Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân dị ứng thuốc

Cần chú ý chăm sóc bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng đúng cách. Bởi đây là giải pháp tốt nhất giúp khắc phục nhanh triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị. Hơn nữa còn hỗ trợ làm giảm các rủi ro mà bệnh gây ra cho sức khỏe làn da.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân dị ứng thuốc
Cần chăm sóc bệnh nhân viêm da tiếp xúc đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh

Viêm da tiếp xúc dị ứng đề cập đến tình trạng da bị tổn thương, sưng viêm và đỏ do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Điển hình như mỹ phẩm, hóa chất, phần hoa, ánh nắng mặt trời, mủ nhựa thực vật, nọc độc côn trùng, kim loại…

Sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng thì tổn thương da bắt đầu có dấu hiệu nổi ban đỏ hay hồng. Sau đó trên bề mặt dát ban có xuất hiện mụn nước nhỏ hay bọng nước. Tổn thương thường đi kèm với các triệu chứng đau nhức, nóng rát tại chỗ, sưng viêm và ngứa ngáy.

Số liệu thống kê ghi nhận, phần lớn các trường hợp bị viêm da tiếp xúc dị ứng đều thuyên giảm sau khoảng 1 – 4 tuần nếu áp dụng biện pháp điều trị và chăm sóc khoa học.

Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như:

  • Mức độ tổn thương da là nặng hay nhẹ
  • Yếu tố cơ địa
  • Giải pháp chăm sóc và điều trị
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chính vì vậy, ngoài việc điều trị kịp thời thì cần biết cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng. Đây là giải pháp tốt nhất giúp loại bỏ triệu chứng và thúc đẩy tổn thương chóng lành.

Khi bị viêm da tiếp xúc dị ứng cần chú ý chăm sóc tốt. Điều này không chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng, làm giảm tổn thương mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng và tránh để lại thâm sẹo sau quá trình điều trị.

Dưới đây là cách chăm sóc bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng:

Ngay sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng thì người bệnh cần chú ý rửa sạch da với nước sạch hay nước muối sinh lý. Đây là giải pháp tức thì giúp loại bỏ yếu tố dị nguyên, làm dịu da và giảm mức độ tổn thương.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân dị ứng thuốc
Chú ý vệ sinh da và tắm đúng cách khi bị viêm da tiếp xúc dị ứng

Thực tế cho thấy, việc để dị nguyên tồn tại lâu trên da có thể khiến tổn thương ảnh hưởng sâu. Đồng thời triệu chứng thường có xu hướng bùng phát mạnh và nhanh chóng lan tỏa.

Lúc này, bệnh rất dễ diễn tiến phức tạp, làm cản trở quá trình điều trị. Đồng thời thời gian phục hồi cũng chậm hơn so với khi tổn thương da còn nhẹ và có phạm vi ảnh hưởng nhỏ.

Ngoài ra, người bệnh còn cần chú ý tắm đúng cách. Nhất là khi tổn thương da có dấu hiệu lan rộng. Cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Không nên tắm quá lâu, mỗi lần tắm không kéo dài quá 10 phút
  • Nên tắm với nước ấm, nhiệt độ thích hợp là khoảng 34 – 37°C
  • Chọn sữa tắm có nguồn gốc tự nhiên và dịu nhẹ
  • Có thể tham khảo bác sĩ để lựa chọn các sản phẩm sữa tắm có tác dụng chữa viêm da tiếp xúc dị ứng

Sau khi rửa sạch da thì bạn nên chủ động tìm đến bác sĩ da liễu. Tùy thuộc vào tổn thương thực thể và các triệu chứng đi kèm mà bác sĩ có thể tư vấn thuốc uống và thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc dị ứng phù hợp.

Dùng thuốc sớm và đúng cách sẽ giúp cải thiện tốt hơn các triệu chứng sưng viêm, đau nhức. Đồng thời làm giảm ngứa ngáy, ngăn ngừa bội nhiễm và tổn thương da lan tỏa trên phạm vi rộng.

