Nền nông nghiệp nhiệt đới là gì

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì? Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về những thách thức về nền nông nghiệp nước ta là tài liệu học tập môn Địa lí 12 bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Trả lời câu hỏi:

Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì? Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

1. Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt độ trung bình > 200C, lượng mưa lớn (1500 -2000 mm/năm), độ ẩm > 80% :

+Cho phép nước ta trồng trọt quanh năm.

+ Cây trồng vật nuôi có nhiều điều kiện sinh trưởng, phát triển đặc biệt là sinh vật nhiệt đới.

+ Có thể áp dụng các phương thức thâm canh, tăng vụ, xen canh…

- Khí hậu phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, đông – tây và độ cao địa hình thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa các loại nông sản (cận nhiệt, ôn đới, nhiệt đới).

- Sự phân hóa của điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng: trung du miền núi Bắc Bộ trồng cây lâu năm và gia súc lớn, ở các vùng đồng bằng châu thổ trồng cây hoa màu, lương thực (lúa nước), phát triển thủy sản; Đông Nam Bộ và Tây Nguyên phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm nguồn gốc nhiệt đới.

⟹ Từ đó hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp lớn với thế mạnh khác nhau.

* Khó khăn:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính thất thường làm cho nền nông nghiệp nước ta tăng thêm tính bấp bênh. Các thiên tai như bão, lũ, hạn hán, rét đậm rét hại, sương muối…

- Khí hậu nhiệt đới ẩm là môi trường thuận lợi dễ phát sinh các dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi.

2. Nước ta đang ngày càng khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới:

- Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với các điều kiện sinh thái:

VD: Hình thành các vùng sinh thái nông nghiệp với các thế mạnh riêng như: Đông Nam Bộ có thế mạnh cây cao su, Tây Nguyên có cây cà phê, đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long với cây lúa nước.

- Cơ cấu mùa vụ thay đổi quan trọng.

VD: Tạo ra nhiều giống lúa chịu hạn, chịu rét, sâu bệnh, vì vậy mà diện tích lúa vụ mùa ngày càng thu hẹp thay vào đó là vụ đông và hè thu.

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.

VD: Đã hình thành nhiều xí nghiệp nhà máy chế biến hoặc sơ chế giúp nâng cao giá trị các thành phẩm nông nghiệp như: nhà máy chế biến cà phê Trung Nguyên, nhà máy chè (Mộc Châu, Thái Nguyên).

- Đẩy mạnh sản xuất nông sảnxuất khẩu.

VD: Nhiều nông sản nước ta có giá trị xuất khẩu lớn và xếp thứ hạng cao trên thế giới như cà phê, gạo, chè, cao su, hoa quả).

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về những thách thức về nền nông nghiệp nước ta dưới đây nhé.

Kiến thức tham khảo về những thách thức về nền nông nghiệp nước ta

1. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

a.Điều kiện tự nhiên và tài nguyênthiên nhiên cho phép nước taphát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới:

* Thuận lợi:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá đa dạng, cho phép:

+ Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp.

+ Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.

- Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng:

+ Đồng bằng: phát triển cây lương thực, chăn nuôi, thủy sản.

+ Trung du, miền núi: phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, hình thành các mô hình nông - lâm kết hợp.

* Khó khăn:Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh…

=> Tăng thêm tính bấp bênh vốn có của ngành nông nghiệp;đòi hỏi phải phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh với cây trồng, vật nuôi.

b. Nước ta khai thác ngày càng hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới:

- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái.

- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi, sử dụng các giống mới ngắn ngày, có khả năng chống chịu sâu bệnh, có thể thu hoạch trước mùa thiên tai.

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới.

2. Xu hướng chuyển dịch trong nông nghiệp

- Nông nghiệp giảm tỉ trọng 79,3% (1990) -> 73,5%(2005).

- Chăn nuôi tăng tỉ trọng 17,9% (1990) ->24,7% (2005).

- Dịch vụ nông nghiệp chưa ổn định tỉ trọng 2,8% (1990) ->1,8%(2005).

3. Những thách thức từ bên ngoài đối với nền nông nghiệp nước ta

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu cho nên thách thức trực tiếp và lâu dài đến sản xuất nông nghiệp là tác động của biến đổi khí hậu - Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà Việt Nam không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt không còn khả năng canh tác. Mặt khác, biến động thời tiết ngày càng cực đoan, bất thường, khó kiểm soát; các nhà khoa học cũng dự báo các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung sẽ bị hạn nhiều hơn; số đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, bão lũ sẽ gây ảnh hưởng ngày thêm nặng nề trên quy mô cả nước.

