Lợi nhuận ròng chiếm bao nhiêu phần trăm doanh số

Lợi nhuận ròng là thước đo phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, xuất hiện xuyên suốt trong quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng tác động trực tiếp đến mức lợi nhuận mà chủ sở hữu hay các cổ đông có thể nhận được. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn lợi nhuận ròng là gì. Đồng thời đi tìm phương pháp giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận ròng.

Lợi nhuận ròng và những thuật ngữ liên quan

Lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng chiếm bao nhiêu phần trăm doanh số

Lợi nhuận ròng (tiếng Anh: Net profit) còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thu nhập ròng”, “Lãi ròng” hoặc “Lãi thuần”. Đây là chỉ số đo lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi khác khoản chi phí, lãi vay và thuế. Lợi nhuận ròng xuất hiện ở giai đoạn sau thuế và nằm ở phần cuối trên báo cáo tài chính.

Lợi nhuận ròng là thông số rất quan trọng đánh giá tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận ròng là gì?

Tỷ suất lợi nhuận ròng còn được biết đến với tên gọi là tỷ ѕuất lợi nhuận trên doanh thu. Đây là một tỷ ѕố tài chính được dùng để theo dõi tình hình ѕinh lợi với loại hình doanh nghiệp là công tу cổ phần. Tỷ ѕuất lợi nhuận ròng là cầu nối cho mối quan hệ lợi nhuận ròng giữa cổ đông ᴠà doanh thu của công tу. Nếu chỉ số lợi nhuận ròng lớn hơn 0 và càng lớn thì doanh nghiệp lãi càng lớn và ngược lại. Nếu giá trị này nhỏ hơn 0, doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ lỗ vốn. Nghiêm trọng hơn là phá sản. Lúc này, những nhà quản trị cần nhanh chóng đưa phương hướng, chiến lược mới cho doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận ròng là gì?

Biên lợi nhuận ròng trong tiếng anh là Net Profit Margin hoặc Net Margin. Đây là tỷ lệ lợi nhuận ròng dựa trên số liệu doanh thu thuần. Biên lợi nhuận ròng thể hiện ѕố tiền sẽ chuуển thành lợi nhuận trên mỗi khoản doanh thu mà doanh nghiệp thu được. Thông thường chúng được biểu thị dưới dạng số thập phân hoặc phần trăm.

Cách tính lợi nhuận ròng

Bản chất của lợi nhuận ròng là tính tổng doanh thu cuối cùng sau khi đã trừ toàn bộ chi phí. Vì vậy, công thức tính lợi nhuận ròng về cơ bản là lấy tổng doanh thu trừ đi các chi phí trong cùng kỳ kế toán.

Chúng ta có thể áp dụng 2 cách sau để tính lợi nhuận ròng:

Lợi nhuận ròng chiếm bao nhiêu phần trăm doanh số

Ý nghĩa lợi nhuận ròng mang lại cho doanh nghiệp

Lợi nhuận ròng được coi là chỉ số phản ánh “sức khỏe” tài chính của mỗi doanh nghiệp. Thông qua chỉ số này, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được nhiều thông tin quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Lợi nhuận ròng chiếm bao nhiêu phần trăm doanh số

Phản ánh thực trạng tài chính hiện tại của doanh nghiệp

Việc theo dõi sát sao lợi nhuận ròng giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn về tỷ suất lợi nhuận sau khi đã trừ đi các loại thuế phí. Từ đó lập kế hoạch để tăng doanh thu cho công ty. Nếu xét về hiệu quả đầu tư có thể thấy lợi nhuận ròng càng lớn càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động càng cao. Ngược lại, khi lợi nhuận thuần về mốc nhỏ hơn 0 có nghĩa là doanh nghiệp đang thua lỗ và có nguy cơ phá sản.

Thông qua lợi nhuận ròng, bộ phận phân tích và báo cáo tài chính sẽ tìm ra được những nguồn tiền tiềm năng và xây dựng kế hoạch nhằm tạo ra những nguồn lợi lâu dài trong tương lai. Không những vậy, việc nắm bắt xu hướng thương mại cũng là điều cần thiết. Khi xác định tính lãi ròng có thể giúp nhà quản trị nhìn thấy những định hướng kinh doanh trong tương lai.

Tác động đến công việc nội bộ công ty

Lợi nhuận ròng là nguồn tài chính cuối cùng mà doanh nghiệp phép sử dụng. Tài chính luôn là vấn đề phản ánh đến hiệu quả sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không. Lợi nhuận ròng là yếu tố để các cổ đông xem xét về nhân sự điều hành nội bộ có xáo trộn hay không?

Phục vụ các hoạt động nghiên cứu và đầu tư

Các chuyên gia tài chính dựa vào phần tỷ lệ lãi ròng trên tổng doanh thu để phân tích tình hình doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lợi nhuận ròng càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng phát triển và đang trên đà kinh doanh có lãi. Các hoạt động đầu tư nghiên cứu từ đó cũng được đẩy mạnh hơn.

