Mức độ đô thị hóa là gì

Ngày nay, hiện tượng đô thị hóa diễn ra một cách nhanh chóng và có quy mô lớn. Đây là một trong những điểm đặc biệt nhất của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nội dung chính Show

  • 1. Đô thị hóa là gì?
  • 2. Quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào?
  • 3. Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng gì đến kinh tế xã hội?
  • Tác động tích cực
  • Tác động tiêu cực
  • 4. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đô thị hóa là gì và tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế xã hội như thế nào. Và để mọi người có thêm kiến thức về vấn đề này, bài viết sau đây sẽ làm rõ cho bạn.

1. Đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa là quá trình mở rộng đô thị. Quá trình này được tính theo tỷ lệ diện tích đô thị hoặc số dân thành thị trên các vùng, khu vực hay quốc gia. Cách tính này được gọi là mức độ đô thị hóa.

Nhờ có quá trình đô thị hóa mà Nhà nước có cơ hội quy hoạch tổ chức lại cư dân cũng như cách thức hoạt động của một đô thị. Những khu vực tiềm năng sẽ được Nhà nước quy hoạch theo một hệ thống chỉnh thể hiện đại. Khu vực thưa dân cư, điều kiện kinh tế còn thấp thì Nhà nước sẽ tiến hành điều chuyển các ngành nghề phù hợp đến vùng đó để gây dựng phát triển kinh tế.

Mức độ đô thị hóa là gì

Đô thị hóa là quá trình mở rộng đô thị

Theo nhiều chuyên gia, trên thế giới tính đến thời điểm này có đến 80% quốc gia phát triển có mức độ thị hóa cao. Tuy nhiên, ở một số nước đang phát triển thì tốc độ này vẫn còn chậm.

2. Quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào?

Quá trình đô thị hóa được biểu hiện qua những đặc trưng như:

  • Tỷ trọng dân cư sống tại thành thị tăng nhanh trong tổng số dân cư hiện có.
  • Dân số chuyển từ nông thôn lên thành phố lớn tăng cao.
  • Lối sống sinh hoạt của người thành thị trở nên phổ biến như cơ sở vật chất, trang thiết bị đa dạng, xuất hiện nhiều ngôi nhà cao tầng,
  • Xuất hiện một số những khu công nghiệp mới, thu hút nhiều nguồn lao động từ nông thôn đến làm việc tại thành thị,

Xem thêm:

  • Cơ sở hạ tầng là gì? Những kiến thức cần biết về cơ sở hạ tầng
  • Dự án ma là gì? 5 cách nhận biết dự án ma chuẩn nhất hiện nay
  • Hạ tầng xã hội là gì? Những điều cần biết về hạ tầng xã hội

3. Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng gì đến kinh tế xã hội?

Sau khi nắm được đô thị hóa là gì, bạn cũng cần biết tác động của nó lên đời sống kinh tế xã hội. Đó là:

Tác động tích cực

  • Thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
  • Thay đổi cơ cấu lao động để tạo ra nhiều công việc cho người dân. Từ đó, thu nhập bình quân đầu người được tăng cao, chất lượng cuộc sống tốt hơn.
  • Phát triển và sử dụng lực lượng lao động chất lượng cao.
  • Thúc đẩy công cuộc mở cửa hội nhập của đất nước với các nền kinh tế phát triển trên thế giới.
  • Tạo sức hút mạnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng trên phạm vi trong và ngoài nước.
  • Giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho nhân công lao động trên cả nước.
  • Những hoạt động trước kia chưa thực sự phát triển hoặc chưa khai thác hết tiềm năng sẽ được áp dụng các phương pháp khoa học tiên tiến nhất. Điều này nhằm khai thác tối đa tiềm năng cho ngành nghề dịch vụ đó.
  • Tạo nên thị trường kinh tế mở, các chủ đầu tư có sân chơi lớn hơn mà không bị phụ thuộc Nhà nước.
  • Tạo nên thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng hơn.
  • Gắn kết thế giới trong thời gian ngắn giữa thời đại công nghệ 4.0.

Đô thị hóa góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tác động tiêu cực

  • Xuất hiện tình trạng phân chia giai cấp tầng lớp giàu nghèo rõ rệt trong xã hội.
  • Quá trình sản xuất ở những vùng nông thôn bị trì trệ do thiếu nhân lực. Nguyên nhân đến từ việc nguồn lao động đã chuyển đến các thành phố lớn để làm việc.
  • Đô thị phải chịu những áp lực nặng nề do thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng quá tải, Điều này gây nên những bất ổn trong việc đảm bảo an ninh, dẫn đến các tệ nạn xã hội.

Đô thị hóa dẫn đến ô nhiễm môi trường và phân cấp giàu nghèo rõ hơn

4. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay

Ở nước ta hiện nay, ngoài những tỉnh thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM thì đã có thêm rất nhiều các đô thị mới phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy kinh tế chung cho cả nước. Trong đó phải kể đến như: Phú Quốc, Kiên Giang, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh,

Qua nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đô thị hóa cả nước đã tăng nhanh từ 30,5% năm 2010 lên khoảng 40% năm 2020. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đã tăng nhanh từ 30,5% năm 2010 lên khoảng 40% năm 2020

Tuy nhiên, đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Đô thị hóa không đồng đều giữa các vùng, miền. Tỷ lệ đô thị hóa còn thấp so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới.

Đồng thời, quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra theo chiều rộng là chủ yếu. Điều này gây phân tán, lãng phí về đất đai, hạn chế tích tụ kinh tế,

Trên đây là bài viết giải nghĩa đô thị hóa là gì cũng như tình hình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay. Để biết thêm nhiều thông tin tương tự, đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của Môi Giới Cá Nhân.

Nguồn: moigioicanhan.com

Thế nào là tốc độ đô thị hóa?

Đô thị hóa tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số dân trên tổng số dân của một khu vực gọi mức độ đô thị hóa.

Đô thị hóa làm gì?

Đô thị hoá làm thay đổi cơ cấu lao động, tạo ra nhiều công việc cho người dân. Góp phần tăng thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống tốt hơn. Đô thị hoá góp phần phát triển và sử dụng lực lượng lao động chất lượng cao. Đô thị hoá tạo điều kiện mở cửa hội nhập của đất nước với các nền kinh tế phát triển trên thế giới.

Tỷ lệ đô thị hóa được tính như thế nào?

Tỷ lệ đô thị hóa có khái niệm như sau: Tỷ lệ đô thị hóa là số phần trăm dân sống trong khu vực nội thành, nội thịthị trấn (thuộc địa giới hành chính phường, thị trấn) so với tổng dân số của một phạm vi vùng lãnh thổ (toàn quốc, các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị).

Đô thị hóa là gì địa lý lớp 9?

- Theo nghĩa rộng: Đô thị hóa không chỉ quá trình tăng quy mô dân số đô thị và mở rộng diện tích đô thị, mà còn bao gồm cả những thay đổi về phân bố dân cư, cơ cấu dân số, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và trong lối sống, văn hóa, tổ chức không gian môi trường sống.