Khi nào thì đặt được vòng tránh thai năm 2024

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên không phải ai cũng hợp với phương pháp này. Vậy có những dấu hiệu nào báo hiệu bạn không hợp đặt vòng? Biện pháp nào để khắc phục. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai tạm thời. Nó thường được dùng rộng rãi vì đơn giản, hiệu quả. Ở Việt Nam, vòng tránh thai chứa đồng Multiload 375 và TCu 380A đang được sử dụng rộng rãi. Gần đây, vòng tránh thai nội tiết Mirena (dụng cụ tử cung có chứa nội tiết levonorgestrel) đã xuất hiện trên thị trường.

Khi nào thì đặt được vòng tránh thai năm 2024
Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai phổ biến được rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn.

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ (thường có hình chữ T) được đặt vào lòng tử cung của phụ nữ. Chiếc vòng này tạo nên hiệu quả tránh thai kéo dài trong nhiều năm. Vòng tránh thai có thể được quấn dây đồng (hoặc không) để làm tăng hiệu quả ngừa thai. Hai loại thông dụng hiện nay là vòng hình chữ T và hình cánh cung, có quấn đồng. Đuôi vòng tránh thai có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ 2-3 cm, giúp kiểm tra vòng còn ở đúng vị trí hay không. Hiện tại dụng cụ tử cung hiện đại nhất là loại vòng tránh thai có chứa nội tiết levonorgestrel (vòng Mirena) được phóng thích dần dần. Tạo hiệu quả tránh thai rất cao.

Cơ chế tác dụng chính của vòng tránh thai là gây ra phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung. Từ đó làm thay đổi về cấu trúc sinh hóa tế bào nội mạc và không tạo điều kiện thuận lợi để trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung.

Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai

Để vòng tránh thai phát huy được hiệu quả cao, khi đặt vòng chị em cần chú ý những điều sau:

+ Sau khi sạch kinh từ 2 đến 3 ngày sẽ tiến hành đặt vòng. Tốt nhất là nên đặt vào giữa kỳ kinh. Vì lúc này tử cung mở rộng nhất sẽ hạn chế được tình trạng đau và chảy máu.

+ Sau khi đặt vòng cần chú ý nghỉ ngơi. Tránh làm việc nặng trong vòng 1 tuần lễ.

+ Tái khám lại sau khi sạch kinh hoặc sau thời gian là 1 tháng.

+ Cần kiêng quan hệ tình dục tối thiểu 10 đến 14 ngày.

+ Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sau khi đặt vòng.

+ Nên nghỉ ngơi khi đến kỳ kinh nguyệt và giữ vệ sinh vùng kín, tránh viêm nhiễm.

+ Tái khám định kỳ để đảm bảo vòng tránh thai không bị lệch hay có vấn đề gì.

Dấu hiệu đặt vòng tránh thai không hợp

Khi nào thì đặt được vòng tránh thai năm 2024
Chị em cần đặc biệt lưu ý, nếu tình trạng rong kinh và rối loạn kinh nguyệt kéo dài hơn 6 tháng sau khi đặt vòng mà chưa trở lại bình thường thì phải đến bệnh viện gấp để được kiểm tra.

Vòng tránh thai sau khi đưa vào tử cung sẽ xảy ra các phản ứng phòng vệ. Thông thường, các phản ứng này diễn ra rất nhanh và mọi thứ sẽ trở lại như cũ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng này trở nên nghiêm trọng. Đây chính là dấu hiệu đặt vòng không hợp, cụ thể như sau:

Rong kinh, ra máu kéo dài

Rong kinh, ra máu và đau bụng là những phản ứng phụ thường thấy sau khi đặt vòng tránh thai không hợp.

Tình trạng rong kinh sẽ gây nhiều phiền phức, rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày. Nó khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi, không thể tập trung làm việc.

Tuy nhiên, nếu hơn 6 tháng mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn rối loạn và bị ra máu thì chị em cần đến bác sĩ kiểm tra.

Việc ra máu kéo dài cũng sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu, khiến chị em mệt mỏi, ốm yếu và xanh xao.

Đau bụng

Đây cũng là phản ứng phụ chị em rất thường gặp sau khi đặt vòng không hợp.

Nhiều chị em có hiện tượng đặt vòng không hợp như đau bụng dữ dội và buộc phải tháo vòng tránh thai ra, sử dụng biện pháp khác.

Biểu hiện đặt vòng không hợp sẽ khiến cho chị em cảm thấy cơn đau âm ỉ kéo dài, khó chịu. Nếu tình trạng này không chấm dứt sau vài tháng đầu đặt vòng thì rất có thể do cơ địa không phù hợp.

Đau bụng cũng có khả năng do dấu hiệu đặt vòng tránh thai bị lệch, sai vị trí, va chạm vào các vị trí khác gây ra đau bụng.

