Khái niệm thủ tục hành chính là gì năm 2024

Từ nhiều năm nay, cải cách hành chính đã là một vấn đề mang tính tương đối phổ cập của xã hội Việt Nam. Người dân, tổ chức cảm nhận được kết quả, tác động của cải cách hành chính một cách trực tiếp nhất khi có việc phải tiếp xúc, giải quyết công việc với các cơ quan hành chính nhà nước. Vậy cải cách hành chính là gì?

Nói đầy đủ thì phải gọi là cải cách hành chính nhà nước. Thêm từ nhà nước vào là để phân biệt với cải cách hành chính không chỉ diễn ra ở khu nhà nước, mà còn ở các tổ chức, cơ quan, nhất là doanh nghiệp tư nhân, tức là khu vực tư nhân. Yếu tố quản trị,hành chính trong các doanh nghiệp khu vực tư cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp và nếu không đổi mới, cải cách thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, hiệu quả thấp.

Như vậy, cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm tạo ra những thay đổi trong các yếu tố cấu thành của nền hành chính, làm cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội tốt hơn.

Nhiệm vụ của cải cách hành chính, bao gồm:

- Cải cách thể chế

- Cải cách thủ tục hành chính

- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Cải cách tài chính công

- Hiện đại hóa hành chính.

Khái niệm thủ tục hành chính là gì năm 2024

2. Thủ tục hành chính là gì?

Theo khoản 1, Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, Thủ tục hành chính (TTHC) là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Thông qua TTHC người dân có thể dễ dàng thực hiện được quyền của mình.

Một TTHC bao gồm các bộ phận tạo thành cơ bản sau:

- Tên TTHC;

- Trình tự thực hiện: (bao gồm cả thời gian, địa điểm thực hiện TTHC);

- Cách thức thực hiện;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thời hạn giải quyết;

- Đối tượng thực hiện TTHC;

- Cơ quan giải quyết TTHC;

- Kết quả thực hiện TTHC;

- Phí, lệ phí (nếu có);

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có, đính kèm ngay sau TTHC);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có);

- Căn cứ pháp lý của TTHC.

Như vậy, một TTHC phải đảm bảo đủ các nội dung nêu trên. TTHC càng được quy định rõ ràng, cụ thể bao nhiêu sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cũng như đời sống của nhân dân./. Một trong những đặc điểm cơ bản của Nhà nước là tổ chức và hoạt động theo trật tự pháp lý, nghĩa là pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và trình tự thực hiện thẩm quyền của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước trong việc giải quyết công việc thuộc nội bộ nhà nước và công việc liên quan đến cá nhân công dân hoặc tổ chức.

Toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự thực hiện thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết nhiệm vụ nhà nước và công việc liên quan đến công dân tạo thành hệ thống thủ tục hành chính. Các quy phạm thủ tục này là những quy tắc bắt buộc các cơ quan nhà nước cũng như cán bộ, công chức nhà nước phải tuân theo trong giải quyết công việc thuộc chức năng của mình.

Hiểu theo nghĩa thông thường, thủ tục là cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, cũng có thể hiểu thủ tục là những phép tắc, những chế độ, quy tắc phải tuân thủ khi làm một công việc.

Thủ tục nói chung bao gồm các loại sau:

– Thủ tục lập pháp.

– Thủ tục tố tụng tư pháp.

– Thủ tục hành chính.

Hiện nay, có nhiều quan điểm về thủ tục hành chính hoặc cho thủ tục hành chính là cách thức, lề lối giải quyết công việc theo một trình tự nhất định; là quy định chung phải tuân theo khi thực hiện công vụ; hoặc cho đó là trình tự kế tiếp nhau theo thứ tự thời gian hoặc nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Các quan điểm trên đều có điểm hợp lý, đồng thời bộc lộ những điểm chưa chính xác, nhưng tựu trung lại chúng ta có thể hiểu như sau: Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp trong việc giải quyết các công việc nhà nước và các kiến nghị, yêu cầu chính đáng của công dân hoặc tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, bảo đảm công vụ nhà nước và phục vụ nhân dân.

Dưới góc độ pháp luật, khái niệm thủ tục hành chính được hiểu như sau: “Là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”. (Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính)

Thủ tục hành chính do pháp luật quy định, toàn bộ các quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính tạo thành chế định quan trọng của luật hành chính.

Chỉ các hoạt động quản lý hành chính nhà nước được quy phạm pháp luật thủ tục hành chính điều chỉnh mới là thủ tục hành chính, còn các hoạt động tổ chức – tác nghiệp cụ thể nào đó trong hoạt động quản lý hành chính không được các quy phạm pháp luật thủ tục hành chính điều chỉnh thì không phải là thủ tục hành chính.


2. Đặc điểm của thủ tục hành chính

– Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý hành chính nhà nước, do pháp luật hành chính quy định, có tính chất bắt buộc đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

– Thủ tục hành chính là thủ tục viết, việc thực hiện thủ tục hành chính gắn bó với công tác văn thư, được hỗ trợ bởi công tác văn thư.

– Thủ tục hành chính được thực hiện dựa trên những nguyên tắc hiến định và các nguyên tắc pháp luật khác. Bao gồm các nguyên tắc sau đây:

Ý nghĩa thủ tục hành chính là gì?

Thủ tục hành chính là một nhân tố bảo đảm cho sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi và đúng chức năng quản lý của cơ quan nhà nước, vì nó là chuẩn mực hành vi cho công dân và công chức nhà nước để họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.

Thủ tục hành chính do ai quy định?

Thủ tục hành chính phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành hoặc trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành; do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

Thủ tục hành chính trong nội bộ là gì?

Thủ tục hành chính nội bộ là trình tự thực hiện các công việc nội bộ cơ quan nhà nước. Thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức và thủ tục xử lý vi phạm hành chính.

Khái niệm cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính được hiểu như thế nào?

Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính ...