Mua sắm thường xuyên trong luật đấu thầu là gì

Mua sắm thường xuyên được áp dụng khi nào? Mua sắm thường xuyên được áp dụng đối với hàng hóa nào và trình tự thực hiện ra sao theo quy định của pháp luật hiện hành? Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ giới thiệu tới các bạn vấn đề này.

1. Điều kiện áp dụng

Điều 46 Luật đấu thầu năm 2013 quy định:

“Điều 46. Điều kiện áp dụng

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;

2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm thường xuyên để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị.”

Như vậy đối tượng thực hiện việc mua sắm thường xuyên là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu

- Việc lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên được thực hiện theo quy định tại các điều 38, 39, 40, 41, 42 và 43 của Luật đấu thầu năm 2013 bao gồm các bước về lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; xét duyệt trúng thầu

- Mục này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương VII Nghị định 63/2014/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

3. Nội dung, quy trình mua sắm thường xuyên

3.1. Nội dung mua sắm thường xuyên

Căn cứ Điều 73 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, nội dung mua sắm thường xuyên (trừ trường hợp mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án; mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh) bao gồm:

1. Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

2. Mua sắm vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;

3. Mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;

4. May sắm trang phục ngành (gồm cả mua sắm vật liệu và công may);

5. Mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có) thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

6. Mua sắm phương tiện vận chuyển: Ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);

7. Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;

8. Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; dịch vụ thuê trụ sở làm việc và hàng hóa khác; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định và các dịch vụ khác;

9. Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn trong mua sắm khác;

10. Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);

11. Các loại hàng hóa, dịch vụ khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

3.2. Quy trình thực hiện

Về quy trình thực hiện mua sắm thường xuyên, Điều 74 quy định căn cứ pháp lý như sau

“Điều 74. Quy trình thực hiện mua sắm thường xuyên

Việc lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên được thực hiện theo quy định về lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án nêu tại Chương II và Chương III của Luật Đấu thầu.”

4. Trách nhiệm của bên mời thầu

Khoản 2 Điều 75 Luật đấu thầu năm 2013 quy định, đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 75 về trách nhiệm của bên mời thấu đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, bên mời thầu còn phải thực hiện trách nhiệm sau đây:

  1. Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  1. Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
  1. Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu;
  1. Quyết định xử lý tình huống;

đ) Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

  1. Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;
  1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu;
  1. Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;
  1. Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

Mua sắm thường xuyên là như thế nào?

Mua sắm thường xuyên là hoạt động mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng vốn nhà nước. Mua sắm thường xuyên thông qua các hình thức đấu thầu là hoạt động không thể thiếu của các cơ quan, đơn vị này.

Trong mua sắm thường xuyên trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu thuốc về ai?

Theo quy định trên, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc về người quyết định phê duyệt dự án hoặc người quyết định mua sắm theo quy định của pháp luật. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, người có thẩm quyền là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Bên mời thầu trong mua sắm thường xuyên có trách nhiệm gì?

Luật đấu thầu (Điều 74 khoản 1 điểm d và khoản 2 ) quy định trách nhiệm của bên mời thầu là trình duyệt kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu; phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên.

Thời gian thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là bao lâu?

Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày cho từng nội dung thẩm định: kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình.