Kỹ thuật hàng không lương bao nhiêu năm 2024

1/Dự báo, tốc độ tăng trưởng máy bay ở khu vực Đông Nam Á sẽ tăng gấp đôi, chỉ sau 10 năm nữa và sẽ cần khoảng 60 nghìn nhân viên kỹ thuật. Hiện, Việt Nam rất cần nguồn nhân lực cho việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài và xây mới sân bay Long Thành. Ngoài các hãng hàng không thì các công ty dịch vụ, kỹ thuật đều rất cần nhân lực. Chính vì vậy, cơ hội việc làm lớn, đặc biệt dành cho những nhân lực chất lượng cao.

Việt Nam hiện có khoảng bảy trường đại học (ĐH) đào tạo về Kỹ thuật hàng không gồm: ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Phòng không-Không quân, Trường Sĩ quan Không quân, Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Học viện Hàng không Việt Nam với chi phí học ngành này khá cao. Đơn cử, tại Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, mức học phí là 100 triệu đồng/năm. Do đặc thù của ngành học, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hàng không tại các trường ĐH thường được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm bảo đảm cung cấp cho người học các khối kiến thức lý thuyết, môi trường thực hành, rèn luyện thao tác, kỹ năng và khả năng ngoại ngữ để nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc chuyên nghiệp, đa quốc gia.

Tại Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, chương trình giảng dạy về Kỹ thuật hàng không bằng 100% tiếng Anh, gồm các nội dung về lý thuyết và thực hành cơ bản, tập trung vào bảo trì tàu bay và hệ thống, kiểm tra và hỗ trợ kỹ thuật, chất lượng, tình trạng máy bay và hoạt động hàng không. Sinh viên có thể lựa chọn một trong ba chuyên ngành. Trong đó, chuyên ngành Kỹ thuật vận hành có một số môn tiêu biểu như: vận hành bay; an toàn bay; giám sát bay; điều hướng và liên lạc; quản lý không lưu; quản lý dự án; quản lý hãng hàng không.

2/Theo PGS, TS Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia đầu ngành Kỹ thuật Hàng không Việt Nam cho biết, hiện nay cả nước có khoảng 3.000 kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hàng không. Trong khi đó, mức lương trong lĩnh vực này khá cao (từ 20 - 50 triệu đồng). Thực tế, sau dịch Covid-19, các hãng hàng không Việt Nam đang có kế hoạch phát triển nhanh các đội tàu bay, xây dựng hàng chục hangar - xưởng bảo dưỡng tàu bay (mỗi hangar có diện tích khoảng 1 ha, cần ít nhất 300 nhân viên) tại sân bay Long Thành. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng còn hạn chế và thiếu nguồn nhân lực, phần lớn hãng hàng không Việt Nam phải mang tàu bay ra nước ngoài bảo dưỡng.

Hiện nay nhu cầu đi lại bằng máy bay ngày càng tăng nên ngành hàng không dân dụng phát triển mạnh. Nhu cầu về máy bay không người lái, vận chuyển hàng hóa, giám sát hiện trường, cứu hộ, cứu nạn cũng tăng. Về vị trí địa lý, Việt Nam có thể trở thành trung tâm trung chuyển và trung tâm bảo dưỡng hàng không của khu vực. Về nhu cầu nhân lực, sự phát triển của các hãng hàng không cùng với sự gia nhập của Boeing vào thị trường Việt Nam từ năm 2022 đã đặt ra nhu cầu số lượng lớn các kỹ thuật viên, phi công được đào tạo bài bản, chuyên sâu, đảm nhận các vai trò trong dây chuyền sản xuất và cung ứng dịch vụ.

TPO - Thu nhập từ 20 - 50 triệu đồng/tháng nhưng hàng không của Việt Nam vẫn đang rất "khát" nhân lực kỹ thuật.

Tại Hội thảo "Đào tạo và nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật Hàng không tại Việt Nam" do Trường Đại học (ĐH) Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Trường ĐH Việt Pháp), các doanh nghiệp, chuyên gia và các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực hàng không đã khẳng định rằng, thị trường hàng không đang dần phục hồi, Việt Nam cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát huy hết tiềm năng của ngành.

Kỹ thuật hàng không lương bao nhiêu năm 2024

Ảnh: internet

Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines hiện nay, thị trường hàng không nội địa vượt khoảng 18% so với năm 2019, thị trường quốc tế đang phục hồi và dự báo cuối năm nay sẽ bằng năm 2019. Khi ngành hàng không thương mại phục hồi sau đại dịch và có kế hoạch phát triển dài hạn, dự đoán nhu cầu nhân viên hàng không sẽ ngày càng tăng, cũng như nhu cầu liên tục về đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Ông Nguyễn Chiến Thắng cho biết, đối với thị trường Đông Nam Á trong vòng 20 năm tới cần bổ sung khoảng 60.000 nhân viên kỹ thuật hàng không bởi số lượng máy bay tăng gần gấp đôi, do đó nhu cầu về bảo dưỡng tàu bay là rất lớn.

Đối với thị trường Việt Nam, các hãng hàng không đều có kế hoạch mở rộng kinh doanh và đang tìm kiếm bổ sung nhân lực tại các cơ sở bảo dưỡng, trong đó Vietnam Airlines dự kiến tuyển dụng lên tới hàng trăm kỹ sư mỗi năm. Đặc biệt, Vietnam Airlines đang chuẩn bị cho cơ sở bảo dưỡng ở Long Thành, nên nhu cầu tuyển nhiều hơn.

