Lãi suất ngân hàng cho vay bao nhiêu năm 2024

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) vừa công bố bảng lãi suất vay ngân hàng mua nhà trong tháng 7-2023 của 13 ngân hàng, theo đó lãi vay mua nhà ở thương mại tại các ngân hàng dao động 10,5 - 15,5%/năm.

Lãi suất ngân hàng cho vay bao nhiêu năm 2024

Nhiều chuyên gia cho rằng với lãi suất cho vay 12,1 - 15,5%/năm tại một số ngân hàng hiện nay, người dân sẽ không dám vay vốn để mua nhà - Ảnh: B.NGỌC

Khảo sát trong tháng 7-2023 được VARS thực hiện tại 13 ngân hàng thương mại đang hoạt động trên cả nước như VPBank, VIB, OCB, StandardChartered, PVcombank, UOB, ACB, Oceanbank, MBBank, Hongleong, MSB...

Về mức lãi suất vay mua nhà, hầu hết các ngân hàng này đều áp 2 mức, lãi suất vay ưu đãi mua nhà trong 12 tháng đầu và lãi suất sau thời gian ưu đãi. Biên độ điều chỉnh lãi vay giữa ưu đãi và không ưu đãi từ 2% đến 3,8%.

Cụ thể, mức lãi vay ưu đãi mua nhà trong 12 tháng đầu của các ngân hàng này dao động từ 7,99% (StandardChartered) đến 11,8%.

Sau 12 tháng đầu, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi vay mua nhà thương mại lên ngưỡng từ 12,1%/năm (OceanBank, OCB) đến 15,5%/năm (PVcombank).

Kỳ hạn các ngân hàng thương mại cho vay mua nhà ở thương mại dao động 20 - 35 năm. Trường hợp khách hàng trả trước kỳ hạn sẽ bị áp mức lãi suất cao hơn lãi vay thông thường 1-3%.

Hạn mức cho vay mua nhà của các ngân hàng trong tháng 7-2023 dao động 70 - 85% giá trị căn nhà.

Theo nhận định của VARS, đang có khoảng cách lớn giữa thu nhập và giá nhà của người dân TP.HCM.

Tại TP.HCM, nguồn cung nhà ở mới trong 7 tháng đầu năm sụt giảm, trong khi giá bán căn hộ nhà ở thương mại chênh lệch khoảng 30 lần so với thu nhập của đa số người dân thành phố.

Để có thể mua được nhà ở với giá hiện tại, người dân TP.HCM phải tiết kiệm nhiều chục năm mới đủ tiền mua nhà.

Cũng theo khảo sát của VARS, thời gian qua nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở trên địa bàn TP.HCM đã có nhiều chính sách hỗ trợ người mua nhà, vì thế sức mua của khách hàng đang tăng lên, giao dịch trên thị trường đang có dấu hiệu hồi phục.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Chí Thanh - phó chủ tịch VARS - cho rằng lãi suất huy động hiện nay chỉ 6% mà các ngân hàng thương mại đang cho vay mua nhà lên tới trên 12% là quá cao.

Theo ông Thanh, lãi suất vay mua nhà ở cần điều chỉnh về dưới 10%/năm, người dân mới có cơ hội tiếp cận vốn vay ngân hàng để mua nhà. Nếu các ngân hàng cố duy trì mức lãi suất cho vay mua nhà trên 12%/năm thì nhiều người dân có nhu cầu mua nhà sẽ không dám vay ngân hàng.

Ông Thanh đề xuất nên cho người có nhu cầu mua nhà ở được tiếp cận chương trình vay ưu đãi 120.000 tỉ đồng, với lãi vay thấp hơn mặt bằng lãi vay thương mại khoảng 2%, như vậy nhiều người dân sẽ có cơ hội tạo lập nhà ở.

Vay vốn ngân hàng là một trong những giải pháp được nhiều người lựa chọn khi gặp khó khăn về tài chính. Hiện nay, nhiều ngân hàng đưa ra các sản phẩm vay vốn 200 triệu. Đây là số tiền không nhỏ nên lãi suất là vấn đề được khách hàng đặc biệt quan tâm.

Các hình thức vay ngân hàng 200 triệu

Thông thường, khi vay vốn ngân hàng, khách hàng có thể lựa chọn vay tín chấp hoặc vay thế chấp (có tài sản đảm bảo). Với trường hợp vay ngân hàng 200 triệu, ngân hàng cho phép khách hàng vay tín chấp.

