Nên bắt đầu ôn thi đại học từ lúc nào năm 2024

Kì thi THPT Quốc gia (thi đại học) là một trong những kỳ thi quan trọng đối với các bạn học sinh vì có thể sẽ quyết định đến cả tương lai của các bạn sau này. Khi kỳ thi gần đến, hầu hết các bạn học sinh đều gặp phải đó là không biết nên bắt đầu ôn thi từ khi nào, bắt đầu từ đâu? Và liệu bây giờ ôn tập để thi đại học liệu có còn kịp? Hãy cùng IPER tìm hiểu nhé!

Nên bắt đầu ôn thi đại học từ lúc nào năm 2024

Một tháng còn lại còn có kịp để ôn luyện hiệu quả?

Người ta vẫn thường nói càng gần những ngày cuối càng là những giây phút quan trọng, các bạn nên ôn luyện vào trọng tâm. Khi chỉ còn một tháng, các sĩ tử không có lựa chọn nào khác ngoài ôn luyện trọng tâm. Thời điểm này, tốt nhất hãy chọn lọc các bài học theo môn hoặc theo chuyên đề để có thể tiếp thu được kiến thức một cách tốt nhất, không ôm đồm.

Vậy “một tháng còn lại có còn kịp để ôn luyện hiệu quả?”. Để có một câu trả lời hoàn hảo và vẹn toàn nhất lại chính nằm ở việc các sĩ tử có ôn luyện hiệu quả và tập trung.

Tiến trình ôn thi hiệu quả

Để ôn thi đại học một cách hiệu quả các bạn nên chia thành 3 giai đoạn. Tùy theo năng lực cũng như mục tiêu của bản thân, các bạn sẽ phân chia quỹ thời gian của mình cho các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1

Ôn luyện bao phủ tất cả các kiến thức cơ bản và trọng tâm đề thi đại học: Nếu vẫn còn đang cảm thấy mơ hồ, không biết nên ôn những gì, ôn thế nào hoặc chưa nắm chắc được kiến thức cơ bản, bạn nên dành nhiều thời gian cho giai đoạn này.

Bạn sẽ ôn tổng quát các kiến thức theo hướng dẫn của giáo viên đưa ra và chỉ nên chuyển qua giai đoạn giải đề khi chắc chắn đã nắm được hơn 70% kiến thức tổng quát. Nếu bạn tự tin rằng mình đã nắm chắc được kiến thức ngay từ đầu thì chỉ cần dành một ít thời gian để ôn luyện kiến thức cơ bản và sau đó nhanh chóng chuyển sang giai đoạn giải đề.

Giai đoạn 2

Vận dụng những kiến thức cơ bản đã ôn luyện để thực hành giải đề thi: Giải đề là cách để bạn kiểm chứng năng lực thật sự của mình. Có thể bạn cảm thấy mình đã nắm vững hết những kiến thức cơ bản nhưng chỉ khi bắt đầu giải đề thì lúc đó bạn mới biết được năng lực thật sự của mình đến đâu. Bạn nên dành nhiều thời gian cho việc giải đề để rèn luyện kỹ năng làm bài, nhận diện dạng bài,… Khi đã cảm thấy tự tin hơn vào khả năng giải đề của mình, bạn sẽ chuyển qua giai đoạn 3.

Giai đoạn 3

Tổng kết lại những kiến thức đã ôn để chuẩn bị bước vào kì thi: Tổng kết lại kiến thức mình đã ôn luyện cũng giống như khi bạn ôn luyện kiến thức cơ bản. Đây là giai đoạn mà bạn sẽ ôn lại tất cả những kiến thức mà mình đã học trong giai đoạn ôn thi. Không giống như giai đoạn ôn luyện kiến thức cơ bản ban đầu, ở giai đoạn này bạn phải chắc chắn mình đã nắm vững được những kiến thức cũng như các dạng bài tập thì mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.

Một số lưu ý khi ôn luyện

Phân bổ thời gian hợp lý

Trong quá trình ôn luyện, trước tiên bạn nên bắt đầu với việc đọc qua các loại đề bài. Sau đó, kết hợp với việc nắm chắc cấu trúc bài thi đã ôn luyện trước đó để biết được những phần mình làm trước.

Đồng thời bạn cũng nên xây dựng thời gian biểu phù hợp theo tuần. Việc này sẽ giúp các bạn dễ lập kế hoạch ôn luyện và kiểm soát được các hoạt động cá nhân của mình.

Luôn giữ tâm trạng thoải mái và tự tin

Tâm trạng thoải mái và tự tin vô cùng cần thiết đối với những bạn đang muốn chinh phục kỳ thi này. Bởi nếu cơ thể trong trạng thái thoải mái thì đồng nghĩa với việc bộ não sẽ hoạt động tốt hơn.

Khi não bộ hoạt động tốt thì việc suy nghĩ và tư duy kiến thức cũng đem lại hiệu quả hơn so với thông thường. Trong quá trình làm bài thi, đây là một trong những điều vô cùng cần thiết để có thể hoàn thành kỳ thi một cách trọn vẹn nhất.

Không nên ôn luyện quá nhiều nữa. Dành quá nhiều thời gian cho việc học vừa không đem lại hiệu quả mà lại vừa tạo ra những áp lực lớn cho bản thân các bạn tạo cảm giác chán nản thiếu tự tin khi làm bài.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho các sĩ tử biết được mình nên ôn thi đại học từ khi nào, ôn từ đâu và cách ôn thế nào cho hiệu quả để đạt được hiệu quả cao. IPER xin chúc các bạn học tập thật tốt và đạt kết quả cao như mong đợi!

Ôn tập đúng lộ trình sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia 2023. Nếu bạn vẫn đang hoang mang chưa biết nên áp dụng lộ trình ôn thi Đại học nào hiệu quả, nâng số điểm vượt bậc, thì hãy tham khảo lộ trình ôn thi Đại học theo từng giai đoạn 2023 chi tiết mà Prep chia sẻ dưới đây nhé!

Nên bắt đầu ôn thi đại học từ lúc nào năm 2024
Lộ trình ôn thi đại học giai đoạn nước rút 2023

I. Tổng quan lộ trình ôn thi Đại học theo từng giai đoạn

Dưới đây là cụ thể từng giai đoạn trong lộ trình ôn thi toàn diện áp dụng cho mọi khối thi Đại học mà bạn có thể tham khảo qua:

1. Giai đoạn xây dựng nền tảng

Ở giai đoạn xây dựng nền tảng của lộ trình ôn thi Đại học, sĩ tử cần xác định được các yếu tố liên quan đến mục tiêu, nội dung, tài liệu, thời gian, cách học cụ thể như sau:

  • * Mục tiêu: Ở giai đoạn đầu tiên của lộ trình ôn thi Đại học, mục tiêu hướng đến là nắm vững các kiến thức nền tảng cơ bản nhất.
    • Nội dung học, tài liệu: Nội dung chính cần ôn tập là toàn bộ tài liệu trong sách giáo khoa, chủ yếu là học và hiểu các kiến thức căn bản nhất, ghi nhớ khái niệm, định nghĩa, công thức,…
    • Thời gian học: Khoảng 2 tháng hoặc càng sớm càng tốt, tại thời điểm tốt nhất là tháng 12.
    • Cách học: Ở giai đoạn này cách học chủ yếu hướng đến học ôn kiến thức và làm hết các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập cơ bản nhất. Đồng thời, cần tổng kết lại toàn bộ kiến thức bằng cách học qua sơ đồ tư duy.

Khi xây dựng được nền tảng vững chắc, ôn tập và nắm được các kiến thức quan trọng cơ bản, các bạn hoàn toàn có thể giải quyết được các câu hỏi ở mức độ dễ và trung bình xuất hiện trong đề thi. Vì thế, đây là giai đoạn quan trọng nhất trong lộ trình ôn thi Đại học.

2. Giai đoạn ôn tập toàn diện

Sau khi nắm được các kiến thức cơ bản nền tảng trong lộ trình ôn thi Đại học, các bạn cần học toàn diện, ôn tập lại tổng quan, mở rộng kiến thức.

  • * Mục tiêu: Ở giai đoạn này, mục tiêu chính hướng đến đó là học sinh có thể giải quyết được khoảng 80% câu hỏi trong đề thi. Đồng thời biết cách vận dụng các kiến thức nền tảng vào bài tập vận dụng cụ thể.
    • Nội dung học, tài liệu: Ở giai đoạn này, các bạn phải ôn tập lại toàn bộ các kiến thức, dạng bài vận dụng kiến thức đó. Đồng thời mở rộng thêm kỹ năng cần thiết khi làm bài thi THPT.
    • Thời gian học: Các bạn cần khoảng tối thiểu 4 tháng cho giai đoạn ôn tập này.
    • Cách học: Ở giai đoạn này các bạn cần áp dụng cách học đào sâu vào kiến thức cơ bản ở giai đoạn 1. Chia các kiến thức học theo từng chuyên đề. Và trong quá trình học, thấy bản thân hổng kiến thức nào, phải tự ôn lại kiến thức đó để nắm vững hơn. Ngoài ra, cần phải ứng dụng thực tế kiến thức vào các dạng bài cụ thể, từ dễ đến khó trong đề thi, liệt kê, tổng kết dạng bài, phương pháp giải.

