Mẹo chữa trĩ cho bà bầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bệnh trĩ ở bà bầu là tình trạng thường gặp phải, đặc biệt là giai đoạn mang thai 3 tháng cuối. Bị trĩ khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu, dễ bị stress, ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất.

Trĩ là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng cuối, khi tử cung mở rộng và gây áp lực lên tĩnh mạch. Trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng.

Bị trĩ khi mang thai có thể gây ngứa, đau, hoặc chảy máu trong hoặc sau khi đi tiêu, gây nhiều khó chịu cho thai phụ. Tuy nhiên, bị trĩ khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như nhiều mẹ bầu lo lắng. Trong quá trình chuyển dạ, có thể lực đẩy sẽ tác động và làm tình trạng bệnh trĩ nặng hơn, tuy nhiên, tình trạng này thường biến mất sau khi sinh.

Một số phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai lần đầu tiên. Nếu đã từng mắc bệnh trĩ trước đó, có nhiều khả năng thai phụ sẽ bị lại hoặc bị nặng hơn khi mang thai.

Bà bầu rất dễ bị trĩ vì những lý do sau:

  • Khi thai nhi ngày càng phát triển, tử cung của người mẹ sẽ lớn hơn và gây áp lực vào xương chậu, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến các tĩnh mạch này sưng và gây đau.
  • Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng lên cũng góp phần gây ra bệnh trĩ, vì làm giãn các thành mạch và làm chúng dễ bị sưng hơn.
  • Thể tích máu khi mang thai tăng lên gây giãn tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây bệnh trĩ khi mang thai.

Ngoài ra, những yếu tố sau cũng tác động lên hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở bà bầu:

  • Táo bón, thường xuyên rặn nhiều khi đi ngoài
  • Tăng cân quá nhiều khi mang thai
  • Ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu trong một khoảng thời gian dài

Mẹo chữa trĩ cho bà bầu

Một số phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai lần đầu tiên

Thông thường bệnh trĩ sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, bị trĩ khi mang thai thường gây ngứa và đau, khiến bà bầu cảm thấy rất khó chịu, thậm chí nếu không chăm sóc đúng cách có thể khiến bà bầu bị sa búi trĩ. Để đề phòng biến chứng này có thể áp dụng các cách sau:

  • Ngâm khu vực trực tràng trong nước ấm, có thể ngâm nhiều lần trong ngày
  • Chườm lạnh khu vực bị trĩ sẽ giúp làm giảm sưng và giảm đau, có thể chườm nhiều lần trong ngày
  • Luôn giữ vùng hậu môn sạch sẽ và khô ráo. Sử dụng khăn vải mềm nhúng vào nước ấm lau nhẹ nhàng vùng hậu môn sau khi đi tiêu hoặc sau khi tắm và giữ cho vùng này luôn khô ráo. Việc dư thừa độ ẩm có thể gây ra những kích ứng ở khu vực này
  • Có thể sử dụng thuốc bôi trơn hậu môn để đi tiêu dễ dàng hơn
  • Sử dụng baking soda dạng ướt hoặc khô để bôi tại vị trí trĩ, giúp giảm ngứa

Để phòng ngừa bị trĩ khi mang thai, trước tiên cần tránh bị táo bón. Một số cách ngăn ngừa táo bón có thể kể đến như sau:

  • Sử dụng thường xuyên và cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể bằng các loại trái cây như lê (có thể ăn cả vỏ), quả bơ và các quả mọng nước; các loại rau như bông cải xanh, rau cải; các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bỏng ngô; các loại đậu như đậu lăng và đậu xanh; các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, ...

Mẹo chữa trĩ cho bà bầu

Sử dụng thường xuyên và cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt

  • Cung cấp nhiều nước cho cơ thể. Phụ nữ mang thai nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế việc nhịn đi tiêu khi có nhu cầu bởi có thể gây ra tình trạng táo bón, là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài. Nếu công việc văn phòng phải thường xuyên ngồi trước máy vi tính, hãy cố gắng dừng lại sau 30 phút, vận động nhẹ nhàng cơ thể bằng cách đi bộ (khoảng vài phút) để làm giảm áp lực lên khu vực hậu môn
  • Khi nằm nên nằm nghiêng để làm giảm áp lực xuống các tĩnh mạch trực tràng
  • Nếu thường xuyên bị táo bón và tình trạng này không cải thiện, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc nhuận tràng mà thai phụ có thể dùng

