Nghị định hướng dẫn luaật hôn nhân gia đình 2023

Cuốn sách bao gồm:1) Luật Hôn nhân và gia đình năm 20142) Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.

  1. Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
  1. Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
  1. Nghị định số 98/2016/NĐ-CP ngày 04/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
  1. Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (Trích)
  1. Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Luật Hôn nhân và gia đình (hiện hành) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Luật gồm 9 chương, 133 điều, quy định về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.

Nhằm triển khai thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật như: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Nghị định số 98/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;…

Cuốn sách giúp bạn đọc cập nhật đầy đủ thông tin khi tìm hiểu và thực thi pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Ngày 01/11/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.

Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung sau:

- Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022;

- Khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022;

- Khoản 3 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022;

- Khoản 5 Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022

- Khoản 2 Điều 22 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022;

- Khoản 8 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022;

- Khoản 2 Điều 30 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022;

- Khoản 3 Điều 39 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022;

- Khoản 5 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022;

- Khoản 3 Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.

Nghị định hướng dẫn luaật hôn nhân gia đình 2023

Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về Luật Phòng chống bạo lực gia đình có nội dung như thế nào?

Những hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình giữa những người đã ly hôn?

Theo Điều 2 quy định về hành vi bạo lực gia đình áp dụng giữa người đã ly hôn như sau:

Hành vi bạo lực gia đình áp dụng giữa người đã ly hôn
1. Hành vi quy định tại các điểm a, b, c và k khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
3. Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
4. Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.
5. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.
6. Cản trở kết hôn.

Theo đó, những hành vi được xem là hành vi bạo lực gia đình giữa những người đã ly hôn sẽ có:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

- Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

- Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

- Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

- Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

-Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.

- Cản trở kết hôn.

Quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình như thế nào?

Theo điểm e khoản 1 Điều 19 quy định về báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình như sau:

Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
1. Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
e) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
...

Tại Điều 7 quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình như sau:

Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Tổng đài) sử dụng số điện thoại ngắn có ba (03) chữ số để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
2. Tổng đài hoạt động 24 giờ tất cả các ngày để tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.
3. Tổng đài thực hiện ghi âm tự động và chi trả phí viễn thông đối với tất cả các cuộc gọi đến, gọi đi.
4. Tổng đài được quảng bá số điện thoại theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình là địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về về hành vi bạo lực gia đình và cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Sử dụng số điện thoại ngắn có 03 chữ số để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

- Hoạt động 24 giờ tất cả các ngày để tiếp nhận tin báo, tố giác

- Thực hiện ghi âm tự động và chi trả phí viễn thông đối với tất cả các cuộc gọi đến, gọi đi.

- Được quảng bá số điện thoại

có hiệu lực từ ngày 25/12/2023

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];