Sau khi hoàn thành giai đoạn này của lộ trình ôn thi Đại học, các bạn có thể giải quyết được các câu hỏi ở mức độ trung bình, khó, và cực khó trong đề thi.

3. Giai đoạn rèn phương pháp và kỹ năng

Đây là giai đoạn thứ 3 của lộ trình ôn thi Đại học nà, bạn cần rèn luyện phương pháp và kỹ năng chuyên sâu để chinh phục triệt để các dạng câu hỏi trong đề thi.

  • * Mục tiêu: Chinh phục và hạ gục mọi dạng bài trong đề thi THPT.
    • Nội dung học, tài liệu: Luyện tập, ứng dụng kiến thức và kỹ năng thông qua các dạng bài, dạng đề thi chuẩn theo cấu trúc của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    • Thời gian học: Bắt đầu từ 3-4 tháng trước khi kỳ thi diễn ra.
    • Cách học: Luyện đề thi, bấm thời gian tạo áp lực như trong thời gian thi thật. Đồng thời tìm ra các phương pháp tổng kết, đánh giá và đúc rút kinh nghiệm từ những lỗi sai trong quá trình làm đề. Từ đó tự đánh giá năng lực của bản thân sau quá trình ôn luyện đề.

Sau khi học xong giai đoạn này, các bạn hoàn toàn có thể xác định chính xác năng lực và khả năng của bản thân. Từ đó, có kế hoạch dự tuyển vào các trường phù hợp.

Nên bắt đầu ôn thi đại học từ lúc nào năm 2024
Tổng quan lộ trình ôn thi đại học

4. Giai đoạn nước rút luyện đề và tối ưu điểm số

Đây là giai đoạn quan trọng trong lộ trình ôn thi Đại học, chủ yếu tập trung vào luyện đề và nâng cao điểm số của bản thân.

  • * Mục tiêu: Mục tiêu chính là giữ vững phong độ của bản thân và hướng đến tối đa hóa điểm số.
    • Nội dung học, tài liệu: Tập trung vào học trọng điểm kiến thức theo mục tiêu điểm số kỳ vọng. Luyện đề theo form đề minh họa của kỳ thi THPT đồng thời ôn lại kiến thức nếu trong quá trình luyện đề cảm thấy chưa rõ.
    • Thời gian học: 2 tháng cuối trước khi kỳ thi diễn ra.
    • Cách học: Ôn tổng hợp lại toàn bộ kiến thức. Đồng thời học các thủ thuật, mẹo để giải bài thi tối ưu thời gian nhất.

Chăm chỉ ở giai đoạn nước rút này sẽ giúp các bạn có thể nâng 1-2 điểm trong bài thi. Vậy, đối với từng khối thi cụ thể, lộ trình ôn thi Đại học như thế nào hiệu quả nhất? Tham khảo chi tiết lộ trình ôn thi Đại học theo từng khối dưới đây nhé!

Khối A bao gồm các môn Toán, Lý, Hóa – đây là các môn học được đánh giá là khó và nặng kiến thức. Vì thế, các bạn cần có lộ trình ôn thi Đại học thực sự nghiêm túc và khoa học. Dưới đây là cụ thể lộ trình ôn thi Đại học khối A mà các bạn có thể tham khảo qua:

1. Giai đoạn xây dựng nền tảng

Xây dựng nền tảng là giai đoạn vô cùng quan trọng trong lộ trình ôn thi Đại học, khởi đầu cho những kiến thức cơ bản nhất. Hãy tham khảo nội dung, phương pháp và thời gian ôn luyện trong giai đoạn xây dựng nền tảng với từng môn cụ thể sau đây nhé!

Môn học

Nội dung

Phương pháp

Thời gian

Toán

Ôn tập lại lý thuyết về khái niệm, định nghĩa, công thức đối với từng chuyên đề cụ thể là: Công thức lượng giác, phương trình lượng giác, tổ hợp – xác suất, khai triển nhị thức Newton, cấp số cộng – cấp số nhân, giới hạn dãy số – hàm số, đạo hàm, khảo sát hàm số, lũy thừa, nguyên hàm – tích phân, số phức, khối đa diện và thể tích, hình học giải tích trong không gian, gắn tọa độ vào hình học không gian.

Học thông qua các bảng cấu trúc, kiến thức cần nhớ. Đồng thời, ôn tập bằng cách vẽ sơ đồ tư duy. Các bạn cần làm hết các bài tập ứng dụng kiến thức trong sách giáo khoa và sách bài tập.

2 tháng

Ở giai đoạn này, các bạn cần ôn tập tổng các kiến thức nền tảng liên quan đến lý thuyết, thuộc và hiểu các định lý, khái niệm liên quan đến: Dao động cơ, sóng cơ, dao động và sóng điện tử, dòng điện xoay chiều, sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng, hạt nhân nguyên tử.