Bên cạnh việc tránh táo bón, thai phụ cũng nên thực hiện và tránh những điều sau để phòng ngừa bị trĩ khi mang thai:

  • Tránh bưng bê hoặc nâng vật nặng vì sẽ làm tăng áp lực lên vùng bụng và hông chậu
  • Nếu bị ngứa, nên tránh làm trầy xước da vì có thể ảnh hưởng đến thành tĩnh mạch
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có nhiều gia vị, vì có thể làm tình trạng ngứa nặng hơn và bị táo bón
  • Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều muối, thức ăn mặn, vì sẽ gây tích nước, làm tăng khối lượng dòng máu lưu thông
  • Tránh tăng cân quá nhiều, gây áp lực lên trực tràng, làm tăng nguy cơ bệnh trĩ ở bà bầu
  • Nên tập luyện thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên như đi bộ, bài tập Kegel mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa.

Bị trĩ khi mang thai gây đau rát vùng hậu môn, khiến mẹ bầu rất khó chịu. Để cải thiện triệu chứng, bên cạnh các cách nêu trên, thai phụ có thể sử dụng thuốc, tuy nhiên nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, không nên tự ý mua thuốc về dùng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ khám và điều trị trĩ hiệu quả cao được nhiều người tin cậy. Tại đây, khách hàng được khám và chẩn đoán trĩ bằng các phương pháp hiện đại và tiên tiến nhất. Việc điều trị trĩ được ứng dụng những kỹ thuật tiến bộ nhất hiện nay, giúp giảm tối đa sự đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trĩ

Phân biệt sa trực tràng và trĩ

XEM THÊM:

Phụ nữ mang thai thường có xu hướng tìm kiếm những phương pháp điều trị trĩ an toàn, không gây tác dụng phụ. Vì thế, các bài thuốc dân gian thường được ưa chuộng và tin dùng. Dưới đây teotri.vn chia sẻ đến bạn đọc những mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu an toàn và hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết trĩ ở bà bầu

Mẹo chữa trĩ cho bà bầu

Giống như các đối tượng khác, bà bầu bị trĩ cũng gặp phải một số triệu chứng như: đi ngoài ra máu tươi; sa búi trĩ; đau rát vùng hậu môn; có dịch nhày hậu môn. Tùy theo các mức độ bệnh mà các dấu hiệu có thể nặng – nhẹ khách nhau.

  • Đi ngoài ra máu tươi: Biểu hiện này thường gặp khi mẹ bầu đi đại tiện, máu có thể lẫn vào phân hoặc thấm trên giấy vệ sinh. Đến giai đoạn nặng hơn thì máu chảy càng nhiều hơn.
  • Sa búi trĩ: Ở giai đoạn đầu, búi trĩ có thể tự co vào hậu môn sau khi đi đại tiện xong nhưng đến giai đoạn nặng búi trĩ sa hẳn ra ngoài mà không thể đẩy lên được.
  • Hậu môn tiết nhiều dịch gây ẩm ướt và dễ bị viêm nhiễm gây đau rát, khó chịu.

Mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu

Mẹo chữa trĩ cho bà bầu

Trong quá trình mang thai, phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ bởi vì ở giai đoạn này họ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng táo bón. Hoặc cũng có thể là do lượng máu trong cơ thể tăng lên theo từng giai đoạn thai kỳ khiến vùng tử cung bị dồn ép khiến cho tĩnh mạch vùng trực tràng và hậu môn phồng to khiến bà bầu mắc phải chứng bệnh này.

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chữa trị bệnh trĩ. Nhưng với bà bầu thì cần lựa chọn những phương pháp điều trị an toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, các bài thuốc dân gian được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng để trị bệnh tại nhà.

Bài thuốc dân gian chữa trĩ cho bà bầu chủ yếu được lấy từ các loại thảo dược tự nhiên, chúng có chứa các hoạt chất có tác dụng giảm sưng đau, chống viêm và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh trĩ. Mặc dù, trĩ không phải là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và thai nhi nhưng nó có thể gây ra những biểu hiện khó chịu làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của mẹ bầu.

