Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến ý địnhsử dụng dịch vụ ngân hàng số của sinh viên

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các ngân hàng đẩy mạnh việc áp dụng số hóa nhằm thích nghi với tình hình mới và giúp gia tăng giá trị cho khách hàng. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế mới nổi như tại Việt Nam, phần lớn khách hàng còn dè dặt và hạn chế sử dụng, dù dịch vụ này mang lại nhiều tính năng ưu việt.

Xu hướng ngân hàng số trong năm 2022

Thực trạng phát triển ngân hàng số ở Việt Nam

Thúc đẩy dịch vụ ngân hàng số - ''lợi cả đôi đường''

Tập trung vào ý định sử dụng của sinh viên, chủ yếu trên địa bàn Hà Nội, kết quả nghiên cứu cho thấy sáu nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số bao gồm: Tính dễ sử dụng, Tính hữu ích, Cảm nhận rủi ro, Quy chuẩn chủ quan, Phong cách tiêu dùng và Thái độ. Từ đó, nhóm tác giả một số hàm ý quản trị nhằm giúp các ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng số đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong tương lai.

Giới thiệu

Việt Nam là thị trường kinh tế số có mức tăngtrưởng cao và tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á.Trong đó, nền kinh tế số Việt Nam hiện đạt tổng giátrị khoảng 14 tỷ USD và dự kiến đạt 52 tỷ USD vàonăm 2025, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 29%.Nền kinh tế Internet tại Việt Nam ghi nhận mức tăngtrưởng chính trong đó bao gồm ngành Công nghệ tàichính. Theo thống kê của Cổng thông tin điện tử củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam, trong quý III/2021đã có gần đến 507 triệu lượng giao dịch thanh toánnội địa qua kênh thanh toán di động của ngân hàng.

Ngân hàng số là dịch vụ ngân hàng trên điệnthoại di động thông minh, cho phép khách hàng cánhân thực hiện các giao dịch tài chính, phi tài chínhvà các tiện ích nâng cao do ngân hàng cung cấp.Cụ thể, nền tảng số này không chỉ thỏa mãn tất cảnhu cầu tài chính của khách hàng (mở tài khoản,thanh toán, mở thẻ tín dụng, chuyển tiền nhanh…),mà còn kết nối rộng khắp với các hệ sinh thái lớn(như tiêu dùng, giải trí, đầu tư…). Ngân hàng sốlà bước phát triển cao hơn của ngân hàng điện tử.Ngân hàng số được coi là một dịch vụ quan trọngtrong việc gia tăng lòng trung thành của khách hàngđối với ngân hàng.

Một cuộc khảo sát cho thấy gần20% khách hàng sẵn sàng chuyển sang một tổ chứctài chính khác nếu ngân hàng hiện tại của họ khôngcung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Guru,Shanmugam, Alam và Perera, 2003). Do đó, nghiêncứu về ý định sử dụng các dịch vụ ngân hàng kỹthuật số có ý nghĩa cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Không chỉ tạo cơ hội cải thiện chất lượng dịchvụ, hoạt động cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng sốcòn góp phần vào thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế nói chung và mang đến rất nhiều lợi ích chocả ba nhóm: Khách hàng - Ngân hàng - Chính phủ.

Trong giai đoạn hiện nay, ứng dụng công nghệthay thế cho các phương pháp thanh toán truyềnthống thủ công là tính tất yếu. Việc triển khai và cungcấp các dịch vụ này từ hệ thống ngân hàng, khôngchỉ khẳng định vị thế của ngân hàng trong việc hiệnđại hóa hạ tầng công nghệ cung cấp sản phẩm dịch
vụ tiện ích cho khách hàng, mà còn góp phần hạnchế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, giúp tiết
kiệm chi phí xã hội cũng như minh bạch hóa các hoạtđộng kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế.

Hiện tại, khách hàng bắt đầu làm quen và đã cómột số lượng tương đối người dùng sử dụng dịchvụ Digital Banking, tuy nhiên, phần lớn còn dè dặt,thăm dò. Do vậy, để thành công, các ngân hàng và
các tổ chức tài chính phải hiểu rõ động cơ của kháchhàng khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ này. Ngoài ra,tuy có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về cácloại dịch vụ Fintech, nhưng chỉ một số ít tác giả trongnước đề cập đến dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam.

Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Ngân hàng số (Digital Banking) là một hình thứcngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịchvụ ngân hàng truyền thống. Theo đó, mọi giao dịchngân hàng đều được thực hiện qua Internet, thôngqua các hình thức như GPRS/3G/4G/Wifi, diễn ramọi lúc mọi nơi. Dịch vụ ngân hàng số giúp ngânhàng tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ,từ đó nâng cao vị thế, uy tín và khả năng cạnh tranh.

Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

Ngân hàng số còn mang lại giá trị mới cho kháchhàng, tiết kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi, mọi lúc,
mọi nơi, nhanh chóng và hiệu quả (Đỗ Hoài Linh vàKhúc Thế Anh, 2016).Chính bởi tầm quan trọng và xu hướng phát triểntất yếu của ngân hàng số nên đã có lý thuyết liênquan đến ý định sử dụng Digital Banking như: Lýthuyết chấp nhận công nghệ (TAM), Lý thuyết hànhđộng hợp lý (TRA), Lý thuyết hành vi có kế hoạch(TPB), Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụngcông nghệ (UTAUT) và Lý thuyết khuếch tán đổi mới(IDT).

Đây đều là các mô hình được sử dụng rộng rãitrong nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế.Vấn đề những nhân tố ảnh hưởng đến ý địnhsử dụng dịch vụ ngân hàng số đã được một số nhànghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu nổi bật như: nghiên cứucủa Nguyễn Thị Ngà và công sự (2021), Hà NamKhánh Giao và Trần Kim Châu (2020)… Mỗi nghiêncứu có phạm vi khác nhau, với kết quả không trùnglặp với nhau. Đồng thời, qua khảo lược, nhóm tácgiả nhận ra rằng, chưa có nghiên cứu nào về nhữngnhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụngân hàng số của sinh viên – đối tượng chưa có thunhập ổn định, nhưng có nhu cầu sử dụng các ứngdụng công nghệ cao.

Mô hình nghiên cứu

Nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ýđịnh và thái độ sử dụng ngân hàng số của sinh viên,
nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu qua thamkhảo những nghiên cứu đi trước. Mô hình đề xuấtđánh giá các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn sửdụng dịch vụ và đưa ra các giả thuyết như Hình 1.

Tính hữu ích cảm nhận là mức độ tin tưởng rằngsử dụng mô hình công nghệ giúp cải thiện hiệu quả
công việc (Davis, 1989). Chính vì cảm nhận được sựhữu ích mà khách hàng sẽ quyết định sử dụng. Giảthuyết đặt ra là:

H1a: Tính hữu ích có tác động tích cực đến tháiđộ sử dụng.

H1b: Tính hữu ích có tác động tích cực đến ýđịnh sử dụng.

Tính dễ sử dụng cảm nhận được định nghĩa làsự nhận thức của một cá nhân trong việc tin rằngsử dụng dịch vụ công nghệ một cách thoải mái vàkhông cần nhiều nỗ lực (Davis, 1989). Đây là yếu tốquan trọng để giữ chân khách hàng tiếp tục sử dụngcác dịch vụ Digital Banking. Giả thuyết đưa ra là:

H2: Tính dễ sử dụng có tác động tích cực đến tháiđộ sử dụng.

Rủi ro nhận thức là mức độ mà một người sửdụng tin rằng nó là an toàn để sử dụng hoặc hậu quảtiêu cực có thể xảy ra. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H3: Cảm nhận rủi ro có tác động tiêu cực đến thái độ

Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

Chuẩn chủ quan được định nghĩa là nhận thứccủa một cá nhân, với những người tham khảo quantrọng của cá nhân đó cho rằng, hành vi nên haykhông nên được thực hiện (Fishbein và Ajzen, 1975).

Từ đó đề xuất giả thuyết:

H4: Quy chuẩn chủ quan có tác động tích cựcđến thái độ sử dụng.

Giới trẻ được đánh giá là những người tiên phongcho những trào lưu mới, thời thượng và táo bạo.
Họ là những người đi đầu cho xu hướng sử dụngnhững dịch vụ mới hiện đại hơn. Digital Banking sẽ
trở thành xu hướng và định hình phong cách giớitrẻ trong các giao dịch giúp họ thể hiện sự tự tinđối với việc bắt kịp một xu hướng tất yếu trong nềnkinh tế do đó giả thuyết đặt ra là:

H5: Phong cách tiêu dùng có tác động tích cựcđến ý định sử dụng.

Mặc dù, thái độ của cá nhân là nhất quán, songvẫn có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài tronglâu dài (Schiffman và cộng sự, 2010). Để khách hàngcó thái độ tích cực với dịch vụ này thì các ngân hàngphải tác động lên thái độ của họ. Do đó, giả thuyếtđược đưa ra:

H6: Thái độ có tác động tích cực tới ý định sử dụng.

Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá sự ảnh hưởng của 6 nhân tố đến ýđịnh sử dụng dịch vụ ngân hàng số, bao gồm: Tínhhữu ích, Tính dễ sử dụng, Cảm nhận rủi ro, Quychuẩn chủ quan, Phong cách tiêu dùng và Thái độ,nhóm tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha nhằmđánh giá độ tin cậy của thang đo; phân tích nhân tốkhám phá EFA, nhân tố khẳng định CFA và kiểmđịnh lại mô hình lý thuyết với mô hình SEM.
Phần mềm SPSS 20 được sử dụng để xác địnhcác nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của
chúng đến ý định sử dụng dịch vụ Digital Banking.

Với thang đo được xây dựng gồm 24 biến quan sát,nhóm tác giả đã thu về được 252 phiếu, trong đó có206 phiếu hợp lệ, đối tượng là sinh viên, chủ yếu tạiđịa bàn Hà Nội, đảm bảo mẫu nghiên cứu theo Hairvà cộng sự (1998).

Kết quả nghiên cứu

Kết quả đánh giá thang đo

Hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả 7 biến quansát đều lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổngđều lớn hơn 0,3 cho thấy mối quan hệ giữa các biếnquan sát với biến tổng đạt độ tin cậy. Kết quả phântích nhân tố khám phá EFA cũng cho thấy dữ liệuđược sử dụng trong phân tích đảm bảo phù hợp vớiphân tích yếu tố với giá trị KMO bằng 0,877 (>0,5)và giá trị Sig. của kiểm định Bartlett là 0,00 (< 0,05).

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Mô hình nhận được các giá trị TLI = 0,986, CFI= 0,988, GFI=0,903 đều lớn hơn 0,9; Cmin/df = 1,180
(<3), RMSEA = 0,030 (<0,08) chứng tỏ mô hình phùhợp với dữ liệu nghiên cứu.

Kiểm định mô hình lý thuyết

Kết quả phân tích SEM ở Bảng 2 cho thấy, nhân tốTính dễ sử dụng (SD) và Quy chuẩn chủ quan (CCQ)có tác động đến Thái độ (TD) của sinh viên đối vớiviệc sử dụng dịch vụ Digital Banking vì P-value béhơn 0,05; Hai nhân tố còn lại là Tính hữu ích (HI) vàCảm nhận rủi ro (RR) không ảnh hưởng đến Thái độvới P-value lần lượt là 0,357 và 0,118 ( > 0,05).

Cả ba nhân tố Tính hữu ích, Phong cách tiêudùng (PC) và Thái độ đều chứng minh được sự tác
động lên Ý định sử dụng (YD) của sinh viên đối vớidịch vụ Digital Banking. Trong đó, Tính hữu ích có
mức độ tác động lớn nhất với trọng số chuẩn hóa0.583, lần lượt sau đó là Thái độ (0,209) và Phong
cách tiêu dùng (0,18).

Kết luận và hàm ý chính sách

Về mặt học thuật, nghiên cứu đã góp phầngiới thiệu thang đo lường ý định sử dụng DigitalBanking trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam.Nghiên cứu này đã kiểm định các mô hình truyềnthống trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùngtrước đây. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất cáchtiếp cận mới để đo lường ý định sử dụng dịch vụngân hàng số thông qua vai trò trung gian của tháiđộ của khách hàng để dự đoán ý định sử dụng củangười tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cũng đã xácnhận vai trò trung gian của thái độ đối với ý địnhsử dụng ngân hàng số.

Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

Trong bối cảnh của nghiên cứu, ý định sử dụngdịch vụ ngân hàng số chịu tác động bởi ba nhân tốchính: Tính hữu ích, phong cách tiêu dùng và tháiđộ. Kết quả nghiên cứu giúp các nhà cung cấp dịchvụ ví điện tử hiểu thêm về khách hàng, hiểu nhữngkỳ vọng của họ cũng như ý kiến đánh giá của họ vềý định sử dụng dịch vụ này. Trong đó, tính hữu íchlà thành phần có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý địnhsử dụng của sinh viên.

Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuấthàm ý chính sách liên quan đến dịch vụ ngân hàngsố của các ngân hàng như sau:

Một là, tận dụng các tiến bộ công nghệ để nângcao tính hữu ích trong dịch vụ. Tính hữu ích thểhiện tầm quan trọng của dịch vụ Digital Banking,các tiện ích ấy kết hợp với tính dễ sử dụng thì quyếtđịnh sử dịch vụ Digital Banking sẽ tăng lên đángkể. Ngân hàng cần tích cực kết nối với bên thứ batrong ứng dụng ngân hàng như trung gian thanhtoán, nhà cung cấp dịch vụ, trang website thươngmại điện tử… mang đến nhiều ưu đãi, tiện ích chokhách hàng.

Hai là, tăng trải nghiệm người dùng qua tốc độxử lý các giao dịch nhanh, thao tác trên mỗi tínhnăng đơn giản nhất có thể. Ứng dụng hướng đến hỗtrợ người dùng xử lý các giao dịch tài chính thuậntiện và an toàn nhất, đặc biệt trong thời điểm hạnchế tiếp xúc vì COVID-19.

Ba là, sử dụng các công cụ Marketing để tiếp cậnđến sinh viên và nhiều đối tượng trong xã hội. Các
ngân hàng nên tăng cường hợp tác với cả các ngànhkinh doanh khác như giáo dục, viễn thông, điện lực,thuế, bảo hiểm… để đạt lợi ích đôi trong việc quảngbá và tăng độ phủ sóng dịch vụ này trên toàn quốc.

Bốn là, thường xuyên cải tiến, nâng cấp ứngdụng để phù hợp với thời đại, đặc biệt là với giớitrẻ. “Những cái hiện đại, cái mới và tiện lợi hữuích” sẽ phù hợp với giới trẻ nói chung và sinh viênnói riêng hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh hầu nhưai cũng có điện thoại thông minh và thích onlinethường xuyên. Do đó, sử dụng ứng dụng phù hợpvới phong cách sinh viên ngày nay cũng là một cáchthức thể hiện đẳng cấp với bạn bè.

Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

Năm là, chú trọng đến các biện pháp bảo mật antoàn. Sinh viên là đối tượng sử dụng trẻ nên cònkhá chủ quan, tuy nhiên, hạn chế rủi ro trong quátrình sử dụng dịch vụ là điều mà khách hàng vàngân hàng luôn quan tâm đến. Gia tăng tính an toànđòi hỏi không chỉ các khuyến nghị từ phía ngânhàng mà còn cần khuyến nghị về hạ tầng công nghệthông tin, pháp luật thương mại điện tử của cơ quanquản lý Nhà nước, ý thức bảo mật trong quá trìnhsử dụng dịch vụ của chính khách hàng.

Tài liệu tham khảo:

1. Đỗ Hoài Linh và Khúc Thế Anh (2016), “Digital marketing trong ngân hàng– kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho ngân hàng thương mại ViệtNam. Tạp chí ngân hàng”, số 20, tháng 11/2016;

2. Hà Nam Khánh Giao và Trần Kim Châu (2020), “Nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định sử dụng dịch vụ Smartbanking- Nghiên cứu thực nghiệm tạiBIDV - Chi nhánh Bắc Sài gòn”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số220, tháng 9/2020;

3. Nguyễn Thị Ngà, Tuyết Hằng, Ngọc Huyền, Cẩm Thư, Hoàng Lam (2021),“Các nhân tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng số”, Tạpchí Thị trường Tài Chính Tiền tệ, tháng 3/10/2021;

4. Việt Nam hội nhập (2021), “Việt Nam đứng trong top 10 thế giới lượngngười dùng smartphone”, tháng 6/2021;

5. Ái Nhiên (2021), “Ngân hàng số đa tiện ích được nhiều khách hàng lựachọn”, Thời báo Ngân hàng, tháng 8/2021;

6. Davis, F. D. (1989), Perceived Usefulness Perceived Ease of Use, and UserAcceptance of Information Technology, Mis Quarterly, Vol. 13, pp. 319- 340;

7. Davis, F. D., Bagozzi, R. P. và Warshaw, P. R. (1989), User Acceptance ofComputer-Technology- a Comparison of Theoretical-Models, ManagementScience, Vol. 35, pp. 982-1003.

(*) Nguyễn Mai Chi, Vũ Đình Đức, Đinh Quốc Trung, Đoàn Trung Hiếu,Đặng Thành Vinh, TS. Đào Thị Thương -Trường Đại học Ngoại thương.

(**) Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 4/2022.

In bài viết

Việt Nam Ngân hàng số sinh viên ý định sử dụng

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

    Fed tăng mạnh lãi suất – tác động đối với kinh tế thế giới và Việt Nam

  • Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

    Hội đồng Vàng Thế giới: Quý I/2022 - "quý hỗn loạn" của vàng

  • Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

    Dưới 1 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao nhất?

Tin nổi bật

Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

Lạm phát thế giới năm 2021, triển vọng năm 2022

Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

Kho bạc Nhà nước: Cụ thể hóa các mục tiêu phát triển đến năm 2030

Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

Chiến lược quản lý nợ công đến năm 2030

Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

Đẩy nhanh xác nhận doanh nghiệp chế xuất đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan

Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng đến lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

Nhiều nguyên nhân làm chậm giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công