Mang bầu ăn đu đủ chín có tốt không

Phụ nữ mang thai nên lựa chọn đu đủ chín để ăn, không tiêu thụ loại quả này khi chưa chín kỹ. Các chuyên gia nhận định mẹ bầu ăn đu đủ xanh có thể dẫn đến những cơn co thắt nhẹ. Tuy nhiên, bác sĩ Yen H. Tran, Đại học California (Mỹ), cho hay: "Không có bằng chứng chắc chắn cho thấy xuất hiện những cơn co thắt ở phụ nữ mang thai sau khi ăn đu đủ chưa chín có thể dẫn đến sẩy thai nhưng để tránh gặp những tác động không mong muốn, mẹ bầu nên tránh ăn đu đủ xanh".

Đu đủ chín là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Trung bình một quả đu đủ nhỏ cung cấp khoảng 95 mg vitamin C, vitamin A, magie, kali... Đây là các loại vitamin và khoáng chất quan trọng trong thai kỳ của phụ nữ. Theo các chuyên gia, đu đủ có nhiều lợi ích như sau.

Phòng bệnh tim: Đu đủ chứa nhiều chất chống oxy hóa vitamin A, vitamin C và vitamin E. Chế độ ăn uống nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp một người giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol.

Phòng táo bón: Đu đủ chứa nhiều chất xơ giúp mẹ bầu phòng nguy cơ táo bón khi mang thai.

Hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm: Trong quả đu đủ có chứa hai loại enzym (papain và chymopapain) giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả; giảm viêm, đau cấp tính.

Cải thiện hệ thống miễn dịch: Ăn trái cây, thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp mẹ bầu tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại các bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Với nhiều chất chống oxy hóa, đu đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Trái cây này cũng là một nguồn cung cấp Vitamin A dồi dào.

Giảm nguy cơ mắc ung thư: Lycopene là một sắc tố tự nhiên có trong thực phẩm màu đỏ hoặc cam như đu đủ, cà chua, dưa hấu... Một số chuyên gia cho rằng ăn nhiều lycopene có thể giảm nguy cơ ung thư.

Mang bầu ăn đu đủ chín có tốt không

Phụ nữ mang thai có thể ăn đu đủ chín. Ảnh: Freepik

Bác sĩ Kate White, Đại học Y khoa Boston (Mỹ) nhận định mẹ bầu có thể thêm đu đủ vào chế độ ăn uống nhằm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Đu đủ không ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ và thai nhi sau khi sinh.

Nếu lo lắng khi ăn đu đủ, thai phụ có thể lựa chọn các loại quả khác như dưa hấu, cam, táo. Theo đó, trong dưa hấu chứa nhiều vitamin C, chất xơ, kali. Tương tự, cam là loại quả giúp bổ sung nhiều vitamin C cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Trong thai kỳ, phụ nữ nên ăn một quả cam mỗi ngày nhằm cung cấp thêm vitamin, dưỡng chất cho cơ thể. Còn táo là một loại quả ngọt, thanh, vi giòn cung cấp nhiều chất xơ phù hợp cho phụ nữ mang thai.

Lợi ích khi bà bầu ăn đu đủ chín

Lợi ích khi bà bầu ăn đu đủ chín là gì? Đu đủ chín có thể chứa các thành phần dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ mang thai, nhưng đu đủ chưa chín có thể rất nguy hiểm. Một số bà bầu vẫn tiếp tục sử dụng đu đủ chín trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, một số phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai sẽ quyết định loại bỏ tất cả đu đủ hoặc các món ăn có liên quan đến đu đủ ra khỏi chế độ ăn uống của mình cho đến sau khi sinh con, vì có nhiều nguồn chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác để thưởng thức giúp đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai nhi trong thai kỳ.

– Tăng cường sức đề kháng

Bà bầu ăn đu đủ chín có tốt không? Lợi ích đầu tiên khi bà bầu ăn đu đủ chín đến từ việc hấp thu các chất chống oxy hóa. Hàm lượng beta caroten trong đủ đủ nhiều hơn so với các loại quả khác, đây là một tiền chất của vitamin A và khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Vi chất này có vai trò chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể mẹ kháng lại được một số bệnh nguy hiểm.

– Bổ sung vitamin

Đu đủ chín còn là nơi “tập hợp” của nhiều loại vitamin, điển hình như: Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyên hóa, nếu thiếu vitamin B1 sẽ gây rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng, tổn thương thần kinh trung ương và hệ tim mạch khi mang thai; Vitamin B2 giúp phát triển chiều cao, thị giác, cơ và hệ thần kinh của thai nhi.

>>> Xem thêm bài viết: Đu đủ chín tốt cho sức khỏe mẹ và bé

– Cung cấp các khoáng chất

Bà bầu ăn đu đủ chín có tốt không? Bên cạnh đó, đu đủ chín có nhiều khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như kali, canxi, magie, kẽm. Đặc biệt, chất sắt có trong đu đủ chín sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

– Giảm chuột rút

Với hàm lượng lớn kali, ăn đu đủ chín giúp mẹ bầu giảm được tình trạng bị chuột rút ở chân. Bên cạnh đó, trong thai kỳ do thể tích máu của người mẹ có thể tăng lên đến 50% nên cần thêm kali để cân bằng nước và điện giải trong các tế bào.

Mang bầu ăn đu đủ chín có tốt không
Lợi ích khi bà bầu ăn đu đủ chín

– Duy trì cân nặng trong mức kiểm soát

Có bầu ăn đu đủ chín được không? Hầu như bà bầu nào cũng muốn bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng để em bé phát triển khỏe mạnh nhưng lại e ngại về vấn đề cân nặng. Giải pháp cho bạn đó là ăn đu đủ chín, tuy rất bổ dưỡng nhưng đu đủ lại chứa rất ít calo nên sẽ không làm bầu tăng cân quá nhiều.

Bà bầu ăn đu đủ chín có tác dụng gì?

Đu đủ có thể giúp bạn vượt qua cơn ốm nghén . Đu đủ cũng chứa axit folic, rất cần thiết trong thời kỳ mang thai cho sự phát triển thần kinh của em bé. Đu đủ cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch tốt hơn và được cho là thể ngăn ngừaung thư đại tràng.

Bà bầu nên ăn đu đủ chín như thế nào?

Đu đủ có chứa một loại enzyme như latex nên có thể sẽ gây phản ứng cho mẹ bầu khi ăn. ... .
Cần loại bỏ toàn bộ hạt đu đủ trước khi ăn đu đủ chín..
Chỉ nên ăn đu đủ chín từ 2 - 3 lần/tuần để tránh việc mẹ bầu có thể bị tiểu đường trong khi thai kỳ diễn ra..

Bà bầu tháng thứ mấy được ăn đu đủ chín?

Mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn đu đủ CHÍN Đu đủ chín giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hạn chế các triệu chứng ốm nghén, giải quyết vấn đề táo bón, rối loạn tiêu hóa khi mang thai, đồng thời phòng ngừa bệnh tật và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Tại sao mang thai không được ăn đu đủ?

Phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ chưa chín vì trong đu đủ có mủ cao su: Mủ trong đu đủ chưa chín hoặc thậm chí một phần đu đủ chín có papain, có thể kích thích prostaglandin và oxytocin, những hormone có thể dẫn đến co thắt tử cung và chuyển dạ sớm.