- Nền nhiệt của Việt Nam đã tăng lên đáng kể; nguồn nước chịu ảnh hưởng do thay đổi lượng mưa; mực nước biển dâng dẫn đến thu hẹp diện tích sản xuất, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016); xói lở và xâm nhập mặn diễn ra ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng (Nhóm Ngân hàng Thế giới, 2016). Những ảnh hưởng trên khiến cho việc phát triển nông nghiệp gặp bất lợi lớn, do đó cần có các chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung từ năm 2018 và các biến động địa-chính trị khác, đã tạo ra áp lực đối với các tập đoàn đa quốc gia trong việc điều chỉnh chuỗi cung ứng. Đại dịch toàn cầu Covid-19 đã cho thấy những rủi ro của việc các nước phụ thuộc vào một nguồn cung, và các chuỗi cung ứng được tổ chức quá dàn trải, làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu dễ bị đứt gãy, tổn thương.

- Với các ngành kinh tế dựa vào tài nguyên như nông nghiệp thì ‘thượng nguồn’ của chuỗi cung ứng chính là các tài nguyên đầu vào như nước và đất đai. Biến đổi khí hậu đã tạo ra thách thức vô cùng to lớn đối với việc sử dụng tài nguyên nước và tài nguyên đất. Nhưng sự thiếu phối hợp, thiếu thiện chí giữa các quốc gia trong cùng một lưu vực cũng tạo ra những căng thẳng ngày càng tăng về tài nguyên nước. Đồng bằng sông Cửu Long là một ví dụ cho thấy tác hại nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và các thách thức chính trị quốc tế đến an ninh chuỗi cung ứng trong ngành nông nghiệp.

- Quá trình toàn cầu hóa, đa phương hóa mạnh mẽ cũng là một thách thức lớn (song cũng đồng thời là cơ hội, nếu biết cách biến ‘nguy’ thành ‘cơ’) khi gắn với chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy, với các hàng rào phi thuế quan, các biện pháp phòng vệ tinh vi, làm xu hướng tài chính quốc tế thay đổi kèm theo với các xung đột thương mại, bất ổn chính trị, cùng với dịch bệnh, khiến xu hướng thương mại nông sản quốc tế, tiêu chuẩn thị trường luôn thay đổi; đồng thời, các yêu cầu mới về môi trường và lao động luôn xuất hiện. Tất cả những điều đó tất yếu dẫn đến cạnh tranh thị trường ngày càng trở nên gay gắt hơn.

