Tại sao pháp có nhiều người da đen

 

Tại sao pháp có nhiều người da đen

Pháp cũng không có người da đen nào bị ghè cổ đến chết, chỉ là một thanh niên trong quá trình bị cảnh sát rượt đuổi do có liên đới tới một vụ tống tiền, đã bị sốc tim (có bệnh tiền sử) và chết sau đó khi đã bị còng tay về đồn. Gia đình cậu kiện cảnh sát đã không hỗ trợ cậu kịp thời dẫn đến tử vong. Kiện đi kiện lại, suốt từ năm 2016 mà vẫn chưa ngã ngũ. Và lần này, cậu là lý do để người Pháp xuống đường, gộp luôn với chuyện bên Mỹ, thế là thành chống bạo lực cảnh sát và phân biệt chủng tộc.

Sống ở Pháp cũng kha khá năm, tôi vẫn chưa thật sự trả lời được câu hỏi phân biệt chủng tộc đang diễn ra ở Pháp như thế nào. Tôi chưa thấy có luật nào của Pháp mà người da đen sống hợp pháp ở đây không được hưởng. Tôi cũng chưa thấy con tôi và bạn bè chúng chia bè kết phái kỳ thị bạn bè da đen nào cùng lớp. Khu phố tôi ở có tòa nhà cao đẹp nhất phố, hằng ngày thấy gia đình cả chục người da đen ra vào, đứng lố nhố gọi nhau í ới, hỏi ra thì họ được chính phủ hỗ trợ cho thuê nhà giá rẻ ở đây. Mà cái căn nhà giá rẻ ấy, lại do một người giàu mua, rồi giao cho Tòa thị chính trong vòng 15 năm để thuê lại cho người nghèo. Tóm lại, tôi vẫn chưa tìm ra hết mọi trạng thái của cái gọi là kỳ thị, là nguyên nhân của sự xuống đường.

Nhưng chắc chắn nó có, mà chỉ những người trong cuộc mới cảm nhận sâu xa hết được.

Rồi tôi thấy trên mạng xã hội nhiều người cùng ồ ạt lên án cái gọi là kỳ thị chủng tộc, giống như chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy sự kỳ thị, hoặc chưa hề kỳ thị ai.

Tại sao pháp có nhiều người da đen

Điều này khiến tôi nhớ khi còn bé, lúc khai vào sơ yếu lý lịch, nhiều lần tôi mếu máo và dứt khoát đề quê quán: Hà Nội. Đúng quá rồi còn gì, tôi đẻ ở Viện C, mẹ tôi đẻ ở Hà Nội, bố tôi đẻ ở Hà Nội, cụ tôi, ông tôi đẻ ở Hà Nội, ông bà bốn bên của tôi đều làm việc ở Hà Nội, chả có lý do gì tôi lại thành “con nhà quê” nếu đề nguyên quán Ninh Bình như bố đề nghị. Bố tôi thì khác, dù sinh ở Hà Nội bố tôi vẫn đề nguyên quán Ninh Bình là quê ông nội tôi. Bố tôi tha thiết với quê nội lắm dù thời gian về quê cũng chẳng được bao lần. Suốt thời thơ ấu, mỗi đầu năm học khai sơ yếu lý lịch là một lần tôi đấu tranh, thường là hạ bút, nguyên quán Hà Nội. Cũng bình thường, dù người Hà Nội ở những năm 80 thế kỷ trước đa số là người nhập cư sau năm 1954, ấy vậy mà khai tỉnh khác, là y như rằng thể nào cũng có lúc bị cười cười khi hỏi quê đâu?

Sau này khi lớn, tôi lại tiếp tục thắc mắc sao lại phải đề dân tộc gì trong tờ khai lý lịch? Kinh khác gì Tày, khác gì Dao hay H’Mông? Hàng xóm nhà tôi có ông Cư Hòa Vần, học trò bố tôi có cô Linh Bích Thu, học trên khóa tôi có chị Lô Thủy, Ma Bích Việt, trong nhiều câu chuyện khi nhắc đến họ, thường hay nghe “dân tộc mà khôn lắm, ngố khối ý”.