Vay tín chấp có ưu điểm là thủ tục nhanh chóng nhưng lãi suất khá cao. Tuy nhiên, để được ngân hàng phê duyệt hồ sơ vay tín chấp, khách hàng phải chứng minh được năng lực cá nhân và có lịch sử tín dụng tốt.

Ngược lại, vay thế chấp khách hàng buộc phải có tài sản đảm bảo như nhà đất, sổ hồng, sổ đỏ, sổ tiết kiệm...Vay thế chấp có nhiều ưu điểm vượt trội như hạn mức cao (70% giá trị tài sản đảm bảo, mức lãi suất thấp hơn vay tín chấp, thời gian vay kéo dài tối đa 35 năm...)

Vay ngân hàng 200 triệu phải trả bao nhiêu lãi mỗi tháng?

Với khoản vay 200 triệu, các ngân hàng sẽ đưa ra hai cách tính lãi suất đó là theo mức cố định ban đầu và theo dư nợ giảm dần.

Lãi suất ngân hàng cho vay bao nhiêu năm 2024

(Ảnh minh họa)

Cách tính lãi suất theo dư nợ ban đầu

Tiền lãi = Số tiền vay ban đầu X Lãi suất. Tiền gốc = Số tiền vay ban đầu ÷ Số tháng vay. Tổng tiền = Tiền lãi phải trả hàng tháng + Tổng tiền gốc phải trả cho ngân hàng.

Ví dụ, khách hàng vay ngân hàng Vietcombank 200 triệu theo hình thức tín chấp với mức lãi suất 12%/năm trong thời gian 60 tháng.

Áp dụng theo công thức trên, số tiền gốc, lãi khách hàng phải thanh toán như sau: Tiền gốc: 200.000.000 ÷ 60 tháng = 3.333.333 đồngTiền lãi: (200.000.000 - 3.333.333) X 9%/12 = 1.4750.000 đồng Tổng gốc + lãi = 1.475.000 + 3.333.333 = 4.808.333 đồng

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng triển khai 2 hình thức vay phổ biến, vay tín chấp và vay thế chấp. Lãi suất vay ngân hàng được quyết định bởi hình thức vay và ngân hàng mà bạn chọn để vay. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Xem thêm:

  • Vay ngân hàng cần những gì | Điều kiện, thủ tục vay vốn tại BIDV
  • Vay 1 tỷ lãi suất bao nhiêu, điều kiện vay là gì?
  • Vay ngân hàng theo bảng lương dễ dàng tại BIDV

Khi bạn vay ngân hàng, số tiền vay sẽ được ngân hàng áp dụng một mức lãi suất nhất định. Đó chính là lãi suất vay ngân hàng. Từ số tiền cho vay ban đầu cộng với mức lãi suất (thường tính theo năm), ngân hàng sẽ tính được số tiền mà khách hàng phải trả hàng tháng.

Lãi suất ngân hàng cho vay bao nhiêu năm 2024

Nhờ lãi suất, ngân hàng có thể tính ra số tiền bạn cần trả hàng tháng sau khi vay.

Vay tín chấp và vay thế chấp là hai hình thức vay phổ biến hiện nay. Mỗi hình thức sẽ có lãi suất và cách tính lãi khác nhau.

1.1. Lãi suất vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh. Ngân hàng sẽ xem xét uy tín của cá nhân người vay và năng lực trả nợ của người đó để quyết định hạn mức và thời gian vay. Hình thức này thường phù hợp với cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống như cưới hỏi, du lịch, mua sắm các món đồ có giá trị nhỏ và vừa,...

Nếu có ưu đãi, lãi suất vay ngân hàng 1 năm theo hình thức tín chấp thường rơi vào khoảng 10 - 16%. Khi hết ưu đãi, các ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất từ 16 - 25%/năm.

Lãi vay ngân hàng theo hình thức tín chấp thường cố định trong khoảng thời gian vay vốn. Với hình thức này, tiền lãi sẽ được tính theo dư nợ giảm dần, nghĩa là tính trên số tiền thực tế người vay còn nợ sau khi đã trừ đi phần gốc đã trả trước đó.

Với phương thức tính lãi trên, bạn có thể trả hết nợ trong thời gian ngắn nhất. Bởi vậy, tính lãi vay dựa trên dư nợ giảm dần đang là xu hướng trong cách tính lãi suất trả góp.

Lãi suất ngân hàng cho vay bao nhiêu năm 2024

Tiền lãi khi vay tín chấp thường được tính theo dư nợ giảm dần.

