Loại bus nào trên mainboard cho phép truyền tín hiệu giữa cpu và chipset ?

Mục đích chính của Bus là lưu thông, vận chuyển tín hiệu, dữ liệu. Trong máy tính, người ta coi bus như kênh, tuyến – đường dẫn nội bộ để truyền tín hiệu từ bộ phận này sang bộ phận khác trong máy tính.
Các thành phần bên trong máy tính liên lạc với nhau trong nhiều cách thức khác nhau. Hầu hết các thành phần hệ thống bên trong, bao gồm bộ vi xử lý (CPU), bộ nhớ đệm cache, bộ nhớ, các card mở rộng và các thiết bị lưu trữ, giao dịch với nhau qua một hay nhiều bus. Về mặt kỹ thuật, một bus mà chỉ có hai thiết

bị nối trên đó thường được coi như một “cổng” (port) thay vì một bus. Chỉ có các thiết bị mà địa chỉ của chúng được xác định trong các tín hiệu mới đáp ứng với các tín hiệu đó. Winn L. Rosch đã mô tả thuật ngữ bus một cách thật hình tượng : “nó tương tự như những chiếc xe buýt dừng lại tại mỗi thị trấn hoặc trạm xe để thả hay đón thêm khách”. Nói chung, thuật ngữ bus được dùng trong hai ngữ cảnh khác nhau : – Bus là một hình học tô bô (topology) mạng hay sự sắp xếp mạch, trong đó tất cả các thiết bị được nối trực tiếp tới một đường và tất cả các tín hiệu đều đi qua mỗi thiết bị đó. Mỗi thiết bị có một nhận dạng đơn nhất và có thể nhận các tín hiệu nào đã được xác định dành riêng cho nó.

– Trong máy tính, bus là một con đường dữ liệu trên bo mạch chủ máy tính nối liền CPU với các thiết bị gắn vào BMC trong các slot (khe) mở rộng (như các

ổ đĩa cứng, các ổ đĩa CD-ROM, card đồ họa…).
Bus I/O được chia làm hai loại : cục bộ (Local I/O Bus) và tiêu chuẩn (Standard I/O Bus). Bus cục bộ (phổ biến nhất là bus VESA và PCI) được dùng để nối các thiết bị I/O có tốc độ cao như CPU, bộ nhớ và chipset. Bus tiêu chuẩn (hay còn gọi là bus ISA) chỉ để nối các thiết bị ngoại vi có tốc độ chậm như modem, chuột, card âm thanh cơ bản, mạng tốc độ thấp…). Bus ISA là thế hệ cũ.

Theo .echip

Hỏi Đáp về thông số máy tính

BUS là cái gì, làm sao tính thông số bus trong RAM?

Bus: là băng thông, là lưu lượng dữ liệu truyền đi trong thời gian 1 giây. Bus của Ram DDR3 = xung (gốc) DDR2 * 2 Bus của Ram DDR2 = xung (gốc) DDR * 2 Bus của Ram DDR = xung gốc (thật) SDR * 2 Sở dĩ chỉ nhân 2 là vì tại 1 thời điểm chỉ có 2 luồng tín hiệu đi được đồng thời mà thôi (Double Date Rate). DDR3 được phát triển từ DDR2, DDR2 được phát triển từ DDR và DDR được phát triển từ SDR. SDR được xem là chuẩn mực, là gốc thật sự trong khi các đời tiếp theo nó chỉ là double băng thông lên, tuy nhiên người ta vẫn gọi đời trước nó là gốc cho đơn giản mà thôi. Bus của CPU Intel thực chất chính là Front Side Bus (FSB) là băng thông giao tiếp giữa CPU và chipset cầu Bắc và đây cũng chính là thủ phạm gây nghẽn cổ chai hệ thống. AMD thì đã bãi bỏ bus này từ dòng socket 939 còn Intel thì mãi đến dòng Core I mới nhất hiện nay mới chịu từ bỏ chipset cầu Bắc. FSB = xung gốc CPU * 4 Sở dĩ nhân cho 4 là vì Intel xử dụng công nghệ Quad Data Rate tức tại 1 thời điểm có 4 luồng dữ liệu được chuyển đi đồng thời. Công nghệ này được xử dụng trong các dòng Pentium, Celeron, ATOM, Core 2.

CPU Celeron của bạn có Speed 2800MHz = 133MHz * 21 Bạn có thể thấy xung gốc con này là 133MHz (vì đã biết Core Speed = 2800 và Hệ số nhân Multiplier = 21 theo hình 1 của bạn) Từ đó suy ra FSB = 133MHz * 4 = 533MHz.

Ram của bạn đang chạy với xung gốc DDRAM Frequency = 166MHz. (hình 4) Từ đó suy ra Bus Ram = 166MHz * 2 = 333MHz.

Có phải BUS càng cao thì máy càng nhanh không?

Bus của hệ thống càng cao thì hệ thống làm việc càng nhanh. Nhưng khi gắn thiết bị thì phải tuân theo cái ngưỡng giới hạn của hệ thống. Ví dụ như main chỉ hỗ trợ CPU bus 800MHz thì bạn không nên gắn CPU có bus cao hơn. Hãy nhớ kỹ… mọi linh kiện một khi gắn lên mainboard thì phải tuân theo ngưỡng giới hạn mà mainboard cho phép, bạn chỉ được gắn loại có bus thấp hơn hay bằng với nó mà thôi.

Mainboard, RAM, CPU.. đều có thông số BUS?

Main thường không tính bus, nhưng nó là kẻ đưa ra mức giới hạn cho bus của những linh kiện gắn lên nó như CPU và Ram chẳng hạn.

Thông số BUS của Mainboard, RAM, CPU.. nếu khác nhau thì có sao không?

Sự khác nhau giữa bus của CPU và Ram tuy nói là quan trọng nhưng nó không phải là thủ phạm gây nên trục trặc phần cứng. Người ta thường gắn CPU và Ram sao cho nó có thể hoạt động ở mức bus cao nhất là OK. Ví dụ như người ta gắn những con Core 2 dòng mang mã E8*** có mức bus là 1333MHz với Ram bus 1066MHz hay 800MHz vậy thôi.

Nếu dùng 2 thanh RAM thì phải cùng BUS và phải bằng hoặc thấp hơn CPU, nếu cùng hãng SX luôn thì càng tốt, vậy có đúng không? Tại sao lại vậy?

Chuyện dùng Ram có bus phải bằng hoặc thấp hơn CPU là do hệ thống yêu cầu như thế và điều này được ghi rõ trên mainboard, không có main nào hỗ trợ bus CPU thấp hơn bus Ram cả. Tuy nhiên bạn vẫn có thể gắn lệch pha nhưng khi đó hệ thống sẽ nhận diện và chạy với bus của thiết bị có bus thấp hơn để cân bằng.

Không thể gắn CPU có bus cao vào main hỗ trợ bus thấp hơn (ví như gắn CPU bus 1066MHz vào main hỗ trợ bus 800MHz)
Nếu gắn Ram có bus lớn hơn mức quy định của main thì main sẽ chỉ chạy với mức tối đa mà main có thể chạy được mà thôi (ví như gắn Ram bus 800MHz vào main hỗ trợ Ram bus 667MHz vậy)

Nếu gắn Ram có bus cao hơn mức hỗ trợ của CPU thì hệ thống cũng sẽ chỉ chạy với mức cao nhất mà nó có thể. Nói cụ thể hơn là chính bạn cũng đang gắn so le đấy thôi, thanh DDR 512MB của bạn là bus 400MHz (xung gốc 200MHz như hình 5) và main cũng hỗ trợ Ram bus 400MHz nhưng khi gắn vào thì nó cũng chỉ chạy với mức bus 333MHz bởi đó là mức bus tối đa của Ram mà con Celeron kia có thể chạy được. Còn chuyện khi gắn 2 thanh Ram thì cả 2 thanh phải cùng bus, cùng dung lượng và cùng nhà sx chỉ là để tránh xung đột khi hệ thống chạy Dual Channel (băng thông tăng gấp đôi). Tuy nhiên đây chỉ là dành cho những máy cũ như của bạn mà thôi (bạn gắn 2 thanh nhưng chỉ chạy Single dù main có hỗ trợ Dual).
Ngày nay thì chuyện khác dung lượng đã được tháo gở bởi Dual Channel đã có công nghệ lai, ví dụ như bạn có 1 thanh 1 GB và 1 thanh 2 GB thì công nghệ này sẽ cho phép chạy Dual Channel

ở mức 2 GB (1GB chung của cả 2 thanh) còn 1GB còn dư sẽ chạy Single, điều này cũng có nghĩa là hệ thống sẽ nhanh khi bạn xài ít hơn 2GB nhưng khi ở 1 ứng dụng nào đó khiến Ram bị chiếm dụng nhiều hơn 2 GB thì hệ thống sẽ chậm đi 1 chút.
Tuy có thể chạy Dual cho 2 thanh ram khác dung lượng nhưng do có nhiều nhà sx cũng như có quá nhiều Model nên chuyện 2 thanh cùng bus cùng nhà sx nhưng lại xung đột nhau là hoàn toàn có thể bởi chúng vẫn khác nhau. Cho nên tốt nhất là mua y chang nhau rồi bắt cửa hàng thử là tốt nhất.

Bộ nhớ đệm của CPU dùng để làm gì?

Bộ nhớ đệm Cache: bản chất của nó cũng chỉ là bộ nhớ Ram nhưng đặc biệt hơn bởi vị trí nên nó cũng sử dụng vật liệu cũng như công nghệ cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của nó. Nói sâu hơn thì Cache là bộ nhớ tạm nhằm giảm bớt sự truy cập không cần thiết, chính vì thế mà nó có mặt ở trong rất nhiều thiết bị mà cụ thể nhất và nói nhiều nhất là trong HDD và CPU với cache L1, L2, L3. Trong HDD thì Cache sẽ giúp ta đỡ truy cập những thông tin vốn đã được mở trước đó nay phải lập lại, như thế thì sẽ tăng tuổi thọ của HDD cũng như giảm khả năng tiêu thụ điện của HDD.

Trong CPU thì nó dùng để lưu trữ thông tin hệ thống cũng như các tập lệnh và mệnh lệnh (thao tác của người dùng) trong Cache L1, các thông tin đã qua xử lý hay phải share giữa các nhân của CPU (đối với CPU nhiều nhân và có Cache dùng chung) trong Cache L2 hay L3, nó được lưu tại đây để đổ xuống Ram, chính vì thế mà nó phải là SRAM (rất nhanh và rất mắc) để có thể chạy cùng speed với CPU và hoạt động nhanh hơn Ram thường.

Trong máy tính, mainboard là một trong những thành phần quan trọng giúp kết nối và giao tiếp giữa tất cả linh kiện như: CPU, RAM, card đồ họa, ổ cứng SSD, USB, màn hình, bàn phím, chuột... Đóng vai trò là nền tảng của máy tính và quyết định linh kiện nào tương thích, cài đặt chung trong máy tính.

Vì mỗi mainboard đều tương thích với một số linh kiện nhất định. Nên người dùng cần hiểu các thông số kỹ thuật trên mainboard, để lựa chọn các linh kiện PC phù hợp nhu cầu bản thân và cả mainboard trên máy tính của mình. Dưới đây liệt kê nhanh gồm có:

  • Kích thước mainboard - ATX, MicroATX, Mini-ITX
  • Đế cắm CPU - CPU Socket
  • Chipset - Intel và AMD
  • Cổng USB (2.0, 3.0, 3.2 Gen1, Loại C)
  • Khe cắm RAM/DIMM - DDR3, DDR4
  • Các kết nối âm thanh, hình ảnh - HDMI, DisplayPort, VGA, Divi
  • Khe cắm mở rộng PCIe Slots - x1, x16 (3.0, 4.0)
  • Wifi có sẵn
  • Cổng SATA
  • Hỗ trợ M.2 NVME
  • Đầu cắm RGB

1. Kích thước mainboard (Form Factor)

Mainboard có 3 kích thước phổ biến là: ATX, micro-ATX (mATX) và mini-ITX (ITX). Ngoài khác nhau về kích thước, chúng còn khác về và số lượng các khe cắm (như khe cắm RAM, khe cắm PCIe, khe cắm USB) được tích hợp. Còn một kích thước lớn hơn nữa là E-ATX (hay XL-ATX) nhưng không được sử dụng phổ biến.