Việc sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh trĩ cho bà bầu được nhiều người lựa chọn bởi:

  • An toàn: Các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên nên chúng được đánh giá khá lành tính với sức khỏe người bệnh.
  • Tiết kiệm: Các loại thảo dược này dễ kiếm trong vườn nhà nên hầu như không phải mất tiền mua. Hơn nữa, bà bầu có thể thự hiện ngay tại nhà mà không cần phải đến các cơ sở y tế nên tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa.
  • Hiệu quả: Các bài thuốc dân gian thường mang lại hiệu quả nhất định và giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng hơn. Các hoạt chất từ thảo dược tự nhiên thường mang lại hiệu quả chậm nên bạn cần kiên trì thực hiện mới thấy được tác dụng. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người và thường có tác dụng với những trường hợp ở giai đoạn nhẹ, bệnh mới chớm phát triển. Nếu bệnh tiến triển nặng các bài thuốc này giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng chứ không thể giúp ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh.

Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh trĩ trong giai đoạn mang thai, trước tiên bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên gia để thăm khám và đánh giá được chính xác mức độ bệnh. Khi có kết quả chẩn đoán, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia xem các bài thuốc dân gian có hiệu quả với giai đoạn bệnh của mình hay không. Tránh tùy tiện áp dụng tại nhà khi chưa qua thăm khám.

6 bài thuốc dân gian chữa trĩ cho bà bầu

1. Mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu từ rau diếp cá

Mẹo chữa trĩ cho bà bầu

Diếp cá là loại rau thơm thường được sử dụng để ăn kèm với một số món ăn. Theo Đông y, rau diếp cá có tình hàn, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, có tác dụng mát gan, kháng viêm, sát trùng vết thương rất tốt. Nhờ công dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ nên dân gian sử dụng rau diếp cá để giảm triệu chứng và hỗ trợ làm co búi trĩ.

Ngày nay, đã có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng chữa bệnh trĩ của diếp cá. Theo y học hiện đại, loại rau này có chứa các hoạt chất như: Quercetin, rutin và isoquercetin… Những hoạt chất này có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, bảo vệ thành mạch, chống sa búi trĩ. Ngoài ra, rau diếp cá còn rất giàu chất xơ và vitamin C cùng các khoáng chất nên vừa có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng búi trĩ vừa có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Đối với bệnh trĩ, rau diếp cá có tác dụng chống viêm nhiêm, làm giảm phù nề búi trĩ và làm giảm các biểu hiện của bệnh trĩ, giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu và hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ nhanh chóng hơn.

Các bài thuốc từ rau diếp cá sử dụng để chữa bệnh trĩ cho bà bầu được thực hiện như sau:

Chuẩn bị: Chuẩn bị khoảng 200g – 300g rau diếp cá tươi sau đó nhặt sạch lá úa rồi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để đảm bảo rau được loại bỏ sạch vi khuẩn.

Cách thực hiện:

  • Cách 1 – Ăn sống trực tiếp rau diếp cá: Cách làm này gây khó khăn cho không ít người bởi mùi tanh đặc trưng của rau diếp cá. Rau diếp cá bạn có thể sử dụng để ăn sống trực tiếp hoặc là làm rau trộn… Tuy là rau diếp cá rất tốt cho bệnh trĩ nhưng bạn không nên bổ sung quá nhiều, mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng khoảng 20 – 50g rau diếp cá và sử dụng một cách đều đặn thì các triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.
  • Cách 2 – Đắp rau diếp cá lên búi trĩ: Rau diếp cá đã chuẩn bị và rửa sạch đem đi xay nhỏ hoặc giã nát. Phần nước cốt bạn có thể sử dụng để bôi vào vùng búi trĩ còn phần bã đem đắp lên búi trĩ và dùng bông gạc hoặc vải mềm để cố định lại. Để khoảng 1 tiếng rồi tháo ra vệ sinh sạch sẽ. Mỗi ngày bạn nên thực hiện 2 lần vào mỗi sáng và tối.
  • Cách 3: Làm nước rau diếp cá uống hàng ngày: 300g rau diếp cá đã chuẩn bị và khoảng 500ml nước lọc vào máy xay xay nhuyễn rồi lọc bỏ phần bã. Phần nước bạn để uống trong ngày, có thể bỏ thêm chút đường hoặc mật ong vào uống cho bớt tanh.
  • Cách 4: Ngâm rửa, xông hơi búi trĩ bằng rau diếp cá: Rau diếp cá cho vào nồi cùng với 1 lít nước và 1 thìa nhỏ muối tinh. Đun đến khi nước sôi thì tiếp tục đun thêm trong vòng 15 phút rồi lọc lấy phần nước cho ra chậu để xông hậu môn. Bạn nên xông vùng hậu môn cho đến khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp hậu môn xuống chậu nước rau diếp cá và rửa sạch vùng hậu môn rồi lau khô để giúp giảm triệu chứng ngứa rát khó chịu và làm teo búi dom khá hiệu quả.