Vậy là thật ra sự kỳ thị tưởng không tồn tại, mà tồn tại đến mức người ta quen với nó quá, đến mức không đặt câu hỏi về nó nữa. Từ trạng thái không thích có tính chất cá nhân, đến phân biệt một cách công khai trên hệ thống hành chính. Nhưng sự phân biệt đó được lý giải theo nhiều cách khác, để giảm nhẹ và biện hộ, đến mức không ai bận tâm và khi thấy ở đâu đó có phân biệt chủng tộc, thì bèn rất bất bình.

Năm tôi 18 tuổi, đi làm chứng minh nhân dân, lần đầu tiên tôi đặt bút viết nguyên quán: Ninh Bình. Tôi lâng lâng mất cả tuần, thế là từ nay tôi từ con gái Hà Nội bước vào đội ngũ Gái quê. Tôi thấy như mình mất đi một giá trị, không thể nói là đã không có cảm xúc tiếc nuối.

Một cách có ý thức, chúng ta luôn nói và phản đối phân biệt chủng tộc vì chúng ta nghĩ điều ấy xấu, nó đi ngược lại sự tiến bộ của loài người nhưng trong đời sống, đôi khi chúng ta lại rất cổ súy - một cách vô thức.

Tôi có bạn là họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong, rất nhiều lần tôi được nghe giới thiệu “Họa sĩ Thắm Poong là người Tày nên trong màu sắc của cô có sự hồn nhiên...”. Ơ hay, đã ai hỏi về chủng tộc của cô ấy đâu? Sao không là lớn lên ở Tây Bắc nên thiên nhiên và văn hóa vùng cao đã...

June Hạnh, Alice Phạm, Alain de Lê, tôi thấy nhiều bạn sinh viên khi đi ra nước ngoài bèn vội vàng tìm cho mình một cái tên để người bản xứ dễ đọc. Thậm chí nhiều bạn ở trong nước cũng có trào lưu này. Cái lạ là điều này chỉ xảy ra đối với người Á đến với Âu, mà không ở hướng ngược lại. Trong khi người Việt có thể đọc Awasaki, Julie, Charles, Christof... thì lại rất lo lắng người nước ngoài không phát âm nổi tên mình. Thế là vô thức, ta dung túng cho sự phân biệt bằng chính việc xóa đi sự khác biệt về nguồn gốc, sắc tộc của mình.

Phân biệt chủng tộc, kỳ thị sắc tộc, tôn giáo, chính trị... là một phạm trù khá rộng mà các biểu hiện của nó rất đa dạng. Phân biệt giữa người da trắng và da đen là thứ dễ nhìn thấy nhất, như đêm và ngày nên người ta có thể lên tiếng một cách ồn ào và coi đó như thái độ của người nhân văn, tiến bộ. Nhưng với nhiều dạng phân biệt khác thì người ta lại lý giải như một sở thích, thói quen mà về bản chất đều là sự phân biệt, không khác.

Chống sự kỳ thị và phân biệt chủng tộc cũng phức tạp và đa dạng trong hành xử không khác gì chính sự phân biệt và kỳ thị. Chẳng phải vì thế mà từ hàng thế kỷ nay, nhân loại vẫn đi từ cuộc đấu tranh chống kỳ thị này sang cuộc chống kỳ thị khác.

Để đạt sự tiến bộ là cả một quá trình trải nghiệm và thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân, trong những câu chuyện đời sống rất gần, đôi khi bắt đầu chỉ đơn giản từ việc khai nguyên quán, giữ lại cái tên.

Sự trái ngược của bóng đá Pháp: Thành công phải có da màu

Bóng đá Pháp được ghi nhận có 4 thế hệ vàng thì trong cả 4 giai đoạn đều có sự đóng góp của những ngoại lực tới từ châu Phi.

Đa dạng về chủng tộc

Pháp là nước tư bản lâu đời và sở hữu nhiều thuộc địa bậc nhất thế kỷ 18, 19, nhất là ở châu Phi. Tuy nhiên, khác với đa phần những mẫu quốc khác, họ không chối bỏ lịch sử. Những người nhập cư được tạo điều kiện nhập quốc tịch Pháp.

Tại sao pháp có nhiều người da đen
Pháp vô địch World Cup 1998 với đội hình chính chỉ có 2 cầu thủ da màu

Trẻ em sinh ra trên đất Pháp, nếu có cha mẹ đến từ những vùng từng là thuộc địa, có nhiều cơ hội trở thành công dân Pháp. Vì thế, những cầu thủ, đa phần từ châu Phi, coi Pháp là miền đất hứa, là cửa ngõ để họ tiến vào châu Âu. Ligue 1 ngày này tràn ngập cầu thủ da màu.

