Mẫu văn bản đồng ý cho ở nhờ năm 2024

Ngoài việc mua nhà để làm sổ hộ khẩu người dân cũng có thể làm sổ hộ khẩu bằng cách thuê nhà, mượn, ở nhờ, nếu được chủ sở hữu chỗ ở đó đồng ý. Vậy để có thể ở nhờ nhà để làm sổ hộ khẩu thì sẽ cần phải có hợp đồng cho ở nhờ và phải được cả bên ở nhờ và bên cho ở nhờ ký và công chứng. Vậy mẫu Hợp đồng cho ở nhờ như thế nào, Luật Việt Chính sẽ giới thiệu đến bạn mẫu Hợp đồng cho ở nhờ để làm sổ hộ khẩu dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

————–

HỢP ĐỒNG CHO Ở NHỜ

Hôm nay, ngày 15 tháng 6 năm 2016, tại Văn phòng Công chứng ……… – ……………………………………………………., chúng tôi gồm có:

BÊN CHO Ở NHỜ: (Sau đây trong hợp đồng gọi là bên A)

Bà ……………………., sinh năm 19………., CMND số ………….. do …………..

Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………………

BÊN Ở NHỜ: (Sau đây trong hợp đồng gọi là bên B)

Bà ……………………, sinh năm 19………, CMND số ………. do ……………….

Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………..

Sau khi cùng bàn bạc, trao đổi và thống nhất ý kiến, hai bên đồng ý lập hợp đồng với những điều khoản dưới đây:

ĐIỀU 1

CĂN CỨ XÁC LẬP

Bên A đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số ……………., hồ sơ gốc số: ………………… do ………………………….. cấp ngày …………………., có thông tin cụ thể như sau:

a/ Nhà ở:

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Tổng diện tích sử dụng: ………………………………………………………………………

Diện tích xây dựng: …………………………………………………………………………….

Kết cấu nhà: ……………………………………………………………………………………….

Số tầng: …………………………………………………………………………………………….

b/ Đất ở:

Thửa đất số: ……………………………………………………………………………………….

Tờ bản đồ số: ……………………………………………………………………………………..

Diện tích: …………………………………………………………………………………………..

Hình thức sử dụng: Riêng: ………………………………………………………………….

Chung: …………………………………………………………………

ĐIỀU 2

ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

Đối tượng của Hợp đồng cho ở nhờ này là căn nhà có địa chỉ và thông tin nêu tại điều 1 Hợp đồng này.

ĐIỀU 3

MỤC ĐÍCH

Bên A đồng ý cho bên B ở nhờ với mục đích để ở, đăng ký thường trú, nhập hộ khẩu vào sổ hộ khẩu tại địa chỉ căn nhà nêu trên.

ĐIỀU 4

THỜI GIAN CHO Ở NHỜ

Thời hạn cho ở nhờ hai bên thoả thuận là …………… năm kể từ ngày được công chứng.

ĐIỀU 5

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CÁC BÊN

  1. Nghĩa vụ và quyền của bên A:

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng mua bán máy phát điện

– Đảm bảo cho bên B được sử dụng ổn định diện tích nhà trong suốt thời gian hợp đồng;

2. Bên A có các quyền sau đây:

– Kiểm tra, nhắc nhở bên B bảo vệ, giữ gìn và sử dụng nhà cho đúng mục đích;

– Được quyền yêu cầu bên B bảo quản, giữ gìn nhà ở;

– Yêu cầu bên B trả lại nhà khi thời hạn đã hết;

– Yêu cầu bên B chấm dứt ngay việc sử dụng không đúng mục đích; huỷ hoại hoặc làm giảm sút giá trị của nhà; nếu bên B không chấm dứt hành vi vi phạm thì bên A có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng, yêu cầu bên B hoàn trả nhà ở đang sử dụng và bồi thường thiệt hại;

– Bên A được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên B có một trong các hành vi sau đây:

+ Bên B sử dụng nhà ở không đúng mục đích;

+ Bên B cố ý làm hư hỏng nhà ở;

+ Bên B tự ý sửa chữa, cơi nới, đập phá, tháo dỡ hoặc dịch chuyển đi nơi khác, thay đổi cấu trúc, đục tường, trổ cửa, phá dỡ hoặc xây cất thêm mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên A;

+ Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường, làm mất trật tự công cộng và đến sinh hoạt của những người xung quanh.

