Nêu đặc điểm cơ thể của các ngành giun thân mềm

II. SỰ ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

1/ Nêu đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Ruột khoang

2/ Quan sát hình 22.2 và mô tả hình dạng của hải quỳ, sứa

3/ Quan sát hình 22.3 và nêu đặc điểm nhận biết của sán dây, giun đũa, giun đất.

4/ Nêu những đặc điểm hình thái của 3 loại động vật có trong hình 22.4

5/ Nêu đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Thân mềm

6/ Gọi tên các động vật có trong hình 22.5 và nêu vai trò của các động vật đó.

7/ Kể tên một số động vật thân mềm có ở địa phương em và nêu vai trò và tác hại của các loài đó trong thực tiễn. 

8/ Quan sát mẫu vật (mực, trai, ốc,...) hoặc mẫu vật ngâm, video, tranh ảnh và lập bảng vẽ những đặc điểm hình thái của đại diện quan sát theo gợi ý trong bảng 22.1  

Tên động vật thân mềmĐặc điểm hình thái ngoài
??

9/ Gọi tên các động vật trong hình 22.6, mô tả đặc điểm hình thái, nêu ích lợi và tác hại của chúng.

10/ Nêu đặc điểm giúp em nhận biết các động vật thuộc ngành Chân khớp

11/ Nêu tên các động vật thuộc ngành chân khớp trong hình 22.7 

12/ Kể tên một số động vật Chân khớp có ở địa phương em và nêu vai trò, tác hại của các loài đó trong thực tiễn

13/ Lập bảng phân biệt các ngành động vật không xương sống theo các tiêu chí sau: đặc điểm nhận biết, các đại diện


1/

  • Động vật ngành ruột khoang có cơ thể đối xứng tỏa tròn
  • Ruột dạng túi, không có hậu môn
  • Cấu tạo thành cơ thể gồm hai lớp tế bào
  • Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai 

2/ Hình dạng của hải quỳ: 

  • Cơ thể hình trụ, kích thước khoảng 2cm – 5 cm, có thân và đế bám.
  • Lỗ miệng có nhiều tua miệng xếp đối xứng nhau và có màu rực rỡ như cánh hoa.
  • Cơ thể đối xứng tỏa tròn, trên thân có tế bào gai tự vệ và bắt mồi.

   Hình dạng của sứa:

  • Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt.
  • Phía lưng có hình dù, bên trên có nhiều tua dù.
  • Phía miệng có miệng và các tua miệng.
  • Bên trên các xúc tua có nọc độc làm tê liệt con mồi và kẻ thù (tự vệ bằng gai).
  • Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

3/ Đặc điểm nhận biết của:

  • Sán dây: Miệng có giác bám, thích nghi với hoạt động bám giữ vào thành ruột, hút chất dinh dưỡng của cơ thể. Cơ thể dẹp để dễ luồn lách vào các khe trong cơ thể. Mắt và cơ quan di chuyển tiêu giảm. Là loài lưỡng tính, sinh sản nhiều
  • Giun đũa: có kích thước lớn, thân hình ống, thuôn hai đầu, không phân ống, màu trắng sữa hay hồng nhạt. Giun cái dài 20 - 30 cm, giun đực 15 - 20 cm
  • Giun đất: cơ thể dài, gồm nhiều đốt, ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân)

4/ Nêu những đặc điểm hình thái của 3 loại động vật có trong hình 22.4

  • Con ốc sên: sống cả ở nước, kể cả trên cạn. Chúng có chung các đặc điểm sau: Cơ thể gồm: đầu, chân và thân. Một số loài có vỏ tiêu giảm (sên trần). Ở phần đầu có miệng và xung quanh là tua miệng. Trên hay ở cạnh tua miệng có mắt. Dưới bụng là chân có cơ phát triển giúp chân di chuyển trên giá thể. Phần thân xoắn ốc, dấu trong lòng vỏ đá vôi xoắn ốc. Giữa vỏ và cơ thể có một khoang trống gọi là khoang áo. Ở ốc sên, khoang áo đóng vai trò của phổi. Vỏ ốc sên: hình ống, xoắn ốc và gồm đỉnh vỏ, miệng vỏ, lớp sừng ở người
  • Con mực: Cá mực là loại động vật không xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân. Phần đầu có 8-10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng.
  • Con sò: động vật thân mềm có hai mảnh vỏ có kích thước loại nhỏ và vừa. Sống tập trung ở môi trường sông, biển, nước lợ. Đặc trưng của sò là hai mảnh vỏ có thể khép, mở, vỏ sò đa dạng về kích cỡ, màu sắc, hoa văn.

5/ Đặc điểm nhận biết động vật ngành Thân mềm: có cơ thể mềm và không phân đốt. Đa số các loài có lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ cơ thể

6/ Con sên lãi, con chai, con ốc, con sứa, con hàu: làm thực phẩm, được dùng trong ngành mỹ phẩm....

7/ Kể tên một số động vật thân mềm có ở địa phương: Chai sông, sứa, ngao, giun, ốc ao, ốc bươu vàng, ốc sên,...

  • Chai sông, sứa, ngao, ốc ao, ốc bươu vàng, lươn, trạch: Làm món ăn, là loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm
  • Giun đất: làm đất tơi xốp
  • Sứa: Làm món ăn, là loại thực phẩm
  • Ốc sên: có hại, ốc sên ăn rau phá hoại cây trồng

8/ Quan sát mẫu vật (mực, trai, ốc,...) hoặc mẫu vật ngâm, video, tranh ảnh và lập bảng vẽ những đặc điểm hình thái của đại diện quan sát theo gợi ý trong bảng 22.1  

Tên động vật thân mềmĐặc điểm hình thái ngoài

Mực

Cá mực là loại động vật không xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân. Phần đầu có 8-10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng
ChaiCấu tạo: gồm có 3 lớp. Lớp ngoài cùng là lớp sừng, lớp giữa là lớp đá vôi. trong cùng là lớp sà cừ óng ánh. Dưới vỏ là áo trai, mặt ngoài tiết ra lớp vỏ đá vôi, mặt trong tạo khoang áo có ống hút và ống thoát, phía trong là thân trai, phía ngoài là thân trai (lưỡi rìu).
Ốc sênsống cả ở nước, kể cả trên cạn. Cơ thể gồm: đầu, chân và thân. Một số loài có vỏ tiêu giảm (sên trần). Ở phần đầu có miệng và xung quanh là tua miệng. Trên hay ở cạnh tua miệng có mắt. Dưới bụng là chân có cơ phát triển giúp chân di chuyển trên giá thể. Phần thân xoắn ốc, dấu trong lòng vỏ đá vôi xoắn ốc. Giữa vỏ và cơ thể có một khoang trống gọi là khoang áo. Ở ốc sên, khoang áo đóng vai trò của phổi. Vỏ ốc sên: hình ống, xoắn ốc và gồm đỉnh vỏ, miệng vỏ, lớp sừng ở người
Giuncó kích thước lớn, thân hình ống, thuôn hai đầu, không phân ống, màu trắng sữa hay hồng nhạt. Giun cái dài 20 - 30 cm, giun đực 15 - 20 cm

9/ Gọi tên các động vật trong hình 22.6, mô tả đặc điểm hình thái, nêu ích lợi và tác hại của chúng.

Tên loàiĐặc điểm hình tháiLợi ích/tác hại
CuaGồm có những bộ phận mai cua, bên dưới là yếm cua, hai mắt của cua, cua có hai càng to,tám càng nhỏ để bảo vệ và di chuyển nên cua chỉ di chuyển ngang.Thực phầm
Châu chấuCơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng.  Đầu: có 1 đôi râu, mắt kép, cơ quan miệng. Ngực: có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, bụng: gồm nhiều đốt, mỗi đốt có 1 lỗ khíPhá hoại mùa màng
NhệnCơ thể của chúng chỉ có hai phần: phần đầu ngực và phần bụng, chúng có tám chân, đôi kìm có tuyến độcmiệng không hàm nhai, không cánh. Tất cả các loài nhện đều có khả năng nhả tơLàm mất vệ sinh
Tôm

Gồm có đầu, mình, đuôi.Đầu tôm gồm có hai mắt và hai dâu rất dài, có nhiều chân. Thân tôm dài hơi cong khi bơi thì tôm bơi lùi.

Thực phẩm 

10/ Đặc điểm chung của ngành chân khớp:

- Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở.

- Các chân phân đốt khớp động.

- Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể.

11/ Các động vật thuộc ngành chân khớp trong hình 22.7: 

  • Hình a. Mọt ẩm
  • Hình b. Ruồi
  • Hình c. Ve bò
  • Hình d. Ve sầu
  • Hình e. Bọ ngựa
  • Hình f. Ong

12/ 

  • Ong mật: lấy mật
  • Cua đồng: thực phẩm 
  • Tôm sông: thực phẩm

13/ Lập bảng phân biệt các ngành động vật không xương sống theo các tiêu chí sau: đặc điểm nhận biết, các đại diện

NgànhĐặc điểm nhận dạngĐại diện
Ngành Ruột khoangCơ thể đối xứng, tỏa trònThủy tức
Ngành GiunKhông có xương sống, cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu thânGiun đất
Ngành thân mềmCó cơ thể mềm và không phân đốtChai sông
Ngành chân khớpCó bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp độngChâu chấu

Bài 21 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THÂN MỀM KIẾN THỨC cơ BẢN + Đặc điểm chung: Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo. Hệ tiêu hoá phân hoá. Cơ quan di chuyển thường đơn giản. + Riêng Mực, Bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển. + Trừ một số Thân mềm có hại, còn hầu hết chúng đều có lợi về mọi mặt. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI A. Phần tìm hiểu và thảo luận Quan sát hình 21, hãy thảo luận rồi đánh dấụ cl) và điền cụm từ gợi ý vào bảng 1 cho phù hợp. Bảng 1: Đặc điểm chung của Thân mềm TT \Đặc điểm Đại diệnX Mơi sống Lối sống Kiểu vỏ đá vôi Đặc điểm cơ thể Khoang áo phất triển Thân mềm Không phân đốt Phân đốt 1 Trai sông Nước ngọt Vùi lắp 2 mảnh vỏ V V V 2 Sò ở biển Vùi lắp 2 mảnh vỏ V V V 3 Ốc sên ở cạn Bò chậm chạp 1 vỏ xoắn ốc V V V 4 Ốc vặn Nước ngọt, nước lợ Bò chậm chạp '1 vỏ xoắn ốc V V V 5 Mực ở biển Bơi nhanh Vỏ tiêu giảm V V V 6 Cụm từ và kí hiệu gợi ý ở cạn ở biển Nước ngọt ở nước lợ Vùi lắp Bò chậm chạp Bơi nhanh 1 vỏ xoắn ốc 2 mảnh vỏ Vò tiêu giảm V V V V Thảo luận và rút ra kết luận chung của ngành Thân mềm (xem phần I) ỷ Dựa vào kiến thức trong cả chương, liên hệ đến địa phương, chọn tên các dại diện Thân mềìn dể ghi vào bảng 2. Bảng 2: Y nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm STT Ý nghĩa thực tiễn Tên đại diện thân mểm ở địa phương 1 Làm thực phẩm cho người Ốc gạo, Ốc bươu, Trai sông, Mực,... 2 Làm thức ăn cho động vật khác Ốc rạ, Ốc gạo, Chem chép,... 3 Làm đồ trang sức Trai, Ốc lợi bông,... 4 Làm vật trang trí Tai tượng, ốc bàn tay,... 5 Làm sạch môi trường nước Trai, Vẹm, Hàu,... 6 Có hại cho cây trồng Ốc sên, Ốc rạ,... 7 Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán Ốc tai, Ốc đỉa, Ốc gạo,... 8 Có giá trị xuất khẩu Nghêu, Vẹm xanh, Sò, Mực 9 Có giá trị về mặt địa chát Nghêu, Hầu, Vẹm, ổc, Trai... B. Trả lời câu hỏi Ểr’ Càu 1. Vì sao xếp Mực bơi nhanh cùng ngành với Ôc sên bò chậm chạp? Tuy có khác xa về lô'i sông nhưng cả hai đều có thân mềm không phân đốt, có khoang áo, có thần kinh và giác quan phát triển, có hệ tiêu hoá phân hoá,... hay nói khác đi chúng mang những đặc điểm cơ bản giông nhau nên được xếp cùng một ngành. & Câu 2. Ở các chợ địa phương em có các loại Thán mểm nào được bày bán làm thực phẩm? Loại nào có giá trị xuất khẩu? Các loại thường gặp ở chợ địa phương em là Nghêu, Sò huyết, Oc gạo, Oc vặn, Mực,... Trong đó loài có giá trị xuất khẩu là Mực, Sò huyết, Nghêu,... ỷ Câu 3. Ý nghĩa thực tiễn của vỏ Thân mềm? Các Thần mềm có nhiều chất canxi như Nghêu, Sò,... được dùng để nung vôi. Vỏ Thân mềm có lớp xà cừ dày được dùng làm đồ trang sức, làm các mặt hàng mĩ nghệ. Với Bào ngư, Mai Mực được làm dược liệu... CÂU HỎI NÂNG CAO & Kể tên và nêu tác hại của một số Thân mềm? Các Thân mềm có hại như: Hà biển, Hà sông đục thuyền và các công trình xây dựng bằng gỗ. ôc trần, Ôc sên phá hoại cây trồng. Ốc tai, Ốc đĩa,... là vật chủ của nhiều loài giun sán kí sinh gây bệnh nguy hiểm cho người và gia súc. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG Câu 1. Con trai có lối sống: Nổi trên mặt nước như Động vật Nguyên sinh. Bơi lội trong nước như cá. Sông ở đáy ao, hồ, ẩn nửa mình trong bùn cát. Sống ở biển. Câu 2. Vỏ cứng trên có tác dụng: Giúp trai vận chuyển trong nước. b. Giúp trai đào hang, c. Bảo vệ trai trước kẻ thù. d. Giúp trai lấy thức ăn. Câu 3. Lớp vỏ cứng của trai được tiết ra từ: Các tuyến bài tiết. b. Mặt ngoài của áo trai. c. Mặt trong của áo trai. d. Các dây chằng nốì các mảnh vỏ trai Câu 4. Trai di chuyển bằng: Vầy bơi b. Sự khép mở vỏ trai c. Chân trai là phần lồi của cơ thể d. Các dây chằng & Câu 5. Thức.ăn của trai là: Các vụn hữu cơ c. Cả a và b đúng Động vật nguyên sinh d. Tất cả đều sai. ÉT* Câu 6. Trai sinh sản theo kiểu. Vô tính kiểu mọc chồi Hữu tính và thụ tinh trong Hữu tính và thụ tinh ngoài Vô tính kiểu phân đôi. Câu 7. Vỏ trai được hình thành từ đâu? a. Lớp sừng b. Bờ vạt áo c. Thân trai d. Chân trai & Câu 8. Căn cứ vào đặc điểm nào để xác định độ tuổi của trai? Căn cứ vào độ lớn của vỏ. Căn cứ vào độ lớn của thân. Căn cứ vào các vòng phát triển trên vỏ. Căn cứ vào khối lượng cơ thể. Câu 9. Trai lấy thức ăn bằng bộ phận nào? Ống hút b. Hai đôi tâm miệng Lỗ miệng d. Cơ khép vỏ trước và vỏ sau. Câu 10. Trai làm sạch nước như thể nào? Cơ thể lọc các cặn bã có trong nước. Lấy các cặn bã làm thức ăn. Tiết chất nhờn kết các chất cặn bã trong nước lắng xuống đáy bùn. Cả a, b và c đều đúng. Câu 11. Động vật sống ở trong môi trường nước ngọt là: a. Nghêu b. ôc vặn c. Ôc sên d. Sò Câu 12. Động vật dưới đây gây hại cho mùa màng là: a. Oc vặn b. Trai sông c. ôc bươu vàng d. Nghêu & Càu 13. Đặc điểm của Mực khác với Bạch tuộc là: a. Có mai cứng ở phía lưng b. Sông ở biển c. Là thực phẩm cho con người d. Là động vật Thân mềm ỷ Câu 14. Õc sên tự vệ bằng cách nào? Tiết chất nhờn làm kẻ thù không bắt được Co rút cơ thể vào trong vỏ Có lưỡi bào để tấn công kẻ thù Cả a, b và c đều đúng 50 — Học tốt Sinh học 7 & Càu 15. Ôc sên phá hoại cây trồng như thế nào? Đến mùa sinh sản, ốc sên đào lỗ phá hoại rễ cây Ôc sên là vật chủ trung gian truyền các loại virut gây bệnh cho cây Ốc sên ăn thực vật. Cả a, b và c đều đúng. Câu 16. Đặc điểm giống nhau giữa Sò, Trai sông là: a. Cơ quan di chuyển kém phát triển b. Đều sông ở nước ngọt c. Cơ thể mất đốì xứng 2 bên d. Đều sống ở nước mặn ỷ Câu 17. Bằng biện pháp nhân tạo, con người có thể thu lấy được ngọc từ: a. ôc sên b. Trai c. Bạch tuộc d. Sò Câu 18. Loài Thân mềm có tác hại đục thủng thuyền và phá hoại các công trình bằng gỗ dưới nước là: a. Ốc nước ngọt b. Hà c. Bạch tuộc d. Mực Câu 19. Lợi ích lớn nhất của động vật Thân mềm trong đời sống con người là: Cung cấp nguyên liệu làm thuôc Cung cấp sản phẩm làm đồ mĩ nghệ Cung cấp thực phẩm Cung cấp đá vôi cho xây dựng