Nguyên nhân lưỡi bị đen

Những dấu hiệu trên cơ thể thường thông báo về các vấn đề bệnh tật mà chúng ta thường không biết và lưỡi cũng không ngoại lệ. Hãy lưu ý, có rất nhiều vấn đề bệnh tật từ sức khỏe của bạn được biểu hiện qua màu sắc của lưỡi.

1. Một màu đỏ dâu tây

Nguyên nhân lưỡi bị đen
Ảnh: Brightside

Đây có thể là một chỉ số cho thấy bạn không nhận đủ vitamin. Nếu lưỡi sáng bóng hoặc đỏ dâu, điều đó có nghĩa là bạn không có đủ chất sắt hoặc vitamin B12. Trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến những cơn đau mạnh khi uống đồ uống nóng và ăn thức ăn cay. Bạn nên đi khám bác sĩ và xem xét lại chế độ ăn uống của bạn.

2. Mảng đen hoặc nâu

Nguyên nhân lưỡi bị đen
Ảnh: Brightside

Mảng đen hoặc nâu trên lưỡi trông khá đáng sợ nhưng chỉ là dấu hiệu của việc vệ sinh kém, hút thuốc hoặc uống nhiều càphê hoặc trà đen gây mùi khó chịu cho miệng và khả năng khó nhận biết mùi vị. Điều đầu tiên bạn nên làm là từ bỏ những thói quen xấu gây ra mảng bám và, thường xuyên chải răng và lưỡi.

3. Rất nhiều mảng trắng

Nguyên nhân lưỡi bị đen
Ảnh: Brightside

Mảng trắng rất giống phô mai là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm men hoặc nấm candida. Mảng bám này xuất hiện khi Candida albicans phát triển quá mức. Nguyên nhân gây ra mảng trắng có thể do dùng thuốc kháng sinh, bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch yếu hoặc huyết áp cao. Nên đi khám bác sĩ.

4. Lưỡi nhăn

Nguyên nhân lưỡi bị đen
Ảnh: Brightside

Lưỡi nhăn nheo đơn giản là dấu hiệu của sự lão hóa (vâng, lưỡi cũng có thể già đi). Thông thường, các vết nứt là an toàn nhưng nếu bạn không đánh răng đủ tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm nấm cũng có thể phát triển ngay trong vết nứt gây đau và bỏng nặng, lúc này bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra. 

5. Đốm trắng nhỏ trên lưỡi

Nguyên nhân lưỡi bị đen
Ảnh: Brightside 

Những đốm trắng xuất hiện có thể là bị kích ứng da. Ví dụ, một chiếc răng liên tục cọ xát vào lưỡi có thể gây ra điều này. Nhưng phần lớn, những đốm này là do sự gia tăng sản xuất tế bào ở những người hút thuốc. Từ 5% đến 17% các tế bào này có thể là các tế bào tiền ung thư. Nếu trong vài tuần các đốm này không biến mất thì bạn phải gặp bác sĩ và thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết.

6. Đốm đỏ và mụn nước

Nguyên nhân lưỡi bị đen
Ảnh: Brightside

Nếu các đốm đỏ và mụn nước không biến mất trong một thời gian dài có thể là triệu chứng của một căn bệnh liên quan đến ung thư lưỡi. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

7. Một cảm giác nóng bỏng

Nguyên nhân lưỡi bị đen
Ảnh: Brightside

Phổ biến nhất ở phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh do sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là ngay sau khi mãn kinh bắt đầu. Nếu bạn có vấn đề này, bạn nên đi khám bác sĩ. Bên cạnh, việc sử dụng kem đánh răng không đúng cách đối với một số người bị dị ứng với một số thành phần cũng có triệu chứng tương tự.

8. Da gà và lúm đồng tiền

Nguyên nhân lưỡi bị đen
Ảnh: Brightside

Đây là một triệu chứng khá hiếm nhưng lại không gây nguy hiểm. Nếu bạn không có bất kỳ đau đớn thì không có gì phải lo lắng.

9. Vết loét đau

Nguyên nhân lưỡi bị đen
Ảnh: Brightside

Nếu bạn có vết loét đau, đây là dấu hiệu của  bệnh tưa miệng, một bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, nhưng 20% ​​người lớn cũng mắc bệnh này. Các vết loét là một tín hiệu của sự căng thẳng và hệ thống miễn dịch của bạn đang yếu. Chúng thường biến mất trong vòng 2 tuần. Bạn nên nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe tốt hơn, nếu không hết bạn nên gặp bác sĩ.

Thông thường, lưỡi có màu hồng nhạt hoặc đậm phủ một lớp màu trắng rất mỏng. Mặt trên của lưỡi có những hạt sần nhám gọi là gai lưỡi. Gai lưỡi gồm những “núm” vị giác. Một cái lưỡi khỏe mạnh có nhiều gai vị giác ở đầu lưỡi và mặt trên lưỡi. Màu sắc của lưỡi thay đổi có thể chỉ điểm một vấn đề sức khỏe, đôi khi vấn đề này đơn giản và sẽ tự hết nhưng cũng có khi đó là những căn bệnh cần được điều trị.

Lưỡi màu đen

Sự tích tụ keratin khiến lưỡi chuyển sang màu đen, thậm chí trông như phủ một lớp lông nhung đen. Keratin là một loại protein có trong da, tóc và móng. Sự tích tụ này có thể là kết quả của việc vệ sinh răng miệng kém, đang phải dùng một số thuốc kháng sinh, hút thuốc lá, đang điều trị bằng phương pháp xạ trị... Đôi khi nguyên nhân khá đơn giản: Bạn uống cà phê hoặc trà đen hay ăn trái cây có màu sẫm cũng có thể làm đen lưỡi.

Trong một số ít trường hợp, lưỡi đổi màu đen xuất phát từ một căn bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường hoặc HIV.

Lưỡi có màu trắng

Nếu lưỡi trở nên nhợt nhạt và xuất hiện các mảng trắng, có thể là do nhiễm nấm miệng. Nấm miệng có thể gây đau và phát triển các mảng dày, trắng như pho-mát trên lưỡi. Các triệu chứng khác đi kèm của nấm miệng như đỏ hoặc đau nhức trong miệng, gây khó khăn khi ăn hoặc nuốt; chảy máu nhẹ nếu nơi nhiễm bị cọ xát hoặc cào; khóe miệng nứt và đỏ (đặc biệt là ở những người đeo răng giả); cảm giác như có bông trong miệng; mất vị giác.

Một nguyên nhân khác có thể là bệnh bạch sản niêm (leukoplakia), dấu hiệu nhận biết là một mảng trắng hoặc xám phát triển trên lưỡi, bên trong lớp lót niêm mạc miệng. Những mảng này có thể phát triển chậm từ vài tuần đến vài tháng, có thể cứng, thô và dày. Nó thường không đau, nhưng có thể nhạy cảm với những thức ăn cay, nóng hoặc các kích thích khác. Căn bệnh này phổ biến nhất là ở người cao tuổi. Nguyên nhân của bệnh bạch sản niêm có thể bao gồm: kích ứng từ răng thô, trám răng, mão răng hoặc răng giả lắp không đúng cọ vào má hoặc nướu; hút thuốc mạn tính, thuốc lào hoặc sử dụng thuốc lá khác; ung thư miệng (mặc dù hiếm); HIV hoặc AIDS.

Những người bị suy yếu hệ miễn dịch do thuốc hoặc do bệnh tật, đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc HIV/AIDS có thể mắc bạch sản dạng lông - một dạng bệnh bạch cầu bất thường (gây ra bởi virus Epstein-Barr). Căn bệnh này gây ra các mảng trắng mờ có hình dạng giống nếp gấp hoặc đường lằn ở 2 bên đầu lưỡi. Bệnh này thường bị nhầm lẫn với nấm miệng.

Nguyên nhân lưỡi bị đen
Nấm lưỡi có thể tạo những mảng trắng trên lưỡi.

Ngoài ra, lưỡi có thể xuất hiện mảng màu trắng do bệnh lichen planus (lichen phẳng). Bệnh gây ra những tổn thương ở dạng mảng tròn, sẩn, thường gây ngứa, các tổn thương đối xứng ở mỗi bên của khoang miệng như hai bên lưỡi, nướu trên và dưới, bên trong của má. Những tổn thương sẩn này cũng có thể gây đau.

Lưỡi có màu tím

Lưỡi có thể chuyển sang màu tím hoặc có những vết bầm tím do lưu thông máu kém hoặc bệnh tim. Lưỡi tím cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh Kawasaki. Đây là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây viêm mạch máu, phần lớn gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

Lưỡi màu đỏ

Bình thường, lưỡi có màu hồng, nếu lưỡi chuyển sang màu đỏ và mấp mô là triệu chứng có thể thấy ở người bệnh tim mạch hoặc do  thiếu vitamin B, do sốt. Ngoài ra, những thay đổi này có thể là một phần của phản ứng dị ứng thuốc hoặc thực phẩm. Lưỡi đỏ, mấp mô, cũng có thể do viêm lưỡi. Trong một số ít trường hợp, đó là một dấu hiệu khác của bệnh Kawasaki.

Lưỡi bản đồ

Lưỡi bản đồ là một rối loạn lành tính, ít khi gây đau với các đốm trắng xám hình thành trên lưỡi. Các đường gờ trắng sau đó phát triển giữa các điểm này, tạo hình giống như bản đồ. Bệnh có thể tự khỏi sau 1 tuần hay 10 ngày.

Nguyên nhân lưỡi bị đen
Viêm lưỡi bản đồ.

Lưỡi màu vàng

Màu vàng trên lưỡi thường là kết quả do sự phát triển của vi khuẩn. Vệ sinh răng miệng kém và tình trạng khô miệng có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn trên lưỡi. Ngoài ra, lưỡi có thể chuyển từ màu vàng sang đen và có lông. Điều này xảy ra khi u nhú phát triển lớn hơn, bẫy vi khuẩn trên bề mặt lưỡi.

Trong một số ít trường hợp, lưỡi vàng có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Một nguyên nhân khác là vàng da tổng thể.

Một số loại thuốc kháng sinh và thực phẩm cũng có thể làm cho lưỡi có màu vàng, chẳng hạn như những loại có nhiều beta carotene. Một số người ăn quá nhiều cà rốt hay gấc có thể bị vàng da kèm lưỡi vàng.

Lưỡi màu xanh

Lưỡi có thể chuyển sang màu xanh lá do sự tích tụ của vi khuẩn và nguyên nhân có thể giống như lưỡi màu vàng hoặc trắng.

Lưỡi có màu xanh tái có thể chỉ ra sự thiếu oxy trong máu. Nguyên nhân có thể là: thiếu oxy từ phổi; rối loạn máu; bệnh mạch máu; bệnh thận; nồng độ oxy trong máu thấp nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Khi nào cần đi khám?

Một số thay đổi màu sắc tình cờ, ví dụ, ăn trầu hay uống 1 ly rượu vang đỏ có thể khiến lưỡi có màu rượu thì không cần lo lắng. Chỉ nên đi khám bác sĩ khi lưỡi có những thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước kéo dài hơn vài ngày mà không hết. Ngoài ra, khi trên lưỡi xuất hiện lớp phủ bất thường có thể chỉ ra tình trạng nhiễm trùng và cần phải điều trị.