1.2. Lãi suất vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay tiền có tài sản đảm bảo mà trong thời gian vay, khách hàng phải còn quyền sở hữu với tài sản đó. Lãi vay ngân hàng thế chấp sẽ không thay đổi trong thời gian đầu, sau đó sẽ thả nổi theo lãi suất của thị trường.

Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng 1 năm theo hình thức thế chấp dao động từ 10-16%. Tuy nhiên, hình thức vay này thường phù hợp với các gói vay mua trả góp xe hơi, nhà ở, du học,... cùng khoản tiền vay lớn, có thể lên tới hàng tỷ đồng. Do đó, các ngân hàng thường tung ưu đãi để đưa lãi suất áp dụng trong thời gian đầu vay thế chấp về mức thấp, khoảng từ 6%/năm trở lên.

Lãi suất ngân hàng cho vay bao nhiêu năm 2024

Vay thế chấp là hình thức vay cần phải có tài sản đảm bảo như bất động sản, xe hơi,...

2. Các loại lãi suất vay

Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng được chia thành 3 loại gồm lãi suất cố định, thả nổi và hỗn hợp. Mỗi sản phẩm tín dụng sẽ áp dụng một loại lãi suất khác nhau.

2.1. Lãi suất cố định

Hiểu đơn giản, lãi suất cố định là mức lãi được giữ nguyên cho đến khi kết thúc thời gian vay vốn. Loại lãi này thường áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn.

Ví dụ: Lãi suất vay vốn trong hợp đồng tín dụng là 8%, cố định trong 1 năm thì trong khoảng thời gian đó, dù lãi suất thị trường tăng hay giảm thì mức lãi suất cho vay vẫn giữ nguyên 8%, không thay đổi.

  • Ưu điểm: Do lãi suất không đổi trong suốt thời gian vay vốn nên khách hàng có thể tính trước được tất cả các khoản chi phí liên quan đến khoản vay. Chi phí tiền lãi giữ nguyên ngay cả khi lãi suất thị trường tăng lên.
  • Nhược điểm: Bất lợi duy nhất của các khoản vay áp dụng lãi suất cố định đó là khi lãi suất thị trường giảm thì lãi suất vay sẽ không được giảm mà vẫn giữ nguyên.

Lãi suất ngân hàng cho vay bao nhiêu năm 2024

Lãi suất cố định sẽ luôn được giữ nguyên dù lãi suất thị trường tăng hay giảm.

2.2. Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi được hiểu là loại lãi bị điều chỉnh, thay đổi theo thời gian, áp dụng cho tất cả các khoản vay. Thông thường, lãi suất thả nổi được tính dựa trên lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng hoặc 24 tháng cộng với biên độ lãi suất

Ví dụ: Giả sử với kỳ hạn vay 1 năm, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 6%, biên độ lãi suất ngân hàng đưa ra là 3,5% thì lãi suất vay thả nổi là 9,5%.

  • Ưu điểm: Lãi suất thả nổi sẽ tăng giảm theo thị trường. Khi lãi suất thị trường giảm thì thường lãi suất vay của khách hàng cũng được điều chỉnh giảm.
  • Nhược điểm: Khách hàng khó dự tính được chi phí vay do lãi suất thường xuyên thay đổi. Đặc biệt khi lãi suất thị trường tăng thì chi phí lãi vay sẽ tăng cao, bất lợi cho khách hàng.

Lãi suất ngân hàng cho vay bao nhiêu năm 2024

Lãi suất thả nổi sẽ biến động phụ thuộc vào sự tăng giảm của lãi suất thị trường.

2.3. Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất kết hợp giữa cố định và thả nổi, được áp dụng cho các khoản vay trung hoặc dài hạn theo gói ưu đãi của mỗi ngân hàng.

Ví dụ: Ngân hàng áp dụng lãi suất 8% cho khoản vay mua ô tô trong 1 năm (12 tháng) đầu. Từ tháng 13, lãi suất có thể sẽ được thả nổi theo công thức lãi suất vay = lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng + 3% (biên độ lãi suất). Giả sử lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 7,5% thì lãi suất vay kể từ tháng 13 trở đi = 7,5% + 3% = 10,5%.

  • Ưu điểm: Lãi suất cố định ban đầu thường là mức lãi suất ưu đãi, giúp khách hàng giảm chi phí lãi vay trong thời gian vốn gốc còn cao.
  • Nhược điểm: Sau thời gian ưu đãi lãi suất sẽ được thả nổi. Lúc này khi lãi suất thị trường tăng thì đồng nghĩa với mức lãi suất khách hàng phải chịu cũng sẽ tăng cao hơn.

3. Tham khảo lãi suất vay ngân hàng BIDV

Hiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam có lãi suất vay vốn dao động từ 16 - 25%/năm đối với vay tín chấp và 8-12% đối với vay thế chấp. Lãi suất vay phụ thuộc nhiều vào hình thức vay, ưu đãi và cách tính lãi. Để rõ hơn, bạn có thể tham khảo lãi suất vay ngân hàng BIDV.

  • Lãi suất vay tín chấp: Tại ngân hàng BIDV, lãi suất vay tiêu dùng tín chấp (không tài sản đảm bảo) chỉ từ 9%/năm.
  • Lãi suất vay thế chấp: Đối với hình thức vay có tài sản đảm bảo, BIDV thường xuyên có các gói tín dụng có mức lãi suất rất cạnh tranh, gói tín dụng hiện hành có lãi suất chỉ từ 6,2%/năm cho các khoản vay trung dài hạn . Tài sản đảm bảo thường là nhà, bất động sản, ô tô,.. Bên cạnh đó, lãi suất vay cầm cố cũng vô cùng hấp dẫn, thấp nhất chỉ bằng lãi suất tiết kiệm trên sổ/thẻ tiết kiệm.

​Lưu ý: Lãi suất này được tính tại thời điểm viết bài, lãi suất có thể thay đổi tùy theo chính sách của BIDV từng thời kỳ.

Lãi suất ngân hàng cho vay bao nhiêu năm 2024

Lãi suất vay tín chấp của BIDV đang ở mức khá hấp dẫn từ 9%/năm.

4. Phương thức tính lãi suất vay ngân hàng BIDV

BIDV chỉ tính lãi trên dư nợ giảm dần, lãi chỉ tính trên số tiền bạn còn nợ (sau khi đã trừ ra số tiền nợ gốc bạn trả hàng tháng trước đó).

Công thức

Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng

Số tiền lãi phải trả hàng tháng của KH \= 100 triệu đồng * 10%/12 tháng = 833.333 đồng (đây là mức lãi cao nhất tại kỳ đầu tiên do lãi suất được tính theo dư nợ giảm dần).Ví dụ: Nếu một người vay 100 triệu đồng trong thời hạn 03 năm (36 tháng) với mức lãi suất 10%/năm, thì:

  • Tổng số tiền phải trả tháng đầu tiên \= 100 triệu đồng/36 tháng + 833.333 = 3.611.111 đồng
  • Tổng số tiền phải trả ở tháng tiếp theo:

Dư nợ gốc = 100 - 100/36 (1) (giảm dần theo tháng) Gốc trả cố định hàng tháng = 100/36 (2) Tiền gốc + lãi phải trả hàng tháng = (2) + (1)*10%/12

Khách hàng có thể theo dõi bảng tính chi tiết dưới đây để hình dung rõ hơn về tổng số tiền phải trả giảm dần theo từng tháng:

Thứ tự Trả gốc Trả lãi Tổng phải trả theo thángTháng 1 2.777.778 đ 833.333 đ 3.611.111 đ Tháng 2 2.777.778 đ 810.185 đ 3.587.963 đ Tháng 3 2.777.778 đ 787.037 đ 3.564.815 đ Tháng 4 2.777.778 đ 763.889 đ 3.541.667 đ Tháng 5 2.777.778 đ 740.741 đ 3.518.519 đ Tháng 6 2.777.778 đ 717.593 đ 3.495.370 đ Tháng 7 2.777.778 đ 694.444 đ 3.472.222 đ Tháng 8 2.777.778 đ 671.296 đ 3.449.074 đ Tháng 9 2.777.778 đ 648.148 đ 3.425.926 đ Tháng 10 2.777.778 đ 625.000 đ 3.402.778 đ Tháng 11 2.777.778 đ 601.852 đ 3.379.630 đ Tháng 12 2.777.778 đ 578.704 đ 3.356.481 đ Tháng 13 2.777.778 đ 555.556 đ 3.333.333 đ Tháng 14 2.777.778 đ 532.407 đ 3.310.185 đ Tháng 15 2.777.778 đ 509.259 đ 3.287.037 đ Tháng 16 2.777.778 đ 486.111 đ 3.263.889 đ Tháng 17 2.777.778 đ 462.963 đ 3.240.741 đ Tháng 18 2.777.778 đ 439.815 đ 3.217.593 đ Tháng 19 2.777.778 đ 416.667 đ 3.194.444 đ Tháng 20 2.777.778 đ 393.519 đ 3.171.296 đ Tháng 21 2.777.778 đ 370.370 đ 3.148.148 đ Tháng 22 2.777.778 đ 347.222 đ 3.125.000 đ Tháng 23 2.777.778 đ 324.074 đ 3.101.852 đ Tháng 24 2.777.778 đ 300.926 đ 3.078.704 đ Tháng 25 2.777.778 đ 277.778 đ 3.055.556 đ Tháng 26 2.777.778 đ 254.630 đ 3.032.407 đ Tháng 27 2.777.778 đ 231.481 đ 3.009.259 đ Tháng 28 2.777.778 đ 208.333 đ 2.986.111 đ Tháng 29 2.777.778 đ 185.185 đ 2.962.963 đ Tháng 30 2.777.778 đ 162.037 đ 2.939.815 đ Tháng 31 2.777.778 đ 138.889 đ 2.916.667 đ Tháng 32 2.777.778 đ 115.741 đ 2.893.519 đ Tháng 33 2.777.778 đ 92.593 đ 2.870.370 đ Tháng 34 2.777.778 đ 69.444 đ 2.847.222 đ Tháng 35 2.777.778 đ 46.296 đ 2.824.074 đ Tháng 36 2.777.778 đ 23.148 đ 2.800.926 đ Tổng 100.000.000 đ 15.416.667 đ 115.416.667 đ

5. Những lưu ý khi vay ngân hàng

Trước khi tiến hành vay vốn ngân hàng, bạn nên ghi nhớ 6 lưu ý quan trọng sau đây:

  • Xác định chính xác nhu cầu, thu nhập cá nhân với khoản vay mong muốn để có thể cân đối tài chính, khả năng chi trả hàng tháng, đồng thời điều chỉnh khoản vay sát với nhu cầu thực tế.
  • Tìm hiểu mức lãi suất, hạn mức vay, các gói vay của từng ngân hàng sao cho có lợi và phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân bạn.
  • Kiểm tra chính xác thông tin trên hợp đồng vay, điều khoản, điều kiện ghi trên hợp đồng
  • Kiểm tra lại số tiền đã giải ngân theo đúng thỏa thuận, ngay lập tức khiếu nại khi phát hiện số tiền giải ngân không khớp với hợp đồng.
  • Yêu cầu nhận lại hồ sơ từ phía ngân hàng.

Lãi suất ngân hàng cho vay bao nhiêu năm 2024

Nghiên cứu và cân nhắc kỹ về chính sách cho vay, lãi suất của từng ngân hàng trước khi vay giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu của mình hơn.

Nhìn chung, hầu hết ngân hàng đều có hai hình thức vay là vay tín chấp và vay thế chấp, tương ứng với đó là lãi suất vay tín chấp và thế chấp. Có 3 loại lãi suất chính là cố định, thả nổi và hỗn hợp. Trước khi vay, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về chính sách

Lãi suất vay ngân hàng năm 2023 là bao nhiêu?

Lãi suất vay mua nhà ngân hàng tháng 12/2023 mới nhất.

100 triệu vay ngân hàng Agribank lãi suất bao nhiêu?

Agribank cũng niêm yết lãi suất từ 3 - 5,3%/năm cho các kỳ hạn khác nhau, đặc biệt là ưu đãi 5,3%/năm cho kỳ hạn 12 - 24 tháng. Như vậy đối với số vốn 100 triệu đồng, khi đầu tư vào Agribank với lãi suất 5,3% ở kỳ hạn 12 tháng, bạn có thể nhận được khoản lãi ước tính là 5,3 triệu đồng.

Các ngân hàng cho vay lãi suất bao nhiêu?

Hiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam có lãi suất vay vốn dao động từ 8 – 25%/năm, tùy vào từng hình thức vay, ưu đãi và cách tính lãi suất. Cụ thể, vay tín chấp có mức lãi suất vay khá cao, dao động từ 15 - 25%/năm. Vay thế chấp lãi suất thấp hơn, dao động từ 8 - 12%/năm.

Vay ngân hàng Agribank 200 triệu thì mỗi tháng lãi suất là bao nhiêu?

Ví dụ cụ thể tính tiền lãi vay sổ đỏ Agribank 200 triệu: Số tiền vay: 200 triệu đồng. Lãi suất hàng tháng: 7%/12 = 0,58%/tháng (lãi suất hàng tháng sẽ được tính bằng cách chia mức lãi suất hàng năm cho 12 tháng)