☛ Tham khảo thêm tại: Bật mí cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá hiệu quả tại nhà

2. Mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu từ lá trầu không

Mẹo chữa trĩ cho bà bầu

Lá trầu không là loại thảo dược phổ biến trong dân gian được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh. Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, có tác dụng khu phong, hạ khí, tiêu viêm, kháng khuẩn, diệt virus… Đặc biệt, nó còn được sử dụng trong điều trị đầy bụng, khó tiêu, cảm mạo, viêm họng…

Phụ nữ thường dùng lá nước lá trầu không để chữa các bệnh về phụ khoa, ngăn ngừa mùi cơ thể và ngoài ra còn có tác dụng giảm cân. Với nam giới, lá trầu không thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương.

Theo y học hiện đại, người ta tìm thấy trong lá trầu không chứa hàm lượng lớn hoạt chất betel phenol có tác dụng chống oxy hóa và sát khuẩn như các loại kháng sinh rất mạnh (với các loại vi khuẩn như: subtilis, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn và trực trùng coli…). Với bệnh trĩ, lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, chống viêm nhiễm vùng búi trĩ.

Ngoài ra, lá trầu không còn rất giàu các vitamin, khoáng chất có tác dụng bảo vệ trực tràng, làm chắc thành mạch và đẩy nhanh quá trình phục hồi vùng tổn thương do búi trĩ gây ra. Đặc biệt, lá trầu không còn giúp hỗ trợ giảm đau, thu nhỏ búi trĩ và cầm máu cho các trường hợp bị trĩ đi ngoài ra máu.

Tóm lại, lá trầu không có công dụng sát khuẩn, chống viêm cực mạnh đối với búi trĩ, đồng thời có tác dụng làm giảm cảm giác đau rát, khó chịu ở người bệnh trĩ. Lá trầu không thường được dùng chữa bệnh trĩ theo cách xông hơi và mang lại hiệu quả rất khả quan.

Cách 1: Xông hơi kết hợp ngâm rửa hậu môn với lá lốt

+) Chuẩn bị nguyên liệu: 100 gram lá lốt

+) Cách thực hiện: Lá lốt chọn lá tươi, không sâu đem đi rửa sạch rồi thái nhỏ sau đó cho vào nồi nước khoảng 2 lít, đun sôi và đun thêm khoảng 10 phút là tắt bếp. Nước thu được đổ ra chậu nhỏ dùng để xông hậu môn cho đến khi nước còn ấm khoảng 40 độ thì dùng để ngâm vùng trĩ thêm 5-10 phút. Cuối cùng rửa sạch hậu môn bằng nước và lau khô bằng khăn bông mềm. Mỗi ngày thực hiện cách làm này 1 lần, nhất là sau khi đi tiêu hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để giảm đau hậu môn, thu nhỏ búi trĩ.

Cách 2: Dùng lá lốt và nghệ

+) Chuẩn bị nguyên liệu: 100 gram lá lốt, 1 củ nghệ tươi

+) Cách thực hiện: Cả 2 nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch. Lá lốt thái nhỏ còn nghệ bỏ vỏ rồi thái lát. Rửa sạch cả hai nguyên liệu đã chuẩn bị, thái nhỏ. Cho nguyên liệu vào nồi với 2 lít nước đun sôi rồi để thêm khoảng 15 phút nữa cho các hoạt chất trong dược liệu ra phần nước. Nước thu được để nguội bớt rồi ngâm hậu môn trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày ngân hậu môn khoảng 2 lần sẽ giúp các triệu chứng của bệnh được giảm đi nhanh chóng.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: 5 mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt đơn giản, hiệu quả tại nhà

3. Mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu từ quả sung

Mẹo chữa trĩ cho bà bầu

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và làm sạch ruột, giải độc cơ thể nên loại quả này thường được dân gian sử dụng trong điều trị bệnh táo bón, tiêu hóa kém, viêm ruột. Đặc biệt, quả sung có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt, giúp giảm tình trạng sa búi trĩ và sa trực tràng.

Theo Y học hiện đại, trong quả sung có chứa nhiều vitamin (vitamin nhóm A, B, C, E, K) và nguyên tố vi lượng như: sắt, canxi, photpho, kali… cùng một số thành phần như: oxalic acid, citic acid, glucose, saccarose, shikimic acid, auxin, calcium, potassium. Những hoạt chất trong quả sung giúp làm mát cơ thể, cầm máu rất tốt cho người bệnh trĩ và táo bón. Đặc biệt là nó còn có tác dụng phòng ngừa một số loại ung thư.

Chuẩn bị nguyên liệu: 10 -15 quả sung xanh tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút.

Cách làm:

  • Cách 1- Ăn trực tiếp sung hàng ngày: Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn dưới 500g quả sung và có thể chia ra nhiều lần ăn trong ngày.
  • Cách 2 – Làm nước xông vùng hậu môn: Quả sung đã chuẩn bị cho vào nồi đun cùng một 1,5 lít nước và cho thêm 1 thìa cà phê muối tinh để tăng hiệu quả kháng khuẩn. Đun sôi nồi  nước rồi vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút nữa cho các hoạt chất trong quả sung thoát ra ngoài. Nước thu được bạn sử dụng để xông vùng hậu môn ngay khi nước còn nóng và khi nước còn ấm thì bạn ngâm hậu môn trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày thực hiện đều đặn khoảng 2 lần đến khi thấy có kết quả.

4. Mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu từ cây lá bỏng

Mẹo chữa trĩ cho bà bầu

Cây lá bỏng có chữa các hoạt chất như phenolic, flavonoic hay acid malic có đặc tính ức chế sự phát triển của các gốc tự do và vi khuẩn nên có tác dụng sát trùng rất tốt. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có tác dụng giảm đau tự nhiên, giảm sưng đau trĩ.

Đặc biệt, cây lá bỏng còn có nhiều tác dụng khác như: tiêu độc, giải nhiệt, trị nóng trong, cầm máu. Chính vì thế, loại thảo dược này góp phần đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trĩ hiệu quả.

Có rất nhiều phương pháp trị bệnh trĩ bằng cây lá bỏng nhưng với bà bầu, phương pháp an toàn nhất là dùng lá bỏng để đắp vùng hậu môn.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 5 lá bỏng tươi và một ít muối
  • Các sử dụng: Lá bỏng đem rửa sạch và cho vào cối cùng ít muối rồi giã nát. Phần bã thu được để đắp vào vùng hậu môn khoảng 20 phút/lần, mỗi ngày thực hiện từ 1-2 lần sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Lưu ý, trước và sau khi đắp cần vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ và lau khô bằng khăn bông mềm.

5. Mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu từ cây cỏ mực

Mẹo chữa trĩ cho bà bầu

Cây cỏ mực hay còn được dân gian gọi với cái tên là cỏ nhọ nồi. Loại thảo dược này cũng là một trong những vị thuốc được nhiều người sử dụng để chữa bệnh trĩ tại nhà. Trong cỏ mực có chứa các hoạt chất như: saponin, tanin, vitamin A, C, K giúp giảm đau, ngăn nhiễm trùng, bảo vệ thành mạch và thu nhỏ búi trĩ.

Còn theo các tài liệu Đông y, cây cỏ mực có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, chỉ thống, giảm viêm, có tác dụng cầm máu tốt nên thích hợp cho những người bị trĩ đi cầu ra máu.

Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm cỏ mực tươi (dùng cả cây)
  • Cách sử dụng: Nguyên liệu chuẩn bị đem rửa sạch rồi nấu chung với 1,5 lít nước. Đun nước sôi khoảng 10 phút rồi đổ ra chậu để xông hậu môn. Thực hiện xông vùng hậu môn cho đến khi nước nguội thì tận dụng để rửa và ngâm hậu môn. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ sẽ giúp hậu môn bớt đau nhức vào ban đêm và ngăn ngừa sưng viêm hậu môn.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cây cỏ mực (nhọ nồi) chữa bệnh trĩ đúng cách, hiệu quả

6. Mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu từ lá hẹ

Mẹo chữa trĩ cho bà bầu

Lá hẹ chứa hàm lượng cao flavonoid có khả năng diệt khuẩn, bảo vệ thành mạch và các mô mềm trong hậu môn khỏi bị tổn thương. Ngoài ra, trong lá hẹ còn chứa thành phần allicin hoạt động giống như một loại thuốc kháng sinh cũng có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng hậu môn, đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi niêm mạc hậu môn.

Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị: 500 gram lá hẹ và 3 miếng vải mỏng
  • Cách sử dụng: Lá hẹ đem rửa sạch rồi giã nát sau đó cho vào chảo sao nóng rồi chia làm 3 phần gói vào 3 miếng vải mỏng đã chuẩn bị để chườm vào hậu môn cho đến khi hết ấm thì thay gói khác. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Cotripro Gel – Kết hợp các vị thuốc dân gian giúp giảm đau, co trĩ hiệu quả

Nếu cảm thấy bất tiện trong khi sử dụng cũng như quá trình chuẩn bị các loại thảo dược, bạn có thể tham khảo sử dụng các loại kem bôi thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, vừa an toàn lại hiệu quả nhanh như Cotripro giúp làm co búi trĩ.

Mẹo chữa trĩ cho bà bầu

Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng đầu tiên của Việt Nam với các thành phần được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến có thành phần tổng hợp từ các vị thuốc nam tốt nhất cho trĩ như:

  • Quecerin chiết xuất từ lá Cúc tần có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và chống chảy máu do trĩ.
  • Bổ sung Piperin từ là Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn đến gần trĩ, kèm theo tinh chất từ Nghệ dễ hấp thụ vào cơ thể tăng tốc độ lành da.
  • Kết hợp với chiết xuất từ lá Sung tăng tính bền thành mạch, ngăn chặn sự dãn rộng của mạch máu khiến trĩ to thêm.
  • Hoạt chất sesquiterpen được chiết xuất từ Ngải cứu giúp búi trĩ săn lại và co lại theo thời gian.

Tất cả các chất có lợi này đi kèm với công nghệ tạo nhũ tương, cho ra sản phẩm dạng gel Polycrylate crosspolyme dễ thẩm thấu qua niêm mạc và da, nhờ đó có khả năng tác dụng lên bệnh trĩ trong thời gian ngắn nhất.

Ưu điểm vượt trội của cotripro gel:

  • Với thiết kế dạng Gel bôi trực tiếp sẽ giải phóng nhanh các hoạt chất và ngấm trực tiếp vào nơi bị tổn thương. Cotripro nhanh chóng làm dịu mát và săn se da, giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh trĩ. Những trường hợp Trĩ nặng hơn, Trĩ sa… thì sử dụng khoảng 1 tháng (3 tuýp) sẽ thấy búi trĩ dần co lên.
  • Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược, không gây tác dụng phụ. Dạng Gel bôi ngoài da tác động nhanh tại chỗ chứ không gây tác dụng toàn thân như dạng uống, nhờ đó Gel Trĩ rất an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là trường hợp phụ nữ có thai hoặc cho con bú có thể yên tâm sử dụng.

Ngoài ra, sản phẩm còn có dạng viên uống tác động sâu vào bên trong thành mạch, giúp tăng sức bền thành mạch, co trĩ, giảm đau rát, táo bón từ đó ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh trĩ.

Mẹo chữa trĩ cho bà bầu

Viên uống Cotripro được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ, đồng thời bổ sung thêm thành phần Slippery Elm, Rutin, Đương Quy và Diếp Cá. CotriPro dạng viên uống tác động sâu vào bên trong thành mạch, giúp tăng sức bền thành mạch, co trĩ, giảm táo bón từ đó ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh trĩ.

Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ bằng thuốc dân gian

Để nhanh chóng nhận được kết quả tốt, trong quá trình sử dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ bạn cần lưu ý:

  • Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia để được tư vấn những bài thuốc an toàn, cho hiệu quả thực sự.
  • Các loại thảo dược an toàn nhưng cần sử dụng dược liệu sạch không có thuốc trừ sâu và rửa sạch sẽ trước khi sử dụng để tránh gây nhiễm trùng cho hậu môn.
  • Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc dân gian thì bạn nên bổ sung cho cơ thể nhiều nước cũng như các loại rau củ quả để tăng cường chất xơ vào mỗi bữa ăn giúp ngăn ngừa táo bón. Đồng thời, cần hạn chế sử dụng các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu và khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày, tránh đứng, ngồi lâu ở một chỗ, không bưng bê những đồ vật quá nặng và tập thể dục mỗi ngày để cải thiện tuần hoàn máu, giải phóng áp lực cho các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng.

Trên đây là những mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu được rất nhiều người tin dùng. Hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn cho mình được phương pháp sử dụng phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.