Khi nào thì đặt được vòng tránh thai năm 2024
Đau bụng là một trong những dấu hiệu cảnh báo chị em có thể không hợp vòng tránh thai

Đau lưng

Bên cạnh đau bụng do đặt vòng không hợp, một số chị em còn bị đau lưng, đau hông, đau vùng chậu. Cơn đau này thường xuất hiện sau khi đặt vòng tránh thai và không có dấu hiệu giảm. Thậm chí còn nặng hơn, nhất là khi làm việc nặng.

Trường hợp đau lưng có thể nguyên nhân do cơ thể không hợp với vòng tránh thai.

Viêm nhiễm vùng kín

Trước khi đặt vòng tránh thai, bác sĩ sẽ khám và kiểm tra lại để loại trừ những trường hợp không dùng được biện pháp này.

Sau khi đặt vòng nếu thấy tình trạng:

+ Khí hư bất thường

+ Mùi hôi khó chịu

+ Ngứa vùng kín

+ Nghi viêm nhiễm

Đó có thể là do cơ thể phản ứng đẩy vật thể lạ ra bên ngoài gây viêm.

Tình trạng viêm nhẹ có thể dùng thuốc để tiêu viêm còn đối với tình trạng nặng thì buộc phải tháo ra.

Ảnh hưởng đến nội tiết tố

Một số chị em đặt vòng tránh thai không hợp dẫn tới tình trạng ảnh hưởng đến nội tiết tố. Tình trạng này có thể gây:

+ Nhức đầu

+ Buồn nôn

+ Căng tức ngực

+ Nổi mụn trứng cá

+ Cơ thể dễ tăng cân.

Vòng bị rơi, tuột ra ngoài

Đây là dấu hiệu không hợp khi đặt vòng. Khi cơ thể chị em phụ nữ có sự phản ứng với vật thể lạ từ bên ngoài đưa vào, tử cung sẽ co bóp để đẩy nó ra bên ngoài.

Với những chị em không thể “sống chung” với dị vật, vòng tránh thai có dấu hiệu đặt vòng bị tuột.

Biện pháp khắc phục khi đặt vòng không hợp

Để khắc phục tình trạng không hợp đặt vòng tránh thai, chị em nên lưu ý những điều sau:

+ Sau khi đặt vòng cần ở lại cơ sở y tế để theo dõi ít nhất từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Đảm bảo vòng ổn định rồi mới ra về.

+ Hãy sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, lau rửa nhẹ nhàng bên ngoài, không thụt rửa sâu vào âm đạo.

+ Tránh làm việc nặng, tuân thủ uống thuốc sau khi đặt vòng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

+ Thực hiện kiểm tra, đặt vòng và thăm khám ở những cơ sở y tế uy tín.

+ Nếu xuất hiện các dấu hiệu đặt vòng không hợp, chị em cần tới bệnh viện ngay để được kiểm tra trực tiếp và có hướng khắc phục hiệu quả.

+ Tuyệt đối không được tự ý đặt hoặc tháo vòng tránh thai tại nhà.

Trên đây là những thông tin về chủ đề đặt vòng tránh thai không hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay 1900 1984 để được tư vấn miễn phí.

Khi nào thì nên đặt vòng tránh thai?

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên nên đặt vòng tránh thai nội tiết vào ngày thứ 4-5 của chu kỳ kinh nguyệt vì lúc này cổ tử cung còn mở, sẽ dễ đặt vòng hơn và cũng gây ít đau đớn hơn. Vòng tránh thai sẽ có tác dụng ngay khi được đưa vào tử cung. Tùy từng loại thì hiệu quả tránh thai sẽ kéo dài từ 5-10 năm.

Đặt vòng tránh thai bao lâu thì lấy ra?

Theo khuyến cáo từ bác sĩ, chị em nên tháo vòng tránh thai nếu: – Vòng tránh thai đã quá hạn sử dụng: Vòng tránh thai thông thường có thời hạn sử dụng là 5 – 10 năm tùy theo từng loại. Chị em nhất định phải nhớ thời gian mình đặt vòng tránh thai để tháo vòng.

Sau khi đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?

Với thắc mắc “đặt vòng bao lâu thì quan hệ được”, các chuyên gia giải đáp như sau: Sau khoảng 10 ngày tính từ khi đặt vòng, bạn có thể quan hệ tinh dục. Tuy nhiên, khi quan hệ cần tránh những tư thế quan hệ thô bạo dễ làm xê dịch vòng, hay thậm chí là tuột vòng.

Đặt vòng tránh thai bị rong kinh bao lâu?

Sau đặt vòng bị rong kinh bao lâu? Trên thực tế, sau khi đặt vòng tránh thai, đa số chị em sẽ bị chảy máu âm đạo trong khoảng 4 – 5 ngày. Sau đó, tình trạng này sẽ kết thúc và chị em có thể thấy hiện tượng rong kinh trong 1 – 2 chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Thông thường, dấu hiệu này sẽ giảm dần rồi biến mất.