính bao gồm: 

Biến đổi điện áp xoay chiều thành một chiều, điều chỉnh một phần nhỏ điện áp đầu ra thành điện áp xoay chiều và chuyển đổi thành điện áp một chiều. Điều chỉnh điện áp một chiều tập hợp trong cuộn dây thứ cấp của stato (cuộn dây kích thích).

Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng xoay chiều, các cuộn dây kích thích tạo ra dòng điện xoay chiều nhỏ và được kết nối với các đơn vị được gọi chung là chỉnh lưu quay.

Giúp chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng xoay chiều, việc chỉnh lưu được phát sinh bởi các cuộn dây kích thích rồi chuyển đổi nó thành dòng điện một chiều. Dòng điện một chiều này giúp cho Roto tạo ra một trường điện từ, bên ngoài trường quay của roto.

Giúp chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều. Thực chất, Roto sinh ra dòng điện xoay chiều lớn hơn xung quanh cuộn dây stato, và các máy phát điện hiện nay sản xuất một điện thế xoay chiều AC lớn hơn ở phần đầu ra.

e) Hệ thống làm mát

Các bộ phận của máy phát điện sẽ nóng dần lên khi máy được vận hành liên tục. Hệ thống làm mát có vai trò giải nhiệt cho máy phát điện, ngăn chặn tình trạng nhiệt tăng cao, từ đó giúp máy có tuổi thọ cao hơn.

f) Hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn này có vai trò giúp động cơ máy phát điện chạy êm hơn trong quá trình hoạt động, đảm bảo máy chạy liên tục và bền bỉ. 

Nguyên liệu bôi trơn thường được thực hiện bằng dầu được lưu trữ trong một chiếc máy bơm. Bạn nên kiểm tra mức dầu bôi trơn mỗi 8 tiếng, việc kiểm tra này sẽ ngăn ngừa rò rỉ chất bôi trơn. Đồng thời nên thay dầu nhớt máy phát điện mỗi 500 giờ máy hoạt động.

Dầu nhớt đóng nhiều vai trò quan trọng đối với quy trình vận hành của máy phát điện như: giúp làm mát, làm sạch và bảo vệ động cơ, làm kín các chi tiết như pít tông, xéc măng, thành xy lanh và làm chất bôi trơn giúp giảm ma sát, chống mài mòn, hoen gỉ,…

Như đã chia sẻ, các bạn nên kiểm tra mức dầu bôi trơn thường xuyên và thay dầu nhớt mỗi 500 giờ sử dụng. 

Thời gian thay dầu này có thể thay đổi linh hoạt, nhất là khi điều kiện làm việc của máy có chứa nhiều bụi bẩn hoặc nhiệt độ cao thì bạn có thể tiến hành thay dầu sớm hơn. Hoặc khi kiểm tra nếu thấy dầu đã bị nhiễm bẩn, bạn cần nhanh chóng vệ sinh các bộ phận và tiếp nhiên liệu dầu mới cho động cơ.

Kế tên hai bộ phận chính trong máy phát điện xoay chiều

Các loại dầu nhớt dùng cho máy phát điện

a) Các loại dầu nhớt dành cho máy phát điện

Các loại máy phát điện khác nhau, có công suất khác nhau thường có những yêu cầu riêng về dầu nhớt máy phát điện. 

Bên cạnh đó, để lựa chọn được loại dầu nhớt phù hợp với máy phát điện còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: Loại máy phát điện, điều kiện thời tiết, tuổi thọ của máy,... Chúng ta có thể dựa vào những yếu tố đó để lựa chọn loại dầu nhớt cho phù hợp.

Các thương hiệu lớn về dầu nhớt có thể kể đến như: Shell, Castrol, Total, BP, Mobil, Caltex… Những thương hiệu này đã khẳng định tên tuổi trên thị trường nên chất lượng dầu nhớt được kiểm soát kỹ lưỡng trước khi đến tay người tiêu dùng.

Độ nhớt của từng loại dầu bị ảnh hưởng theo điều kiện thời tiết, loại máy phát điện.

