Khu chế xuất tân thuận có bao nhiêu công nhân

Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, hiện thành phố có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp với tổng diện tích 4.000ha, tỷ lệ lấp đầy hơn 80%. Sau 30 năm vận hành và phát triển, các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn đã bộc lộ nhiều hạn chế như: Chi phí sử dụng đất cao, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, diện tích đất dành cho công nghiệp hạn chế, nhiều ngành thâm dụng lao động, giá trị gia tăng thấp.

Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa các khu chế xuất, khu công nghiệp và các địa phương còn hạn chế; ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển… Đơn cử như tại Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, có diện tích 300ha, là khu chế xuất được thành lập đầu tiên của cả nước. Ngoài vai trò là mô hình công nghiệp kiểu mẫu, Khu chế xuất Tân Thuận còn giữ vị trí quan trọng của kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuối năm 2021, khu chế xuất thu hút 233 dự án đầu tư đến từ 25 quốc gia, tổng vốn đầu tư đạt khoảng 2,1 tỷ USD, đang tạo việc làm cho hơn 60.000 lao động. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND quận 7 Lê Văn Thành, sau 30 năm hoạt động, công năng sử dụng của Khu chế xuất Tân Thuận không còn phù hợp định hướng phát triển của quận 7, nguồn thu ngân sách thấp, không tương xứng quy mô diện tích, vị trí và gây ô nhiễm môi trường.

Hiện tại, khu chế xuất có gần 70% số doanh nghiệp trong lĩnh vực gia công sản xuất truyền thống. 195ha đất tại đây được dùng để xây nhà máy, kho. Khu chế xuất sẽ hết hạn thuê đất vào ngày 23/9/2041 nên không thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư. Tương tự, hiện nay Khu công nghiệp Cát Lái (thành phố Thủ Đức), chủ yếu thu hút doanh nghiệp trong nước với các ngành truyền thống, hiệu quả chưa cao, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đối với Khu công nghiệp Bình Chiểu (thành phố Thủ Đức) mới có tỷ lệ lấp đầy hơn 50% diện tích, nhưng đã sắp hết thời hạn thuê đất nên doanh nghiệp cũng không mặn mà. Các khu công nghiệp như Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), Phú Trung (huyện Củ Chi) lại có nhiều ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nên cần nhanh chóng chuyển đổi.

Theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố sẽ từng bước chuyển đổi các khu chế xuất, khu công nghiệp hiện hữu theo hướng hiệu quả hơn. Việc chuyển đổi nhằm mục đích cấu trúc lại để các khu công nghiệp, khu chế xuất phát huy được những lợi thế của thành phố về nguồn nhân lực và vị trí trung tâm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Thành phố Hồ Chí Minh đang lấy ý kiến các chuyên gia để chuyển đổi Khu chế xuất Linh Trung 1 và Linh Trung 2 nhằm thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghệ cao, giảm dần các ngành thâm dụng lao động như may mặc, da giày. Khu chế xuất Tân Thuận cũng đang được lấy ý kiến để có thể thành khu công nghệ cao xen kẽ đất ở và dịch vụ thương mại. Khu vực này sẽ kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm (thành phố Thủ Đức) thành một quần thể, tạo điểm nhấn đối xứng hai bên sông Sài Gòn.

Đối với Khu công nghiệp Bình Chiểu, hiện có hơn 50% diện tích đã và sắp hết thời hạn thuê đất, đơn vị xây dựng hạ tầng sẽ xây dựng nhà xưởng cao tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công nghệ cao. Sau khi hết thời hạn thuê đất vào năm 2048, khu công nghiệp này sẽ phát triển theo hướng dịch vụ logistics, khu kho lạnh, trung tâm thương mại, giới thiệu sản phẩm, giáo dục, y tế… hoặc chuyển thành khu đô thị, do diện tích khu công nghiệp nhỏ và nằm trong khu dân cư. Ở khu vực tây bắc, với các khu công nghiệp Tân Phú Trung, Đông Nam, Cơ khí ô-tô, tây bắc Củ Chi, Tân Thới Hiệp, trước mắt, thành phố khuyến khích doanh nghiệp hiện hữu đổi mới công nghệ để giảm ô nhiễm môi trường…

Theo các chuyên gia kinh tế, dù thành phố muốn chuyển đổi khu công nghiệp, khu chế xuất theo mô hình nào thì cũng cần có lộ trình và chính sách khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, mô hình sản xuất phù hợp. Bên cạnh đó, việc cấu trúc lại cũng phải hướng tới mô hình khu công nghiệp sinh thái tuần hoàn, dựa trên nền tảng công nghiệp 4.0 và công nghệ, vật liệu mới. Khi đó, thành phố sẽ giải quyết được tình trạng thâm dụng lao động, đồng thời, thành phố sẽ thực hiện được vai trò là đầu mối xuất khẩu và là nơi chuyển giao công nghệ cho các khu công nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

(ĐTTCO) - Đến thời điểm này, có thể thấy việc chuyển đổi các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) ở TPHCM từ mô hình truyền thống sang sinh thái, công nghệ cao là xu thế tất yếu. Nhưng việc thực hiện ra sao vẫn đang là câu hỏi lớn mà các doanh nghiệp mong chờ sớm có câu trả lời.

Khu chế xuất tân thuận có bao nhiêu công nhân
Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TPHCM Ảnh: HOÀNG HÙNG

Bước chuyển mình tất yếu

Việc dịch chuyển dần khỏi các KCN của TPHCM đang là xu thế của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ở các ngành thâm dụng lao động, công nghệ không cao, dễ gây ô nhiễm môi trường.

Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch Hội Da giày TPHCM, thông tin, nhiều doanh nghiệp da giày đã di dời về các vùng quê ở các tỉnh Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang… Hiện các doanh nghiệp da giày còn hoạt động trong các KCN chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài.

Trong khi các doanh nghiệp tính chuyện dời đi thì các KCX-KCN cũng tính chuyện thay đổi. Từ năm 2018, KCN Hiệp Phước đã được Bộ KH-ĐT và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) chọn thí điểm xây dựng KCN sinh thái.

Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần KCN Hiệp Phước Giang Ngọc Phương cho biết, các chuyên gia UNIDO đến tận nhà máy của các doanh nghiệp trong KCN, xem xét từng quy trình để tư vấn cho doanh nghiệp về cải tiến quy trình, tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất… Đến nay, tại KCN Hiệp Phước, khái niệm “cộng sinh công nghiệp” đang được vận dụng ngày càng nhiều.

Cụ thể, chất thải của doanh nghiệp này sẽ là đầu vào của doanh nghiệp khác. Bột vụn thạch cao, thứ phẩm của công ty vách trần sẽ chuyển sang cho công ty làm bê tông tươi. Khí nóng sinh ra trong quá trình sản xuất dầu thực vật, thay vì xả lên trời thì sẽ được dẫn qua đường ống đến nhà máy khác để tạo ra nhiệt lượng…

Ở KCX Tân Thuận, những ngày đầu thành lập, gần như toàn bộ doanh nghiệp trong KCX này thuộc các ngành thâm dụng lao động. Đến nay, trong số 240 doanh nghiệp đang hoạt động, số doanh nghiệp thuộc nhóm thâm dụng lao động hiện còn chiếm khoảng 50% và xu hướng tiếp tục giảm.

Thông tin sớm để doanh nghiệp an tâm

TPHCM đang xây dựng Đề án định hướng phát triển các KCX-KCN giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó xác định, TPHCM cần có một lộ trình thích hợp, từng bước chuyển đổi các KCX-KCN hiện hữu theo các mô hình hiệu quả hơn.

Tại các diễn đàn góp ý cho dự thảo đề án, nhiều doanh nghiệp và các chủ đầu tư hạ tầng KCX-KCN bày tỏ băn khoăn khi nhiều KCX-KCN đã đi hơn một nửa chặng đường 50 năm (thời gian thuê đất ở các KCX-KCN). Thời gian còn lại không nhiều, khiến cho các doanh nghiệp e ngại đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị.

Trước thực trạng này, các doanh nghiệp, chủ đầu tư hạ tầng đều mong muốn thành phố sớm có phương án định hướng phát triển các KCX-KCN hiện hữu. Cùng với đó là lộ trình, chính sách chuyển đổi KCX-KCN để các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao an tâm đầu tư dài hạn; các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cũ, lạc hậu có kế hoạch đổi mới công nghệ.

Khu chế xuất tân thuận có bao nhiêu công nhân

Tại KCX Tân Thuận, đại diện Công ty TNHH Tân Thuận cho biết, vì TPHCM chưa có chính sách khuyến khích di dời các doanh nghiệp truyền thống nên các doanh nghiệp này vẫn hoạt động cho đến thời điểm hết thời hạn thuê đất. Do vậy, các đơn vị dịch vụ quản lý hạ tầng KCX-KCN hiện đang tự chuyển đổi cơ cấu thu hút đầu tư, khích lệ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình hoạt động.

Quá trình dịch chuyển, giảm dần các ngành thâm dụng lao động, thay bằng những ngành công nghệ cao ở KCX Tân Thuận bắt đầu diễn ra mạnh từ hơn 10 năm trước. Khi đó, sự dịch chuyển diễn ra khá dễ dàng, doanh nghiệp muốn dời đi có thể cho thuê lại đất và dùng số tiền đó để tạo lập nhà xưởng ở nơi mới.

Nhưng nay, khi KCX Tân Thuận chỉ còn 19 năm trong thời hạn cho thuê đất, việc kiếm tìm nhà đầu tư mới để “thế chân” rất khó bởi khoảng thời gian này là quá ngắn để đầu tư mới. Trong khi đó, những khó khăn, hạn chế với các ngành thâm dụng lao động ở TPHCM lại ngày càng rõ ràng hơn.

Bối cảnh đó đặt ra cho TPHCM yêu cầu sớm có cơ chế, lộ trình rõ ràng với bộ tiêu chí cụ thể cho quá trình chuyển đổi KCX-KCN để nhà đầu tư an tâm, chủ động.

Ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM, cho biết, trong tháng 3-2023, Hepza sẽ có thông tin chính thức về chủ trương của thành phố để các doanh nghiệp yên tâm.

Theo quy hoạch, TPHCM có 23 KCX-KCN tập trung với tổng diện tích gần 6.000ha. Đến nay, đã có 19 KCX-KCN được thành lập, trong đó 17 KCX-KCN đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng 80%.

Từ khi triển khai đến nay, các KCX-KCN của thành phố đã thu hút 1.665 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký 12,5 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của các KCX-KCN khoảng 8 tỷ USD, chiếm khoảng 21% kim ngạch xuất khẩu của thành phố (trừ dầu thô).

Định hướng phát triển đang được Ban Quản lý các khu Chế xuất và công nghiệp TPHCM xây dựng đề ra một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu chuyển đổi công nghệ hoặc di dời.

Cụ thể là không xem xét gia hạn thời gian hoạt động hoặc mở rộng quy mô sản xuất của dự án nếu doanh nghiệp không chuyển đổi công nghệ, giảm thâm dụng lao động theo quy định. Công ty phát triển hạ tầng mua lại đất, nhà xưởng của doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu để thu hút dự án mới có công nghệ tiên tiến hơn. Phối hợp các ban quản lý KCN các tỉnh tìm quỹ đất để giới thiệu doanh nghiệp có nhu cầu di dời…