Mỗi người có bao nhiêu sổ bảo hiểm xã hội năm 2024

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Mỗi người có bao nhiêu sổ bảo hiểm xã hội năm 2024

Mỗi cá nhân được cấp bao nhiêu mã số bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)

Mỗi cá nhân được cấp bao nhiêu mã số bảo hiểm xã hội?

Căn cứ Điều 2 Quy chế Xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế ban hành kèm theo Quyết định 2153/QĐ-BYT năm 2020 về Quy chế xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế:

Giải thích từ ngữ

1. Mã định danh y tế (tên tiếng anh là Health Identification, viết tắt là HID) là nhóm dữ liệu được sử dụng để xác định danh tính một cá nhân tham gia dịch vụ chăm sóc sức khỏe .

2. Mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT theo quy định tại Quyết định số 346/QĐ-BHXH ngày 28/3/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành quy chế quản lý và cấp mã số bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Tại Điều 3 Quy chế Xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế ban hành kèm theo Quyết định 2153/QĐ-BYT năm 2020 quy định nguyên tắc xác định mã định danh y tế:

Nguyên tắc xác định mã định danh y tế

1. Sử dụng mã số bảo hiểm xã hội làm mã định danh y tế.

2. Mỗi người dân chỉ được cấp một mã định danh y tế duy nhất và mỗi mã định danh y tế chỉ được cấp cho một người dân và tồn tại suốt đời.

3. Các cơ sở y tế sử dụng mã định danh y tế để liên kết thông tin sức khỏe của người dân với Bệnh án điện tử, Hồ sơ sức khỏe điện tử và các phần mềm thông tin y tế khác.

Như vậy, mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT. Hiện nay, sẽ sử dụng mã số bảo hiểm xã hội làm mã định danh y tế.

Mỗi người dân chỉ được cấp một mã định danh y tế duy nhất và mỗi mã định danh y tế chỉ được cấp cho một người dân và tồn tại suốt đời.

05 đặt tính cơ bản của mã số bảo hiểm xã hội?

Căn cứ Điều 4 Quy chế Xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế ban hành kèm theo Quyết định 2153/QĐ-BYT năm 2020 quy định đặt tính cơ bản của mã định danh y tế (hay còn gọi là mã số bảo hiểm xã hội):

(1) Sẵn sàng:

- Luôn trong trạng thái sẵn sàng bất cứ khi nào, bất cứ đâu để các cơ sở y tế có thể truy vấn, sử dụng mã định danh y tế.

(2) Nhận diện:

- Có khả năng xác định danh tính của một cá nhân gắn liền với một mã định danh hợp lệ.

- Thông tin định danh có thể bao gồm các thông tin sau:

+ Mã bảo hiểm xã hội;

+ Họ tên;

+ Ngày sinh;

+ Giới tính;

+ Số chứng minh nhân dân;

+ Địa chỉ khai sinh.

- Những thông tin này không được đưa vào việc sinh ra mã định danh y tế, nhưng được sử dụng gắn liền với mã định danh y tế và có thể được cập nhật trong trường hợp có yêu cầu thay đổi hợp lệ từ người dân.

(3) Liên thông:

- Mã định danh y tế có thể được sử dụng kết hợp với các thông tin khác để tạo ra mã liên kết các hồ sơ y tế trên các hệ thống thông tin khác nhau.

Mỗi cá nhân có báo nhiêu mà số BHXH?

Câu trả lời: Theo đó, mã số ghi trên thẻ BHYT gồm 15 ký tự, trong đó: 10 ký tự cuối là mã số BHXH duy nhất của mỗi người trong suốt quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp.

Mỗi người được đăng ký báo nhiêu số bảo hiểm xã hội?

Theo quy định hiện hành, mỗi người chỉ được cấp một sổ BHXH với thông tin cá nhân về tên, ngày, tháng, năm sinh, số CMND. Hiện nay, cơ quan BHXH cũng đang tiến hành trả sổ BHXH cho NLĐ giữ.

Làm thế nào để biết mình có 2 số bảo hiểm?

Bước 1: Tiến hành mở ứng dụng VssID; Bước 2: Tại màn hình chính, chọn “Tra cứu”; Bước 3: Tại giao diện Tra cứu trực tuyến, nhấn chọn ”Tra cứu mã số BHXH”; Bước 4: Điền các thông tin do hệ thống yêu cầu và nhấn chọn “Tìm kiếm” để nhận kết quả tra cứu.

1 người có 2 số BHXH thì phải làm sao?

Theo các quy định hiện nay, một người không được phép đóng bảo hiểm xã hội ở hai nơi cùng lúc. Nếu bạn có hai sổ bảo hiểm xã hội, bạn phải làm thủ tục gộp lại thành một sổ duy nhất theo quy định của cơ quan bảo hiểm.