Lợi nhuận bất động sản việt nam là bao nhiêu

Theo kết quả khảo sát về mức độ tác động của các cơ chế, chính sách ủa Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tích cực. Nhiều doanh nghiệp thành công trong việc tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và bắt đầu triển khai các dự án mới đã được tháo gỡ về pháp lý và nguồn vốn.

Công ty CP Đầu tư Nam Long (mã: NLG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023, ghi nhận các chỉ số kinh doanh tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.

Trong đó, lợi nhuận sau thuế gần 71 tỉ đồng, tăng hơn 39%. Trong đó, phần lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt hơn 66,3 tỉ đồng, gấp 8,3 lần cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, Nam Long đạt 1.546 tỉ đồng doanh thu thuần, giảm 43%. Nhưng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ vẫn đạt gần 194 tỉ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt có quý III đạt doanh thu gần 355 tỉ đồng, gấp 32 lần cùng kỳ năm trước nhờ chủ yếu doanh số chuyển nhượng bất động sản.

Tuy nhiên, Phát Đạt báo cáo lợi nhuận sau thuế gần 102 tỉ đồng, giảm 86% so với cùng kỳ. Nhưng nếu loại trừ khoản lợi nhuận đột biến nhờ chuyển nhượng công ty con của cùng kỳ năm trước thì mức lợi nhuận năm nay có yếu tố tích cực bởi dựa vào hoạt động kinh doanh cốt lõi hơn là doanh thu tài chính.

Lợi nhuận bất động sản việt nam là bao nhiêu

Nhiều doanh nghiệp bất động sản báo lãi quý III/2023. (Ảnh minh họa)

Lũy kế 9 tháng, Phát Đạt báo lãi sau thuế gần 400 tỉ đồng…Trong năm 2023, doanh nghiệp đặt mục tiêu tổng doanh thu 2.800 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế 850 tỉ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, doanh nghiệp đã hoàn thành 63% kế hoạch lợi nhuận.

Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý III với doanh thu đạt 56,18 tỉ đồng, tăng 49,61 lần so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận ở mức 27,58 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước bị lỗ 28,77 tỉ đồng.

Trong quý III/2023, Tập đoàn BGI cũng báo lãi sau thuế hợp nhất 22,2 tỉ đồng, tăng vọt so với kết quả 1 tỉ đồng cùng kỳ năm 2022.

Kết quả hoạt động kinh doanh chính của BGI trong quý cũng có sự cải thiện khi doanh thu thuần tăng 2,4% so với cùng kỳ lên mức 81,9 tỷ đồng. Giá vốn giảm, biên lợi nhuận gộp tăng, lợi nhuận gộp của BGI ghi nhận mức tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, BGI đạt lợi nhuận trước thuế 30 tỷ đồng, tăng 290% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 29 tỷ đồng, cũng tăng 282%. So sánh với kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm nay là 86,8 tỉ đồng, như vậy công ty đã thực hiện được gần 35% chỉ tiêu đã đề ra.

Công ty CP Đầu từ và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long (mã: CCL) ghi nhận doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 99,9 tỉ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng 32,9%, lên mức 57,3 tỉ đồng. Dẫn đến lợi nhuận gộp của CCL chỉ đạt 42,6 tỉ đồng, giảm 5,27% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, trong quý III/2023, CCL đã tiết giảm khá tốt các chi phí vận hành như: Chi phí tài chính giảm 9,98%, xuống còn 7,1 tỉ đồng; Chi phí bán hàng giảm 50,73%, xuống còn 4,4 tỉ đồng và Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 58,17%, xuống còn 1,8 tỉ đồng.

Tính đến ngày 30/7/2023, đã có 924 ngân hàng và doanh nghiệp niêm yết đại diện 86,5% tổng giá trị vốn hóa trên HOSE, HNX và UPCoM công bố báo cáo tài chính hoặc ước tính kết quả kinh doanh Q2/2023, với tổng lợi nhuận sau thuế giảm 18,6% so với cùng kỳ, theo dữ liệu thống kê từ FiinTrade.

Cụ thể, với ngành ngân hàng: Lợi nhuận sau thuế của 25/27 ngân hàng giảm 1,3% so với cùng kỳ và giảm 4,4% so với Q1/2023, chủ yếu do tổng thu nhập hoạt động tăng thấp (+2,1% so với cùng kỳ và +0,6% so với quý ) nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh (+38,5% so với cùng kỳ và +3,3 % so với quý).

Tín dụng tăng thấp (+1,5% so với cùng kỳ và +5,5% so với quý), NIM thu hẹp (-19 bps so với quý) và thu nhập ngoài lãi không có sự đột phá là 3 lý do chính khiến bức tranh lợi nhuận chung của ngành ngân hàng kém đi trong quý 2/2023. Tuy nhiên, vẫn có 1 số ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ nhờ các câu chuyện riêng, bao gồm STB tăng 139% so với cùng kỳ; VCB +25%, CTG +12,4% và VIB +7,4%.

Lợi nhuận bất động sản việt nam là bao nhiêu

Với khối Phi tài chính: Lợi nhuận sau thuế của khối Phi tài chính giảm -36,9% so với cùng kỳ, thấp hơn so với mức giảm trong hai quý trước đó, nhờ sự hồi phục nhẹ ở một số doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng và lợi nhuận đột biến ở một số doanh nghiệp đầu ngành bất động sản (VHM, KBC), Cảng biển (GMD) và Thiết bị điện (GEX).

Ngành bất động sản dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế Q2/2023 so với cùng kỳ (+110,9%) chủ yếu nhờ đóng góp của VHM và KBC. Nếu không tính đến 2 doanh nghiệp này, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp bất động sản còn lại ước giảm 37,8%.

Một số ngành với lợi nhuận có dấu hiệu hồi phục như Thực phẩm & Đồ uống và Hàng & Dịch vụ công nghiệp trong khi ngành Công nghệ Thông tin và Dược phẩm là 2 ngành duy nhất có lợi nhuận duy trì đà tăng trưởng trong 2 quý gần đây.

Một nửa khối ngành (theo chuẩn phân ngành ICB cấp 2) thuộc khối Phi tài chính có lợi nhuận sau thuế tiếp tục suy giảm quý thứ 2 liên tiếp và phần lớn trong số này thuộc ngành hàng tiêu dùng và xuất khẩu như Bán lẻ, Hàng cá nhân & Gia dụng, Hóa chất và Tài nguyên Cơ bản.