Nguyên tắc cơ bản trong tĩnh học xã hội của auguste comte là:

Xã hội học đại cương Ôn tập hết mônXã hội học đại cươngÔn tập hết môn(đề thi 90 phút)I. Yêu cầu về bài làmBài làm cần trình bày theo cấu trúc như sau:1. Khái niệm2. Nội dung vấn đề và phân tích nếu có3. Kết luận của bản thân sinh viên về vấn đềII. Câu hỏiCâu 1: Xã hội học là gì? Hãy trình bày và phân tích những điều kiện và tiền đề ra đời của xã hội học vớitư cách là một ngành khoa học độc lập?Trả lời1) Xã hội học: Thuật ngữ “xã hội học” (Sociology) được nhà xã hội học nguời Pháp – A.Comte (1798 –1857) sử dụng lần đầu tiên vào năm 1838, được ghép từ hai chữ có nguồn gốc khác nhau:+ “Socius” trong tiếng La-tinh: Xã hội.+ “Logos” trong tiếng Hy Lạp: Học thuyết.A.Comte đã ghép hai chữ này để cho ra đời thuật ngữ “Sociology” – Xã hội học (bộ môn nghiên cứu xãhội) mà ngày nay chúng ta sử dụng.+ Định nghĩa của A.Comte: Khoa học xã hội học là tìm hiểu các quy luật xã hội giống như các quy luật vậtlý cho phép tìm ra hệ quả của sự liên kết những hiện tượng xã hội.+ Theo E.Durkheim: Xã hội học là khoa học nghiên cứu về những sự kiện xã hội.+ Theo M. Weber: Xã hội học là khoa học nghiên cứu các hành động xã hội.Tuy có những hướng nghiên cứu khác nhau như vậy, nhưng nhìn chung các nhà xã hội học thống nhấtvới nhau ở một điểm đó là: Xã hội học là một ngành khoa học nghiên cứu một cách hệ thống các nhómngười. Nó tập trung nghiên cứu các mối quan hệ hỗ tương và hành vi chung của các nhóm người.2) Những điều kiện và tiền đề ra đời của xã hội học với tư cách là một ngành khoa học độc lập:Trước hết, sự ra đời của xã hội học là nhu cầu khách quan. Chúng ta thấy rằng, từ thời cổ đại những vấnđề lớn của cá nhân và xã hội đã ảnh hưởng đến các nhà triết học. Theo đà phát triển của xã hội, các vấnđề xã hội mới nảy sinh ngày một nhiều, sự phát triển của công nghệ đã hình thành nên các đô thị, tạo racác làn sóng di cư ồ ạt từ nông thôn vào trong các thành thị gây ra nhiều hậu quả xã hội. Điều đó làm nảysinh một nhu cầu khách quan là phải có một ngành khoa học độc lập để nghiên cứu logic biện chứnggiữa con người và xã hội, xã hội và con người nhằm xây dựng một xã hội ổn định và phát triển vì sự pháttriển phồn vinh và hạnh phúc cho nhân dân.Mặc dù vậy, do nhiều yếu tố chi phối nên xã hội học chưa thể ra đời trong xã hội truyền thống. Chỉ đến khixã hội phát triển ở một cấp độ cao hơn hay còn gọi là xã hội công nghiệp thì xuất hiện nhiều tiền đề vàđộng lực mạnh mẽ, xúc tiến cho sự ra đời của xã hội học. Trong xu thế mới mẻ này, Auguste Comte(1798 – 1857) với những cống hiến của mình được xem là “nhà sáng lập” ra xã hội học.Đi sâu vào phân tích những những điều kiện, tiền đề của sự ra đời khoa học xã hội học đã cho thấy:Thứ nhất, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thì nền kinh tế - xã hội ở Châu Âu và Mỹ đã có những bướctiến mạnh mẽ hệ quả là nó đưa đến một sự thay đổi mạnh mẽ ở các quốc gia này đặc biệt nổi lên là cácvấn đề của kinh tế - xã hội. Sự phát triển đó đã làm thay đổi mạnh mẽ mọi lĩnh vực của đời sống conngười từ phong cách, lối sống, điều kiện và môi trường sống cho đến vị thế, vai trò của cá nhân trong đờisống xã hội, quan hệ chính trị - xã hội .v.v. đều có sự thay đổi đáng kể.Từ những tiền đề kinh tế - xã hội và sự phát triển xã hội kể trên đã đặt ra yêu cầu phải nhanh chóngnghiên cứu, phát hiện, tìm kiếm các quy luật, xu thế phát triển của xã hội và con người, góp phần địnhhướng cho sự phát triển của xã hội tương lai.Thứ hai, xã hội học cũng giống như bất kỳ một khoa học nào khác, sẽ không thể nào phát triển được nếuchỉ xuất phát, căn cứ vào các nhu cầu thực tiễn mà thiếu những tiền đề lý thuyết, cơ sở khoa học nhấtđịnh.Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh xã hội học bắt nguồn từ những tư tưởng khoa học vàvăn hóa thời đại Phục Hưng, khoa học của thế kỷ “Khai sáng” – thế kỷ XVIII. Trong giai đoạn này, khoahọc đi sâu nghiên cứu mặt xã hội đời sống con người – một thực thể sinh động và rất phức tạp là cơ sởtiền đề cho quá trình hình thành lý luận trong quá trình nghiên cứu của xã hội học.Tóm lại, sự phát triển nhanh chóng của xã hội Tây Âu cho đến thế kỷ XIX đã đòi hỏi sự xuất hiện củakhoa học chuyên nghiên cứu về sự vận động và phát triển của xã hội. Ngày nay xã hội học đã được ápdụng vào tất cả các mặt của đời sống xã hội, có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của cácngành khoa học khác, ngày càng trở thành một khoa học có cách tiếp cận xã hội “đa diện” có giá trị caocả về ý nghĩa lý luận cũng như là trong thực tiễn đời sống xã hội.0-----------------------------------o‘/\’o----------------------------------Câu 2. Phân tích những đóng góp của Auguste Comte, Spencer cho sự ra đời của khoa học xã hội học.Trả lời1) Auguste Comte (1798-1857):Nói đến A.Comte, mọi người đều ghi nhận ông là người khai sinh ra xã hội học bằng với việc đóng gópcác lý luận mang tính nền tảng vàđặt tên cho bộ môn khoa học này là Xã hội học.Theo A.Comte, ông chia các ngành khoa học thành hai loại: Khoa học cơ bản: toán, lý, hoá và khoa họccụ thể như: sinh, sử, địa... Mục đích của ông không phải chỉ để phân loại mà để tìm chỗ đứng riêng biệtcho xã hội học nhằm đề cao xã hội học, vì theo ông “các khoa học cơ bản và cụ thể đều không thể lý giảiđược xã hội hiện đại, chỉ có Xã hội học mới có thể làm được điều đó”. Nói như vậy là vì bởi ông quanniệm về đối tượng của Xã hội học là khoa học nghiên cứu quy luật khái quát, phản ánh mối quan hệ cănbản nhất của các sự vật, hiện tượng xã hội và xây dựng xã hội học dựa trên nguyên tắc chủ nghĩa kinhnghiệm để tạo nên lý thuyết xã hội học và chủ nghĩa thực chứng để chuẩn hóa các hoạt động xã hội, hiệntượng xã hội. Vì vậy thuyết của ông còn gọi là thuyết “Vật lý học xã hội”.Học thuyết xã hội học của Comte, gồm các nội dung chính:Một là, tĩnh học xã hội: Đặt xã hội trong trạng thái tĩnh và từ đó đi mổ xẻ, tìm hiểu. Tĩnh học xã hội là bộphận của xã hội học, nghiên cứu về trật tự xã hội, cơ cấu xã hội, các thành phần và mối liên hệ vớichúng. Ông cho rằng, tĩnh học xã hội đầu tiên phải đi nghiên cứu vấn đề cá nhân.Thực thể chứa đựng các nhu cầu, các năng lực có sẵn trong con người (thực thể tự nhiên). Tiếp đó, nótồn tại các năng lực, các nhu cầu được tiếp thu từ bên ngoài (thực thể xã hội). Ông nhấn mạnh yếu tố thứnhất, nhu cầu đó hình thành từ đâu, tại sao lại có nhu cầu. Yếu tố thứ nhất cấu tạo từ trái tim: chứa đựngtình cảm; trong khi đó khối óc: kiểm soát hành vi cá nhân. Ông cho rằng, hành vi, hành động sinh ra từtrái tim.Hai là, động học xã hội (thay đổi xã hội): Theo Comte, động học trước hết là tìm hiểu những nhân tốquyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là bộ phận nghiên cứu hệ thống xã hội trong trạng tháivận động biến đổi theo thời gian. Ông phân thành hai lọai: Kinh tế, khí hậu, dân số... (không quan trọng)và nhận thức, tư tưởng của con người (có ý nghĩa quyết định).Trên cơ sở phân chia đó ông chia lịch sử phát triển trí thức của loài người làm 3 giai đoạn theo quy luật 3trạng thái là: Giai đoạn thần học, giai đoạn siêu hình học và giai đoạn thực chứng. Theo đó, loài ngườiban đầu chỉ có biểu hiện tư duy thần học, tiếp theo là những tư tưởng siêu hình thống trị cho đến khi cácmôn khoa học thực chứng phát triển đã làm kết thúc hệ thống đầu cơ tư tưởng tôn giáo cũng như triếthọc. Trong thời kỳ này, khoa học tự nhiên thống trị xã hội, nghiên cứu khoa học theo nguyên tắc chủnghĩa kinh nghiệm thực chứng luận và thuyết vật lý. Đây là giai đoạn mà con người hiểu hết đời sống xãhội một cách rõ nhất so với trước đây.Ba là, phương pháp quan sát: A.Comte đưa ra 3 phương pháp cụ thể:Thứ nhất, phương pháp quan sát: ông cho rằng, nghiên cứu ngoài xã hội rất khó tiến hành quan sát bởiđời sống xã hội biểu thị trong một số quá trình nhất định. Ông đã đề ra các nguyên tắc quan sát như sau:Quan sát trong một thời điểm nhất định; dựa trên những tiền đề lý luận nhất định; phải chú ý đến nhữngquy luật thống kê, chọn mẫu, chọn đối tượng và phải biết kế thừa những quan sát của người đi trước.Thứ hai, phương pháp thực nghiệm. Có hai loại: phương pháp trực tiếp là nghiên cứu xã hội trên cơ sởnhững hiện tượng xã hội ta đã chọn ra, được nghiên cứu một cách dứt điểm trong trạng thái khách quancủa nó và phương pháp gián tiếp: nghiên cứu những hiện tượng xã hội lớn hơn đã có những nguyênnhân chung và riêng mà đa số chúng ta nghiên cứu bằng cách gián tiếp.Thứ ba, phương pháp so sánh: theo ông, so sánh phải dựa trên 2 nguyên tắc: trục thời gian và vòngkhông gian.Tóm lại, A.Comte là người đặt cơ sở nền tảng cho xã hội học, ông đã đưa thuật ngữ Xã hội học vào khotàng khoa học nhân loại. Ông có nhiều lập trường quan điểm có tầm quan trọng ảnh hưởng lớn lao đếnsự phát triển của xã hội học cổ điển: chủ nghĩa bảo thủ, thuyết cải cách, thuyết khoa học và quan điểm vềthế giới tiến hoá của ông.A. Comte xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận cho xã hội học (đòi hỏi các nhà xã hội học phảivận dụng sự quan sát thực nghiệm và phép phân tích so sánh lịch sử). Xã hội học của Comte chứa đựngnhiều tư tưởng tiến bộ, tìm ra con đường tiếp cận mới đối với sự phát triển xã hội - tức là ông vạch ra quyluật phát triển, mô hình phát triển, mô tả quy trình phát triển. Ông tách xã hội học ra khỏi Triết học tự biện,giáo điều và đem đến cho nó sức sống mãnh liệt của khoa học thực chứng, đặt nền móng vững chắc chosự phát triển bộ môn khoa học này.Tuy nhiên, trong học thuyết của ông cũng bộc lộ nhiều hạn chế như nhận định sự vận động xã hội tinhthần có trước rồi mới phản ánh sự vận động của xã hội hiện thực, vì thế ông bị phê phán là duy tâm. Mặcdù vậy tư tưởng xã hội học của A.Comte để lại nhiều nội dung và phương pháp quý giá được thế hệ saukế thừa và phát triển.2) Herbert Spencer (1820 – 1903):Là người có ảnh hưởng lớn trong xã hội học hiện đại kể cả về mặt lý luận và thực tiễn Spencer nêu rađịnh nghĩa về Xã hội học: là khoa học về các quy luật và các nguyên lý tổ chức xã hội, tức là xã hội họcnghiên cứu sự trưởng thành và phát triển xã hội, xây dựng, điều khiển, tập hợp xã hội với tính cáchchúng sinh ra từ tương tác các cá nhân và nhóm xã hội.