Nghĩa của từ đầu trong đầu thuyền là gì

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 55 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Trong các câu sau, từ đầu có sự chuyển nghĩa để có những nghĩa như thế nào ?

1. Bài tập 1, trang 74, SGK.

a) Trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến), từ lá được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Hãy xác định nghĩa đó.

b) Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác trong những trường hợp sau:

- lá gan, lá phối, lá lách,...

- lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,...

- lá cờ, lá buồm,...

- lá cót, lá chiếu, lá thuyền,...

- lá tôn, lá đồng, lá vàng,...

Hãy xác định nghĩa của từ lá trong mỗi trường họp kể trên, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ lá.

Gợi ý:

- Từ lá đuợc dùng trong những trường hợp định danh khác nhau, nhưng những vật được gọi tên đó có điểm gì giống nhau ?

- Các nghĩa trên đây của từ lá có quan hệ vói nhau như thế nào ?

Trả lời: 

 Nghĩa của từ lá trong câu “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” là nghĩa gốc : chỉ một bộ phận của cây, thường ở trên cành, trên ngọn cây, có màu xanh và hình dáng thường mỏng, có bề mặt... Còn nghĩa của từ lá trong những trường hợp còn lại đều là nghĩa chuyển : chỉ dạng thể của các vật khác nhau - của bộ phận cơ thể động vật hay vật bằng giấy, vải hoặc bằng tre, nứa, gỗ, kim loại,... Nhưng những vật đó đều giống với lá cây về hình dạng mỏng, có bề mặt. Vì thế, các nghĩa chuyển của từ lá vẫn có quan hệ với nghĩa gốc và có quan hệ với nhau trên cơ sở nét nghĩa chung : vật có bề mặt, móng.

2. Trong các câu sau, từ đầu có sự chuyển nghĩa để có những nghĩa như thế nào ?

a) Cá kể đầu, rau kể mớ.

(Tục ngữ)

b) Ngòi đầu cầu nước trong như lọc

Đường bên cầu cỏ mọc còn non.

(Chinh phụ ngâm)

c) Đầu súng, trăng treo.

(Chính Hữu, Đồng chí)

d) Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm

(Tục ngữ)

e) Đầu lòng hai ả tố nga

Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.

(NguyễN Du, Truyện Kiều)

f) Miếng trầu là đầu câu chuyện.

(Tục ngữ)

Trả lời: 

Khi dùng trong những trường họp này, nghĩa của từ đầu đã có sự chuyển đổi :

a) Dùng theo nghĩa gốc : chỉ bộ phận trước hết của con cá có chứa não (đầu cá).

b) Chỉ vị trí trước hết của một khoảng không gian tính từ cái cầu (đầu cầu).

c) Chỉ vị trí trên hết của một vật thể (đầu súng).

d) Chỉ vị trí trước hết của một khoảng thời gian (đầu năm).

e) Chỉ vị trí trẽn hết (hoặc trước hết) của đứa con trong gia đình (con đầu lòng).

g) Chỉ vị trí trước hết trong diễn biến của câu chuyện (đầu câu chuyện).

Sự chuyển nghĩa của từ đầu trong những trường họp này diễn ra theo phép ẩn dụ. Tất cả đều dựa trên quan hệ tương đồng : vị trí trước hết, trên hết.

3. Xác định sự chuyển nghĩa của những từ in đậm trong các câu sau:

a) Sống trong cát, chết vùi trong cát

Những trái tim như ngọc sáng ngời.

(Tố Hữu)

b)  Đội du kích có ba mươi lăm tay súng.

c) Bạn tôi là một chân hậu vệ vững chắc của đội bóng.

d) Phát hiện ra vấn đề tinh vi ấy, thật là một đôi mắt sáng suốt.

Trả lời: 

Có sự chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể theo phép hoán dụ : lấy bộ phận cơ thể để chỉ cả con người.

a) Trái tim : chỉ những con người mà cuộc đòi là những tấm gương sáng (về tình cảm yêu thương), khi sống cũng như khi chết, mặc dù cuộc đời rất bình dị.

b) Tay súng : chỉ những người du kích, cầm trên tay khẩu súng đánh giặc.

c) Chân hậu vệ : chỉ cầu thủ bóng đá chơi ở vị trí hậu vệ.

d) Đôi mắt : chỉ những người sáng suốt, nhìn ra những điều chi tiết, tinh vi, khó quan sát, phát hiện được.

4. Đánh dấu X vào từ ngữ thích họp nhất để điền vào chỗ trống trong các câu sau :

a) Xã hội cần /.../ trẻ em và những người tàn tật, già yếu.

□ săn sóc                               □ chăm sóc

□ chăm chút                           □ trông nom

b) Vườn hồng ai dám /.../ chim xanh.

(Theo Nguyễn Du)

□ ngăn cản                             □ ngăn rào

□ chặn đường                         □ chặn lối

Trả lời: 

 Khi lựa chọn từ ngữ để điền vào chỗ trống, cần nắm được nghĩa cả câu định diễn đạt, cả các sắc thái biểu cảm của câu và chú ý đến nhịp điệu, âm hưởng trong câu.

a) Chọn chăm sóc.

b) Chọn ngăn rào.

5. Nhận xét về nghĩa và cách dùng từ cơn bão trong câu văn sau :

Thì ra cơn bão thị trường dù mạnh dường ấy nhưng không phải đã thổi thốc được vào tất cả mọi nơi. Nơi nào náo hoạt thì cực kì náo hoạt, nơi nào yên tĩnh thì lại càng yên tĩnh.

(Chu Lai, Phố)

Trả lời:

Từ cơn bão vốn chỉ một hiện tượng trong thiên nhiên : luồng gió di chuyển nhanh, mạnh có thể cuốn phăng, phá huỷ tất cả mọi vật trên đường di chuyển. Trong câu văn, nói dùng theo nghĩa chuyển : chỉ một hiện tượng trong thị trường kinh tế (tăng tốc, vỡ nợ, vỡ hụi,...) xảy ra ồ ạt, mạnh mẽ, gây tác hại lớn.

6. Phân tích nghĩa và cách dùng trong từ mắt trong các câu sau :

a) Những người con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.

(Ca dao)

b) Quả na mở mắt nhìn ngơ ngác.

Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.

(Trần Đăng Khoa)

c) Mắt lưới của anh rất nhỏ.

d) Mắt bão cách bờ biển 200 hải lí.

Trả lời: 

Từ mắt có thể dùng theo nghĩa gốc (câu à), hoặc nghĩa chuyển : chỉ kẽ nhỏ ở vỏ quả na có thể tách ra khi quả na chín, chỉ lỗ hở giữa các sợi dây của lưới, chỉ tâm điểm của cơn bão. Tất cả đều là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc theo phép ẩn dụ. Do đó, nó có thể dùng cho các vật thể và hiện tượng khác không phải người hay động vật.

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Nghĩa của từ đầu trong đầu thuyền là gì

Xem lời giải SGK - Soạn văn 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Nghĩa của từ đầu trong đầu thuyền là gì
Nghĩa của từ đầu trong đầu thuyền là gì
Nghĩa của từ đầu trong đầu thuyền là gì
Nghĩa của từ đầu trong đầu thuyền là gì
Nghĩa của từ đầu trong đầu thuyền là gì
Nghĩa của từ đầu trong đầu thuyền là gì
Nghĩa của từ đầu trong đầu thuyền là gì
Nghĩa của từ đầu trong đầu thuyền là gì

Xem thêm tại đây: Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Phần I

TỪ NHIỀU NGHĨA

1. Đọc bài thơ (tr.55 SGK Ngữ văn 6, tập 1): “Những cái chân”

2. Nghĩa của từ chân trong từ điển:

- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân...)

- Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân đèn...)

- Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân răng...)

3. Một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân:

* Mũi:

- Bộ phận của cơ thể con người hoặc động vật, có đỉnh nhọn : mũi người, mũi hổ,…

- Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thủy: mũi tàu, mũi thuyền,…

- Bộ phận nhọn sắc của vũ khí hoặc dụng cụ: mũi dao, mũi kéo,…

* Tay:

- Bộ phận hoạt động: vung tay, nắm tay,…

- Nơi tay người tiếp xúc với sự vật: tay ghế, tay vịn cầu thang,…

4. Từ chỉ có một nghĩa: com-pa, kiềng, xe đạp, xe máy, hoa hồng, Ngữ văn…

Phần II

HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

1. Mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân:

   Từ nghĩa đầu tiên của từ “chân” (Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng) sau đó, dựa vào đặc điểm, tính chất, thuộc tính của nghĩa gốc tìm ra sự tương đồng về vị trí giữa nơi tiếp xúc với đất của cơ thể người với các sự vật, hiện tượng khác nói chung.

2. Trong một câu nhất định, một từ thường chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ được hiểu cả ở nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

3. Trong bài thơ “Những cái chân”, từ chân được dùng với nghĩa chuyển nhưng muốn hiểu được nghĩa chuyển ta phải dựa vào nghĩa gốc.

⟹ Tác giả đã sử dụng đồng thời cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển tạo nên những liên tưởng thú vị đặc biệt là hình ảnh chiếc võng dù không có chân nhưng vẫn đi khắp nơi. 

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1 -> 2

Trả lời câu 1 (trang 56, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

* Mũi:

- Nghĩa gốc: chỉ một bộ phận của cơ thể người, động vật, có thuộc tính có đỉnh nhọn nhô ra phía trước: mũi người, mũi trâu…

- Nghĩa chuyển:

+ Chỉ bộ phận của đồ dùng: mũi dao, mũi kéo, mũi kim,…

+ Chỉ bộ phận của phương tiện: mũi tàu, mũi thuyền,…

+ Chỉ bộ phận của vũ khí: mũi giáo, mũi gươm, mũi tên,…

+ Chỉ bộ phận của lãnh thổ: Mũi Né, mũi Cà Mau,…

* Đầu:

- Nghĩa gốc: bộ phận chứa não bộ ở trên cùng: đầu người, đầu cá,…

- Nghĩa chuyển:

+ Bộ phận ở trên cùng, đầu tiên: đầu bảng, đầu danh sách, đầu sổ,…

+ Bộ phận quan trọng nhất: đầu đàn, đầu ngành, đầu đảng,…

* Cổ:

- Nghĩa gốc: bộ phận giữa đầu và chân: cổ cò, cổ hươu,…

- Nghĩa chuyển:

+ Bộ phận của sự vật: cổ chai, cổ lọ,…

+ Chỉ sự sợ hãi: rụt cổ rùa, so vai rụt cổ,…

+ Chỉ sự mong đợi: nghển cổ.

Trả lời câu 2 (trang 56, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

- Lá: lá phổi, lá gan, lá mỡ,…

- Quả: quả tim, quả thận.

- Hoa: hoa tay

Câu 3 -> 5

Trả lời câu 3 (trang 57, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái bào – bào gỗ, cân muối – muối dưa, lạng thịt – thịt con gà,…

b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: đang  lúa – gánh hai bó lúa, đang nắm cơm – hai nắm cơm, đang gói bánh – ba gói bánh…

Trả lời câu 4 (trang 57, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

a) Từ bụng có 2 nghĩa:

(1) Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày.

(2) Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra đối với người và việc nói chung.

   Em đồng ý với tác giả nhưng em thấy, tác giả còn thiếu một nghĩa của từ bụng đó là phần phình to ở giữa một sự vật: bụng chân. (3)

b)

- Ăn no cho ấm bụng: nghĩa (1)

- Anh ấy tốt bụng: nghĩa (2)

- Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: nghĩa (3).