Nghĩa vụ công dân có nghĩa là gì

  • Nghĩa vụ là gì?
  • Nghĩa vụ đạo đức là gì?
  • Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
  • Ví dụ về nghĩa vụ

Thực hiện nghĩa vụ là hành động làm hoặc không làm theo bổn phận của mỗi chủ thể. Hiện nay để đảm bảo bình đẳng, vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác, quyền và nghĩa vụ thể hiện rõ sự ràng buộc của các bên.

Vậy nghĩa vụ là gì, ví dụ về nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ công dân được hiểu như thế nào. Nhằm giải quyết thắc mắc và hỗ trợ tư vấn Luật Hoàng Phi xin chia sẻ gửi đến Quý độc giả bài viết dưới đây.

Nghĩa vụ là gì?

Nghĩa vụ là việc đòi hỏi mỗi công dân phải thực hiện hành vi cần thiết do Nhà nước yêu cầu, nếu không tuân thủ thực hiện đúng thì Nhà nước buộc phải áp dụng biện pháp như giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Nghĩa vụ là việc phải làm theo bổn phận của mình, Bộ luật dân sự 2015 có quy định nghĩa vụ là việc mà một hoặc nhiều chủ thể phải tiến hành như: chuyển giao quyền, trả tiền, giấy tờ có giá trị thực hiện hoặc không thực hiện công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác.

Nghĩa vụ đạo đức là gì?

Nghĩa vụ đạo đức là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển ý thức đạo đức của mỗi con người, đây là một phạm trù cơ bản của đạo đức học và đóng  vai trò quan trọng trong đời sống đạo đức xã hội.

Nghĩa vụ đạo đức là thước đi sự tiến bộ, giá trị đời sống đạo đức của một xã hội nhất định, việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức tốt hay xấu phụ thuộc vào tình trạng tiến bộ hay thoái hóa đời sống đạo đức trong một xã hội.

Nghĩa vụ công dân có nghĩa là gì

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Ngoài nắm rõ khái niệm nghĩa vụ là gì, Luật Hoàng Phi xin cung cấp thêm thông tin về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như sau:

Quyền công dân là những hành vi theo ý chí, nguyện vọng, nhận thức khả năng của mình, được thực hiện những công việc mà pháp luật không cấm.

Nghĩa vụ công dân là những hành vi bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước, vì lợi ích của Nhà nước.

Quyền và nghĩa vụ công dân thể hiện rõ nhất là mối quan hệ qua lại, bình đẳng giữa nhà nước và công dân, quyền tự do cơ bản của công dân xuất phát từ quyền tự do cơ bản của con người được Nhà nước thừa nhận, quy định trong Hiến pháp.

Quyền và nghĩa vụ công dân tuy đối lập nhưng lại được thống nhất với nhau. Công dân đều được hưởng lợi ích chính đáng từ Nhà nước và cũng đồng thời phải tuân thủ, chấp hành những quy định chung mà Nhà nước đặt ra, bắt buộc phải thực hiện.

Như vậy, công dân ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam đều có địa vị pháp lý bao gồm quyền và nghĩa vụ do Nhà nước quy định, thể hiện mối quan hệ bền vững, mang tính lâu dài.

Ví dụ về nghĩa vụ

Ví dụ về nghĩa vụ như sau:

– Công dân đi nghĩa vụ quân sự, đây là nghĩa vụ vẻ vang trong quân đội nhân dân Việt Nam. Thời gian phục vụ nghĩa vụ quân sự là 24 tháng, công dân tham gia độ tuổi từ 18- 25 tuổi ( vì lý do đang học đại học, cao đẳng thì kéo dài hết 27 tuổi). Công dân tham gia phải đủ điều kiện tiêu chuẩn chính trị, tiểu chuẩn sức khỏe và văn hóa.

– Công dân tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ, đây là nghĩa vụ bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân, tiêu chuẩn tham gia phải có lý lịch rõ ràng, thực hiện và chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và có đủ sức khỏe tham gia dân quân tự vệ.

Trên đây là một số thông tin tư vấn và giải đáp thắc mắc về nghĩa vụ là gì, ví dụ về nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ công dân được hiểu như thế nào mà LuatHoangPhi.Vn muốn gửi đến Quý độc giả tham khảo. Để được hỗ trợ và tư vấn thêm liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 19006557.

Công dân là khái niệm để chỉ một cá nhân cụ thể mang quốc tịch của một quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Vậy về mặt pháp lý, công dân được hiểu chính xác như nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nghĩa vụ công dân có nghĩa là gì

Theo quy định, một cá nhân được coi là công dân khi có quốc tịch của một quốc gia cụ thể, cá nhân có hai quốc tịch hoặc nhiều hơn là công dân của hai hoặc nhiều quốc gia. Nếu không có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào sẽ không được công nhận là công dân.

Công dân của nước nào sẽ được pháp luật của nước đó quy định về quyền lợi và nghĩa vụ trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, dân sự, văn hoá, xã hội. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, tạo điều kiện để công dân sinh sống và làm việc, công dân có trách nhiệm thực hiện theo đúng nghĩa vụ nhà nước quy định.

“Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, vấn đề công dân cũng như quyền công dân ngày càng được chú trọng và bảo vệ hơn. Trong đó, quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó”

Theo căn cứ khoản 1 Điều 17 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013  “công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” .

Khái niệm công dân là gì?

Từ những căn cứ pháp lý nêu trên, có thể hiểu công dân là một cá nhân, một con người cụ thể mang quốc tịch của một hay nhiều quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa công dân và nhà nước đó. 

Muốn được hưởng quyền lợi công dân của quốc gia thì cá nhân phải mang quốc tịch của quốc gia đó. Công dân sẽ được nhà nước bảo hộ quyền lợi cả ở trong nước và nước ngoài, bên cạnh đó công dân cũng phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định của nhà nước.

Theo khoản 1 điều 17 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013, công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. Công dân và quốc tịch là hai khái niệm song hành, đây là căn cứ duy nhất để xác định một cá nhân có phải công dân của một đất nước hay không.

So với khái niệm cá nhân, công dân sẽ hẹp hơn cá nhân. Cá nhân bao gồm công dân, nhưng công dân không bao gồm cá nhân. Có nhiều cá nhân không phải công dân do không mang quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào, hoặc một quốc gia có nhiều cá nhân không mang quốc tịch của quốc gia họ mà là những người định cư từ những nước khác trên thế giới.

Ý nghĩa của khái niệm công dân

Là công dân của một nước sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi và được bảo vệ bởi nhà nước. Còn đối với những người không phải công dân, thì quyền lợi và nghĩa vụ sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều. Khái niệm “công dân” thể hiện mối quan hệ pháp lý chặt chẽ giữa nhà nước và cá nhân. Để được sinh sống và phát triển toàn diện, việc trở thành công dân của một quốc gia cụ thể là rất quan trọng, điều này sẽ đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng và xã hội.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Theo Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, công dân có những quyền cụ thể như sau: 

Quyền dân sự và chính trị

Công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, công dân từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân, được quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước, tham gia việc thảo luận, kiến nghị về các vấn đề xã hội,...

Mọi công dân đều có quyền được sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ, không ai có quyền tước đoạt tính mạng của công dân trái pháp luật.

Quyền kinh tế, văn hoá, xã hội

Công dân có quyền được đảm bảo về an sinh xã hội, quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi làm việc. Công dân có quyền cư trú, đi lại trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về.

Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời không được lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để có những hành vi trái pháp luật.

Quyền tự do ngôn luận

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp không phân biệt tuổi tác, giới tính. 

Quyền khiếu nại, tố cáo

Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền khi thấy những hành vi trái pháp luật, đe dọa đến bản thân, gia đình và xã hội.

Ngoài những quyền cơ bản trên, công dân còn có rất nhiều quyền lợi khác như quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, quyền bảo hộ về hôn nhân, gia đình, quyền bình đẳng giới tính,...

Bên cạnh quyền lợi, mỗi công dân phải có trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ khi nhà nước yêu cầu, nếu không thực hiện nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục hoặc cưỡng chế. Sau đây là những nghĩa vụ cơ bản của công dân:

Công dân có nghĩa vụ trung thành với tổ quốc, tham gia bảo vệ tổ quốc, tham gia xây dựng quốc phòng, tuân thủ luật pháp, tôn trọng hiến pháp. Công dân phải tuân thủ kỷ luật lao động, trật tự cộng đồng và những quy tắc xã hội.