  1. Nghĩa vụ và quyền của bên B:

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

– Sử dụng đúng mục đích, đúng thời hạn;

– Không được huỷ hoại, làm giảm sút giá trị sử dụng của nhà ở;

– Có trách nhiệm bảo quản tốt các tài sản, không được cơi nới, sửa chữa, xây dựng, tháo dỡ, không được thay đổi cấu trúc căn hộ, không được đục tường, trổ cửa, phá dỡ hoặc xây cất thêm,… khi không được sự đồng ý bằng văn bản của bên A;

– Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường; đảm bảo các quy định về an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh công cộng, không được làm tổn hại đến quyền, lợi ích của người xung quanh;

– Mọi khoản tiền chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng như tiền Điện, Nước, truyền hình, viễn thông,…bên B sẽ phải tự chi trả cho nhà cung cấp trong suốt quá trình sử dụng;

– Giữ gìn nhà ở, sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra;

– Có nghĩa vụ trả lại nhà ở đang cùng sử dụng đúng hiện trạng khi đã hết thời hạn nếu không được gia hạn thêm;

– Có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục liên quan đến hợp đồng;

– Không được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng đang còn hiệu lực, nếu không có lý do chính đáng.

2. Bên B có các quyền sau đây:

– Được quyền sử dụng ổn định nhà ở trong thời gian cùng ở đã thoả thuận;

– Được quyền yêu cầu bên A tạo điều kiện để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp phù hợp với nhu cầu sử dụng;

– Sau khi hết thời hạn hợp đồng, nếu có nguyện vọng sử dụng tiếp thì Bên B phải thông báo trước cho Bên A.

TẢI TẠI ĐÂY: HỢP ĐỒNG CHO Ở NHỜ

ĐIỀU 6

PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 7

CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Bên A cam đoan:

1.1. Những thông tin về nhân thân và về đất, nhà ở đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

1.2. Nhà ở thuộc trường hợp được cho ở nhờ theo quy định của pháp luật;

1.3. Tại thời điểm giao kết hợp đồng này:

– Nhà ở cho ở nhờ không có tranh chấp;

1.4. Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện không bị lừa dối, không bị ép buộc;

1.5. Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong hợp đồng này.

2. Bên B cam đoan:

2.1. Những thông tin về nhân thân đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

2.2. Đã xem xét kỹ, biết rõ về nhà ở cho mượn nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này và các giấy tờ khác;

2.3. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

2.4. Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 8

THỜI HẠN VÀ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày công chứng viên công chứng vào bản hợp đồng và kết thúc khi thời hạn hợp đồng đã hết.

Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Thời hạn hợp đồng đã hết mà các bên không gia hạn thêm;

– Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Hợp đồng lập xong, các bên đã tự đọc lại toàn văn hợp đồng, tất cả đều nhất trí, không ai có ý kiến gì khác và cùng ký tên dưới đây làm bằng.

THAM KHẢO THÊM MẪU VĂN BẢN KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC THỤ LÝ GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Ngày ……tháng …… năm 20….. (Ngày (bằng chữ…………………………………………..), tại Văn phòng Công chứng ……………………. – …………………………………….., tôi – ………………………. Công chứng viên của Văn phòng Công chứng ………………….., thành phố Hà Nội, ký tên dưới đây:

CÔNG CHỨNG:

Hợp đồng cho ở nhờ này được lập giữa:

BÊN CHO Ở NHỜ:

Bà: ………………………….

(Có thông tin về nhân thân như nêu trên).

BÊN Ở NHỜ:

Bà: ………………………….

(Có thông tin như nêu trên).

– Hai bên đã tự nguyện lập Hợp đồng cho ở nhờ và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của hợp đồng;

– Vào thời điểm công chứng, các bên giao kết đều có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;– Mục đích, nội dung thoả thuận của các bên trong hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

– Sau khi tự đọc lại toàn văn hợp đồng, các bên công nhận đã hiểu rõ toàn bộ nội dung, từng người một đã ký tên vào hợp đồng này trước sự chứng kiến của tôi;

– Hợp đồng này có 08 (tám) điều, 06 (sáu) tờ, 06 (sáu) trang (cả phần lời chứng) và được lập thành 03 (ba) bản chính có giá trị như nhau, lưu tại Văn phòng công chứng Trần Thiết 01 (một) bản chính.

Số công chứng: ..………/20……/HĐCON. Quyển số: ……./VP/CC – SCC/HĐGD

Trên đây là Mẫu hợp đồng ở nhờ mà Luật Việt Chính gửi tới bạn đọc, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi quan website này. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc tới bạn.