Lợi ích và hạn chế của toàn cầu hóa năm 2024

(HQ Online) - Lợi ích của toàn cầu hóa là không chia đều, nên các doanh nghiệp Việt Nam nếu ở "thế yếu" sẽ không thể nhận về "phần thưởng" tương xứng.

Tại hội thảo quốc tế “Việt Nam trong mối quan hệ đối tác với các quốc gia lớn: Cơ hội và thách thức” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức vào ngày 21/12, Phó Hiệu trưởng PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã nâng cao quan hệ đối tác toàn diện với nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với việc thực thi và triển khai nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thì kinh tế nước ta đang đứng trước cả cơ hội và thách thức.

Phân tích kỹ hơn, PGS.TS. Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, trên thế giới, nhiều quốc gia lớn đang theo đuổi các chính sách cạnh tranh với nhau, nên Việt Nam lại trở thành một điểm sáng mới trong chiến lược cạnh tranh này.

Lợi ích và hạn chế của toàn cầu hóa năm 2024
Hội thảo quốc tế “Việt Nam trong mối quan hệ đối tác với các quốc gia lớn: Cơ hội và thách thức”.

Bởi hiện nay, theo PGS.TS. Tạ Văn Lợi, chúng ta xuất khẩu nhiều đến các thị trường trọng điểm tại châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… nhưng cũng nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN… nên hoạt động thương mại của Việt Nam vẫn nằm xung quanh các chuỗi giá trị. Nên vấn đề này đặt ra cho Việt Nam cơ hội tận dụng các FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp cận nhiều đối tác tiềm năng.

“Nhưng lợi ích của toàn cầu hóa không phải là chia đều cho các quốc gia, mà quốc gia nào có càng nhiều năng lực và tiềm lực thì sẽ chiếm được nhiều lợi thế hơn. Trong khi Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển, năng lực của doanh nghiệp còn tương đối yếu, nên cơ hội mở ra nhưng phần nhận được vẫn không quá lớn”, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế nhấn mạnh.

Cũng về vấn đề này, theo chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành, Việt Nam đang làm bạn với nhiều quốc gia lớn trên thế giới, nên đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng nêu lên nhiều thách thức về an ninh, căng thẳng địa chính trị, điều chỉnh chính sách của các nước lớn… sẽ tạo ra những tác động tiêu cực tới kinh tế trong nước, nên nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2024.

Không những thế, PGS.TS Nguyễn Văn Lịch, Học viện Ngoại giao còn cho biết, chủ nghĩa bảo hộ đang quay trở lại tại nhiều thị trường lớn, hẳng hạn như việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, Hoa Kỳ cũng áp dụng chính sách hạn chế nhập khẩu nhôm từ EU và Nhật Bản, Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các khoáng sản quan trọng… Vì thế, tình hình này sẽ khiến thương mại của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những hàng rào phi thuế quan hay các quy định riêng của từng thị trường, chẳng hạn như các tiêu chuẩn xanh của EU cũng nhiều vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại.

Theo các chuyên gia, các động lực tăng trưởng cho 2024 và thời gian tới là cơ hội từ dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu, đầu tư công được đẩy mạnh; rủi ro tài khóa ở mức trung bình, dư địa chính sách vẫn còn. Cùng với đó, vấn đề lạm phát và lãi suất đang giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, rủi ro nợ xấu trong tầm kiểm soát… Cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế được thúc đẩy…

Nhưng PGS. TS. Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế nói chung cần thay đổi, gia tăng sức mạnh để tận dụng những cơ hội và dư địa. Trong đó, các doanh nghiệp phải cải cách một cách mạnh mẽ, tìm các đối tác để chuyển giao công nghệ, nâng cao cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực… theho các tiêu chuẩn quốc tế.

Tương tự, PGS.TS Nguyễn Văn Lịch cũng khuyến nghị, yếu tố cơ bản là cần cải thiện về năng lực kinh tế, đồng thời cơ quan quản lý nên đưa ra các chính sách để gia tăng khả năng cạnh tranh cho quốc gia và doanh nghiệp, cũng như tăng cường truyền thông để cộng đồng doanh nghiệp hiểu và có chiến lược chuẩn bị cho những biến động, xu hướng thay đổi từ các thị trường lớn trên thế giới.

Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định về khái niệm toàn cầu hoá. Tuy nhiên có thể hiểu toàn cầu hóa là các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... với quy mô toàn cầu.

Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay nói riêng.

Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Ở mỗi giai đoạn khác, cụm từ này lại được hiểu theo cách khác nhau sao cho phù hợp với tình hình chung của thế giới. Nhưng chung quy lại, toàn cầu hoá cho phép các quốc gia trên thế giới có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng.

Lưu ý: Thông tin về toàn cầu hoá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Lợi ích và hạn chế của toàn cầu hóa năm 2024

Toàn cầu hóa là gì? Tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)

Tác động của toàn cầu hoá đối với Việt Nam là gì?

Mỗi sự tác động đều có 02 khía cạnh đó là mặt tích cực và mặt tiêu cực và tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam cũng vậy. Sau đây là một số mặt tích cực và hạn chế của toàn cầu hóa đối với Việt Nam như sau:

Về mặt tích cực:

- Về kinh tế thì đây là cơ sở tiền đề tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới và góp phần thúc đẩy phát triển thị trường trong nước.

Với lợi thế tự do hóa thương mại, đồng thời gỡ bỏ hoặc giảm bớt các rào cản thuế quan, từ đó giúp cho hàng hóa Việt Nam được lưu thông ở nhiều quốc gia trên thế giới giúp tạo được nguồn thu nhập cho người dân.

- Về đời sống xã hội, công nghệ phát triển thúc đẩy công nghiệp sản xuất phát triển góp phần tạo công việc ổn định cho người dân, chất lượng cuộc sống được nâng cao, quyền lợi về con người cũng được đảm bảo.

- Về công nghệ thì Việt Nam có cơ hội tiếp cận, học hỏi, đón đầu các nền công nghệ hiện đại để có thể áp dụng ngay vào quá trình phát triển sản xuất, kinh tế.

Về mặt tiêu cực:

- Về kinh tế, Việt Nam đang phải chịu áp lực cạnh tranh tương đối lớn về giá cả và chất lượng hàng hóa do các rào cản kỹ thuật, luật cấm, luật chơi mà các nước phát triển đặt ra.

Đồng thời, khi nền kinh tế thị trường ngày càng rộng mở, hàng hóa nước ngoài sẽ có cơ hội xâm nhập vào nước ta nhiều hơn, canh tranh trực tiếp với hàng hóa trong nước.

- Về văn hóa, khi có sự giao thương mạnh mẽ giữa các nước thì tất yếu cũng sẽ có sự xâm nhập. Do đó, toàn cầu hóa là nguyên nhân dẫn đến sự mai một bản sắc văn hóa dân tộc. Vì thế, việc giữ gìn những nét đẹp truyền thống dân tộc hòa hợp chứ không hòa tan là điều rất quan trọng.

- Về môi trường, toàn cầu hóa cũng là một tác nhân vô hình gây ra ô nhiễm không khí nặng nề và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Lưu ý: Những thông tin về tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam chỉ mang tính tham khảo.

Kết hôn có yếu tố nước ngoài thì đến đâu để đăng ký kết hôn?

Căn cứ theo Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

Thẩm quyền đăng ký kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Như vậy, khi muốn kết hôn với người nước ngoài thì đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi mình sinh sống để thực hiện.

Kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Kết hôn có yếu tố nước ngoài
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

Theo đó, các bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn.

Trường hợp việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn.

Ngoài ra, việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam với nhau tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn.

Toàn cầu hóa mang đến lợi ích gì?

Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá; Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá mạnh.

Ảnh hưởng của toàn cầu hóa là gì?

có thể gây ra sự mất định hướng, lung lạc tư tưởng, suy thoái đạo đức, lối sống của người lao động. Những ảnh hưởng của toàn cầu hóa môi trường như sự ô nhiễm, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... có thể gây ra sự mất an toàn, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người lao động.

Economic globalization là gì?

Định nghĩa: Quá trình tăng cường sự kết nối và tương tác kinh tế, chính trị và xã hội giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Ví dụ: Globalization has led to an increase in international trade and cultural exchange. (Toàn cầu hóa đã dẫn đến sự gia tăng trong thương mại quốc tế và trao đổi văn hóa.)

Bản chất của toàn cầu hóa là gì?

Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.