Chuẩn kích thước ATX

ATX là chuẩn lớn nhất trong 3 loại phổ biến, với kích thước 12 inch x 9,6 inch nên có nhiều không gian hơn cho các khe cắm. Đi kèm ATX sẽ có hơn 4 khe cắm RAM, 4 khe cắm PCI-e, PCI, và 6 cổng SATA trở lên.

Nếu bạn đang xây dựng PC cấu hình cao cho riêng mình cần nhiều linh kiện kết hợp thì ATX là sự lựa chọn phù hợp. Vì lý do đó, ATX cũng có giá thành cao hơn và một thùng máy lớn hơn.

Chuẩn kích thước mATX - Micro-ATX

Chuẩn kích thước mATX có kích thước trung bình, cũng là lựa chọn phổ biến nhất cho các máy bộ PC ngày nay. Thường sẽ có 2 hoặc 4 khe cắm RAM, khoảng 3 khe PCI-e và 4 - 6 cổng SATA. Nếu bạn đang muốn xây dựng PC riêng cho cá nhân (PC chơi game hay PC thiết kế, văn phòng...) thì mATX phù hợp nhất để bắt đầu.

Chuẩn kích thước mini - ITX

Chuẩn ITX thường dành để xây dựng những PC nhỏ gọn. Vì có kích thước nhỏ nên chuẩn ITX có thể lắp được 1 khe PCI-e, 2 khe RAM và từ 2 - 4 cổng SATA.

2. Đế cắm CPU - CPU Socket

CPU socket là một thành phần cơ học cung cấp kết nối giữa bộ vi xử lý và bảng mạch in (PCB), có socket nên CPU có thể tháo rời và thay thế mà không phải hàn chết vào mainboard. Nó cũng xác định loại CPU bạn có thể cài đặt trên mainboard, ví dụ nếu mainboard có ghi LGA 1200 thì bo mạch chủ này chỉ hỗ trợ các CPU có cùng socket là LGA 1200.

Các socket CPU của AMD Ryzen series bao gồm socket AM3 và AM4. Với AMD các socket thường tương thích được với các CPU thế hệ trước, giúp bạn chỉ cần nâng cấp CPU mà không phải cùng lúc nâng cấp cả mainboard.

Các loại socket CPU của Intel khá nhiều, có thể kể một số cái tên phổ biến LGA775, LGA1151, LGA1200. Do mainboard chứa chân cắm socket hãng Intel thường không tương thích được với các CPU thế hệ trước, nên người dùng thường phải mua một mainboard mới cho một CPU mới.

3. Chipset

Chipset được gắn liền trên mainboard, là một tập hợp các thành phần điện tử trong một mạch tích hợp quản lý luồng dữ liệu giữa bộ xử lý, bộ nhớ và thiết bị ngoại vi. Nó là trung tâm giao tiếp, truyền tải các dữ liệu giữa các phần cứng với nhau, bao gồm chipset cầu bắc và chipset cầu nam.

Chip cầu bắc phụ trách các hoạt động của những thiết bị quan trọng như CPU, card đồ hoạ, RAM… Trong khi đó chip cầu nam có nhiệm vụ thực thi các việc có tốc độ chậm trong bo mạch chủ. Chip cầu nam không trực tiếp kết nối với CPU mà thông qua chip cầu bắc.

Hãng AMD

Những CPU AMD gần đầy đã dùng chung một ổ cắm AM4 và hầu hết các chipset ở mainboard AMD vẫn hỗ trợ nâng cấp CPU cao hơn.

Một số chipset AMD cho phép bạn ép xung bộ xử lý đã mở khóa và ép xung RAM. Vì vậy, hãy nhớ ghi nhớ điều đó khi chọn bo mạch chủ của bạn.

Danh sách tất cả các chipset AMD AM4 Socket:

  • A320
  • A520
  • B350
  • B450
  • B550
  • X370
  • X470
  • X570

Tại thời điểm bài viết, X570 là chipset mạnh nhất hỗ trợ đầy đủ cho PCIE 4.0 và bộ vi xử lý Ryzen 3 series mới nhất của hãng AMD.

Hãng Intel

Intel có nhiều socket và chipset tương thích hơn cho các CPU mới ra mắt. Intel hệ thứ 8 và thế hệ thứ 9 sử dụng socket LGA 1151, CPU Intel thế hệ thứ 10 sử dụng socket mới là LGA 1200. Có một số chipset của Intel cho phép người dùng ép xung CPU và cả RAM.

Danh sách chipset tương thích socket Intel LGA 1151:

  • H310
  • B360
  • B365
  • H370
  • Q370
  • Z370
  • Z390

Danh sách chipset tương thích socket Intel LGA 1200:

4. Cổng USB (2.0, 3.0, 3.2 Gen1, USB-C)

Bạn có thể xem các cổng USB hỗ trợ trên maiboard ở I/O panel mặt sau. Số lượng cổng USB và tốc truyền tải phụ thuộc vào CPU, chipset và kích thước mainboard.

Các chipset mới như X570 có hỗ trợ PCI-e 4.0 và trang bị nhiều cổng USB hơn các chipset cũ khác. Bo mạch chủ micro-ATX có kích thước nhỏ gọn sẽ có ít cổng USB hơn bo mạch chủ ATX.

5. Khe cắm RAM

Thông tin khe cắm RAM cho biết số thanh RAM, chuẩn DDR bao nhiêu và Bus của RAM mà mainboard hỗ trợ. Tuỳ thuộc loại mainboard mà có hỗ trợ đa kênh khác nhau như Dual Channel, Triple Channel hay Quad Channel.

Bạn có thể tìm hiểu các loại khe cắm RAM trên mainboard trước để biết có các loại nào, mainboard hỗ trợ khe cắm nào, bao nhiêu chân và chọn được RAM thích hợp khi xây dựng PC.

6. Cổng kết nối âm thanh, video

Đây là thông số kỹ thuật dành cho những bạn build PC có nhu cầu làm nhạc, render, làm phim, dựng clip youtube... cần quan tâm nhiều. Nên để ý số cổng kết nối với loa và màn hình để phù hợp với nhu cầu, tránh tình trạng lắp ráp xong PC thì kiểm tra lại thiếu.

Các cổng kết nối trên mainboard thông thường có: cổng USB, xuất máy chiếu HDMI, dây mạng, âm thanh...

7. Khe cắm PCI-e

PCIe viết tắt của Peripheral Component Interconnect express, là một tiêu chuẩn tốc độ cao để kết nối các phần cứng ngoại vi với mainboard, cùng các bộ phận khác trong máy tính.

Hiện nay PCIe có các kích cỡ đó là: x1, x4, x8, và x16. Các thế hệ khe cắm PCIe 3.0 hay 4.0 được sử dụng phổ biến hiện nay, cho tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn. Trên những bo mạch chủ thường có khoảng từ 1 đến 3 khe PCIe và bạn nên chọn thế hệ khe cắm PCI-e 4.0 mới nhất, tốc độ cao nhất.

8. Hỗ trợ Wi-Fi tích hợp sẵn

Wi-Fi tích hợp sẵn đang dần trở thành một lựa chọn tối ưu và thời thượng cho các tín đồ PC. Các mainboard này chủ yếu nhắm đến đối tượng người dùng chơi game, những người cần kết nối không dây dẫn.

9. Cổng SATA 3

Trên thông số kỹ thuật của mainboard bạn cần biết nó hỗ trợ kết nối SATA bao nhiêu hoặc hỗ trợ M.2 Nvme? Hiện có 3 tiêu chuẩn SATA là 1.0, 2.0 và 3.0 tương ứng với tốc độ truyền tải là 1.5 GB/s, 3.0 GB/s và 6.0 GB/s. Với những mainboard phổ thông giá rẻ như H110, H310, A320 hầu hết chỉ có cồng kết nối SATA 3.

10. Hỗ trợ M.2 Nvme

M.2 là chuẩn kết nối riêng, sử dụng tiêu chuẩn PCI-e cho tốc độ truyền nhanh hơn so với SSD 2,5" truyền thống. M.2 có hai loại mà bạn cần phân biệt đó là: M.2 SATA và M.2 NVMe.

Tốc độ của SATA chỉ bằng tốc độ của SATA 3, tốc độ của NMVe cho tốc độ truyền tải có thể lê tới 35GB/s. Theo xu hướng hiện nay, bạn nên mua bo mạch chủ có hỗ trợ M.2 NVMe.

11. Đầu cắm RGB

Đây là một thông số kỹ thuật thêm cho nhu cầu buid PC gaming hoặc đồ họa. Mainboard có tích hợp luôn đầu cắm RGB trên mainboad sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí rất nhiều.

Có 2 loại đầu cắm RGB đó là: RGB 12V - đây là loại đầu cắm thông dụng và được trang bị phổ biến; đầu cắm 5V ARGB - được sử dụng để điều khiển từng đèn LED RGB riêng lẻ.

Kết luận

Nếu bạn đang có kế hoạch mua một mainboard mới để nâng cấp PC hay xây dựng hoàn toàn một PC mới, hãy tham khảo kỹ danh sách thông số kỹ thuật trên và xem thêm bài viết cách chọn mainboard để có tất cả các tính năng cần cho bạn.

Lưu ý: Toàn bộ công nghệ gồm các bản nâng cấp và thế hệ phần cứng đề cập trong bài viết được cập nhật tại điểm bài được đăng.

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu bạn còn câu hỏi nào trong quá trình build PC, bạn có thể bình luận phía dưới, FPT Shop sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

Hiện PC (máy tính để bàn) lắp ráp theo yêu cầu, linh kiện lắp ráp PC (như Mainboard, CPU, VGA, RAM, ổ cứng, vỏ case, tản nhiệt, màn hình, ổ cứng...) và phụ kiện PC (như tai nghe, bàn phím, chuột...) đều đã kinh doanh ở 3 trung tâm laptop và PC của FPT Shop, mời bạn đến trải nghiệm và khám phá tại:

  • Số 45 Thái Hà, Q.Đống Đa, Hà Nội.
  • Số 03 Xuân Thủy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Số 495 Trương Định, Q.Hoàng Mai, Hà Nội.

Xem thêm: Cách chọn card màn hình phù hợp với mainboard và PC của bạn

Câu hỏi thường gặp

Kích thước mainboard (Form Factor)

  • Chuẩn kích thước ATX
  • Chuẩn kích thước mATX - Micro-ATX
  • Chuẩn kích thước mini - ITX

Đế cắm CPU - CPU Socket

  • Các socket CPU của AMD Ryzen series bao gồm socket AM3 và AM4.
  • Các loại socket CPU của Intel khá nhiều, có thể kể một số cái tên phổ biến LGA775, LGA1151, LGA1200.

Chipset

Cổng USB (2.0, 3.0, 3.2 Gen1, USB-C)

Bạn có thể xem các cổng USB hỗ trợ trên maiboard ở I/O panel mặt sau

Khe cắm RAM

Tìm hiểu các loại khe cắm RAM trên mainboard trước để biết có các loại nào, mainboard hỗ trợ khe cắm nào, bao nhiêu chân và chọn được RAM thích hợp khi xây dựng PC.

Cổng kết nối âm thanh, video

Đây là thông số kỹ thuật dành cho những bạn build PC có nhu cầu làm nhạc, render, làm phim, dựng clip youtube... cần quan tâm nhiều

Khe cắm PCI-e

Hiện nay PCIe có các kích cỡ đó là: x1, x4, x8, và x16

Hỗ trợ Wi-Fi tích hợp sẵn

Wi-Fi tích hợp sẵn đang dần trở thành một lựa chọn tối ưu và thời thượng cho các tín đồ PC

Cổng SATA 3

Hiện có 3 tiêu chuẩn SATA là 1.0, 2.0 và 3.0 tương ứng với tốc độ truyền tải là 1.5 GB/s, 3.0 GB/s và 6.0 GB/s

Hỗ trợ M.2 Nvme

Tốc độ của SATA chỉ bằng tốc độ của SATA 3, tốc độ của NMVe cho tốc độ truyền tải có thể lê tới 35GB/s

Đầu cắm RGB

Có 2 loại đầu cắm RGB đó là: RGB 12V - đây là loại đầu cắm thông dụng và được trang bị phổ biến; đầu cắm 5V ARGB - được sử dụng để điều khiển từng đèn LED RGB riêng lẻ