Ôn tập thông qua sách giáo khoa, vẽ sơ đồ tư duy và take note kiến thức quan trọng về công thức cần nhớ.

2 tháng

Hóa

Với môn hóa, các bạn cần ôn tập kiến thức lý thuyết cơ bản liên quan đến: hóa học vô cơ, hóa học hữu cơ, các hình vẽ thí nghiệm, các bài toán đồ thị.

Ôn tập thông qua kiến thức sách khóa học, vẽ sơ đồ tư duy để tổng ôn kiến thức dễ dàng. Ngoài ra, các bạn cũng nên làm hết các bài tập trong sách giáo khoa.

2 tháng

2. Giai đoạn ôn tập toàn diện

Ở giai đoạn ôn tập toàn diện của lộ trình ôn thi Đại học, các bạn hướng đến phân chia thành từng đơn vị kiến thức chuyên sâu, nâng cao khả năng vận dụng.

Môn học

Nội dung

Phương pháp

Thời gian

Toán

Ở giai đoạn này, các bạn nên tách các kiến thức thành từng chuyên đề, ôn tập chuyên sâu và mở rộng thêm nhằm hướng đến việc vận dụng kiến thức vào các dạng bài tập thường gặp trong đề thi như giải phương trình, tìm tọa độ, rút gọn biểu thức,… Ở mỗi dạng bài toán thường gặp, các bạn cần học thêm kỹ năng làm bài để tối ưu thời gian.

Học kiến thức theo từng chuyên đề, học thông qua việc luyện đề, làm các dạng bài tập thường gặp.

1 tháng

Các bạn cần vận dụng kiến thức lý thuyết cơ bản vào vận dụng giải bài tập liên quan đến các dạng: viết phương trình, tìm li độ, tìm thời điểm vật,… Ôn tập chuyên sâu kiến thức, ghi nhớ công thức vật lý thông qua các bài tập thường gặp và dạng bài trong đề thi.

Học thông qua các dạng bài tập, đúc kết kiến thức nâng cao, chuyên sâu theo từng đơn vị lý thuyết Vật lý tương ứng.

1 tháng

Hóa

Ở giai đoạn này các bạn ôn tập, làm các dạng bài vận dụng kiến thức hóa học cơ bản bao gồm các bài toán về chất béo, bài toán cách điều chế, nhận biết, bài toán về thủy phân, các bài tập về phản ứng nhằm ứng dụng thực tế các kiến thức lý thuyết.

Học thông qua bài học, ghi nhớ kiến thức bằng cách vận dụng bài tập.

1 tháng

3. Giai đoạn luyện đề và kỹ năng phương pháp

Ở giai đoạn này của lộ trình ôn thi Đại học, chủ yếu các tập trung vào luyện đề bám sát theo format của đề thi thật. Đồng thời học thêm các kỹ năng, tips tối ưu thời gian, cách giải đối với 1 số dạng bài tập. Đây cũng là giai đoạn các bạn nên ôn lại kiến thức thông qua các dạng bài tập nâng cao, chuyên sâu. Luyện tốt trong giai đoạn này sẽ giúp bạn nâng khoảng 1-2 điểm. Các bạn có thể tham khảo 1 số website và các sách luyện đề uy tín sau:

Môn

Nguồn luyện đề

Toán

Luyện đề qua kho đề tại các trang web:

  • * Hocmai.vn.
    • Tuyensinh247.com.
    • Toanmath.com.

Hoặc luyện đề qua các bộ sách: Bộ sách Đột phá 8+ kỳ thi THPT Quốc gia môn Toán, Bộ đề trắc nghiệm luyện thi trung học phổ thông quốc gia môn Toán.

Các bạn có thể luyện tập đề tại website:

  • * Hocmai.vn.
    • Tuyensinh247.com.

Hoặc có thể luyện đề với 1 số đầu sách: Bộ đề minh họa môn vật lý 2023, Bí quyết chinh phục điểm cao kì thi THPT Quốc gia môn Vật lý.

Hóa

Tương tự, các bạn có thể luyện đề Hóa trên các website:

  • Hocmai.vn.
  • Tuyensinh247.com.

Hoặc luyện đề qua các bộ sách: PENBOOK – Luyện đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học, Combo Hành Trình Từ 0 Đến 9+ Môn Hóa Học – Phần Hữu Cơ Và Vô Cơ.

III. Lộ trình ôn thi Đại học khối B

Khối B bao gồm các môn Toán, Hóa, Sinh. Chủ yếu phù hợp với các ngành nghiên cứu, khoa học tự nhiên. Dưới đây là chi tiết lộ trình ôn thi Đại học khối B các bạn có thể tham khảo qua.

Lộ trình ôn thi Đại học Môn Toán và môn Hóa tương tự nội dung ôn tập ở Khối A phía trên, vì thế dưới đây, Prep sẽ hướng dẫn lộ trình ôn thi Đại học môn Sinh nhé!

1. Giai đoạn xây dựng nền tảng môn Sinh

Giai đoạn đầu tiên xây dựng nền tảng, các bạn cần phải ôn tập chắc kiến thức cơ bản, cụ thể như sau:

Nội dung

Phương pháp

Thời gian

Ở giai đoạn đầu tiên trong lộ trình ôn thi Đại học môn Sinh, các bạn cần ôn tập tốt phần kiến thức cơ bản về lý thuyết, hiểu được bản chất của các nội dung lý thuyết. Lượng kiến thức cơ bản cần ôn tập bao gồm kiến thức về di truyền học, tiến hóa, sinh thái, sinh học tế bào, sinh học cơ thể.

Về cơ bản, học thông qua sách giáo khoa, đồng thời các bạn có thể vẽ sơ đồ tư duy để hình dung kiến thức một cách logic, khoa học và dễ nhớ hơn.

2 tháng

2. Giai đoạn ôn tập toàn diện kiến thức môn Sinh

Ôn tập toàn diện và ứng dụng kiến thức vào bài tập rất quan trọng trong giai đoạn ôn tập toàn diện kiến thức:

Nội dung

Phương pháp

Thời gian

Ở giai đoạn ôn tập toàn diện của lộ trình ôn thi Đại học, các bạn chia kiến thức thành từng đơn vị thuộc nhóm chuyên đề riêng. Sau đó ôn luyện kết hợp bằng các bài tập ứng dụng để hiểu rõ bản chất, ghi nhớ kiến thức sâu hơn, hiệu quả hơn.

Học và ghi nhớ kiến thức thông qua bài tập. Take note các đơn vị kiến thức quan trọng để không bỏ sót bất cứ nội dung gì.

1 tháng

3. Giai đoạn nước rút luyện đề và tối ưu điểm số

Giai đoạn nước rút trong lộ trình ôn thi Đại học môn Sinh, các bạn tập trung luyện đề theo format chuẩn đề minh họa, thi thử của Bộ Giáo dục đưa ra. Đồng thời, nắm rõ và ôn luyện theo ma trận đề thi thật. Đây cũng là giai đoạn cần rèn luyện các kỹ năng, tips tối ưu thời gian làm bài, tối ưu điểm số. Chẳng hạn như học cách làm các dạng bài nhận biết hóa học nhanh hơn, rút ngắn thời gian để giải các đề nâng cao.

Các bạn có thể luyện đề tại các website: hocmai, tuyensinh247 hoặc luyện đề qua các đầu sách: Khám Phá Tư Duy Giải Nhanh Thần Tốc Bộ Đề Luyện Thi Quốc Gia Sinh Học, bộ 3 cuốn Tự học Sinh học.

Nên bắt đầu ôn thi đại học từ lúc nào năm 2024
Lộ trình ôn thi đại học khối B

IV. Lộ trình ôn thi Đại học khối C

Khối C bao gồm các môn Văn, Sử, Địa. Đây là các môn khoa học xã hội, nặng về lý thuyết, phải ghi nhớ nhiều. Dưới đây là lộ trình ôn thi Đại học chi tiết cho thí sinh tham khảo.

1. Giai đoạn xây dựng nền tảng

Ở giai đoạn đầu tiên của lộ trình ôn thi Đại học khối C, các bạn chủ yếu ôn tập các nền tảng kiến thức quan trọng, cơ bản nhất.

Môn học

Nội dung

Phương pháp

Thời gian

Ngữ văn

Với môn Ngữ Văn, các bạn cần nắm rõ các kiến thức liên quan đến tác phẩm văn học về tác giả, tinh thần, nội dung và ý nghĩa của tác phẩm trong chương trình văn 12. Đồng thời, nắm rõ bố cục, cách triển khai các dạng bài nghị luận. Nắm rõ kiến thức nhận diện phong cách ngôn ngữ, nhận diện phương thức biểu đạt, nhận diện thao tác lập luận, các phép tu từ, các phép liên kết.

Học thông qua hệ thống sơ đồ tư duy và các bài tập vận dụng trong sách giáo khoa, sách bài tập cơ bản.

2 tháng

Lịch sử

Với môn lịch sử, các bạn cần ôn tập kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 đến 2000 và lịch sử thế giới giai đoạn từ năm 1945 đến 2000. Học và ghi nhớ các mốc thời gian, sự kiện, ý nghĩa sự kiện.

Học thông qua việc take note mốc thời gian, sự kiện, vẽ sơ đồ tư duy theo dòng thời gian về các sự kiện lịch sử.

2 tháng

Địa lý

Nội dung ôn tập môn địa lý ở giai đoạn đầu của lộ trình ôn thi Đại học cần bao phủ: kiến thức về Việt Nam trên đường hội nhập, về sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, về địa lý dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các vùng kinh tế. Các bạn cần nắm được các khái niệm, bản chất và nội dung của các vấn đề.

Học theo từng chuyên đề, học để hiểu bản chất thông tin, tránh việc học thuộc lòng hời hợt.

2 tháng

2. Giai đoạn tổng ôn toàn diện

Ở giai đoạn tổng ôn, các bạn tập trung vào vận dụng kiến thức trong bài tập, cụ thể như sau:

Môn học

Nội dung

Thời gian

Ngữ văn

Ở giai đoạn tổng ôn toàn diện của lộ trình ôn thi đại học môn Văn, các bạn cần vận dụng kiến thức lý thuyết vào các bài tập tương ứng, thường gặp để vận dụng và ghi nhớ kiến thức sâu hơn. Đồng thời, ghi nhớ cách làm, bố cục và cách diễn đạt nội dung cho các bài nghị luận xã hội và tập làm văn hiệu quả hơn.

2 tháng

Lịch sử

Với môn lịch sử, các bạn nên làm nhiều các dạng bài trắc nghiệm kiểm tra độ ghi nhớ kiến thức. Nên chia nội dung kiến thức thành từng giai đoạn, theo thời gian, mốc lịch sử để học và ghi nhớ kiến thức bài bản, theo dòng thời gian, tránh sự nhầm lẫn.

Trong quá trình học, các bạn nên chú ý đến ghi nhớ các con số, ghi nhớ tên các sự kiện cụ thể để tránh các lỗ hổng kiến thức còn sót trong quá trình ôn luyện.

2 tháng

Địa lý

Kiến thức địa lý có 5 chuyên đề chính, ở giai đoạn tổng ôn này, các bạn nên chia kiến thức theo từng chuyên đề để học. Tổng ôn kiến thức thông qua việc làm các dạng bài tập trắc nghiệm, kiểm tra những điểm kiến thức quan trọng. Trong quá trình ôn tập, tự kiểm tra được những kiến thức còn hổng và bổ sung.

2 tháng

3. Giai đoạn nước rút luyện đề và tối ưu điểm số

Giai đoạn này, các bạn tăng cường luyện đề và học tips tối ưu điểm số như sau:

Môn học

Nội dung

Thời gian

Ngữ văn

Ở giai đoạn nước rút của lộ trình ôn thi Đại học 3 tháng cuối môn Văn, các bạn cần luyện đề nhiều. Luyện đề theo chuẩn format đề thi thật của bộ Giáo dục để tự kiểm tra được năng lực của mình. Trong quá trình luyện đề cần tự tạo áp lực thời gian, luyện nghiêm túc như phòng thi thật.

Đồng thời học các tips làm bài nhanh ở phần tiếng Việt. Học cách xác định luận điểm chính trong bài nghị luận xã hội và bài làm văn.

Ngoài ra, ở giai đoạn này, các bạn có thể tự chuẩn bị sẵn cho mình 1 số học liệu quan trọng như viết sẵn mở bài cho các tác phẩm văn học, note các dẫn chứng văn học cho bài nghị luận xã hội.

1 tháng

Lịch sử

Trong giai đoạn nước rút của lộ trình ôn thi Đại học môn Sử, các bạn luyện tập thật nhiều đề lịch sử theo form của Bộ Giáo dục để củng cố, ghi nhớ lại kiến thức 1 lần nữa. Đặc biệt nên chú ý đến các mốc lịch sử hay nhầm lẫn, take note riêng để ghi nhớ, tránh vi phạm lại trong quá trình làm bài. Như vậy sẽ giúp bạn nâng được 1-2 điểm trong đề thi thật.

1 tháng

Địa lý

Trong giai đoạn nước rút của lộ trình ôn thi Đại học môn địa Lý, các bạn cần luyện tập các đề địa lý theo form của Bộ Giáo dục, luyện càng nhiều đề càng tốt, để ghi nhớ lại kiến thức và hiểu vấn đề hơn. Ngoài ra, cũng nên chú ý đến các câu trắc nghiệm bạn làm sai để tránh vi phạm lại và ghi nhớ kiến thức 1 lần nữa chắc chắn hơn.

Ở giai đoạn này, các bạn cũng nên học các tips xác định đáp án đối với 1 số câu hỏi nhiễu trong đề để nâng cao band điểm lên 1-2 điểm nhé!