Nâng cao uy tín của doanh nghiệp

Lợi nhuận ròng là cơ sở để đánh giá sự hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, lợi nhuận ròng tăng trưởng tích cực cũng là điểm cộng trong quá trình cho vay của các ngân hàng. Bởi điều này chứng tỏ khả năng thanh toán khoản vay của doanh nghiệp được đánh giá cao về độ uy tín. Đây đồng thời cũng là tấm bùa hộ mệnh khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn bổ sung. Các ngân hàng dựa vào những con số về lợi nhuận ròng làm minh chứng quyết định phê duyệt hồ sơ vay cho doanh nghiệp. Nếu chỉ số này tốt, chắc chắn tỷ lệ gọi vốn thành công và thời gian giải ngân sẽ rất nhanh chóng.

Lợi nhuận ròng chịu ảnh hưởng từ những yếu tố nào?

Theo các chuyên gia tài chính, lợi nhuận ròng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Sau đây là những yếu tố chính mà nhà quản trị và các nhà đầu tư cần lưu ý:

Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động là những khoản chi phí phục vụ cho việc hoạt động của doanh nghiệp - Đây là yếu tố quan trọng nhất, tác động đến lợi nhuận ròng. Lợi nhuận ròng có thể đạt được giá trị tối đa khi các khoản chi phí được tối ưu và đạt con số tối thiểu. Ngược lại, khi các khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn sẽ khiến thu nhập ròng bị giảm sút.

Doanh thu của doanh nghiệp

Doanh thu là một phần không thể thiếu để tính toán lợi nhuận ròng. Doanh thu càng lớn trong điều kiện tối ưu chi phí vận hàng càng có cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận ròng cao.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Các khoản thuế đều được áp dụng theo quy định của pháp luật nên đây là yếu tố rất ít thay đổi. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý hạn chế để xảy ra những chi phí phát sinh trong quá trình sai sót liên quan đến thuế .

Phương pháp nào để tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp?

Từ công thức tính có thể nhận thấy lợi nhuận ròng phụ thuộc vào những yếu tố như: Doanh thu, chi phí và các loại thuế. Ngoại trừ yếu tố thuế là cố định theo quy định hiện hành, 2 yếu tố còn lại doanh nghiệp có thể tác động để tăng lợi nhuận ròng ở mức tối ưu.

Xem lại giá cả sản phẩm

Định giá sản phẩm có thể nói là yếu tố chiến lược của mỗi doanh nghiệp trên con đường tìm chỗ đứng trong thị trường. Để giải bài toán “Vừa có mức giá cạnh tranh vừa đảm bảo tỷ suất lợi nhuận tốt cho doanh nghiệp” luôn khiến các nhà quản lý đau đầu.

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có phân khúc giá khác nhau. Một chiến lược giá thông minh là chiến lược đã được tính toán kỹ lưỡng về nguồn cung và giá cả thị trường. Làm sao để vừa giữ chân khách hàng, vừa tạo ra những tăng trưởng đáng kể cho thu nhập ròng của doanh nghiệp. Nên nhớ rằng, chỉ với quyết định thay đổi một mức tăng giá nhỏ cũng sẽ tạo ra nhiều tác động đến lợi nhuận ròng.

Loại bỏ những sản phẩm không mang lại giá trị

Với những mặt hàng không còn giá trị để tạo ra lợi nhuận, doanh nghiệp cần nhanh chóng loại bỏ để tránh được những khoản chi phí duy trì sản phẩm. Hãy thường xuyên tổ chức những chiến dịch rà soát để xác định phân khúc sản phẩm. Phân loại những mặt hàng có khả năng tạo ra lợi nhuận cao nhất, những mặt hàng không sinh lời, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp để chúng tạo ra được giá trị đúng nghĩa. Góp phần nâng cao lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp.

Kiểm soát hàng tồn kho

Kiểm soát các mặt hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết nhóm sản phẩm nào mang về tỷ suất lợi nhuận tốt và ngược lại. Từ đó có những điều chỉnh và phân phối hợp lý để cải thiện lợi nhuận ròng.

Quản lý tốt hàng tồn kho tác động tích cực làm gia tăng dòng tiền và cải thiện lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp của bạn. Hơn nữa, theo dõi chặt chẽ hàng tồn kho và đặt hàng với số lượng phù hợp trong mỗi thời điểm sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí.

Tối ưu các khoản chi phí

Thường xuyên rà soát các chi phí và đánh giá hiệu quả là việc rất quan trọng nếu muốn kiểm soát lợi nhuận ròng của mỗi doanh nghiệp. Hãy thương lượng giảm giá vốn với các nhà cung cấp và hủy bỏ các giao dịch mua không cần thiết. Đồng thời kết hợp với các hoạt động tối ưu chi phí khác trong toàn bộ doanh nghiệp.

Có thể thấy vai trò hết sức quan trọng của lợi nhuận ròng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh. Đây là cơ sở quyết định sự tồn tài cũng như những kế hoạch phát triển tiếp theo cho doanh nghiệp. Hy vọng những phương pháp để tăng lợi nhuận ròng chúng tôi nhắc đến trong bài viết này sẽ hữu ích với doanh nghiệp của bạn. Góp phần cùng các nhà kinh doanh có được những quyết định chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp.