Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi tại thành phố Cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi tại TPCT

Luận văn tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi tại TPCT tiến hành nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn TPCT, hy vọng thông qua nghiên cứu sẽ giúp tôi và các doanh nghiệp tham gia vào thị trường sữa bột dinh dưỡng trên địa bàn TPCT hiểu được tập quán tiêu dùng, cũng xác định được những yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng tại đây, từ đó có một số kiến nghị giúp nhà sản xuất thúc đẩy tiêu thụ và

Thể loại Tài liệu miễn phí Quản trị kinh doanh

Số trang 129

Ngày tạo 8/30/2018 5:21:59 AM +00:00

Loại tệp PDF

Kích thước 2.05 M

Tên tệp

Tải Luận văn tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu hành vi ti... (.pdf)

Xem mẫu

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam là năm chật vật để vượt qua giai đoạn
khó khăn với mức tăng trưởng GDP thấp, chỉ đạt 5,03% - thấp nhất trong cả
thập kỷ qua, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, sản xuất trì trệ và tổng cầu giảm mạnh.
Đứng trước những khó khăn đó thị trường sữa vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định
và tăng mạnh ở mức hai con số tại khu vực thành thị và nông thôn. Với nhu
cầu cao từ người tiêu dùng trong nước, thị trường sữa Việt Nam đã vươn lên
thành một điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu của bộ công
thương, thị trường sữa bột của Việt Nam hiện có doanh thu vào khoảng 2.359
tỷ đồng trong năm 2012, chiếm 1/4 doanh thu toàn thị trường sữa. Đây là một
thị trường có sự cạnh tranh cao với mức tăng trưởng cao khoảng 7%/năm và
đang là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất củaViệt Nam.
Hơn thế nữa, do thu thu nhập và mức sống con người ngày càng cao, nên việc
ra sức tìm kiếm sự tiện lợi trong quá trình chăm sóc sức khỏe bản thân và cho
gia đình cũng được người tiêu dùng đặt biệt quan tâm, họ sẵn sàng chi tiêu
nhiều hơn cho các loại sản phẩm giúp thỏa mãn nhu cầu đó và sữa bột dinh
dưỡng là một trong những sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Vì vậy, kinh doanh sữa bột đang là ngành có sức hút lớn cho nhà đầu tư trong
và ngoài nước. Song đó, Việt Nam là một quốc gia có dân số đông với 88,78
triệu người với tỷ lệ sinh nở ngày càng cao, theo thống kê trong năm 2012 có
đến 920 nghìn trẻ ra đời và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn ở mức tương đối cao
khoảng 20,5% sẽ là một thị trường tiềm năng để phát triển ngành sữa. Với
mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam là 14,81lít/người/năm, còn
rất thấp so với một số quốc gia trên thế giới như Hà Lan 140 lít/người/năm;
Đài Loan 40lít/người/năm;…nên nhu cầu và tiềm năng của thị trường sữa bột
dinh dưỡng còn rất lớn1.
Theo thống kê cho thấy, sữa bột hiện nay được tiêu thụ mạnh chủ yếu ở
các thành phố lớn gấp 4 lần so với khu vực nông thôn và những khu vực có
nền kinh tế phát triển, mà thành phố Cần Thơ (TPCT) là một minh chứng. Với
mức thu nhập khá cao và nhu cầu về sức khỏe ngày càng lớn, nên TPCT hiện
nay là một thị trường rất năng động và việc cạnh tranh của các doanh nghiệp
cũng đang diễn ra sôi nổi. Trên thị trường hiện nay, sản phẩm sữa có giá bán
1

Nguồn: Tổng cục hải quan

1

đắt nhất và được tiêu thụ mạnh nhất là sữa cho người lớn tuổi, cho phụ nữ
mang thai và đặc biệt là sữa dành cho trẻ em. Với tiềm năng phát triển to lớn
thì việc nắm bắt kịp sự thay đổi trong nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng là
một chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các
doanh nghiệp TPCT nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về hành vi tiêu
dùng cho loại sản phẩm này hiện nay tại TPCT là chưa có, nếu có thì rất ít
hoặc các nghiên cứu trước đó cũng đã tiến hành quá lâu. Do đó, việc nghiên
cứu lại vấn đề này thiết nghĩ là cần thiết, để so sánh đối chiếu với những kết
quả nghiên cứu trước đó, nhằm nắm bắt được những thay đổi trong hành vi
tiêu dùng của người tiêu dùng đối với loại sản phẩm này và tìm cách thỏa mãn
những nhu cầu đó, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, góp phần mang lại
doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Với vai trò là một sinh viên Kinh tế & Quản trị kinh doanh, tôi quyết
định chọn đề tài: “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa bột cho trẻ em dưới 6
tuổi tại TPCT ” để tiến hành nghiên cứu, phân tích nhân tố tác động đến quyết
định tiêu dùng sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em tại TPCT
1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn
Thị trường tiêu dùng là thị then chốt trong đó khách hàng là các cá nhân
và hộ gia đình. Các sản phẩm và dịch vụ trong thị trường này phục vụ cho việc
tiêu dùng của họ. Theo dõi, nắm bắt và thỏa mãn nhu cầu, thái độ và hành vi
của người tiêu dùng là một yếu tố cốt lõi đi đến sự thành công cho doanh
nghiệp và cho người làm công tác marketing. Dựa trên việc nghiên cứu hành
vi tiêu dùng mà giờ đây con người đã có thể cho ra nhiều sản phẩm thỏa mãn
được nhu cầu khách hàng. Ngược lại, khi doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa
không tìm hiểu hành vi tiêu dùng, thói quen, nhu cầu của người tiêu dùng, mà
chỉ dựa trên những phán đoán nhất thời, sẽ làm cho sản phẩm rất khó để người
tiêu dùng đón nhận và do đó doanh nghiệp cũng không có lợi nhuận.
Thực tế cho thấy, sự phát triển của kinh tế, xã hội, con người có nhiều
điều kiện để phát triển toàn diện từ vật chất đến tinh thần. Nhận thức của con
người luôn thay đổi và phát triển theo hướng phát triển ngày càng cao. Thể
hiện rõ nhất mà chúng ta có thể nhận thấy đó là vấn đề về nhu cầu tiêu dùng.
Con người ngày nay không chỉ quan tâm đến vấn đề ăn no mặc ấm mà họ đã
chuyển sang nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, sang trọng và an toàn. Họ ngày càng
quan tâm nhiều đến đề sức khỏe nhiều hơn. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy,
con người sẵn sàng chi nhiều tiền để đảm bảo vấn đề sức khỏe cho bản thân,
gia đình và con cái của họ. Việc chi nhiều tiền để mua các sản phẩm sữa bột
dinh dưỡng là một minh chứng, với mục đích chăm sóc sức khỏe bản thân,

2

những đứa con thân yêu và những người thân khác trong gia đình. Thị trường
sữa bột dành cho bé ngày nay hết sức đa dạng với nhiều loại sản phẩm, đa
chủng loại và số doanh nghiệp tham gia vào thị trường cũng ngày một tăng
lên, tập trung nhiều ở các khu đô thị có thu nhập và mức sống tương đối cao.
TPCT cũng là nơi mà có nhiều doanh nghiệp kinh doanh sữa bột dinh dưỡng
cho trẻ em với mức độ cạnh tranh đang ngày một gay gắt. Việc hiểu được nhu
cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng là một vũ khí giúp doanh nghiệp có
thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Từ những nhận định trên cho
thấy việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa bột cho trẻ em TPCT là một việc
làm tất yếu và cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi
trên địa bàn TPCT, hy vọng thông qua nghiên cứu sẽ giúp tôi và các doanh
nghiệp tham gia vào thị trường sữa bột dinh dưỡng trên địa bàn TPCT hiểu
được tập quán tiêu dùng, cũng xác định được những yếu tố tác động đến hành
vi tiêu dùng của khách hàng tại đây, từ đó có một số kiến nghị giúp nhà sản
xuất thúc đẩy tiêu thụ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tiêu dùng sản phẩm sữa bột cho trẻ em
dưới 6 tuổi tại TPCT.
- Mục tiêu 2: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa bột cho trẻ em
dưới 6 tuổi tại TPCT.
- Mục tiêu 3: Đề suất một số giải pháp giúp nhà sản xuất đáp ứng tốt hơn
nữa nhu cầu của khách hàng khi tiêu dùng sữa bột tại TPCT, thúc đẩy tiêu thụ
và phát triển doanh nghiệp theo hướng bền vững.
1.2. GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1. Các giả thuyết cần kiểm định
H 01 : Không có sự khác biệt về việc tiêu dùng sản phẩm sữa bột cho trẻ

em dưới 6 tuổi của người dân TPCT.
H 02 : Các yếu tố đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến quyết định tiêu

dùng của người dân khi tiêu mua sản phẩm sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em.

3

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào tác động đến quyết định lựa chọn sản phẩm sữa bột
cho trẻ em trên địa bàn TPCT?
- Những yếu tố đó tác động như thế nào đến quá trình ra quyết định của
người tiêu dùng?
- Trong các yếu tố trên, yếu tố nào tác động mạnh nhất, yếu tố nào ít
được người tiêu dùng quan tâm đi lựa chọn sản phẩm?
- Từ những phân tích trên, có những kết luận quan trọng nào về hành vi
của người tiêu dùng?
- Có những kiến nghị gì giúp doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu khách
hàng, giúp các nhà sản xuất, doanh nghiệp TPCT phát triển theo hướng bền
vững
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Do giới hạn về thời gian cũng như kinh phí thực hiện đề tài nên đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu các quận: Ninh Kiều; Cái Răng và Bình Thủy. Đây là
3 quận tiêu biểu (theo thống kê cho thấy thu nhập bình quân đầu người năm
2012 của 3 quận là: Ninh kiều: 56,3 triệu đồng/người/năm; Cái Răng: 36,2
triệu đồng/người/năm và Thốt Nốt: 49 triệu/người/năm). Do đó, họ sẽ sẵn sàng
chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm này để nuôi dưỡng con cái. Từ những
nhận định trên, tác giả quyết định chọn 3 quận Ninh Kiều, Cái Răng và Bình
Thủy để tiến hành khảo sát và nghiên cứu cho đề tài này.
1.3.2. Thời gian
Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian từ 2009 đến năm2013.
Thời gian tiến hành phỏng vấn, thu số liệu sơ cấp và viết kết quả là: từ
9/2013 - 11/2013
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Do việc tiêu dùng sử dụng sữa bột dinh dưỡng ngày nay rất đa dạng, có
ở mọi lứa tuổi, do bị một số hạn chế về thời gian, nên đề tài chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu đối tượng là: người tiêu dùng có con dưới 6 tuổi có cho bé sử dụng
sữa bột.
1.3.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu hành vi khách hàng là một vấn đề xuyên suốt từ quá trình
nhận thức được nhu cầu cho đến quyết định mua hàng và cân nhắc sau khi

4

mua. Do hạn chế về thời gian nên tác giả không nghiên cứu sâu các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng, lòng trung thành của khách hàng sau khi mua
hàng. Vì lòng trung thành là một loạt rất nhiều yếu tố tác động trên phạm vi
rộng nên để làm rõ vấn đề rất nhiều thời gian hoặc tiến hành một cuộc nghiên
cứu riêng biệt, vì thế để làm rõ vấn đề cần một nghiên cứu khác riêng biệt. Do
đó trong bài này, tác giả chỉ đánh giá sơ lược về hành vi sau khi mua của
khách hàng thông qua điểm trung bình sau quá trình nghiên cứu.
1.4. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.4.1. Các nghiên cứu trong nƣớc.
(1). Nguyễn Thị Thùy Dung và Lưu Tiến Thuận (2012). “Phân tích
hành vi tiêu dùng dầu ăn của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long”,
Khoa kinh tế & Quản trị kinh doanh. Đề tài sử dụng phương pháp: phân tích
thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân
tố khám phá. Qua quá trình nghiên cứu tác giả đã chỉ ra được: đảm bảo sức
khỏe là tiêu chí được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu khi tiêu dùng sản
phẩm. Ngoài yếu tố chất lượng, người tiêu dùng còn quan tâm đến giá cả,
chương trình khuyến mãi và thương hiệu khi quyết định mua. Hình thức
khuyến mãi người tiêu dùng ưa thích nhiều nhất là tặng vật phẩm và giảm giá.
Thông tin mà về sản phẩm mà người biết đến chủ yếu là tivi. Bên cạnh đó,
người bán cũng đóng vai trò khá quan trọng trong khâu tiếp thị sản phẩm của
công ty. Hình thức mua sắm trong siêu thị đang được người tiêu dùng ở các
thành phố ưa chuộng. Tuy nhiên, chợ và tiệm tạp hóa vẫn là nơi thuận tiện để
mua dầu ăn để phục vụ nhu cầu hằng ngày.
(2). Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Phạm Tấn Nhật (2013), “Phân tích
các yếu tố tác động tới quyết định lựa chọn kênh siêu thị khi mua thực phẩm
tươi sống của người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh”, Trường Đại học kinh tế TP.
Hồ Chí Minh và Trường Đại học Lao động – Xã hội. Đề tài được nghiên cứu
trên, được thực hiện trên 120 đáp viên, điểm đặc trưng trong bài nghiên cứu
không áp dụng nguyên mẫu bất kì mô hình nghiên cứu nào mà tác giả đã hiệu
chỉnh các thành phần và đề ra một mô hình nghiên cứu mới nghiên cứu. Cụ
thể, nghiên cứu đã đề suất ra mô hình nghiên cứu mới với các nhân tố tác động
bao gồm 4 nhân tố: (1) nhân tố “sản phẩm” bao gồm các thuộc tính: đảm bảo
chất lượng, đang dạng sản phẩm, phân loại mặt hàng rỏ ràng, sản phẩm sản
phẩm tươi, sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng, bao bì đẹp mắt, sản phẩm
đóng gói cẩn thận; (2) Nhân tố “giá cả” bao gồm: giá hợp lý, giá cả rõ ràng, dễ
dàng so sánh; (3) Nhân tố “địa điểm” bao gồm: nơi mua bán đi lại dễ dàng,
khoảng cách từ nhà đến nơi mua sắm ngắn, các gian hàng mua bán gần nhau,

5

nguon tai.lieu . vn