Theo luật, họ được quyền cấp thị thực và quốc tịch Pháp, nếu thỏa mãn một số yếu tố nhất định. Làn sóng nhập cư ồ ạt tuồn vào xứ sở hình lục lăng, đến mức mà sau chức vô địch World Cup 1998, một bộ phận người hâm mộ đã kêu gọi chính phủ hạn chế tình trạng này.

Tuy nhiên, điều này rất khó thành hiện thực, bởi ngay từ buổi bình minh của bóng đá Pháp, hình bóng của lục địa đen đã in sâu vào bóng đá Pháp. World Cup 1958, Pháp lần đầu vào vòng bán kết nhờ phong độ khủng khiếp của tiền đạo Just Fontaine, người hiện vẫn giữ kỷ lục ghi 13 bàn trong một vòng chung kết World Cup. Fontaine có cha là người Pháp, mẹ người Tây Ban Nha, nhưng sinh ra tại Morocco, một quốc gia Bắc Phi.

Sau thế hệ vàng đầu tiên này, Pháp sản sinh ra thế hệ vàng thứ hai ở thập niên 80. Michel Platini cùng đồng đội 2 lần giúp “Gà trống Gaulois” vào bán kết World Cup, xen giữa là vô địch Euro 1984. Cả đội hình Pháp năm đó có 1 cầu thủ da màu, nhưng lại là người chơi ăn ý bậc nhất với Platini ở khu trung tuyến – Jean Tigana. Danh thủ này sinh tại thủ đô Bamako của Mali, và bố của ông là một người Mali chính hiệu.

Thập niên 90 đánh dấu sự bùng nổ về số lượng cầu thủ da màu trong đội hình tuyển Pháp. Hẳn ai cũng nhớ, hai trong số bộ tứ vệ lừng danh đưa Pháp lần đầu vô địch World Cup, Marcel Desailly và Lilian Thuram, là người da màu. Sang đến thập niên 2000, thế hệ vàng thứ ba của bóng đá Pháp đón thêm Thierry Henry, Patrick Vieira, Claude Makelele làm trụ cột. Tất cả đều có gốc châu Phi.

Tại sao pháp có nhiều người da đen
Đội hình Pháp đá chung kết Euro 2016 chỉ còn 4 cầu thủ da trắng

Cho đến trận chung kết Euro 2016, chỉ còn 4 người da trắng trong màu áo lam đá chính từ đầu. Tới World Cup 2018, mọi chuyện càng trở nên dễ nhận hơn. 15 trong tổng số 23 tuyển thủ Pháp chinh chiến tại Nga có gốc châu Phi, trong đó rất nhiều là trụ cột như Samuel Umtiti, Paul Pogba, N’Golo Kante, Kylian Mbappe. Không quá khi nói rằng những cầu thủ da màu đã có đóng góp xuyên suốt trong chiều dài lịch sử của nền bóng đá Pháp.

Người da đen ở Pháp

Người Pháp da đen hoặc Người da đen ở Pháp (tiếng Pháp: Noirs de France ) hoặc Afro-French (Afro-Français) là công dân Pháp, cư dân có tổ tiên gốc Phi hoặc Melanesian da đen, hoặc người Da đen đa chủng tộc và / hoặc đa chủng tộc có tổ tiên là người Pháp.

Mặc dù việc nhà nước Pháp thu thập dữ liệu về dân tộc và chủng tộc trong cuộc điều tra dân số là bất hợp pháp (một đạo luật có nguồn gốc từ cuộc cách mạng năm 1789 và được tái khẳng định trong hiến pháp năm 1958 ), [1] vẫn tồn tại nhiều ước tính dân số khác nhau. Một bài báo trên The New York Times năm 2008 nói rằng ước tính dao động trong khoảng 3 triệu đến 5 triệu. [2] Người ta ước tính rằng bốn trong số năm người da đen ở Pháp có nguồn gốc nhập cư châu Phi, với thiểu số chủ yếu có tổ tiên Caribe. [3] [4]