Các thuốc được dùng có thể là:

  • Hồ nước
  • Dung dịch Jarish
  • Thuốc bôi chứa corticoid
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ
  • Thuốc uống kháng histamine
  • Thuốc corticoid đường uống
  • Thuốc kháng sinh đường uống
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân dị ứng thuốc
Sớm tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp và đúng cách

Bạn cần đảm bảo dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Điều này giúp nhận được hiệu quả điều trị tốt nhất. Đồng thời giảm nguy cơ gặp phải các rủi ro và tác dụng ngoại ý.

Viêm da tiếp xúc dị ứng thường xảy ra chỉ do một hay vài nguyên nhân cụ thể. Ví dụ như lông chó mèo, phấn hoa, mỹ phẩm, dung môi, kim loại, sơn, mủ/ nhựa…

Để chăm sóc tốt cho bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng thì cần xác định được các yếu tố nguyên nhân. Từ đó cách ly với chúng càng sớm càng tốt. Việc tiếp tục tiếp xúc với những yếu tố nguyên nhân có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ bị trợt loét hay bội nhiễm.

Ngoài ra, cần chú ý loại bỏ một số yếu tố thuận lợi khiến cho bệnh diễn tiến nặng nề hơn. Bao gồm:

  • Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc
  • Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá thụ động
  • Stress, căng thẳng thần kinh kéo dài
  • Các hoạt động khiến thân nhiệt tăng, làm cơ thể đổ nhiều mồ hôi
  • Uống cà phê, trà đặc, rượu bia

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng thường khiến cho vùng da bị tổn thương ngứa ngáy rất khó chịu. Điều này khiến nhiều người bệnh có phản ứng cào gãi và chà xát lên da để giải tỏa cơn ngứa.

Tuy nhiên đây chính là yếu tố có thể gây ra các tổn thương thứ phát, tạo vết thương hở hay khiến da trợt loét. Điều này khiến cho tình trạng nhiễm trùng dễ kích hoạt hơn. Ngoài làm cản trở quá trình điều trị thì còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân dị ứng thuốc
Tuyệt đối không gãi hay chà xát lên vùng da tổn thương

Vì vậy, trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm da tiếp xúc cần chú ý nhắc nhở người bệnh không được cào gãi hay chà xát lên tổn thương da. Nếu bị ngứa ngáy nhiều thì nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Dưỡng ẩm cho da cũng là yếu tố rất quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng. Đặc biệt là trong giai đoạn tổn thương đã khô lại và đang dần hồi phục.

Lúc này, việc dưỡng ẩm không chỉ giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy khó chịu mà còn hỗ trợ giúp tổn thương da chóng lành. Làn da được cấp ẩm đầy đủ sẽ khỏe hơn, giảm bớt hình thành thâm sẹo sau điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng.

Tuy nhiên người bệnh cần chú ý lựa chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp. Ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Tốt nhất nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn về các loại kem dưỡng ẩm cho da phù hợp.

Các bác sĩ da liễu khuyên rằng, ăn uống lành mạnh là yếu tố cần thiết trong chăm sóc bệnh nhân viêm da tiếp xúc. Bổ sung các thực phẩm có lợi sẽ giúp nâng cao thể trạng và cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời còn thúc đẩy tốc độ phục hồi tại vùng da bị tổn thương.

Dưới đây là một số thực phẩm hữu ích người bệnh nên bổ sung:

– Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất:

Vitamin và khoáng chất là các thành phần dưỡng chất lành mạnh rất cần thiết với sức khỏe. Chúng có khả năng nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch. Đồng thời cải thiện tốc độ hồi phục của da. Vì vậy, người bị viêm da tiếp xúc dị ứng nên bổ sung trái cây có múi, bơ, dâu tây, rau xanh… để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân dị ứng thuốc
Người bị viêm da tiếp xúc dị ứng nên điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh

– Thực phẩm giàu kẽm:

Kẽm có đặc tính sát trùng và giúp điều hòa hoạt động bài tiết bã nhờn trên da. Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy tổn thương da chóng lành.

