Làm sao để, sinh con thứ 3 không bị kỷ luật

(PLO)-  Đảng viên vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì tùy trường hợp mà chịu kỷ luật bởi các hình thức khác nhau.

Theo Quy định số 102 ngày 15-11-2017 của Ban Chấp hành Trung ương, khi đảng viên vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình thì áp dụng hình thức xử lý kỷ luật được nêu tại Điều 27.

Cụ thể, đảng viên vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách, trường hợp sinh con thứ tư thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

Trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con thứ ba, bốn, năm trở lên thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Lưu ý, theo Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW ngày 28-8-2018 thì những trường hợp sinh con thứ ba, bốn, năm sau đây không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình:

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10 ngàn người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ KH&ĐT.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

+ Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

- Sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên).

- Phụ nữ chưa kết hôn sinh ba con trở lên trong cùng một lần sinh.

- Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19-1-1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định 162 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình).

Mục lục bài viết

  • 1. Viên chức sinh con thứ ba xử lý như thế nào ?
  • 2. Hình thức xử phạt khi sinh con thứ ba đối với Bí thư đoàn như thế nào ?
  • 3. Sinh con thứ ba có được hay không ?
  • 4. Sinh con thứ ba có bị xử lý kỷ luật khi quá thời hạn xử lý không ?

1. Viên chức sinh con thứ ba xử lý như thế nào ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi là viên chức nhà nước, chuẩn bị sinh con thứ ba. Xin hỏi luật sư hiện tại có những quy định để xử lý gì cho trường hợp này ?

Trân trọng cảm ơn!

Người gửi: M.T

>> Luật sư tư vấn luật về viên chức sinh con thứ ba, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Trước đây khi thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhà nước có chủ trương cấm sinh con thứ 3 đối với công nhân viên chức. Nếu sinh con thứ 3 thì sẽ chịu xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.

Tuy nhiên, khinghị định 112/2020 NĐ-CPvề xử phạt vi phạm hành chínhđã không đề cập gì đến việc xử lý việc sinh con thứ ba nữa.

Có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy tại cơ quan người sinh con thứ ba đang làm việc. Vì vậy, bạn cần xem lại nội quy của cơ quan mình xem có quy định về vấn đề xử phạt viên chức sinh con thứ 3 hay không. Xem ngay: Xử lý kỷ luật công chức vi phạm sinh con thứ 3 có bị buộc thôi việc không ?;Viên chức sinh con thứ 3 thì đơn vị có bị ảnh hưởng không?vàCán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên?

2. Hình thức xử phạt khi sinh con thứ ba đối với Bí thư đoàn như thế nào ?

Thưa luật sư, em đang là bí thư đoàn xã. Năm 2012, em mang thai con thứ 3 và cũng đúng thời điểm đại hội hết nhiệm kì thì ở đây họ không bố trí sắp xếp việc cho em mà họ cho em nghỉ việc khi em đang mang thai có đúng không? Họ trả lời là em sinh con thứ 3 nên không được tiếp tục làm việc nữa trong khi em còn chưa sinh có đúng không?

Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

=> Trường hợp bạn là bí thư Đoàn xã mà bạn sinh con thứ 3 thì nếu đơn vị bạn đang công tác có quy định cụ thể về vấn đề này thì sẽ áp dụng quy định đó, còn nếu không quy định thì bạn sẽ không bị xử lý kỷ luật, trừ trường hợp bạn là Đảng viên thì sẽ bị xử lý kỷ luật đối với Đảng viên theo Điều lệ đảng.

Thưa luật sư, Tôi là viên chức nhà nước đã sinh con thứ ba. Tôi có đi làm giấy khai sinh cho cháu xong và chuẩn bị nhập hộ khẩu cho cháu vào hộ khẩu gia đình. Nhưng công an thị trấn nơi tôi ở có yêu cầu tôi phải nộp hai triệu đồng vì vi phạm quy ước địa phương. Vậy tôi muốn hỏi công an thị trấn thu tiền đó là đúng hay sai ? Cảm ơn!

=> Như đã trình bày bên trên,Nghị định 112/2020 NĐ-CP có hiệu lực kể từ 20/09/2020 Nghị địnhđã hết hiệu lực thi hành về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc xử lý việc sinh con thứ ba nữa. Vì vậy, việc công an thị trấn nơi bạn sinh sống tiến hành xử phạt hành chính với hành vi sinh con thứ 3 là trái quy định pháp luật. Xem ngay: Quy định của pháp luật về vấn đề sinh con thứ 3 đối với công chức, viên chức?

3. Sinh con thứ ba có được hay không ?

Thưa luật sư, tôi là giáo viên, chồng là giáo viên - Đảng viên, hiện tôi đang mang thai con thứ 3, xin luật sư tư vấn về những điều tôi sẽ được và không được ?

Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

=> Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số và Nghị định 18/2011/NĐ-CP quy định sửa đổi Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP quy định:

"Điều 2. Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con

1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh."

Điểm 17 Mục I Quyết định 47-QĐ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm quy định:

"17- Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.

Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định."

Như vậy, theo quy định pháp luật thì nếu bạn không thuộc trường hợp được sinh con thứ ba theo quy định của Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP mà bạn vẫn sinh con thì bạn đã vi phạm quy định của Đảng theo quy định của điểm 17 Mục I Quy định 47/QĐ-TW. Do đó, bạn có thể sẽ bị chi bộ Đảng mà mình đang sinh hoạt xử lý. Mức xử phạt và hình thức xử lý kỷ luật bạn có thể tham khảo các bài viết ở trên.

Kính thưa Luật sư! Em xin được nhờ sự tư vấn cùa luật sư: Vợ chồng em là cán bộ công chức vi phạm chính sách sinh con thứ 3, con em nay đã được 08 tháng rồi. Nay em viết bảng kiểm điểm nhưng không biết là mình sử lý theo hình thức nào theo quy định nào?

>> Xem ngay: Giáo viên sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý như thế nào?

4. Sinh con thứ ba có bị xử lý kỷ luật khi quá thời hạn xử lý không ?

Thưa luật sư! Tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp. Tôi đang làm việc tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Năm 2017, tôi sinh con thứ 3, đến tháng 09/2018, chi bộ đã ra quyết định xử lý kỷ luật khiển trách đảng viên sinh con thứ 3. Vậy cho tôi hỏi, tôi có bị cơ quan xử phạt (về chính quyền) viên chức sinh con thứ 3 hay không? (cơ quan tôi không có văn bản quy định xử phạt viên chức sinh con thứ 3). Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức quy định "Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật".

Tôi đã có báo cáo về việc sinh con thứ ba ngày 20/11/2017, bị xử lý kỷ luật đảng viên ngày 04/09/2018, từ những thời điểm nói trên cho đến nay đều đã quá thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định. Vậy nếu trường hợp cơ quan tôi vẫn tiến hành xử lý kỷ luật viên chức sinh con thứ ba thì có đúng quy định không?

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin trân thành cảm ơn. Rất mong nhận được hồi âm sớm của Luật sư.

>> Luật sư tư vấn lao động trực tuyến gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm thì đối với đảng viên sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý kỷ luật như sau:

Khoản 1 Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định:

"1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách..."

Tuy nhiên, cũng loại trừ một số trường hợp sinh con thứ 3 nhưng không vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình theo Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018 thực hiện một số Điều trong Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành như sau:

"Trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, gồm:

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

* Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật."

Như vậy, nếu không thuộc một trong các trường hợp trên thì Đảng viên khi sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Tại thời điểm hiện nay, pháp luật không có quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức khi sinh con thứ ba, tuy nhiên, việc bạn có bị xử lý kỷ luật hay không sẽ phụ thuộc vào đơn vị bạn đang công tác có quy định riêng về vấn đề này trong nội quy, quy chế của cơ quan.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Để được hỗ trợ thêm, bạn vui lòng gọi vào tổng đài luật sư tư vấn pháp luật: 1900.6162.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình - Công ty luật Minh Khuê