Một số tổ chức, chẳng hạn như Hội đồng đại diện của các Hiệp hội người da đen của Pháp (tiếng Pháp: Conseil représentatif des Association noires de France , CRAN), đã lập luận ủng hộ việc giới thiệu thu thập dữ liệu về các nhóm thiểu số nhưng điều này đã bị các tổ chức khác và các chính trị gia cầm quyền phản đối. , [5] [6] thường với lý do thu thập số liệu thống kê như vậy đi ngược lại các nguyên tắc thế tục của Pháp và lấy lại các tài liệu nhận dạng Vichy -era. [7] Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2007 , tuy nhiên, Nicolas Sarkozy đã được thăm dò ý kiến về vấn đề này và nói rằng ông ủng hộ việc thu thập số liệu về dân tộc. [8] Một phần của dự luật quốc hội cho phép thu thập dữ liệu nhằm mục đích đo lường sự phân biệt đối xử đã bị Conseil Hiến pháp bác bỏ vào tháng 11 năm 2007. [1]

Đã có hàng chục nghị sĩ Afro-Caribbean, Kanak và Afro-Pháp đại diện cho các khu vực bầu cử ở nước ngoài tại Quốc hội Pháp hoặc tại Thượng viện Pháp, và một số thành viên chính phủ.

Phân Biệt Đối Xử Về Chủng Tộc/Màu Da & Các Tình Huống Tại Nơi Làm Việc

Phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc là đối xử với ai đó (người xin việc hoặc nhân viên) một cách thiếu thiện chí do người này thuộc một chủng tộc nhất định hoặc do các đặc tính cá nhân gắn với chủng tộc (kiểu tóc, màu da, hoặc các đặc điểm cụ thể trên khuôn mặt). Phân biệt đối xử dựa trên màu da là đối xử với ai đó một cách thiếu thiện chí do màu da của họ.

Phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc/màu da cũng có thể là đối xử với ai đó một cách thiếu thiện chí vì người đó kết hôn (hoặc kết giao với) một người có màu da hoặc chủng tộc nào đó.

Phân biệt đối xử có thể xảy ra khi nạn nhân và người gây ra phân biệt đối xử này đều có cùng màu da hoặc chủng tộc.

Luật cấm phân biệt đối xử khi nói đến mọi khía cạnh của việc làm, bao gồm tuyển dụng, sa thải, tiền lương, giao việc, thăng chức, đình chỉ, đào tạo, quyền lợi bổ sung, và bất kỳ điều khoản hay điều kiện làm việc nào khác.

Quấy Rối & Phân Biệt Đối Xử về Chủng Tộc/Màu Da

Quấy rối ai đó vì chủng tộc hoặc màu da của họ là trái pháp luật.

Quấy rối có thể bao gồm, ví dụ, sự gièm pha về chủng tộc, các nhận xét xúc phạm hoặc sỉ nhục về chủng tộc hoặc màu da của ai đó, hoặc ra dấu hiệu xúc phạm về chủng tộc. Mặc dù luật không cấm hành vi trêu chọc đơn giản, những nhận xét lấc cấc, hoặc những sự cố xảy ra một lần mà không quá nghiêm trọng, nhưng hành vi quấy rối là trái pháp luật khi nó diễn ra quá thường xuyên hoặc nghiêm trọng đến mức tạo ra môi trường làm việc thù địch hoặc có tính xúc phạm hoặc khi dẫn đến quyết định việc làm bất lợi (chẳng hạn nạn nhân bị sa thải hoặc giáng chức).

Người quấy rối có thể là người giám sát của nạn nhân, người giám sát ở một khu vực khác, đồng nghiệp, hoặc ai đó không phải là nhân viên của chủ lao động, chẳng hạn khách hàng đối tác hoặc khách hàng mua sản phẩm.

Phân Biệt Đối Xử Về Chủng Tộc/Màu Da & Chính Sách/Thực Hành về Việc Làm

Chính sách hoặc thực hành về việc làm áp dụng cho mọi người, bất kể chủng tộc hoặc màu da là gì, có thể là bất hợp pháp nếu nó có tác động tiêu cực đến việc làm của những người thuộc chủng tộc hoặc có màu da cụ thể và không liên quan đến việc làm và không cần thiết để vận hành công việc kinh doanh. Ví dụ: chính sách việc làm “không để râu” áp dụng cho tất cả người lao động mà không quan tâm đến chủng tộc vẫn có thể là trái pháp luật nếu chính sách đó không liên quan đến công việc và có tác động tiêu cực đến việc làm của đàn ông Mỹ gốc Phi (người có xu hướng gặp tình trạng da tạo ra những nốt sần do cạo râu).