– Thực phẩm giàu Omega:

Omega là một nhóm acid béo không bão hòa đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe tim mạch và làn da. Bổ sung các thực phẩm giàu Omega như trứng cá, bơ, hạnh nhân, cá hồi… sẽ giúp thúc đẩy tăng sinh collagen. Từ đó giúp phục hồi da và ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả.

Khi bị viêm da tiếp xúc dị ứng, làn da thường dễ bị tổn thương và trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích. Vì vậy cần chú ý thực hiện các biện pháp bảo vệ da khỏi các ảnh hưởng xấu từ tia cực tím cũng như những yếu tố ngoài môi trường.

Các biện pháp bảo vệ da khi bị viêm da tiếp xúc dị ứng bao gồm:

  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF nhỏ nhất là 30
  • Mang khẩu trang, mặc áo khoác và che dù khi di chuyển dưới trời nắng
  • Giữ cho vùng da tổn thương luôn khô thoáng và mát mẻ
  • Tránh các hoạt động khiến cho da bị chà xát mạnh hay đổ nhiều mồ hôi
  • Để bảo vệ da toàn diện hơn có thể tham khảo việc sử dụng viên uống chống nắng

Trong một số trường hợp, tổn thương do bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng gây ra có thể để lại thâm sẹo. Vì vậy, nên áp dụng một số mẹo tự nhiên để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này.

Tuy nhiên các giải pháp này chỉ áp dụng khi tổn thương da đã bắt đầu bước sang giai đoạn hồi phục. Tuyệt đối không áp dụng khi trên da có tổn thương hở hay bị trợt loét, nhiễm trùng còn chưa khỏi.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân dị ứng thuốc
Có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để ngăn ngừa và làm mờ thâm sẹo

Dưới đây là một số giải pháp tự nhiên ngăn ngừa và làm mờ thâm sẹo hiệu quả:

– Dùng nước cốt chanh:

Nước cốt chanh có chứa hàm lượng acid citric dồi dào. Thành phần này có tác dụng làm mờ thâm sẹo hiệu quả. Chỉ cần pha loãng nước cốt chanh và nước lọc theo đúng tỷ lệ 1:1. Sau đó dùng bông y tế thấm vào dung dịch và thoa đều lên vùng da bị thâm sẹo do viêm da tiếp xúc dị ứng. Để khô tự nhiên rồi dùng nước sạch rửa lại.

– Sử dụng dâu tây:

Dâu tây là loại trái cây chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe làn da. Đặc biệt là acid salicylic có khả năng làm sạch da và làm mờ thâm sẹo. Hơn nữa còn giúp làn da sáng khỏe và đều màu hơn. Chỉ cần cắt quả dâu tây ra thành nhiều làn mỏng. Sau đó đắp hay xoa lên vùng da tổn thương vài phút.

– Dùng mật ong nguyên chất:

Mật ong chứa nhiều thành phần chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng cho da. Hơn nữa còn có tác dụng ngăn ngừa và làm mờ thâm sẹo. Trường hợp bị thâm sẹo do viêm da tiếp xúc dị ứng thì chỉ cần dùng 2 thìa cà phê mật ong đem trộn đều với 2 thìa cà phê bột baking soda. Dùng hỗn hợp này massage vùng da tổn thương vài phút. Sau đó dùng 1 chiếc khăn ấm đặt lên đến khi ngăn nguội thì gỡ ra. Cuối cùng dùng nước ấm rửa lại.

Bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng. Tuân thủ hướng dẫn sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị. Đồng thời giảm thiểu được các vấn đề rủi ro mà bệnh gây ra cho sức khỏe làn da.

Có thể bạn quan tâm: