Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, ngày 27 tháng 3 năm 1946

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, ngày 27 tháng 3 năm 1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh rèn luyện sức khỏe bằng tập tạ hàng ngày.
 Ảnh Tư liệu

Để tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, 2 tháng sau, vào ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ký Sắc lệnh số 33 thành lập Nha Thanh niên - Thể dục thuộc Bộ Quốc gia giáo dục, là cơ quan tham mưu của Chính phủ về TDTT, điều chưa từng có trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ trước cách mạng tháng Tám. Cùng ngày, Báo Cứu quốc đăng bài "Sức khỏe và thể dục" của Người. Bài báo là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Từ đó, Người chính thức khai sinh ngành TDTT cách mạng nước nhà. Và vào năm 1991, Chính phủ quyết định lấy ngày 27/3 hằng năm là Ngày Thể thao Việt Nam.

Lời kêu gọi của Bác ngắn gọn, chỉ 170 từ, văn phong bình dị, nhưng đó là những định hướng cho ngành TDTT và cho toàn dân ta dưới chế độ mới. Bác khẳng định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công” và “mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Theo Bác: “Dân cường thì quốc thịnh”. Bởi, có sức khỏe là có tất cả, chỉ có sức khỏe mới đem lại cho con người có cuộc sống hạnh phúc, có sức lao động, công tác, chiến đấu và học tập tốt.

Am hiểu sâu sắc và có lòng tin mãnh liệt vào phương pháp bảo vệ sức khỏe bằng tập luyện TDTT, Bác khuyên mỗi người dân: “Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập, khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe…" . Điều Bác nói cách chúng ta hơn nửa thế kỷ này lại rất gần với định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới ngày nay “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế".

Lời của Bác đầy thuyết phục: “Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được”. Vì thế đã cổ vũ, động viên toàn dân, toàn quân ta khắp mọi miền đất nước, dấy lên phong trào TDTT sâu rộng ngay từ những ngày đầu chính quyền cách mạng cho đến những năm dài kháng chiến, hòa bình xây dựng đất nước, góp phần tích cực thúc đẩy cuộc kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Và ngày nay đã trở thành cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đang được hiện thực hóa trên mọi miền đất nước ta.

Trong lời kết thúc bài kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác nêu: “Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập” là minh chứng về một tấm gương luôn xem việc rèn luyện là lẽ sống, là điều hiển nhiên. Tự rèn luyện và kêu gọi thanh niên, học sinh và mọi người dân luyện tập thể thao dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, là thầy giáo, hay là lúc bôn ba khắp năm châu bốn biển, lúc ở hang sâu và lán nứa...Vì vậy, Bác chúng ta vượt qua khó khăn khắc nghiệt của thời tiết, khi lâm bệnh hiểm nghèo để viết nên những tư tưởng lớn, cùng Đảng ta lãnh đạo toàn dân viết nên trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

S.T

Ai cũng biết, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đi Phan Thiết để dạy học tại trường Dục Thanh. Ông giáo Nguyễn Tất Thành không dạy văn hoá đơn thuần, ông còn khéo léo tuyên truyền lòng yêu nước cho con trẻ và ông cũng dạy học trò tập luyện TDTT. Sáng sáng, thầy giáo Thành thường dẫn học trò ra bờ sông hay bãi biển để tập thể dục. Cứ thứ năm mỗi tuần, ông giáo Thành lại dành ra một số thời gian để dạy học trò tập nhảy cao, nhảy xa, xà đơn, kéo co, nhảy đây...

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, ngày 27 tháng 3 năm 1946

Bác Hồ tập tạ

Bác am hiểu sâu sắc và có lòng tin mãnh liệt vào phương pháp bảo vệ sức khoẻ bằng tập luyện TDTT. Chẳng hạn, ở nước Nga, trong mùa Đông rét mướt, Bác Hồ vẫn đều đặn dậy sớm tập thể dục tay không, kết hợp với tập các loại tạ và dây thun... Còn ở Vân Nam, trong những nơi ở chật chội của người dân Trung quốc lại phải hoạt động bí mật ở nhiều địa điểm, Bác Hồ vẫn tập thể dục, vận động thường xuyên kết hợp với dọn dẹp trong nhà,trong vườn.

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, ngày 27 tháng 3 năm 1946

Bác Hồ với phong trào bơi lội

Một Việt Kiều đã viết "Công việc của Bác ngày càng bận, nhưng không bao giờ Bác bỏ thói quen dậy sớm tập thể dục và đọc báo... Hôm ấy là một ngày trung tuần tháng 9/1946, Bác Hồ có lịch đi làm việc với Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại, vào khoảng 3 giờ sáng mới thấy Bác về. Lạ thay, Bác làm việc khuya như thế mà đến 5 giờ sáng, Bác đã dậy tập thể dục và rửa mặt".

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, ngày 27 tháng 3 năm 1946

Bác Hồ với phong trào tập võ


"Bây giờ chúng ta đều biết, do nhận rõ tầm quan trọng và thiết thực của TDTT nên trên cương vị Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14 ngày30/1/1946 thành lập Nha Thể dục TW trong Bộ Thanh Niên, Người hiểu rõ vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng bổ sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam". Cuối tháng 3/1946 tự tay Bác Hồ viết lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Lời kêu gọi này lần đầu tiên được tăng trên báo Cứu Quốc số ra ngày 27/3/1946. Đó là cội nguồn khởi phát của phong trào "khoẻ vì nước" được Nha thể dục TW phát động sôi nổi khắp đất nước ta trong năm 1946.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đoàn viên thanh niên trường Lạc Hồng không ngừng tham gia các phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thân thể theo gương Bác. Các phong trào thể dục thể thao như đi bộ đồng hành gây quỹ, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông…được tổ chức thường xuyên. Đó không chỉ là hoạt động thể thao tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh, minh mẫn…mà còn là hoạt động để các thành viên đoàn kết, gắn bó hơn trong một tập thể.

"SỨC TRẺ LẠC HỒNG, TINH THẦN LẠC HỒNG"

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, ngày 27 tháng 3 năm 1946

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, ngày 27 tháng 3 năm 1946

Phong trào bóng chuyền của sinh viên trường Lạc Hồng

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, ngày 27 tháng 3 năm 1946

Phong trào bóng đá của cán bộ nhân viên trường Lạc Hồng

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, ngày 27 tháng 3 năm 1946

Phong trào cầu lông của cán bộ nhân viên trường

“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe.

Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước.

Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy là sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.

Trên đây là “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết, để khích lệ, động viên toàn thể người dân Việt Nam tập thể dục, tăng cường sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam.

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, ngày 27 tháng 3 năm 1946
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, ngày 27 tháng 3 năm 1946

VĐV Hoàng Xuân Vinh lập kỳ tích cho Thể thao Việt Nam khi giành HCV Olympic (Ảnh: Getty).

Từ “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” cộng với Sắc lệnh số 33 ngày 27/3/1946 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, nó có ảnh hưởng sâu rộng tích cực, trở thành kim chỉ nam, dẫn lối cho phong trào thể thao cộng đồng và nền Thể thao Việt Nam.

Và sau 71 năm hình thành và phát triển, từ nền tảng rộng khắp của phong trào thể dục, thể thao quân chúng trên toàn quốc, Thể thao thành tích cao của Việt Nam đã có những bước phát triển, gặt hái được những thành công vang dội, nâng cao vị thế của Việt Nam ở đấu trường quốc tế.

Ở đấu trường khu vực Đông Nam Á, kể từ SEA Games 2003, thành tích của Thể thao Việt Nam luôn ổn định ở top 3. Trong khi đó, tại đấu trường ASIAD, sau 8 lần tham gia đại hội, Thể thao Việt Nam giành được 11 HCV, cùng nhiều HCB và HCĐ.

Đặc biệt, ở sân chơi Olympic, năm 2016 là cột mốc lịch sử với Thể thao Việt Nam, khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành 1 HCV  và 1 HCB. Tấm HCV của Hoàng Xuân Vinh cũng là chiếc HCV đầu tiên của Thể thao Việt Nam tại sân chơi Olympic.

Có thể nói, dù gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng trong suốt 71 năm qua, nhưng nhờ việc thấm nhuần “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thể thao Việt Nam đã từng bước vượt qua những khó khăn, để phát triển bền vững, ổn định.

Với sự quan tâm của nhà nước dành cho thể thao thành tích cao, trong tương lai không xa, Thể thao Việt Nam sẽ sản sinh ra nhiều VĐV tài năng khác như các đàn anh, đàn chị Trần Hiếu Ngân, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Thúy Hiền, Trương Thanh Hằng, Vũ Thị Hương, Hoàng Xuân Vinh, hay Ánh Viên, Quang Liêm và Lý Hoàng Nam, để đưa nền Thể thao nước nhà lên một tầm cao mới./.