Nền nông nghiệp nhiệt đới là gì

Nông nghiệp nhiệt đới được thể hiện rõ :
- Hoạt động nông nghiệp có thể thực hiện suốt năm.
- Sản phẩm nhiệt đới chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
- Có thể thực hiện các biện pháp tích cực trong nông nghiệp như luân canh, xen canh, tăng vụ, gối vụ.
- Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm thay đổi theo sự phân hoá của khí hậu (theo mùa, theo độ vĩ và độ cao).
- Các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng phụ thuộc vào sự phân hoá của địa hình và đất đai.
- Sự bấp bênh của nông nghiệp tăng lên do tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu.
b) Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được khai thác có hiệu quả
- Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp (các vùng chuyên canh).
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng với các giống ngắn ngày, các giống chịu hạn, chịu sâu bệnh.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ công tác vận tải, chế biến, bảo quản.
- Việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản nhiệt đới sang các vùng có độ vĩ lớn hơn.  
2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới
Nông nghiệp nước ta đang song hành tồn tại hai nền nông nghiệp : Nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
a) Nông nghiệp cổ truyền
- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất thấp.
- Sản xuất nhỏ, manh mún, mang tính tự cấp tự túc.
- Tồn tại ở những vùng mà điều kiện còn nhiều khó khăn.
- Đang ngày càng bị thu hẹp.
b) Nông nghiệp sản xuất hàng hoá
- Sản xuất lớn, thâm canh, sử dụng nhiều máy móc vật tư, năng suất cao.
- Sản phẩm là hàng hoá giao lưu trên thị trường nên gắn chặt với thị trường.
- Người nông dân không những quan tâm đến sản lượng mà quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả sản xuất.          
- Phát triển ở những vùng có điều kiện thuận lợi, ngày càng mở rộng phát triển.
3. Kinh tế nông thôn đang có sự chuyển dịch
a) Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chính của kinh tế nông thôn
- Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào hoạt động nông lâm ngư nghiệp.
- Hoạt động phi nông nghiệp có xu hướng tăng dần trong cơ cấu kinh tế nông thôn.
b) Hiện nay kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần
- Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.
- Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.
- Kinh tế hộ gia đình.
- Kinh tế trang trại.
c) Kinh tế nông thôn đang có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá, trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Nông nghiệp đang được chuyên môn hoá với việc hình thành các vùng chuyên canh, phục vụ xuất khẩu.
- Nông nghiệp hiện đang ngày càng gắn với công nghiệp chế biến, ngày càng được cơ giới hoá.
- Đa dạng hoá kinh tế nông thôn cho phép khai thác tốt hơn tài nguyên, lao động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1.   Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện :
              A. Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
              B. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.
              C. Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
              D. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Câu 2.   Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta.
              A. Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.
              B. Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp.
              C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
              D. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.
Câu 3.   Kinh tế nông thôn hiện nay dựa chủ yếu vào :
              A. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp.        B. Hoạt động công nghiệp.
              C. Hoạt động dịch vụ.                                 D. Hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
Câu 4.   Thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất trong kinh tế nông thôn nước ta hiện nay là :
              A. Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.
              B. Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.
              C. Kinh tế hộ gia đình.                    D. Kinh tế trang trại.
Câu 5.   Mô hình kinh tế đang phát triển mạnh đưa nông nghiệp nước ta tiến lên sản xuất hàng hoá là :
              A. Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.
              B. Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.
              C. Kinh tế hộ gia đình.                    D. Kinh tế trang trại.
Câu 6.   Đây là biểu hiện rõ nhất của việc chuyển đổi tư duy từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta hiện nay :
              A. Nông nghiệp ngày càng được cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá.
              B. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp đã gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến.
              C. Từ phong trào “Cánh đồng 5 tấn” trước đây chuyển sang phong trào “Cánh đồng 10 triệu” hiện nay.
              D. Mô hình kinh tế trang trại đang được khuyến khích phát triển.
Câu 7.   Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện:
              A. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
              B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
              C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
              D. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
Câu 8.   Hạn chế lớn nhất của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta là :
              A. Tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp.
              B. Thiên tai làm cho nông nghiệp vốn đã bấp bênh càng thêm bấp bênh.
              C. Mỗi vùng có thế mạnh riêng làm cho nông nghiệp mang tính sản xuất nhỏ.
              D. Mùa vụ có sự phân hoá đa dạng theo sự phân hoá của khí hậu.
Câu 9.   Đây là tác động của việc đa dạng hoá kinh tế ở nông thôn.
              A. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
              B. Khắc phục tính mùa vụ trong sử dụng lao động.
              C. Đáp ứng tốt hơn những điều kiện của thị trường.
              D. Tất cả các tác động trên.
Câu 10. Dựa vào bảng số liệu : Cơ cấu kinh tế hộ nông thôn năm 2003.
(Đơn vị : %)
  Nông - lâm - thuỷ sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
Cơ cấu hộ nông thôn theo
ngành sản xuất chính
81,1 5,9 13,0
Cơ cấu nguồn thu từ hoạt
động của hộ nông thôn
76,1 9,8 14,1
              Nhận định đúng nhất là :
              A. Khu vực I là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.   
              B. Khu vực II là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
              C. Khu vực III là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
              D. Nông thôn nước ta được công nghiệp hoá mạnh mẽ, hoạt động công nghiệp đang lấn át các ngành khác.
Câu 11. Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp của nước ta. Điều đó được thể hiện ở :
              A. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
              B. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khác nhau giữa các vùng.
              C. Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
              D.  Sự đa dạng của sản phẩm nông nghiệp nước ta.
Câu 12. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp cổ truyền.
              A. Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp.
              B. Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp tự túc.
              C. Cơ cấu sản phẩm rất đa dạng.
              D. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.
Câu 13. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ :
              A. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
              B. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.
              C. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.
              D. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.
Câu 14. Xu hướng phát triển chung của kinh tế nông thôn nước ta hiện nay là :
              A. Nông lâm ngư nghiệp là hoạt động chính và ngày càng có vai trò quan trọng.
              B. Các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn.
              C. Cơ cấu kinh tế nông thôn rất đa dạng nhưng kinh tế trang trại là mô hình quan trọng nhất.
              D. Mô hình kinh tế hộ gia đình đang trở thành mô hình kinh tế chính ở nông thôn.
Câu 15. Đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp hiện đại đang phát triển ở nước ta hiện nay là :
              A. Đang xoá dần kiểu sản xuất nhỏ manh mún.
              B. Ngày càng sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.
              C. Người nông dân ngày càng quan tâm đến yếu tố thị trường.
              D. Tất cả các đặc điểm trên.

C. ĐÁP ÁN

1. A 2. B 3. A 4. C 5. D 6. C
7. D 8. C 9. D 10. B 11. B 12. B
13. C 14. B 15. D      

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn