Ngành kế toán học bao nhiêu tín chỉ

Ngành Kế toán, mã ngành: 52340301. Khối kiến thức toàn khóa gồm 145 tín chỉ (TC) chưa bao gồm phần kiến thức về giáo dục thể chất (165 tiết) và giáo dục quốc phòng (165 tiết).

  • Khối kiến giáo dục đại cương: 64 TC (chiếm tỉ lệ 44,1%)
  • Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 81 TC (chiếm tỉ lệ 55,9%)

+ Khối kiến thức cơ sở khối ngành: 6 TC + Khối kiến thức cơ sở ngành: 16 TC + Khối kiến thức ngành và chuyên ngành: 42 TC + Khối kiến thức bổ trợ: 9 TC + Thực tập nghề nghiệp: 2 TC + Khóa luận tốt nghiệp: 6 TC Điều kiện tốt nghiệp: Sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Điều 20 của Quy định số 06/QyĐ-ĐNT-ĐT ngày 28/8/2013 của Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh, có chứng chỉ MOS (Word, Excel), và có chứng chỉ TOEIC 550 trở lên. Có chứng chỉ 04 loại kỹ năng mềm: Kỹ năng tư duy hiệu quả và sáng tạo, Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian, Kỹ năng làm việc nhóm.

1. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG: 64 TC

1.1 Lý luận chính trị

Ngành kế toán học bao nhiêu tín chỉ

1.2. Khoa học xã hội

Ngành kế toán học bao nhiêu tín chỉ

1.3. Ngoại ngữ (tiếng Anh)

Ngành kế toán học bao nhiêu tín chỉ

1.4. Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường

Ngành kế toán học bao nhiêu tín chỉ

1.5. Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng

Ngành kế toán học bao nhiêu tín chỉ

2. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP: 81 TC 2.1. Kiến thức cơ sở khối ngành:

Ngành kế toán học bao nhiêu tín chỉ

2.2. Kiến thức cơ sở ngành: 16 TC

Ngành kế toán học bao nhiêu tín chỉ

2.3. Kiến thức ngành và chuyên ngành 2.3.1. Kiến thức ngành

Ngành kế toán học bao nhiêu tín chỉ

2.3.2. Kiến thức chuyên ngành

Ngành kế toán học bao nhiêu tín chỉ

2.4. Kiến thức bổ trợ:

Ngành kế toán học bao nhiêu tín chỉ

2.5. Thực tập cuối khóa và viết khóa luận tốt nghiệp:

Ngành kế toán học bao nhiêu tín chỉ

* Sinh viên xem cây chương trình đào tạo tại website trường https://huflit.edu.vn

Bộ GD&ĐT và các trường bắt đầu quy trình xét tuyển và xử lý nguyện vọng đại học từ ngày 12 đến 20/8, qua đó xác định nguyện vọng cao nhất thí sinh trúng tuyển. Các trường đại học công bố điểm chuẩn, danh sách thí sinh trúng tuyển từ ngày 22/8. Thí sinh xác nhận nhập học trước 17h ngày 6/9. Trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu về dịch vụ kế toán - kiểm toán không ngừng tăng lên. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã kéo theo nhu cầu nhân lực kế toán kiểm toán ngày càng cao. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán (hướng chuyên sâu kế toán doanh nghiệp hoặc kiểm toán doanh nghiệp) có thể trang bị các chứng chỉ kế toán quốc tế như ACCA, ICAEW, CPA ÚC… để gia tăng cơ hội kết nối với các nhà tuyển dụng trong khu vực và quốc tế.

Mức thu nhập ổn định và môi trường làm việc chuyên nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có thể làm việc trong các các công ty kiểm toán, dịch vụ kế toán, kiểm toán nhà nước, các bộ, ngành, đơn vị hành chính sự nghiệp hay Ngân hàng, tổ chức tài chính. Đồng thời bạn cũng có thể lựa chọn nhiều vị trí khác nhau như kiểm toán viên, kế toán viên, chuyên viên tài chính, thanh tra tài chính, giao dịch viên, chuyên viên phân tích, kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ, giảng viên, nghiên cứu viên về Kế toán - Kiểm toán. Với thế mạnh sẵn có của mình, chỉ cần không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và khả năng ngoại ngữ, bạn sẽ có vị trí cao trong lĩnh vực kế kiểm và theo đó là mức thu nhập cao, ổn định trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, kế toán kiểm toán là ngành nghề được hưởng nhiều chế độ, đãi ngộ tốt hơn so với mặt bằng chung các công việc khác để đảm bảo tính phân minh và chính xác trong công việc.

Cơ hội học tập và rèn luyện bản thân

Bạn có cơ hội trải nghiệm nhiều vị trí khác nhau với những lĩnh vực khác nhau trong ngành công nghiệp kế toán kiểm toán, vì vậy bạn luôn có cơ hội học hỏi những điều mới mẻ và có khả năng thích ứng tốt với công việc. Được làm việc với các đối tượng khác nhau và tiếp xúc với nhiều khách hàng, doanh nghiệp kinh doanh đặc thù là một điểm cộng nổi bật của giới kế toán kiểm toán giúp bạn mở rộng mối quan hệ của mình và trau dồi bản thân. Bên cạnh đó, môi trường làm việc đa dạng cùng xu hướng hội nhập quốc tế của ngành nghề sẽ tạo nhiều cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán được học tập và trải nghiệm nhiều hơn so với các ngành cùng khối ngành Kinh tế khác…

  1. Bạn có phù hợp với ngành Kế toán không?

Bạn là người trung thực, cẩn thận và có trách nhiệm

Một trong những tố chất cần có để học ngành Kế toán đó là sự cẩn thận tỉ mỉ và trách nhiệm cao. Nghề kế toán kiểm toán luôn gắn liền với tài liệu, sổ sách, chứng từ quan trọng trong đó chứa đựng những con số “biết nói” về tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy kế toán viên hay kiểm toán viên cần phải chính trực, khách quan và có trách nhiệm để đảm bảo tính minh bạch, bảo mật và tin cậy của thông tin. Do đó, nếu bạn có đầy đủ các tố chất trên, bạn nên theo con đường kế toán kiểm toán.

Bạn là người có tư duy logic và yêu thích số học

Kế toán kiểm toán là một nghề đòi hỏi sự cẩn thận đến từng chi tiết, cũng như niềm đam mê các con số và nhạy bén khi ứng dụng thực tế và sử dụng xét đoán chuyên môn. Chính vì thế, nếu bạn là người có khả năng tư duy tốt và yêu thích số học, nghề kế toán kiểm toán chính là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Bạn là người chịu áp lực tốt và thích làm việc trong môi trường chuyên nghiệp

Nghề kế toán kiểm toán chịu khá nhiều áp lực như áp lực về thời gian hoàn thành công việc, về khối lượng công việc, áp lực về việc không ngừng trau dồi và cập nhật kiến thức để phù hợp với sự thay đổi của chế độ, luật; áp lực về áp dụng công nghệ trong hoạt động nghề nghiệp, và áp lực về sự đào thải khắc nghiệt của nghề… Chính vì thế, nghề kế toán kiểm toán không dành cho những người có “tinh thần yếu và ý chí kém”. Tuy nhiên, khi vượt qua tất cà các áp lực này, bạn sẽ có mức thu nhập cao và được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, được nhiều người tin tưởng và ghi nhận.

  1. Chương trình học toàn khóa

Chương trình học ngành Kế toán bao gồm 135 tín chỉ trong 8 học kỳ (trong đó có 11 tín chỉ giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất), bao gồm 4 thành phần kiến thức: Khoa học cơ bản; Bổ trợ; Cơ sở ngành và Chuyên ngành (bao gồm Khóa luận tốt nghiệp). Cụ thể như sau:

Năm thứ nhất năm thứ hai: Các học phần cơ bản như Pháp luật đại cương, Tin học đại cương, Toán kinh tế, Tiếng Anh, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô… Đặc biệt, năm thứ hai sinh viên sẽ được tiếp cận với học phần căn bản đầu tiên liên quan đến ngành kế toán, đó học hần Nguyên lý Kế toán.

Năm thứ ba: Sinh viên bắt đầu được tiếp cận với các học phần thường khối kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành và bổ trợ như: Kế toán tài chính I, Kiểm toán căn bản, Kiểm toán tài chính I,II, Kế toán thuế, Kế toán quản trị I.

Năm thứ tư: Vào kỳ đầu tiên của năm thứ 4, sinh viên sẽ được học các học phần chuyên ngành. Đối với sinh viên theo hường chuyên sâu Kiểm toán, sinh viên sẽ học nhóm học phần: Kiểm toán tài chính II, Kiểm toán hoạt động, Kiểm soát quản lý. Đối với sinh viên theo hướng chuyên sâu Kế toán, sinh viên sẽ theo học nhóm học phần: Hệ thống thông tin kế toán, Kế toán tài chính III, Kế toán quốc tế. Vào kỳ thứ hai của năm thứ 4, sinh viên sẽ hoàn thành các học phần tốt nghiệp.

  1. Bạn được trải nghiệm gì khi theo học Kế toán doanh nghiệp tại Học viện Ngân hàng?

Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên của nhà trường nói chung và của Khoa Kế Toán - Kiểm Toán nói riêng có chất lượng cao và vô cùng tâm huyết với nghề. Sau 16 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ của Khoa không ngừng được bổ sung về số lượng, số cán bộ có học hàm, học vị ngày càng nhiều. Hiện tại, Khoa có 36 giảng viên, trong đó có 1 Phó giáo sư, 21 tiến sĩ và 14 thạc sĩ. Các giảng viên đều có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, nhiều giảng viên đã từng trải qua đào tạo ở nước ngoài hoặc từng là những kiểm toán viên tại các tổ chức kiểm toán độc lập như KPMG, Ernst&Young, AASC, Deloitte... Không chỉ dừng lại ở kiến thức học tập, Giảng viên khoa Kế Toán - Kiểm Toán còn luôn lắng nghe, chia sẻ với sinh viên cả những kinh nghiệm trong cuộc sống. Thầy cô của Khoa Kế Toán - Kiểm Toán HVNH “siêu cấp” đáng yêu và thân thiện.

Cơ sở vật chất

Theo học ngành Kế toán tại Học viện Ngân hàng, các bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm khuôn viên rộng rãi phủ kín cây xanh với rất nhiều “góc sống ảo” cho bạn thỏa sức thực hiện đam mê. Bên cạnh đó, nhà trường cũng trang bịhệ thống giảng đường hiện đại, các phòng đều được gắn máy điều hòa, máy chiếu, loa mic, thư viện điện tử, phòng thực hành được thiết kế để tạo ra một môi trường học tập gắn liền với hoạt động thực tiễn tốt nhất. Đồng thời, nhà trường cũng thiết kế nhà thể chất đa năng, sân bóng rổ... để đảm bảo việc rèn luyện sức khỏe kết hợp với học tập cho sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được sử dụng các tiện ích hàng ngày như ẩm thực, y tế, văn phòng phẩm, tài liệu học tập và những nhu cầu thiết yếu khác.

Học bổng và hỗ trợ tài chính.

Học Viện Ngân Hàng có rất nhiều học bổng hấp dẫn cho sinh viên của trường từ học bổng Thống Đốc, Ngành ngân hàng đến học bổng ngân hàng thương mại và “đặc sản” nhất chính là học bổng khuyến khích học tập. Bên cạnh đó, sinh viên khó khăn có thể nhận được sự hỗ trợ của phòng Quản lý người học như học bổng quỹ tình thương, trợ cấp xã hội, miễn giảm học phí. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid – 19 mạnh mẽ, Khoa kế toán - Kiểm toán thường xuyên hỗ trợ cho các bạn sinh viên ngành Kế toán gặp hoàn cảnh khó khăn, các bạn không thể về quê khi dịch bùng phát,… Và còn rất nhiều khoản hỗ trợ khác nữa.

Tham gia nhiều hoạt động, trải nghiệm

Học Viện Ngân Hàng nói chung và Khoa Kế Toán - Kiểm Toán nói riêng là một môi trường cho bạn thỏa sức sáng tạo sau mỗi giờ học. Bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm vô vàn hoạt động bổ ích:

  • Cơ hội được tham gia các buổi tọa đàm, định hướng nghề nghiệp như: Professional: Bạn cần gì?... Đồng thời cũng được trải nghiệm các cuộc thi sinh viên về kiến thức chuyên ngành như: A&A Arena đấu trường kế kiểm,…
  • Cơ hội trải nghiệm các hoạt động vui chơi, gala văn nghệ, hay cảm giác bùng nổ khi được hòa mình vào : Chương trình Đại nhạc hội Chào tân sinh viên; Chương trình Hội thao chào mừng ngày thành lập đoàn hàng năm chào mừng ngày thành lập đoàn thanh niên…
  • Cơ hội được trang bị thêm kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, cơ hội thực tập sớm cũng như cơ hội việc làm sau khi ra trường khi tham gia các chương trình như: Chương trình S.T.A.R (Shining Talent and Role model) được công ty TNHH Kiểm toán KPMG (KPMG) phối hợp cùng Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và HVNH đồng triển khai từ năm 2018, cung cấp cơ hội thực tập cho sinh viên; Chương trình "Fast track to KPMG – Tăng tốc tới KPMG" phối hợp với ACCA và KPMG, cung cấp cơ hội làm việc cho sinh viên là học viên ACCA; Chương trình "ACCA Futurist 2020" phối hợp với ACCA, cung cấp cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp cho sinh viên là học viên ACCA; Buổi đào tạo kỹ năng " Thiết kê một cuộc đời đáng sống - design your holistic lifestyle" phối hợp với ICAEW; Chương trình "Đào tạo phát triển tư duy dịch vụ và tác phong chuyên nghiệp cho sinh viên" phối hợp với CPA Australia; Chương trình Học tập trải nghiệm (ELP) tại Singapore dành cho sinh viên chất lượng cao các trường đại học…
  • Cơ hội việc làm khi ra trường

Cơ hội việc làm sau khi ra trường của các bạn chuyên ngành Kế Toán - Kiểm Toán HVNH rất cao. Nhiều sinh viên có thành tích học tập tốt có cơ hội làm việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sinh viên được thực tập và làm việc tại các công ty, doanh nghiệp Kế Toán, Kiểm Toán lớn ở trong nước và quốc tế như: EY, Deloitte, KPMG,... Bên cạnh đó sinh viên còn có cơ hội được trải nghiệm công việc tại các ngân hàng hàng đầu Việt Nam như: BIDV, Vietinbank, Vietcombank,... Đặc biệt với những bạn chưa tìm được nơi làm việc, thực tập, Khoa Kế toán - Kiểm toán và HVNH sẽ hỗ trợ, sắp xếp các sinh viên đến với Doanh nghiệp. Sinh viên Học Viện Ngân Hàng nói chung và Khoa Kế toán - Kiểm toán nói riêng được đánh giá là người có chuyên môn và năng lực tốt, có trách nhiệm và luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sinh viên có khả năng từ độc lập nghiên cứu đến hợp tác nhóm. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp ngành Kế toán Học viện Ngân hàng (hướng chuyên sâu kế toán doanh nghiệp hoặc kiểm toán doanh nghiệp) cụ thể như sau:

Ngành Kế toán 1 năm bao nhiêu tín chỉ?

Chương trình học ngành Kế toán bao gồm 135 tín chỉ trong 8 học kỳ (trong đó có 11 tín chỉ giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất), bao gồm 4 thành phần kiến thức: Khoa học cơ bản; Bổ trợ; Cơ sở ngành và Chuyên ngành (bao gồm Khóa luận tốt nghiệp).

Ngành Kế toán Huflit bao nhiêu tín chỉ?

Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo của ngành Kế toán tại Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. HCM (HUFLIT) được thiết kế theo hệ thống tín chỉ với thời gian học là 4 năm. Khối lượng kiến thức toàn khóa là 145 tín chỉ tích lũy, chưa tính học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh.

Ngành Kế toán UEH bao nhiêu tín chỉ?

Tổng số tín chỉ: 124 tín chỉ Vận dụng sáng tạo kiến thức về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán và quản trị tài chính để có thể quản trị các nguồn lực tài chính trong đơn vị. Thiết kế mô hình đo lường, đánh giá thành quả hoạt động phục vụ cho việc ra quyết định và mục tiêu phát triển bền vững của đơn vị.

Ngành Kế toán bao nhiêu tiền 1 năm?

Học phí chương trình đại học chính quy chất lượng cao từ 17,9 triệu đồng/ học kỳ. Học phí chuyên ngành Kế toán Nhà nước là 26 triệu đồng/ năm. Học phí chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp là 25,1 triệu đồng/ năm. Chương trình đại trà học phí 25 triệu đồng/ năm; chương trình chất lượng cao 42 triệu đồng/ năm.