1 tháng

Dưới đây là một số tài liệu, nguồn đề ôn thi uy tín mà các bạn có thể tham khảo:

Môn học

Nguồn đề

Ngữ Văn

Các website có kho đề Ngữ Văn đa dạng:

  • Hocmai
  • Hocvan12
  • Tuyensinh247

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo 1 số đầu sách luyện đề Ngữ Văn ôn thi đại học:

  • Bộ đề tuyển chọn ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia
  • Những dạng bài thường gặp trong đề thi tuyển sinh môn Văn

Lịch Sử

Luyện đề online qua các website:

  • Hocmai
  • Tuyensinh247
  • Matran.vn

Ngoài ra, các bạn có thể luyện đề với các đầu sách:

  • Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm lịch sử theo chủ đề
  • 1260 câu hỏi trắc nghiệm lịch sử
  • 55 đề thi minh họa môn lịch sử chọn lọc

Địa lý

Luyện đề online qua các website:

  • Hocmai
  • Tuyensinh247
  • Matran.vn

Hoặc luyện đề và ôn tập kiến thức với các đầu sách:

  • 35 đề minh họa môn địa lý
  • Bí kíp hách điểm đánh giá năng lực Địa lý

V. Lộ trình ôn thi Đại học khối D

Khối D bao gồm các môn Toán, Ngữ Văn, và Tiếng Anh. Khối D hầu như được dùng xét tuyển vào các ngành khoa học xã hội, sư phạm,… Đây cũng là khối thi có khối lượng kiến thức khá nặng, đặc biệt là Toán và tiếng Anh.

Môn Toán và Ngữ Văn đã có trong lộ trình ôn thi Đại học khối A và khối C, các bạn có thể tham khảo bên trên. Dưới đây là lộ trình ôn thi Đại học môn tiếng Anh mà bạn nên đặc biệt chú ý!

1. Giai đoạn xây dựng nền tảng môn tiếng Anh

Trước tiên khi bước vào ôn luyện môn tiếng Anh, các bạn nên thi thử, làm các bài test năng lực để tự đánh giá khả năng của bản thân trước và xác định lộ trình ôn thi Đại học phù hợp.

Prep – nền tảng ôn thi online đang cung cấp bài Kiểm tra đầu vào hoàn toàn miễn phí cho kỳ thi THPT Quốc gia Tiếng Anh, trả về kết quả ngay, đánh giá chính xác tới 80%. Các bạn có thể truy cập vào KIỂM TRA ĐẦU VÀO để tự làm bài test! Sau khi làm bài test, Prep cũng sẽ gợi ý và thiết kế cho bạn lộ trình ôn thi Đại học phù hợp nhất!

Nội dung

Phương pháp

Thời gian

Ở giai đoạn xây dựng nền tảng, các bạn cần nắm rõ lý thuyết về công thức, cách sử dụng các đơn vị kiến thức sau:

  • Kiến thức ngữ âm: phát âm, trọng âm
  • Từ vựng: trau dồi các từ vựng về các chủ đề thường xuyên xuất hiện bao gồm giáo dục, gia đình, du lịch, kinh tế, văn hóa, con người, …
  • Kiến thức liên quan đến các dạng câu, chức năng ngôn ngữ.
  • Ngữ pháp: ôn tập 12 thì, sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ, các dạng từ, cụm động từ, các loại câu (câu điều kiện, câu trực tiếp gián tiếp, câu hỏi đuôi, các cấu trúc câu đặc biệt), mạo từ, …

Để ôn tập, xây dựng nền tảng kiến thức cơ bản trên, các bạn có thể tham khảo qua các khóa học nằm trong lộ trình ôn thi Đại học môn tiếng Anh: Khóa học phát âm, Khóa học Ngữ pháp, Khóa học từ vựng (cơ bản và chuyên sâu) mà Prep thiết kế phù hợp với từng đối tượng.

Để ôn luyện các kiến thức quan trọng đó, thí sinh có thể áp dụng phương pháp học thông qua video bài giảng, thông qua sơ đồ tư duy, và vận dụng ôn luyện bởi các ví dụ cụ thể, nhằm ghi nhớ kiến thức, hiểu rõ bản chất và cách sử dụng.

Đối với từ vựng, các bạn nên học thông qua các ngữ cảnh nhất định, học qua chủ đề để ghi nhớ từ vựng có hệ thống và có thể vận dụng được.

Bạn cần dành ra 2 tháng, trước thời điểm thi 6 tháng trong lộ trình ôn thi Đại học.

2. Giai đoạn luyện đề

Luyện đề là một trong những giai đoạn vàng của lộ trình ôn thi Đại học, chủ yếu tập trung các điểm sau đây:

Nội dung/ tài liệu

Thời gian

Ở giai đoạn này, các bạn cần luyện đề thật nhiều, chú ý luyện theo format đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trước tiên, hãy hiểu rõ và phân tích ma trận đề thi mà Bộ giáo dục đề ra. Từ đó, bám sát theo các dạng bài xuất hiện trong đề thi, luyện tập nhuần nhuyễn. Đặc biệt, cần chú ý đến những kiến thức mà bạn làm sai, để tránh lặp lại.

Việc luyện đề mỗi ngày sẽ giúp các bạn có thể củng cố kiến thức quan trọng, làm quen với format đề thi thật, tự tạo áp lực thời gian như trong phòng thi thật từ đó sẽ nâng dần trình độ hơn.

Một trong những kho đề luyện môn tiếng Anh THPT đồ sộ, được cập nhật thường xuyên, bám sát đề thi thật đó là Test Practice của Prep. Các bộ đề được sưu tầm qua các năm, cập nhật mới nhất.

Luyện đề cùng Test Practice, các bạn sẽ được nhận kết quả và phần giải thích đáp án chi tiết ngay lập tức. Từ đó, bạn có người đồng hành, hỗ trợ việc luyện đề hiệu quả và tối ưu nhất có thể trong giai đoạn vàng của lộ trình ôn thi Đại học tiếng Anh.

Thời gian luyện đề tốt nhất là trước khi thi 1 tháng, luyện đề với cường độ cao trong vòng 2 tháng.

3. Giai đoạn nước rút mở rộng kỹ năng và tối ưu điểm số

Trong lộ trình ôn thi Đại học, ở giai đoạn nước rút, khoảng 1-2 tháng trước khi thi, các bạn vẫn cần tiếp tục luyện đề, tuy nhiên có thể giảm cường độ luyện đề xuống 50%. Ở giai đoạn này, trong quá trình luyện đề, các bạn cần tiếp tục ôn luyện lại các kiến thức ngữ pháp quan trọng. Đồng thời có thể mở rộng, học thêm từ vựng nâng cao, các phrasal verb nâng cao hơn để chinh phục các câu điểm cao trong đề thi.

Đây cũng là khoảng thời gian các bạn tự đánh giá lại năng lực của mình, xem xét các chủ đề từ vựng hay kiến thức còn chưa nắng vững, chưa nhớ kỹ để ôn lại.

Ngoài ra, các bạn cũng nên dành thời gian học các tips làm bài thi tiếng Anh hiệu quả để nâng cao thêm điểm số nhé!

Nên bắt đầu ôn thi đại học từ lúc nào năm 2024
Kiến thức ôn thi đại học khối D môn tiếng Anh

VI. Lưu ý cần nhớ khi ôn thi Đại học

Kỳ thi Đại học vô cùng quan trọng với các sĩ tử tuy nhiên, bên cạnh việc học nhiều, học cật lực, các bạn cũng nên cân đối nhiều vấn đề liên quan đến tinh thần, sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý Prep nhắc nhở bạn trong quá trình tuân thủ các lộ trình ôn thi Đại học.

  • Tạo tâm lý thoải mái cho bản thân: Đừng tự gây quá nhiều áp lực cho bản thân. Chỉ cần duy trì sự quyết tâm và nỗ lực, đừng quá áp lực.
  • Sắp xếp thời gian học, ngủ nghỉ cân bằng: Bên cạnh việc học, sức khỏe thể chất rất quan trọng, vì thế hãy cân bằng giữa việc học và việc nghỉ ngơi phù hợp cho bản thân.
  • Tại không gian học thoải mái, hiệu quả: Không gian học thoải mái, được setup theo sở thích cá nhân của các bạn sẽ là nơi tăng thêm động lực học tập và tăng sự tập trung cho các bạn. Vì thế, hãy chú ý đến việc tìm kiếm và sáng tạo 1 không gian học vừa ý cho bản thân nhé!
  • Tạo thói quen ghi chú: Sẽ có rất nhiều kiến thức cần nhắc đi nhắc lại mỗi ngày, những tips, kiến thức bỗng dưng bạn nghĩ tới. Hãy dành cho 1 mình 1 cuốn sổ tay take note, giấy nhớ take note, dán lại không gian học hay bất cứ nơi nào bạn dễ dàng nhìn thấy để có thể duy trì thói quen học thụ động ở mọi nơi mọi lúc nhé!
    Nên bắt đầu ôn thi đại học từ lúc nào năm 2024
    Lưu ý cần nhớ khi ôn thi đại học

Vậy, prepedu.com đã chia sẻ đến các bạn đầy đủ lộ trình ôn thi Đại học cho 2k5 theo từng khối, từng môn học cụ thể. Áp dụng lộ trình ôn thi Đại học mà Prep cung cấp chắc chắn sẽ giúp các bạn đạt được kết quả như mong muốn. Chúc các bạn chinh phục được điểm số cao trong kỳ thi THPT sắp tới nhé!