Đánh giá về chất lượng đào tạo ngành kỹ thuật hàng không, ông Thắng cho hay hãng tuyển dụng nhân lực từ các cơ sở đào tạo như ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM và từ một số trường Cao đẳng. Sinh viên hiện nay ra trường có điểm mạnh như nắm tương đối vững chuyên môn, lý thuyết; ngoại ngữ tốt tiếp cận được tài liệu, thông tin của các hãng hàng không quốc tế, nhà sản xuất tốt, giao tiếp tốt.

Nhưng có hạn chế là kinh nghiệm thực tế ít. Tuy nhiên, các công ty hàng không có thể bù đắp được.

"Đào tạo nhân viên kỹ thuật hàng không cũng như đào tạo một bác sĩ, sau khi ra trường phải mất 5 năm để có thể làm độc lập, ký sổ sau khi sửa chữa tàu bay. Khi được ký sổ độc lập, thu nhập của kỹ sư kỹ thuật hàng không từ 40 – 50 triệu đồng/tháng. Mới ra trường thì thấp hơn. Còn nếu là đại diện cho các nhà sản xuất thì mức lương rất cao. Vị trí này phải thực sự phải có chuyên môn", ông Thắng nói.

Ông Tạ Minh Trọng, Trưởng phòng An toàn bay, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, các hãng hàng không Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, kế hoạch phát triển đội tàu bay rất mạnh. Tuy nhiên năng lực bảo dưỡng tàu bay, động cơ, thiết bị máy bay hiện nay tại Việt Nam còn ở mức hạn chế.

Hiện nay, với cơ sở hạ tầng hiện có, tại Việt Nam chỉ có duy nhất Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO – thuộc Vietnam Airlines) là có thể có năng lực bảo dưỡng tàu bay (Airframe) ở mức không hạn chế cho các loại máy bay A350, B787, A320/A321, ATR72...

Các hãng hàng không khác hiện nay phần lớn mang tàu bay đi nước ngoài bảo dưỡng (do năng lực bảo dưỡng của VAECO đã chạm ngưỡng về cơ sở hạ tầng). Các nội dung bảo dưỡng, sửa chữa đang phải phụ thuộc toàn bộ vào các tổ chức bảo dưỡng nước ngoài.

Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho cơ sở đào tạo theo đúng tiêu chuẩn của ICAO (các tiêu chuẩn hàng không quốc tế) tương đối lớn. Hiện nay, chương trình đào tạo cho các nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (AMT), nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS) của Việt Nam mới đang tiệm cận được các tiêu chuẩn của ICAO. Công tác huấn luyện đào tạo đang được thực hiện trên các máy bay đang khai thác do đó rất khó để thực hiện huấn luyện các kỹ năng phức tạp.

GS.TS Jean-Marc Lavest, Hiệu trưởng chính Trường ĐH Việt Pháp cho biết, các cơ sở đào tạo cần cập nhật về nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật hàng không tại Việt Nam trong bối cảnh mới; đồng thời phải có sự kết nối sinh viên, giảng viên, các cơ sở đào tạo về hàng không với các doanh nghiệp về mặt đào tạo, thực tập và cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.

Thống kê của ĐH Bách khoa Hà Nội cho thấy, tại Việt Nam, có 2 môi trường đào tạo, cung cấp nhân lực cho ngành kỹ thuật hàng không gồm: các đơn vị đào tạo dân sự (Học viện Hàng không VN (1978, 2006); ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Bách khoa tp HCM (1998); ĐH Việt – Pháp (USTH) (2018);Đại học công nghệ (ĐHQG HN) (2019);ĐH Bách khoa Đà Nẵng (2021); Công ty AESC; Trung tâm đào tạo các Hãng hàng không: VAECO, Vietjet Air, Bamboo Airways); các đơn vị đào tạo quân sự (Học viện Phòng không – Không quân;Học viện Kỹ thuật quân sự; Trường sĩ quan không quân; Viện Hàng không Vũ trụ Viettel (VTX); Viện công nghệ Vũ trụ (VAST); Trung tâm Vũ trụ Quốc gia (VNSC) (VAST); Viện KHCN Quân sự; Viện KT Phòng không – Không quân). Ngoài ra nhiều đơn vị tư nhân cũng bắt đầu tham gia vào các lĩnh vực liên quan đến hàng không vũ trụ.

Ngành kỹ thuật hàng không lấy bao nhiêu điểm?

Học viện Hàng không Việt Nam - năm 2023, với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, ngành Kỹ thuật Hàng không lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 21,5 điểm (A00; A01; D07). Trong khi đó, mức điểm chuẩn năm 2022 mức điểm chuẩn cũng không chênh lệch quá nhiều, lấy 21,3 điểm (A00; A01; D07; D90).

Lương kỹ sư hàng không bao nhiêu?

Trung bình mức lương của các Kỹ sư Kỹ thuật hàng không luôn đạt con số hấp dẫn từ 20 – 30 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, con số này có thể cao hơn rất nhiều với các vị trí chuyên sâu về chế tạo và nghiên cứu hay các vị trí quản lý.

Ngành kỹ thuật hàng không học ở đâu?

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hàng không năm 2023.

Ngành kỹ thuật hàng không làm nghề gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hàng không có thể đảm nhận nhiều vị trí tại các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Air, HaiAu Aviation; các sân bay nội địa và quốc tế; các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác, bảo dưỡng tàu bay; các công ty nghiên cứu thiết kế chế tạo.