Kháng sinh pha nước để được bao lâu

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Dương Thanh Hải - Dược sĩ lâm sàng - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Thuốc kháng sinh là bước ngoặt lớn trong lịch sử y học nhân loại, giúp cứu sống hàng triệu người mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, kháng kháng sinh đang gia tăng mức độ nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của cộng đồng. Đáng chú ý, sử dụng kháng sinh tại nước ta đã tăng vọt trong giai đoạn 2009-2015 với mức tăng gần gấp 3 so với giai đoạn 2005-2009, đưa Việt Nam vào danh sách các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. “Chấm dứt lạm dụng kháng sinh - Chung tay hành động ngay hôm nay” với 5 nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh dưới đây

Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước rất nhỏ, bao gồm cả vi khuẩn, virus và nấm. Ví dụ: Virus cúm thường gây ra ho và cảm lạnh, vi khuẩn phế cầu có thể gây viêm phổi, nấm sợi có có thể gây nhiễm trùng da. Ngoài ra, các vi sinh vật khác nhau có thể là nguyên nhân của cùng một loại bệnh. Chẳng hạn như: viêm họng có thể do cả vi khuẩn hoặc virus gây ra.. Tuy nhiên, chỉ có các bệnh gây ra bởi vi khuẩn thì kháng sinh mới có hiệu quả. Kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, chứ không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác.

Dùng kháng sinh đúng cách, vi khuẩn có thể học cách chống lại kháng sinh, làm cho kháng sinh không còn tác dụng.

Các bệnh cảm lạnh, cúm; hầu hết các trường hợp viêm họng, viêm phế quản (85-95 %) là do virus gây ra. Kháng sinh không có tác dụng điều trị với các trường hợp này.

Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh do vi khuẩn, chiếm 20-30 % các ca viêm họng ở trẻ em và 5-15% các ca viêm họng ở người lớn. Bệnh này cần được điều trị bằng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn hiệu quả và không gây kháng kháng sinh.

Kháng sinh pha nước để được bao lâu

Kháng sinh ngày nay đã trở thành một loại thuốc được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh gây ra hiện tượng kháng thuốc cùng nhiều tác hại khác như: không hiệu quả, vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại và có thể lây truyền sang người khác.

Kháng sinh pha nước để được bao lâu

  • Không để dành kháng sinh cho lần ốm sau của bạn.
  • Dùng đúng loại kháng sinh mà bác sĩ kê cho bạn. Không bỏ sót liều. Thực hiện đủ liệu trình đã được kê đơn dù cho bạn cảm thấy đã khỏe hơn. Nếu kết thúc điều trị sớm quá, một số vi khuẩn có thể sống sót và lại gây bệnh.
  • Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác. Kháng sinh này có thể không phù hợp với bệnh của bạn. Dùng sai thuốc có thể làm chậm trễ việc điều trị đúng và làm cho vi Nếu bác sĩ của bạn xác định rằng bạn không mắc bệnh nhiễm khuẩn, hãy hỏi cách làm giảm nhẹ các triệu chứng và đừng yêu cầu bác sĩ phải kê đơn kháng sinh cho bạn.

Kháng sinh pha nước để được bao lâu

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một loại bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Nếu không được điều trị cẩn thận, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như viêm thận hoặc thấp tim. Điều trị bằng kháng sinh sẽ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng trên. Đồng thời giúp hạn chế lây bệnh cho những người xung quanh.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị, cần phải dùng kháng sinh đủ liều và đủ thời gian như đơn kê của bác sĩ. Ngừng kháng sinh sớm hoặc không đủ liều có thể gây ra đề kháng kháng sinh, bệnh dễ tái phát lại và nghiêm trọng hơn so với ban đầu.

Hãy luôn ghi nhớ: dùng kháng sinh đúng loại, đúng liều lượng, không bỏ sót liều và dùng đủ thời gian như đơn kê của bác sĩ, kể cả khi bạn đã thấy khỏe hơn. Bỏ dở liệu trình điều trị là cơ hội cho vi khuẩn sống sót trở lại, tiếp tục nhân lên và đề kháng lại kháng sinh.

Kháng sinh pha nước để được bao lâu

Hãy cùng tăng cường hiểu biết, tích cực lan tỏa kiến thức về sử dụng kháng sinh hợp lý

XEM THÊM:

Sự phát triển của thuốc kháng sinh là một trong những khám phá vĩ đại của y học hiện đại. Kháng sinh giúp chống lại vi khuẩn và có thể chữa khỏi các bệnh truyền nhiễm đe dọa tính mạng như viêm phổi mà trước đây chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh không đúng cách đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều vi khuẩn kháng lại loại thuốc này. Vậy kháng sinh nên uống mấy ngày để hạn chế hiện tượng kháng thuốc.

Trong y học, vi khuẩn được cho là có khả năng kháng thuốc nếu chúng có thể tồn tại khi tiếp xúc với các tác động đặc biệt từ bên ngoài. Ví dụ, hầu hết vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày cùng với thức ăn sẽ bị tiêu diệt bởi axit dạ dày (dịch vị), nhưng một số vi khuẩn được bao phủ bởi một lớp màng nhầy để bảo vệ chúng khỏi axit, các loại vi khuẩn này có khả năng chống lại axit dịch vị.

Đề kháng với thuốc kháng sinh theo nguyên tắc tương tự: Vi khuẩn đã có được một đặc tính mới giúp bảo vệ chúng khỏi thuốc kháng sinh. Ví dụ, một số loại vi khuẩn có thể tạo ra một chất làm cho một số loại kháng sinh không còn hiệu quả đối với chúng. Hiện tượng vi khuẩn có thể tự bảo vệ mình khỏi nhiều loại kháng sinh khác nhau được gọi là "đa kháng".

Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn đề kháng thuốc.

Chủng vi khuẩn Streptococcus và Staphylococcus thường đề kháng với thuốc kháng sinh. Ví dụ “Staphylococcus aureus kháng methicillin” (MRSA). Staphylococci có thể được tìm thấy trên da, màng nhầy và có thể gây nhiễm trùng (nếu chúng dính vào vết thương hở). Các chủng kháng thuốc hiện đã phát triển ở các loại vi khuẩn khác như Escherichia coli, Klebsiella và pseudomonads.

XEM THÊM: Nên dừng thuốc kháng sinh khi nào?

Ở Đức, thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi được bác sĩ kê đơn. Điều này có nghĩa là các bác sĩ là người đầu tiên và quan trọng nhất chịu trách nhiệm về việc sử dụng thuốc kháng sinh. Trước tiên, bác sĩ phải xem liệu bệnh nhân có thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay không?

Nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra, điều quan trọng là thuốc kháng sinh phải được kê đúng liều lượng và đủ thời gian, việc lựa chọn loại kháng sinh phù hợp và dùng đủ thời gian sẽ giúp chống lại vi khuẩn hiệu quả nhất.

Thuốc kháng sinh cũng được sử dụng trong thú y và nông nghiệp, bác sĩ thú y phải tuân thủ các quy tắc xử lý thuốc kháng sinh đúng cách.

Kháng sinh pha nước để được bao lâu

Sử dụng kháng sinh không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn đề kháng thuốc

Kháng sinh nên uống mấy ngày, có cần thiết uống kháng sinh 5 ngày không, uống kháng sinh 3 ngày có được không là những vấn đề được rất nhiều bệnh nhân và người nhà thắc mắc mỗi khi được kê đơn thuốc kháng sinh. Trên thực tế, thuốc kháng sinh bắt đầu phát huy tác dụng ngay sau khi người bệnh dùng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh có thể không cảm thấy tốt hơn trong 2 đến 3 ngày đầu vì tác dụng của thuốc cũng phụ thuộc vào loại nhiễm trùng mà bệnh nhân đang điều trị.

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh nên được dùng trong 7 - 14 ngày. Trong một số trường hợp, các phương pháp điều trị ngắn ngày hơn (ví dụ uống kháng sinh 5 ngày) cũng cho tác dụng đầy đủ. Bác sĩ sẽ là người quyết định thời gian điều trị tốt nhất và loại kháng sinh chính xác cho người bệnh.

Mặc dù hầu hết người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn sau một vài ngày điều trị, nhưng tốt nhất bệnh nhân nên tuân thủ toàn bộ phác đồ điều trị kháng sinh để giải quyết triệt để tình trạng nhiễm trùng, điều này có thể góp phần vào việc ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Theo đó, người bệnh không được ngừng thuốc kháng sinh sớm mà không được sự đồng ý của bác sĩ.

Kháng sinh pha nước để được bao lâu

Nên uống đủ liều kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tình trạng kháng thuốc kháng sinh thì người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thuốc kháng sinh phải được sử dụng theo đơn của bác sĩ. Khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm, không có nghĩa là tất cả vi khuẩn đã bị tiêu diệt, vi khuẩn còn sót lại có thể khiến bệnh bùng phát trở lại, vì vậy việc sử dụng kháng sinh đủ số ngày là vô cùng quan trọng.
  • Không được vứt bỏ thuốc kháng sinh bằng cách đổ xuống cống hoặc xả xuống bồn cầu, điều đó có thể gây hại cho môi trường và góp phần vào sự kháng thuốc của vi khuẩn.
  • Thuốc kháng sinh thường được uống với nước hoặc với nước trái cây. Các sản phẩm từ sữa (bao gồm sữa cũng như bơ, sữa chua và pho mát) hoặc rượu có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể hấp thụ một số loại thuốc, vì vậy người bệnh có thể cần đợi đến 3 giờ trước khi ăn hoặc uống bất kỳ sản phẩm sữa nào. Nước bưởi và thực phẩm chức năng có chứa khoáng chất như canxi cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh.
  • Một số loại thuốc kháng sinh cần dùng vào cùng một thời điểm trong ngày, một số loại khác dùng trước, cùng hoặc sau bữa ăn. Ví dụ: nếu người bệnh được chỉ định dùng thuốc 3 lần một ngày thì thuốc nên được dùng vào những thời điểm đã định để tác dụng được trải đều trong suốt quá trình điều trị (khoảng thời gian thông thường là 6 giờ sáng, 2 giờ chiều và 10 giờ tối đối với một loại thuốc kháng sinh cần uống mỗi 8 giờ một lần).
  • Thuốc kháng sinh có thể tương tác với các loại thuốc khác như: một số chất làm loãng máu và thuốc kháng axit.
  • Một số loại thuốc kháng sinh có thể làm cho thuốc tránh thai kém hiệu quả hơn.

Thuốc kháng sinh có công dụng điều trị các bệnh lý nhiễm trùng, tuy nhiên thuốc kháng sinh cũng là “con dao 2 lưỡi” nếu người bệnh không sử dụng đúng cách. Vì thế, để đảm bảo an toàn thì người bệnh nên uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn, tránh lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh bừa bãi gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com, ncbi.nlm.nih.gov, medicinenet.com, cdc.gov

XEM THÊM: