Nghệ thuật tạo ra dư ba là gì

   Màu sắc: Trong bài thơ cũng là màu sắc buồn (cũng gợi lên nỗi buồn); nhưng cảnh lạnh như màu vàng yếu ớt của cảnh chiều tà, màu bàng bạc của khói sóng, màu xanh nhàn nhạt của nhừng bờ xa, những làng xa, và màu xám xịt của  trời khi về chiều lúc trời đất giao hòa.

   Tràng Giang là một bài thơ hay vì đã thể hiện được tình cảm sâu nặng, tha thiết, cảm xúc mãnh liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên, là tấm lòng da diết nhớ quê nhớ nhà.

   Về nghệ thuật:

   Cách dùng và sử dụng những hình ảnh đối lập: củi một cành>< mấy dòng. Nắng xuống >< trời lên, sông dài, trời rộng bến cô liêu, không khói cũng nhớ nhà.

   Cách dùng từ láy chỉ tâm trạng, môi trường thiên nhiên, không gian (tác giả dùng 10 từ láy trong bài) như: Tràng Giang, điệp điệp, lơ thơ, đìu hiu, chót vót.

   Biện pháp nghệ thuật tượng trưng: củi một cành khô lạc mấy dòng, bến cô liêu, chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa.

   Những hình ảnh màu sắc đẹp như: bờ xanh tiếp bãi vàng, mây cao đùn núi bạc, chim nghiêng cánh, sóng gợn.

   Tràng Giang là một bài thơ chứa đầy tâm trạng - tâm trạng buồn. Tuy vậy, nỗi buồn trong bài thơ không thê lương, không nhuốm màu chết chóc mà là nỗi buồn trong sáng như tâm hồn Huy Cận. Sau này đi với cách mạng tâm trạng buồn man mác ấy vần còn nhưng thanh cao hơn, trong sáng hơn bởi như ống nói: Vũ trụ đã bớt đi bóng đêm" còn “trời mỗi ngày lại sáng”.

TRÀNG GIANG (HUY CẬN)A. KHÁI QUÁT1. Tác giả- Huy Cận là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại, là gương mặt tiêu biểucủa phong trào thơ mới 32 – 45. Thơ ông vừa phảng phất màu sắc Đường thi cổđiển vừa mang hình ảnh con người ảo não, cô đơn của văn học lãng mạn.- Trước 1945, thơ Huy Cận luôn bị chi phối bởi cảm hứng vũ trụ với những khắckhoải của không gian và nỗi sầu nhân thế, đó là sự đối lập giữa thiên nhiên bao la,hoang vắng, buồn bã và những kiếp người nhỏ bé, cô đơn.2. Tác phẩm2.1 Xuất xứ và vị tríTràng Giang là 1 trong những kiệt tác của thi ca hiện đại của thơ mới, cũnglà kiệt tác của Huy Cận trước 45, được in trong tập “Lửa thiêng” (1940).2.2 Giá trịThông qua bức tranh thiên nhiên và thấp thoáng đâu đó hình ảnh cuộc sốngcon người trong 1 buổi chiều buồn ở 1 vùng bến bãi sông nước mênh mông, đượcthể hiện bằng 1 bút pháp nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại, Huy Cận đã thể hiệnnỗi buồn ảo não cô đơn của mình trước cuộc đời, thiên nhiên và vũ trụ, cũng kínđáo bộc lộ tình yêu với quê hương, đất nước.2.3 Nhan đề: Tràng Giang (Sông dài)- Vần “ang” điệp lại tạo không gian mênh mông, trải dài, vô cùng vô tận,gợi nỗi buồn cô đơn (Tràng Giang – sông dài, sông rộng).- Dòng sông không chỉ trôi chảy trong không gian mà còn trôi chảy trongdòng thời gian miên viễn, vĩnh hằng, xưa cũ vô cùng của thế giới cổ thi. nhan đề vừa gợi hình, vừa gợi cảm.* Lời đề từ (thể hiện chủ đề, dụng ý nghệ thuật của nhà thơ):1- “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”  Lẫn lộn giữa trạng thái, nỗi buồn bã,những nuối tiếc, nhớ nhung, có nỗi nhớ từ cái rộng của bầu trời và cái dài của sông không gian vô cùng vô tận.- Vế thứ 2 là hình ảnh của không gian vô cùng vô tận, cái dài rộng mênh mông củađất trời, là nỗi nhớ dẫn đến nỗi cô đơn, buồn bã của Huy Cận. Thể hiện cảm hứng bao trùm của hồn thơ Huy Cận.B. PHÂN TÍCH BÀI THƠ “TRÀNG GIANG” CỦA HUY CẬN*MBA (1, 2.1, 2.2)*TB1. Khổ đầu: Trong khổ đầu, cảm hứng về Tràng Giang được thể hiện trong 1không gian mở rộng và trải dài trên 1 vùng bến bãi bờ sông. Đây là nỗi nhớ khiếncả 4 câu thơ câu nào cũng dập dềnh sóng nước.+) Câu mở đầu miêu tả sóng nước tràng giang trong sự liên tưởng tới tâmtrạng con người.“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”- Câu thơ ngắt thành vế theo nhịp ngắt 4/3 cổ điển, vế đầu là hình ảnh TràngGiang mênh mông trong sự tương phản, với những gợn sóng nhẹ nhàng, trải dài títtắp. Những gợn sóng nhẹ mà miên man vô hồi, vô hạn. Từ “gợn” không chỉ gợihình mà còn gợi tính – vừa là những gợn sóng nhỏ nhoi vô cùng giữa mênh môngTràng Giang vừa gợi sự tĩnh lặng, êm đềm của dòng sông đang lặng lẽ trôi xuôi. 1chút vắng lặng và hoang sơ đầu tiên đã thấp thoáng hiện lên trong tứ thơ.- Vế sau là 1 hình ảnh của tâm trạng trong tương quan so sánh với vế đầu (“điệpđiệp”) là lặp đi lặp lại nhưng không bao giờ dứt, có thể hiểu đây là những lớp sóngTràng Giang mênh mông nối tiếp, gợi sự đơn điệu, nhàm chán. Cũng có thể hiểuđây là ẩn dụ cho tâm trạng – những dư ba của dòng sông gợi những xao xuyến2trong lòng người. Biện pháp ẩn dụ đã khiến sóng sông hoà với sóng lòng, nhữnggợn sóng trên sông cứ trải dài vô tận, như hữu hình hoà trong sông cứ trải dài vôtận, như hữu hình hoà trong lòng người, nhẹ nhàng mà mênh mang không dứt.- Cách hiểu này cũng có thể gợi nhớ tới 1 so sánh trong ca dao “Sóng bao nhiêugợn dạ sầu bấy nhiêu” nhưng nếu câu ca dao so sánh nỗi buồn với sóng nước đểnhấn mạnh tương quan về số lượng thì câu thơ của Huy Cận chủ yếu nhấn mạnhtương quan về sắc thái: “Sóng gợn” miên man vô tận cũng như nỗi buồn “điệpđiệp” triền miên, da diết khôn nguôi.+) Câu thơ sau là hình ảnh con thuyền với mênh mang sóng nước:“Con thuyền xuôi mái nước song song”Câu thơ vẽ ra 1 vẻ đẹp hài hoà, đăng đối rất quen thuộc với quan niệm thẩm mỹphương Đông, vẻ đẹp thường đem đến cho con người cảm giác thanh thản và bìnhổn. Sự hài hoà, đăng đối không chỉ thể hiện qua những chi tiết tạo hình khi nhà thơvẽ ra hình ảnh con thuyền trôi xuôi song song với 2 bờ Tràng Giang, tạo ra 1 néthài hoà, êm ả với dòng sông mà còn bộc lộ sự tinh tế qua nghệ thuật đối của các vếcuối 2 câu thơ 1 và 2: “buồn điệp điệp/ nước song song”. Bức tranh thơ được pháchoạ qua nét vẽ đăng đối, cổ điển nhưng lại không có cái ung dung tự tại của tâmthế cổ điển – hình tượng thơ vẫn toả ra cái buồn ảo não của thi nhân, bức tranh thơđẹp nhưng thật buồn và hình ảnh con thuyền xuôi mái đem đến cảm giác như conthuyền mặc sức chảy trôi giữa mênh mông không người trèo lái, càng buồn hơn vìthế! Giữa thuyền và nước gợi lên chia cách, vĩnh viễn, không gặp gỡ. Vậy là dòngsông tuy có thêm hình ảnh con thuyền mà vẫn lạnh lẽo, hoang vắng – Câu thơ thứ2 đã vẽ nên 1 khung cảnh buồn rất đặc trưng cho cảm hứng lãng mạn, cái buồn ảmđạm miên viễn, cái đẹp ảo não, đơn côi.+) Tới câu 3, sự đăng đối giữa thuyền và nước đã bị phá vỡ“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”32 vế đối xứng “thuyền về - nước lại” là 1 hình ảnh thực diễn tả sự di chuyển ngượcchiều giữa thuyền và nước khi thuyền trôi về phía trước, nước sẽ ngược lại phíasau. Câu thơ vẽ nên hình ảnh con thuyền như mất hút vào giữa xa xôi, giữa mênhmông đất nước, giữa dòng Tràng Giang chia trăm ngả, cùng những gợn sóng triềnmiên trong câu 1. Nghệ thuật ẩn dụ trong câu 3 lại đưa đến cảm nhận dòng TràngGiang mênh mang như nỗi buồn trăm ngả trong lòng người. Nếu sóng nước hiệnhữu trong nỗi buồn không dứt thì trăm ngả Tràng Giang lại là ẩn dụ cho cuộc sốngmiên man, cùng với thế song song gợi sự chia lìa vĩnh viễn trong câu. Sự di chuyểnngược chiều của thuyền và nước trong câu càng đem đến cho Tràng Giang cảmgiác hiu quạnh buồn bã đến vô cùng.+) Câu 4 gợi sự tương phản giữa hình ảnh nhỏ nhoi lạc loài giữa mênh môngsóng nước“Củi 1 cành khô lạc mấy dòng”- Sự đối xứng giữa “mấy dòng” và “trăm ngả” càng làm sông nước thêm rợnngợp và do đó càng làm nổi bật sự tương phản với “1 cành củi khô” đơn lẻ.- Cả 4 từ ở đầu câu thơ “củi 1 cành khô” đều gợi những nét nghĩa của sự nhỏ bé,đơn côi, gầy guộc. Đặc biệt khi đặt chữ “củi” lên đầu câu, với nhịp ngắt 1/3/3đầy ấn tượng cùng nghệ thuật đảo ngữ đã tô đậm cảm giác thiếu vắng sự sốnggiữa giữa 1 vùng không gian mênh mông, cảm giác ấy càng rõ hơn khi đặt “1cành củi khô” trong hệ thống với “con thuyền xuôi mái “ như vắng bóng bàntay, thiếu hơi ấm của con người.- Đặt trong trường liên tưởng của nghệ thuật ẩn dụ, cành củi khô gầy guộckhông còn sự sống, trôi nổi lạc loài giữa mênh mông Tràng Giang đã gợi baosuy ngẫm chua chát vànỗi buồn bã về sự nhỏ bé, vô nghĩa của những kiếp người giữa dòng đời.42. Khổ 2: Trong khổ 2, bức tranh Tràng Giang đã có thêm hình ảnh của bầu trời vàmặt đất – cũng với bề dài, rộng của dòng sông, không gian đã được mở rộng thêmnhiều chiều sâu thẳm, cao vời vợi và vẫn rợn ngợp mênh mông.a) Câu đầu tiên là 1 nét chấm phá đầy ám ảnh về những cồn nhỏ lơ thơ trênsông“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu”- Từ láy “lơ thơ” vừa gợi hình ảnh những doi đất nhỏ nhoi giữa mênh mônghoang vắng Tràng Giang cũng vừa miêu tả những cây cối thưa thớt khe khẽxao động trong gió hiu hắt gợi cảm giác thiếu vắng sự sống tiếp tục đậm hơntrong sự vắng lặng khi ngọn gió buồn chỉ làm cây cối lơ thơ giữa Tràng Giangkhẽ khàng, thưa thớt, giữa sông nước mênh mông cùng với con thuyền xuôimái và cành củi lạc loài, hình ảnh của những “lơ thơ cồn nhỏ” càng khiến bứctranh thiên nhiên thêm hoang vắng, lạnh buồn”.- Vế sau của câu thơ miêu tả sắc “gió đìu hiu”. Từ láy “đìu hiu” có lẽ không chỉnhằm miêu tả những làn gió buồn, gió nhẹ mà còn gợi tả không gian ngọn gióđi qua – 1 không gian tiêu điều, tàn tạ; 1 không gian hoang vắng, lạnh buồn.b) Câu thơ thứ 2 nhắc đến hình ảnh của cuộc sống con người:“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”- Cấu trúc câu thơ đem đến nhiều cách hiểu. Nếu coi đây là 1 cách phủ định,“đâu” được hiểu là không có, đâu có… nhà thơ sẽ đem đến cảm giác: Giữakhông gian hoang vắng, hiu quạnh, nhân vật trữ tình khao khát lắng nghenhững âm thanh thân thiết, những tiếng vọng ấm áp của cuộc đời, nhưng “đâu”tìm thấy khi tất cả chỉ là sự im ắng, mênh mông.-Nếu hiểu “đâu” là 1 danh từ chỉ hướng, chỉ 1 không gian không xác định,“đâu” là đâu đó thì câu thơ có âm thanh, nhưng vẫn không hề bớt đi sự buồnvắng bởi đó là những âm thanh mơ hồ đâu đó, lại bị đẩy về 1 làng xa, nhuốmphủ nét buồn của cảnh chợ chiều khi đã “vãn”. Câu thơ miêu tả âm thanh mà5chỉ làm rõ hơn sự tĩnh lặng trong 1 hoàng hôn buồn thảm, cũng cho thấy tâmhồn của thi nhân buồn bã, cô đơn, khao khát lắngnghe những tiếng vọng ấm áp của cuộc đời.- Và cách hiểu nào cũng cho thấy ước muốn của nhà thơ là vô vọng khi ở giữa 1không gian lặng vắng không hề có âm thanh và những âm thanh quá xa xôi,mơ hồ.c) Trong 2 câu sau, không gian đột ngột được mở rộng và đẩy cao ra nhiềuchiều với những hình ảnh của “nắng xuống, trời lên, sông dài, trời rộng”.Theo hướng mở rộng ấy của không gian, nỗi buồn của nhân vật trữ tình cũnglan toả đến vô cùng:“Nắng xuống trời lên cao chót vótSông dài trời rộng bến cô liêu.”- Nếu “thuyền về, nước lại” là sự di chuyển theo chiều ngang, mở ra cái mênhmang, tĩnh lặng của dòng sông thì “nắng xuống – trời lên” lại là sự di chuyểntheo chiều dọc, tạo ra 1 khoảng không cao vời vợi, sâu thăm thẳm của đất trời,sông nước. Nắng đổ xuống và vòm trời như được nâng cao, nhưng cụm từ “sâuchót vót” không chỉ dừng lại ở việc miêu tả độ cao của bầu trời mà còn gợi racả độ sâu hun hút khôn cùng của đáy vũ trụ, làm tăng thêm cảm giác rợn ngợpcho con người.- Cũng có thể từ “sâu” xuất hiện trong liên tưởng của thi nhân khi ông nhìn thấyánh phản chiếu của bầu trời xuống đáy nước – cách hiểu này mang lại cảmgiác trong sáng, mĩ lệ cho dòng sông đồng thời mở ra 1 không gian 3 chiều vớicái mênh mông của Tràng Giang, cái vời vợi của bầu trời, cái thẳm sâu củađáy nước.- Đối xứng với sự thẳm sâu của đất trời là cái mênh mang của sông nước. Hìnhảnh “sông dài, trời rộng” trong câu 4 lại miêu tả 1 sự vận động trong 1 khônggian đa chiều và chính sự hùng vĩ, sâu thẳm mênh mông của đất trời đã khiến6bến sông trở thành bến cô lieu, hoang vắng, quạnh hiu, đơn độc. Hình thức đốitrong cổ thi được sử dụng linh hoạt trong 2 câu thơ tạo nên sự hài hoà về hìnhảnh và nhịp điệu khiến nhịp thơ đẹp mà buồn. Biện pháp tương phản của cảmhứng lãng mạn lại 1 lần nữa làm đậm thêm những khắc khoải về không giantrong hồn thơ Huy Cận.3. a) Câu thơ mở đầu khổ 3 là 1 câu hỏi băn khoăn nhuốm chút buồn bã.“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”- Hình ảnh những cánh bèo trôi nổi trên sông nước vốn là 1 ước lệ nghệ thuậtquen thuộc cho những kiếp đời trôi nổi. Cụm từ nghi vấn “bèo dạt về đâu”không chỉ miêu tả những cánh bèo trôi nổi trên mênh mang Tràng Giang màcòn gợi ánh mắt buồn bã từ phương trời xa xăm. Bởi “về đâu” là cụm từ nhấnmạnh sự vô định, vô cứ: Giữa mênh mang Tràng Giang, những cánh bèo nhỏnhoi ngơ ngác – giữa cuộc đời rộng lớn, con người biết đi đâu, về đâu?- Phép điệp trong vế sau “hàng nối hàng” vừa là hình ảnh những cụm bèo nốinhau trôi dạt trên Tràng Giang, vừa đem lại cảm giác về sự nhàm chán, đơnđiệu, buồn tẻ nhưmuôn đời không đổi.b) Từ những hàng bèo đơn điệu, thi nhân hướng tầm mắt tới những vùng xarộng hơn trên Tràng Giang:“Mênh mông không 1 chuyến đò ngangKhông cầu gợi chút niềm thân mật”- Tràng Giang nghĩa là sông dài, sông rộng nhưng đây là lần đầu tiên nhà thơtrực tiếp nhắc đến sự dài rộng ấy trong từ láy: “mênh mông”. Từ láy được đặtở đầu câu thơ như lời khẳng định lại cảm giác về 1 không gian rợn ngợp.- Những cây cầu hay những chuyến đò ngang nối 2 bờ sông từ ngàn xưa là biểutượng cho sự lại qua, gắn kết của tình đời, tình người, cũng là nơi hẹn hò, gặp7gỡ của lứa đôi khi: “Ước gì sông rộng 1 gang – Bắc cầu dải yếm cho chàngsang chơi”. Bằng 2 phủ định tuyệt đối “không 1 chuyến đò ngang, không cầu”,Huy Cận đã làm hiện lên 1 không gian không có bóng người, không có tìnhngười, chỉ có thiên nhiên hiu hắt, mênh mông, buồn vắng.c) Câu kết tiếp tục tô đậm cảm giác ấy trong hình ảnh của bến bãi bờ sông:“Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”- Những tính từ chỉ màu sắc “xanh, vàng” khiến bức tranh sáng hơn nhưng vẫnkhông vì thế mà mất đi sự ảm đạm, buồn bã. Đó là vì từ láy “lặng lẽ” đứng ởđầu câu thơ đã phủ lên toàn cảnh bức tranh thiên nhiên sự tĩnh lặng, hoangvắng vô cùng khi trước mắt nhà thơ lại “màu xanh” nối tiếp “màu vàng”, bếnbờ Tràng Giang chỉ có thiên nhiên im lìm trải dài như vô tận, không có hìnhbóng, dấu vết và hơi ấm của con người.4. a) Câu thơ đầu tiên là hình ảnh của bầu trời:“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”- Từ láy “lớp lớp” gợi hình ảnh những đám mây chồng chất, nối tiếp bay ngangbầu trời, ngưng kết lại như những đám mây trùng điệp. Động từ “đùn” chothấy sự xao động bồng bềnh không ngừng nghỉ của những lớp mây trên trờicao.- Hình ảnh ẩn dụ “núi bạc” gợi tả vẻ đẹp trong sáng, kì vĩ, tráng lệ của thiênnhiên khi mây ngời lên sắc bạc lấp lánh trong ánh hoàng hôn cuối ngày.- Bức tranh hoàng hôn tuy đẹp nhưng vẫn buồn vì những từ điệp “lớp lớp”,động từ “đùn”, tính từ “cao” gợi cảnh mây tuôn chồng chất và những khônggian cao rộng đến rợn ngợp trong sự đối lâpj với con người nhỏ bé, cô đơn.b) Câu thơ thứ 2 miêu tả 1 cánh chim nhỏ giữa mênh mông trời chiều:“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”8- Nếu trên mặt Tràng Giang là hình ảnh 1 cành củi khô lạc loài, gầy guộc, bếncô liêu hiu hắt, những cụm bèo trôi nổi, dập dềnh… thì giữa vụ trũ hùng vĩ lạihiện lên 1 cánh chim thật bé bỏng, cô đơn. Cánh chim đã nhỏ giữa bầu trời với“lớp lớp” mây cao dám chao nghiêng lại khiến nó càng nhỏ bé hơn giữa cáimênh mông, hùng vĩ của trời đất.- Trong thơ cổ, hình ảnh cánh chim về tổ là 1 ước lệ nghệ thuật cho hoàng hônnhưng trong tứ thơ của Huy Cận, cánh chim nhỏ bé gợi hình ảnh của cái tôi côđơn, mang cảm hứng lãng mạn, có thể cảm nhận sau cái nghiêng của chim,hoàng hôn như giật mình buông xuống. Như vậy, cánh chim không chỉ là tínhiệu của hoàng hôn mà còn có sức làm xao xuyến cả hoàng hôn.- Cũng có thể hiểu không gian của buổi chiều đè nặng lên cánh chim trong dángchao nghiêng, cánh chim nhỏ bé như dựng cả ráng chiều, như 1 tia nắng saxuống giữa hoàng hôn.- 2 câu thơ đã lấy động tả tĩnh, lấy sự chuyển động của mây trời và cánh chimđể gợi ra sự tĩnh vắng, đượm buồn của thiên nhiên, lấy cái hữu hạn của cánhchim nhỏ nhoi để gợi ra cái khôn cùng của vũ trụ.c) Hình ảnh sóng nước trong khổ đầu lại trở về:“Lòng quê dợn dợn vời con nước”- Nếu sóng nước trong khổ đầu chỉ là những gợn buồn nối tiếp trên Tràng Giangthì bây giờ đã là những “con nước” lớn. Từ láy “dợn dợn” miêu tả trạng tháinhững ngọn sóng dập dềnh lên xuống khi nổi khi chìm giữa Tràng Giang mênhmông.- “vời” là ánh mắt nhìn về phương xa, ánh mắt mải miết dõi theo những consóng nhấp nhô miên man tít tắp. Nỗi buồn nhớ về 1 miền quê ấm áp thân yêuhiện lên trong ánh mắt ấy khi con người khao khát tình đời, tình người, conngười vô vọng trong niềm khao khát ấy giữa 1 không gian mênh mông và hoàntoàn tĩnh vắng, hoàn toàn mất ý niệm về sự sống.9d) Tấm “lòng quê”, nỗi nhớ quê, nhớ nhà đã được thi nhân lãng mạn thể hiệnsâu đậm hơn bởi sự gợi nhớ 1 tứ thơ cổ điển:“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”- Thôi Hiệu xưa nhớ nhà trong 1 sắc hoàng hôn:“Nhật mộ hương quan hà xứ thịYên ba giang thượng sử nhân sầu”nghĩa là trong hoàng hôn không biết quê hương ở nơi nào, khói sóng triền miênkhiến cho lòng người buồn.- Mượn tứ thơ Thôi Hiệu cho câu kết của Tràng Giang, Huy Cận đã đem đến 1phong vị Đường thi cổ điển làm xao xuyến cả câu thơ lãng mạn của thi sĩ ViệtNam thời thơ mới bởi dù có phủ định khói hoàng hôn thì khói sóng cũng đãmặc nhiên xuất hiện trong câu thơ. Huy Cận đã thật khéo léo và tài hoa đểmượn 1 chút khói hoàng hôn, tạo dư âm cho nỗi nhớ nhà, vương vấn, bângkhuâng trong lòng thi sĩ.- Nhưng nếu trong thơ Thôi Hiệu, nỗi buồn nhớ quê hương bắt nguồn từ 1 chútkhói hoàng hôn, cũng có nghĩa là thi nhân đã ít nhiều chịu tác động của ngoạicảnh thì với cấu trúc phủ định “không – cũng”, Huy Cận đã đem đến 1 cảmnhận khác hẳn. Bài thơ viết về 1 buổi chiều buồn ở 1 vùng sông nước nênkhông thể nói là không có khói hoàng hôn. Vậy ý nghĩa phủ định trong câu kếtcó lẽ chỉ như 1 phân trần của thi sĩ: nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ quê hương củathi sĩ lãng mạn ngày hôm nay không phải chỉ vì hoàng hôn, không phải chỉ vìnhững tác động của ngoại cảnh như trong thơ xưa mà là nỗi buồn có sẵn tronglòng người, tự lòng người toả ra, loang thấm vào ngoại cảnh – nỗi buồn củanhững người dân đang sống trên đất nước mình mà vẫn nhớ nhà, vẫn mang 1tâm thế tha hương, vẫn thấy luôn thiếu vắng quê hương, mà thực chất đó là nỗibuồn sâu xa, thấm thía của những người dân mất nước. Nỗi buồn của thi nhân10lãng mạn trước dòng Tràng Giang đã kín đáo hoà quyện với lòng yêu quêhương, đất nước.* KLTràng Giang là 1 bài thơ thể hiện bằng 1 bút pháp nghệ thuật vừa cổ kính vừahiện đại, vừa phảng phất chất Đường thi cổ điển lại vừa hướng tới sự biểu hiện cáitôi ảo não của thi sĩ cách mạng. Bài thơ thể hiện nỗi khắc khoải của Huy Cận về sựnhỏ bé, cô đơn, vô nghĩa của con người, kiếp người trước sự mênh mông vô tận, vôcùng của cuộc đời, của vũ trụ; lại thấm thía nỗi buồn khao khát giao cảm, khaokhát tình người, tình đời và kín đáo bộc lộ tình yêu sâu nặng với quê hương, đấtnước. Sắc cố điển hàm chứa tâm thế lãng mạn – nét đặc sắc này không chỉ tạo ravẻ đẹp buồn của cảm hứng lãng mạn vẫn rất đậm trong thơ mới, mà còn làm nênphong cách riêng của hồn thơ Huy Cận.11