  • Máy phát điện chạy xăng:  phù hợp với dầu có độ nhớt từ 40 đến 50 vào mùa hè. Ở những khu vực có thời tiết lạnh vào mùa đông, độ nhớt sử dụng từ 15W đến 20W.
  • Máy phát điện chạy dầu phù hợp với độ nhớt từ 30 đến 40 cho mùa hè. Nếu bạn ở khu vực có khí hậu ôn đới mùa đông, bạn nên sử dụng dầu có độ nhớt 15W. 

> Lưu ý: Chúng ta phải chọn lựa đúng loại dầu:

Các loại phổ biến như dầu động cơ HD40, HD 50.

Tiêu chuẩn SAE có các loại: 15W40, 20W50, 20W40.

b) Quy trình thay dầu nhớt máy phát điện

Khi thay dầu nhớt máy phát điện, các bạn cần nắm rõ quy trình dưới đây:

Kế tên hai bộ phận chính trong máy phát điện xoay chiều

Hướng dẫn thay dầu nhớt máy phát

Đầu tiên bạn cần nổ máy và cho máy chạy không tải đến khi đủ ấm.   Sau đó tắt máy và mở nước thăm dầu. Dùng dụng cụ chứa dầu để dưới chỗ xả dầu, mở ốc xả dầu cũ ra sau đó xả xong thì vặn ốc lại lại đúng lực siết.

Để giữ năng suất máy phát điện một cách tốt nhất bạn nên thay bộ phận lọc dầu theo định kì, hoặc theo cách nhớ 02 lần thay dầu là 01 lần thay lọc. 

Các loại máy phát điện sẽ có lọc nhớt với những kích thước khác nhau. Bạn nên sử dụng đúng loại máy phát điện của mình. Trước khi thay lọc nhớt mới cần bôi một lớp dầu quanh các miếng đệm cao su trên lọc để tăng khả năng làm kín và bắt vào dễ dàng hơn.

Sau đó, đổ một lượng dầu bằng 2/3 bộ lọc và gắn lọc nhớt vào vị trí. 

Lưu ý: trong khi gắn lọc dầu nhớt mới vào cần giữ chiếc lọc thẳng đứng để dầu không bị chảy ra ngoài. Không cần xiết chặt bộ lọc nhớt quá, vì như thế có thể làm đứt vòng đệm cao su và gây khó khăn cho việc thay thế sau này.

Nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng đi kèm theo máy phát điện để biết lượng nhớt của động cơ. Sau khi đã biết được lượng nhớt đổ vào động cơ thì tiến hành châm nhớt.

Bạn nên châm nhớt ít hơn một chút so với hướng dẫn. Khi châm nên đổ từ từ để tránh tình trạng dầu nhớt bị chảy ra ngoài. Sử dụng thước thăm dầu để kiểm tra mức dầu. Mức dầu bám đến vạch cao nhất trên thước thăm dầu là tốt nhất.

Sau khi thay dầu nhớt cho máy phát điện xong. Cần phải khởi động lại máy để cho các chi tiết có trong máy và động cơ được bôi trơn. 

c) Những lưu ý khi thay dầu và bảo dưỡng máy phát điện

  • Thiết kế nền đặt máy cao hơn sàn để việc thay dầu máy và sửa chữa thuận tiện hơn.
  • Không nên mua dầu tái chế bởi vì chúng dễ gây ra hư hại cho máy. 
  • Khi vận hành máy, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với dầu nhớt đã qua sử dụng. Tiếp xúc trực tiếp với dầu nhớt nhiều có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm.
  • Sau khi thay dầu nhớt xong, bạn nên tẩy rửa khử vực bằng chất tẩy rửa hoặc xà phòng và nước
  • Nên thu gom dầu đã qua sử dụng để tái chế hoặc có biện pháp khác để tránh ô nhiễm môi trường.

Trên đây là những chia sẻ về các bộ phận của máy phát điện cũng như hướng dẫn cách thay dầu nhớt máy phát điện. Nếu các bạn có cần thêm những thông tin liên quan đến máy phát điện có thể liên hệ hot line: 0933 595 626 để được tư vấn nhé!

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NĂNG LƯỢNG HIỆP PHÁT

Địa chỉ: 88/14/7 Đường số 6, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Kho hàng: 86 Quốc lộ 1A, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức

Điện thoại: 0933 595 626 (Mr. Tuấn)