Làm thế nào để không bị khô môi năm 2024

Môi thường được cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp thượng bì, lớp trung bì và hạ bì. Đặc điểm cấu tạo môi khá giống với đặc điểm cấu tạo của làn da. Tuy nhiên, bề ngoài môi lại khác với làn da, bởi vì môi:

  • Không có tuyến nhờn
  • Không có lỗ chân lông
  • Không chứa sắc tố gây sạm da melanin
  • Màu sắc môi do những mạch máu nhỏ bên dưới tạo thành.

Cũng chính vì những đặc điểm cấu tạo môi như vậy nên vùng da môi rất dễ bị tổn thương và trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, nếu không chăm sóc môi đúng cách và thường xuyên, chị em sẽ dễ mắc các bệnh về môi.

Môi nứt nẻ là hậu quả của tình trạng da môi bị khô nứt do thời tiết lạnh hay việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, liếm môi hoặc mất nước. Các vết nứt có thể xuất hiện trên bề mặt của môi trên lẫn môi dưới và môi có thể bị đau cũng như chảy máu. Các triệu chứng của môi khô nứt nẻ bao gồm:

  • Khô môi hoặc đóng vảy
  • Da nứt nẻ
  • Da bị bong tróc
  • Ngứa
  • Đau nhẹ
  • Vết loét trên môi và trong miệng của bạn
  • Chảy máu
  • Giọng nói khàn
  • Đỏ, nóng hoặc sưng môi

Làm thế nào để không bị khô môi năm 2024

3. Nguyên nhân gây khô môi nứt nẻ

3.1 Do thời tiết khô lạnh dẫn đến khô môi

Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi nứt nẻ. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là những thay đổi về độ ẩm và thời tiết. Thật vậy, đôi môi nứt nẻ thường do tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, dẫn đến dễ bị kích ứng, bao gồm thời tiết lạnh và khô. Vì khi không khí có khá ít độ ẩm sẽ dẫn đến hiện tượng hút ẩm ngược ở da lẫn môi.

3.2 Cơ thể thiếu nước

Và nguyên nhân thứ hai của tình trạng khô môi là do cơ thể bạn đang bị mất nước. Nước luôn là chìa khóa giúp bạn có được làn da sáng khỏe và đôi môi căng mọng. Thực tế cơ thể chúng ta đã tạo ra một cơ chế khi thời tiết lạnh đó chính là ngừng tiết mồ hôi, để không bị mất nước quá nhiều, chính vì điều đó mà mọi người sẽ uống nước ít hơn, và có xu hướng không thích ăn các món nhiều nước. Điều này khiến cơ thể bị thiếu hụt một lượng nước lớn, không đủ để thanh lọc thải độc và cấp ẩm cho da, tóc, môi,… Gây ra tình trạng môi bị bong tróc, chảy máu. Nhưng không giống như những vùng da khác trên khuôn mặt, da môi quá mỏng nên đây thực sự là một trong những vùng đầu tiên có dấu hiệu mất nước. Để tránh điều này, bạn hãy duy trì 2 lít nước mỗi ngày để giúp làn da khỏe mạnh nói chung và làn da môi nói riêng nhé.

Làm thế nào để không bị khô môi năm 2024

3.3 Dị ứng hóa chất khiến môi bị khô

Một số người cơ địa dễ bị dị ứng với Flo hoặc Clo có trong một số loại kem đánh răng, son môi hoặc nước bể bơi. Chính vì thế nếu thường xuyên sử dụng hoặc tiếp xúc với các sản phẩm chứa những hóa chất này sẽ khiến môi khô nứt nẻ, khô sần và thiếu sức sống.

3.4 Thiếu vitamin C, B2

Có bao giờ bạn băn khoăn môi khô, nứt nẻ là do thiếu chất gì hay không? Vitamin C, E, B2 đều được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy làn da khỏe mạnh và hỗ trợ chữa lành vết thương, đây đều là những vitamin cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, khi thiếu những vitamin này có thể dẫn đến tình trạng khô môi. Hầu hết những loại vitamin này dường như không sản xuất một cách tự nhiên, có nghĩa là bạn cần phải lấy các loại vitamin từ các nguồn khác chẳng hạn như trong thực phẩm, cụ thể là thịt, sữa, trứng và một số loại rau.

3.5 Liếm môi, bóc vảy môi

Theo thói quen không chỉ của các bạn gái mà cả với các bạn trai, khi cảm thấy môi quá khô, thường sẽ trị khô môi bằng cách liếm môi để giúp môi được ẩm trở lại. Tuy nhiên, bạn sẽ luôn cảm thấy lúc đầu môi có ẩm ướt thật nhưng rất nhanh sau đó, môi sẽ bị khô lại và tình trạng khô môi còn xảy ra nhanh hơn.

Có một điều mà bạn không ngờ rằng, cách liếm môi đó không khiến cho làn môi thêm ẩm mượt, căng bóng và đầy đủ độ ẩm mà chỉ làm cho làn da môi vô cùng dễ bị thương tổn. Theo các bác sĩ thuộc bệnh viện da liễu New York nhận định, khi chúng ta liếm môi, tức là bạn đã vô tình phủ một lớp hồ mỏng chất amylase lên bờ môi. Lúc đầu bạn sẽ cảm thấy môi được căng mọng và ẩm mịn nhưng sau đó, cùng với gió các lớp mỏng dưỡng này sẽ biến mất và trả lại cho bạn làn da môi vô cùng thô ráp đấy nhé

Làm thế nào để không bị khô môi năm 2024

3.6 Do thở bằng miệng

Theo các chuyên gia cho biết, thói quen thở bằng miệng có thể khiến môi bị khô vì không khí đi qua miệng dễ làm bay hơi ẩm trên môi. Những người hay thở bằng miệng thường là người bị viêm mũi dị ứng hoặc nghẹt mũi, khiến họ không thở được bình thường bằng mũi. Vì thế, nếu bạn không rơi vào một trong những trường hợp này thì nên bỏ thói quen thở bằng miệng đi nhé.

3.7 Do một số bệnh lý

Bạn có từng để ý rằng, mỗi khi chúng ta bị bệnh dấu hiệu nhận biết đầu tiên là môi khô rõ rệt hay không? Và nếu bạn đang uống thuốc trị bệnh thì tác dụng phụ của thuốc sẽ làm môi bị khô. Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng có thể gây khô môi bao gồm: viên uống bổ sung vitamin A, thuốc chứa retinoids (Retin-A, Differin), lithium (trị rối loạn lưỡng cực), thuốc hóa trị, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamin, các loại kem trị mụn chứa salicylic acid và benzoyl peroxide.

3.8 Bôi các loại kem, son làm mềm da, ẩm da

Nhiều bạn nghĩ rằng cách chữa môi khô nứt nẻ hiệu quả nhất là bôi các loại kem hay son làm mềm da. Điều này hoàn toàn không sai nhưng nếu bạn không biết cách lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng hay thậm chí là mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng thì không những không hiệu quả mà còn khiến tình trạng khô môi trở nên trầm trọng hơn.

Vậy khi bị khô môi nên làm gì bây giờ? Dưới đây là cách trị môi khô hiệu quả mà bạn nên thử:

  • Sử dụng son dưỡng môi không gây kích ứng

Nhiều người nhầm lẫn sự khó chịu, chẳng hạn như bỏng rát, châm chích hoặc ngứa ran, là dấu hiệu cho thấy các thành phần hoạt tính trong sản phẩm đang hoạt động. Nhưng thực ra là do môi bạn đang bị kích ứng đấy. Vì vậy bạn nên lựa chọn son dưỡng có thành phần lành tính. Bạn có thể sử dụng Son dưỡng Bioderma Atoderm Lèvres của nhà Bioderma. Một sản phẩm luôn được đánh giá cao bởi thiết kế đơn giản, chất son mịn và giúp môi căng mọng đầy sức sống. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ giảm thâm môi, bong tróc, làm hồng môi hiệu quả. Mang đến sự thoải mái cực độ cùng kết cấu giàu dưỡng chất - không mùi - đầu thoa dễ sử dụng.

  • Thoa son dưỡng nhiều lần một ngày và trước khi đi ngủ
  • Thoa kem dưỡng môi không gây kích ứng với SPF 30 hoặc cao hơn trước khi ra ngoài nắng.

Ngay cả trong mùa đông, điều quan trọng là phải bảo vệ đôi môi của bạn khỏi ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời có thể làm cho môi khô, nứt nẻ dễ bị bỏng hơn và thậm chí có thể gây ra mụn rộp.

  • Uống nhiều nước
  • Ngừng liếm, cắn môi

Làm thế nào để không bị khô môi năm 2024

5. Cách phòng tránh, ngăn ngừa và chăm sóc môi khô nứt nẻ

Để có thể ngăn ngừa được tình trạng khô môi, Bioderma Việt Nam khuyên bạn nên:

  • Giữ đủ nước
  • Sử dụng son dưỡng môi khô nứt nẻ
  • Bôi kem chống nắng cho môi khi ra ngoài trời nắng
  • Tránh liếm, ngoáy hoặc cắn vào môi
  • Giữ các vật lạ tránh xa miệng của bạn (bút, đồ trang sức, đồ vật bằng kim loại)
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm
  • Đừng quên tẩy tế bào chết cho môi nữa nhé

Qua những chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức về chăm sóc môi khô nứt nẻ cũng như cách trị khô môi nhanh chóng, an toàn và chất lượng nhất. Và hãy tập cho mình một thói quen dưỡng môi hàng ngày ngay từ hôm nay để nhanh chóng sở hữu một đôi môi căng mọng bạn nhé.

Làm sao để môi không bị khô?

Cách giải quyết:.

Tránh cách yếu tố gây khô môi như đã kể trên..

Uống đủ nước, từ 1,5 đến 2 lít/ ngày..

Bổ sung vitamin E tổng hợp..

Bôi kem dưỡng ẩm môi 1 đến 2 giờ/ lần..

Bôi son dưỡng ẩm, giúp giảm đau, có chất chống nắng SPF 15..

Thỉnh thoảng dùng bàn chải mềm chải nhẹ để lớp vảy trên môi tróc ra..

Môi khô nên bổ sung vitamin gì?

Có bao giờ bạn băn khoăn môi khô, nứt nẻ là do thiếu chất gì hay không? Vitamin C, E, B2 đều được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy làn da khỏe mạnh và hỗ trợ chữa lành vết thương, đây đều là những vitamin cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, khi thiếu những vitamin này có thể dẫn đến tình trạng khô môi.

Tại sao môi bị khô nứt nẻ?

Nguyên nhân phổ biến của môi nứt nẻ là những thay đổi về độ ẩm và thời tiết. Thật vậy, đôi môi nứt nẻ thường do tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, dẫn đến dễ bị kích ứng, bao gồm thời tiết lạnh, khô, ăn thức ăn, nước uống cay nóng thường xuyên và cả thói quen liếm môi.

Bé bị khô môi bôi gì?

Vaseline. Với thành phần chính là lanolin, vaselin có khả năng dưỡng ẩm mạnh mẽ cho đôi môi, hỗ trợ chữa lành vết nứt nhanh hơn. Ngoài ra, những thành phần này tương đối an toàn, ngay cả khi em bé liếm hoặc là nuốt phải. Hãy bôi một lớp vaseline lên môi bé vào ban đêm để sản phẩm giữ được lâu hơn.