Miêu tả cây cối tập làm văn lớp 4

Viết: Bài văn miêu tả cây cối giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 11, 12. Qua đó, giúp các em nắm được cấu trúc bài văn miêu tả cây cối.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài văn miêu tả cây cối của Bài 1: Cuộc phiêu lưu của bồ công anh - Chủ đề Cuộc sống mến yêu theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 11, 12

Câu 1

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Hoa xanh

Tháng Ba, tháng Tư, mùa hạ còn mang nhiều hương vị của xuân. Vườn na dịu mát bóng xanh non.

Cây na mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không lớn, cành chẳng um tùm lắm, nhưng toàn thân nó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ru thấp thoáng, mơ hồ.

Cây na ra hoa, thứ hoa đặc biệt mang màu xanh của lá non. Hoa lẫn trong cành, thả vào vườn hương thơ, dịu ngọt, ấm cúng.

Từ màu hoa ẩn náu đó, những quả na nhỏ bé, tròn vo, cứ mỗi ngày một lớn. Quả na mở biết bao nhiêu là mắt để ngắm nhìn mảnh đất sinh trưởng, để thấy hết họ hàng, để nhận biết nắng từng chùm lấp lánh treo từ ngọn cây rọi xuống mặt đất.

Theo Phạm Đức

  1. Xác định các đoạn văn và nội dung của từng đoạn
  1. Tác giả miêu tả những bộ phận nào của cây na?
  1. Theo em, tác giả có thể viết thêm vào bài văn điều gì?

Trả lời:

  1. Xác định như sau:
  1. Từ đầu đến "xanh non": Giới thiệu vườn na.
  1. Từ "Cây na mảnh dẻ" đến "thấp thoáng mơ hồ": Miêu tả cây na và bóng mát của cây na.
  1. Từ "Cây na ra hoa" đến "ấm cúng": Miêu tả hoa na.
  1. Từ "Từ màu hoa xanh" đến hết: Miêu tả quả na.
  1. Tác giả miêu tả những bộ phận: thân cây, hoa na, quả na.
  1. Theo em, tác giả có thể viết thêm vào bài văn tình cảm, cảm xúc của mình với cây na.

Câu 2

Trao đổi với bạn:

  1. Bài văn miêu tả cây cối thường gồm những phần nào?
  1. Theo em, ngoài trình tự miêu tả như ở bài “Hoa xanh”, còn có thể miêu tả theo trình tự nào khác?
  1. Sau khi tả các bộ phận của cây, người ta có thể viết thêm điều gì?

Trả lời:

  1. Bài văn miêu tả cây cối thường gồm 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu chung về cây.

Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.

Kết bài: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,... hoặc liên hệ với người, vật,... có liên quan.

  1. Ngoài trình tự miêu tả như ở bài "Hoa xanh", ta có thể miêu tả theo các giai đoạn phát triển của cây na từ khi còn là những cây na non, na đã phát triển, na nở hoa và kết trái.
  1. Sau khi tả các bộ phận của cây, người ta có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc, những ấn tượng đặc biệt hoặc liên hệ với sự vật, sự việc có liên quan.

Câu 3

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Lá bàng

Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, lúc ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.

Đoàn Giỏi

  1. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự nào?
  1. Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả lá cây bàng không?

Trả lời:

  1. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự thời kỳ phát triển của lá bàng.
  1. Trình tự miêu tả ấy phù hợp để tả lá cây bàng vì nó cho ta biết các giai đoạn phát triển của lá bàng: lá bàng mới nhú, lá bàng mọc dày, lá bàng ngả vàng, lá bàng rụng.

Bác Năm luôn cặm cụi trong vườn tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ, bón phân… Vì thế, vườn rau luôn xanh tốt và quanh năm gia đình bác có cuộc sống sung túc nhờ vườn rau, vườn cây đem lại.. Em rất thích mảnh vườn của bác Năm. Những buổi đẹp trời, em thường sang thăm vườn của bác. Ngồi bên bờ ao, em dõi mắt nhìn đàn cá tung tăng bơi lội dưới nước hay nhìn đàn bướm bay lượn trên những cánh hoa mà tâm hồn cảm thấy thật thư thái, dễ chịu.

Giải bài Viết: Tả cây cối lớp 4 trang 35 Cánh Diều sách Cánh Diều Tập 1 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 thuộc bộ sách Cánh Diều.

Bản quyền thuộc về VnDoc Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

I. Nhận xét Tả cây cối lớp 4

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Cây si

Cây si bao giờ cũng già hơn những cây khác, từ cây si cổ thụ bên giếng đầu làng đến cây si bé tí trong hòn non bộ của ông.

Rễ si làm thành bộ “râu” độc đáo của si. Bộ râu si rất rậm và dài. Những ngày sắp mưa hoặc sau mưa, cây si lại càng già thêm vì râu cứ trắng ra. Cây si khác cây đa là những chòm râu ấy không thành những thân phụ, mà bao giờ cũng vẫn chỉ là bộ râu loà xoà. Còn cây đa, đến một ngày nào đó, có những râu sẽ ăn xuống đất, lớn lên, thành thân cây: một cây đa có khi có đến năm, sáu gốc.

Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, sờ vào từng chòm râu, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bàng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn những cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì xanh lá quanh năm.

Lá si tặng con người bóng mát, còn chòm râu thì để trẻ ngắm nghĩa mà nhớ đến ông nội, ông ngoại của mình, những người già luôn yêu quý các em.

theo Băng Sơn

  1. Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.
  1. Cây si được miêu tả theo trình tự nào?

Trả lời:

  1. Bài văn có 4 đoạn. Nội dung của từng đoạn như sau:

ĐoạnNội dungĐoạn 1 (từ đầu đến non bộ của ông)- Giới thiệu về cây siĐoạn 2 (từ Rễ si làm thành đến năm, sáu góc)- Miêu tả bộ râu (rễ) của cây siĐoạn 3 (từ Lá si tuy nhỏ đến quanh năm)- Miêu tả lá (vòm lá) của cây siĐoạn 4 (phần còn lại)- Tình cảm của người viết dành cho cây si

  1. Cây si được miêu tả theo trình tự: từng bộ phận của cây si từ dưới lên trên

II. Bài học: Cấu tạo của bài văn tả cây cối

TẢ CÂY CỐI

1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả (cây, hoa, quả)

2. Thân bài:

  • Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả
  • Nêu ích lợi của đối tượng miêu tả

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả

III. Luyện tập Tả cây cối lớp 4

Câu 1 trang 36 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1

Đọc và nêu cấu tạo, trình tự miêu tả của bài văn sau:

CÂY BÀNG (theo Đào Vũ, tr.36 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh Diều)

  1. Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.
  1. Cây bàng được miêu tả theo trình tự nào?

Trả lời:

  1. Bài văn gồm 4 đoạn với nội dung như sau:

ĐoạnNội dungĐoạn 1Tả cây bàng vào mùa hèĐoạn 2Tả cây bàng vào mùa thuĐoạn 3Tả cây bàng vào mùa đôngĐoạn 4Tả cây bàng vào mùa xuân

  1. Cây bàng được miêu tả theo trình tự thời gian (các mùa trong năm)

Câu 2 trang 37 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1

Trình tự miêu tả trong bài văn trên khác bài thơ Cau ở điểm nào?

Trả lời:

Điểm khác biệt là:

  • Bài thơ Cau miêu tả từng bộ phận (hình dáng) của cây cau (ở một thời gian nhất định)
  • Bài văn Cây bàng miêu tả ngoại hình của toàn bộ cây bàng theo trình tự thời gian (sự thay đổi của cây theo từng mùa trong năm)

-------

\>> Tiếp theo: Nói và nghe: Kể chuyện Chiếc ví

Ngoài ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 , Tập làm văn lớp 4 và Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn . Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4 .