Một người tiêu thụ bao nhiêu kg gạo một năm

Ấn Độ - nước vừa cấm xuất khẩu gạo - có diện tích lúa và bán được nhiều nhất nhưng đứng đầu về sản lượng lại là Trung Quốc.

Gạo là một trong những loại ngũ cốc được sản xuất nhiều nhất trên thế giới, chỉ sau ngô và lúa mì. Trong niên vụ 2022-2023, tổng sản lượng gạo xay xát trên toàn thế giới lên tới gần 512,5 triệu tấn. Sản lượng gạo xay xát nhìn chung vẫn tăng hàng năm, đạt mức đỉnh khoảng 515 triệu tấn vào niên vụ 2021-2022, cao hơn 15% so với niên vụ 2008-2009.

Gạo nhìn chung có đặc trưng giống nhau nhưng thực tế có hơn 40.000 loại, được phân loại dựa trên một số đặc điểm như kích thước, hàm lượng tinh bột và quá trình xay xát. Tiêu thụ gạo toàn cầu đã tăng lên và đạt mức cao nhất gần 520 triệu tấn vào năm 2021-2022.

Gạo là thành phẩm đã xay xát từ hạt lúa của cây lúa nước. Vào năm 2021, Trung Quốc sản xuất khoảng 213 triệu tấn lúa, là nước sản xuất lúa đứng đầu thế giới, dù không có diện tích gieo trồng lớn nhất. Thay vào đó, nước có diện tích trồng lúa lớn nhất cùng năm là Ấn Độ với 45 triệu ha, so với 30,8 triệu ha của Trung Quốc. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm khoảng 50% tổng sản lượng gạo thế giới.

Gạo có mặt ở nhiều nền văn hóa và ẩm thực khác nhau, nhưng Trung Quốc là nước dẫn đầu về lượng tiêu thụ, tiếp theo là Ấn Độ và Bangladesh. Khoảng 65% dân số Trung Quốc tiêu thụ gạo như một thói quen hàng ngày trong chế độ ăn tiêu chuẩn. Trong khi đó, gạo là lương thực chính ở Ấn Độ, với hơn một nửa dân số tiêu thụ gạo.

Tuy nhiên, tính trên bình quân đầu người, Trung Quốc và Ấn Độ không phải là nước ăn cơm nhiều nhất. Ví dụ, mỗi người Trung Quốc trung bình chỉ ăn 107,6 kg gạo hàng năm, còn người Ấn thậm chí ăn ít hơn. Trong khi đó, tiêu thụ gạo trên đầu người cao nhất thế giới lần lượt là: Lào, Campuchia, Bangladesh, Việt Nam và Guyana.

Vì nhu cầu tiêu thụ nội địa cao, xuất khẩu gạo của Trung Quốc tương đối ít, vào khoảng 2,2 triệu tấn niên vụ 2022-2023, đứng thứ 6 thế giới về khối lượng. Trong khi đó, Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% khối lượng toàn cầu. Vào năm 2022, họ đã bán gần 22 triệu tấn gạo đến hơn 140 quốc gia.

Khoảng một nửa số lô hàng đó là gạo phổ thông giá rẻ đến những nước thu nhập thấp như Bangladesh, Nepal và một phần của châu Phi cận Sahara. Phần còn lại là loại gạo thơm cao cấp Basmati với đặc trưng hạt dài, mỏng và trong. Trên thực tế, Ấn Độ có khoảng 6.000 loại gạo khác nhau.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu gạo vào Trung Quốc năm nay dự kiến lên tới khoảng 4,6 triệu tấn, khiến nước này trở thành quốc gia dẫn đầu về nhập khẩu gạo. Philippines nhập khoảng 3,9 triệu tấn gạo trong cùng năm. Việt Nam là cường quốc xuất khẩu gạo nhưng cũng đứng trong top 10 về nhập khẩu.

Giá gạo nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2008, một đợt cấm xuất khẩu gạo với sự tham gia đồng loạt của Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam từng khiến giá gạo toàn cầu tăng 52%, theo Ngân hàng Thế giới.

Năm 2022, giá gạo thế giới cao hơn một phần ba so với giai đoạn trước đại dịch, từ năm 2015 đến năm 2019, do lượng hàng tồn kho giảm mạnh trong thời kỳ đại dịch. Hơn nữa, giống như các nông sản chính khác trên thế giới, giá gạo cũng tăng sau khi xung đột Ukraine nổ ra tháng 2/2022, do nó đóng vai trò thay thế cho các mặt hàng chủ lực như lúa mì và ngô.

Nửa đầu năm 2023, giá gạo thế giới vẫn duy trì mức cao, với Chỉ số giá gạo của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO Rice Price Index) các tháng đều trên 120 điểm, so với tháng cao nhất của 2022 chỉ 119 điểm.

Được sử dụng để theo dõi biến động giá của các loại gạo quan trọng trên thị trường quốc tế, FAO tính toán chỉ số giá gạo bằng cách lấy trung bình giá của các loại gạo xuất khẩu quan trọng từ nhiều quốc gia rồi quy ra điểm số dựa trên mốc 100 điểm là giá gạo trung bình giai đoạn 2014-2016. Các loại gạo được đưa vào rổ tính chỉ số bao gồm gạo Jasmine (loại gạo thơm), gạo Basmati (loại gạo thông thường), gạo Indica (loại gạo thông thường), và một số loại khác.

Vào tháng 6, Chỉ số giá gạo đạt 126,2 điểm, giảm 1,2% so với tháng 5, nhưng vẫn cao hơn 13,9% so với cùng kỳ 2022. Nguyên nhân là do giá gạo giảm ở tất cả các phân khúc thị trường, do nhu cầu nhìn chung yếu hoặc chỉ giới hạn ở một số người mua, như trường hợp của gạo Indica. FAO vẫn chưa công bố chỉ số của tháng 7.

Không loại trừ khả năng gió đã đổi chiều, khi giá gạo leo thang do đợt cấm xuất khẩu gạo mới đang hình thành, với sự tham gia của Ấn Độ, UAE và Nga. Trong khi đó, Việt Nam chỉ kêu gọi các thương nhân đảm bảo có đủ nguồn cung. Nếu có thêm nhiều nhà xuất khẩu chủ lực làm theo Ấn Độ, tác động có thể đẩy giá thậm chí cao hơn so với năm 2008, theo Economist.

Theo tính toán của Bộ NNPTNT, 5 triệu người dân Hà Nội trong khu vực nội thành chỉ ăn hết chưa đầy nửa triệu tấn gạo mỗi năm (483.000 tấn), trong khi tổng sản lượng gạo cả nước hàng năm đạt từ 26-27 triệu tấn.

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT về tình hình sản xuất lúa gạo cả nước, dự kiến trong năm 2020, tổng sản lượng thóc cả nước ước đạt 43,5 triệu tấn (tương đương 27-28 triệu tấn quy gạo).

Một người tiêu thụ bao nhiêu kg gạo một năm

Trung bình, 5 triệu dân ở nội đô Hà Nội tiêu thụ hết 483.000 tấn gạo/năm

Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ thóc trong nước là 29,96 triệu tấn thóc. Trong đó:

- Tiêu thụ của người dân: 14,26 tiệu tấn thóc (96 triệu người * 96,6 kg gạo/người/năm[1] = 9,27 triệu tấn gạo)

- Phục vụ chế biến: 7,5 triệu tấn thóc.

- Phục vụ chăn nuôi: 3,4 triệu tấn thóc.

- Dùng làm giống, giống dự phòng: 1,0 triệu tấn thóc.

- Dự trữ trong nước: 3,8 triệu tấn thóc.

Riêng đối với Hà Nội: Nhu cầu tiêu thụ cho người dân khu vực nội thành Hà Nội là: 5 triệu người * 96,6 kg gạo/người/năm = 483.000 tấn gạo). Như vậy, so với sản lượng cả nước tới 27 triệu tấn gạo, số lượng mà người dân nội thành Hà Nội tiêu thụ chỉ chiếm khoảng 0,5%.