* Về học thuyết cơ bản:Spencer coi xã hội mà chúng ta đang sống là cơ thể sống, sống động như một cơ thể con người, các bộphận cơ thể xã hội có khả năng ý thức và tính tích cực tác động lẫn nhau qua ngôn ngữ. Ông cũng đi tìmsự giống nhau giữa cơ thể sinh học và cơ thể xã hội qua 4 đặc điểm:- Sinh tồn và phát triển.- Đều tuân theo những quy luật nhất định: quy luật của sự tiến hoá, quy luật của sự suy tàn.- Có sự chuyên môn hoá về hoạt động.- Có khả năng tự đều tiết, tự hấp thu thích nghi với môi trường.Nhận xét về học thuyết của A.Comte, Ông phê phán thuyết tĩnh học xã hội của Comte và cho rằng: tĩnhhọc xã hội là trạng thái, là động lực cân bằng, còn động lực là hoàn hảo. Sự tiến hoá của xã hội tất yếu sẽđưa xã hội từ trạng thái giản đơn đến phức tạp, trạng thái cân bằng và hoàn hảo, nhưng bên cạnh đó ônglại sử dụng các thuật ngữ dựa trên thuyết động học và tĩnh học của Comte.* Về phương pháp nghiên cứu:Ông không đưa ra phương pháp nghiên cứu cụ thể nào nhưng ông đòi hỏi trong quá trình nghiên cứuphải sử dụng nhiều số liệu khác, thu thập số liệu vào nhiều thời điểm và nhiều nơi khác, nắm vững nhữngtri thức và phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau (tính chất liên ngành).Ông cho rằng, trong mọi ngành khoa học thì nghiên cứu xã hội học là khó khăn nhất vì:- Yếu tố khách quan: Do tính phức tạp của đời sống xã hội, do tính đặc thù của xã hội; mỗi xã hội đều cónhững nét riêng biệt. Vì vậy, các nhà Xã hội học cần phải hết sức thận trọng tìm ra đâu là khuynh hướngđặc biệt, đâu là khuynh hướng phổ quát.- Yếu tố chủ quan: bản thân các nhà Xã hội học nghiên cứu xã hội chịu nhiều áp lực, định kiến cá nhân,làm xã hội học thì phải lạnh lùng để nhận xét một cách khác quan.* Tóm lại, lý thuyết xã hội học của Spencer tuy không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chủ nghĩa duy lýtrong khoa học nhưng các quan niệm tiến hóa xã hội của Spencer gợi ra nhiều ý tưởng quan trọng, đượctiếp tục phát triển trong các trường phái, lý thuyết xã hội học hiện đại.Xã hội học của Spencer đã đặt ra những ý tưởng lớn, trên nhiều lĩnh vực, trên nhiều trường phái (trườngphái Sinh thái học nhân văn, trường phái Chicago phát triển mạnh trong thế kỷ XX ở xã hội học Mỹ). Lýthuyết Xã hội học của ông in đậm nét trong cách tiếp cận hệ thống xã hội và các nghiên cứu xã hội học vềchính trị, tôn giáo, nhất là xã hội học về các thiết chế xã hội. Quan niệm xã hội học của ông có ảnh hưởnglớn trong xã hội học hiện đại kể cả về mặt lý luận và thực tiễn.0-----------------------------------o‘/\’o----------------------------------Câu 3: Phân tích những đóng góp của Emile Durkheim cho lý luận của xã hội học.Trả lờiEmile Durkheim (1857- 1917)Là một trong những nhà sáng lập xã hội học kinh nghiệm và hình thành xu hướng nghiên cứu xã hội họckinh nghiệm của Pháp, E. Durkheim có những đóng góp trong lĩnh vực Xã hội học như sau:Theo E. Durkheim thì đối tượng của xã hội học là nghiên cứu những sự kiện xã hội hình thành nên quanhệ xã hội. Tất cả các quan hệ đều phụ thuộc vào ý thức tập thể, đó là luật tục và luật pháp. Khái niệm vềsự kiện xã hội: có hai ý nghĩa cơ bản:Thứ nhất, sự kiện xã hội vật chất: nhóm, dân cư và tổ chức xã hội;Thứ hai, sự kiện xã hội phi vật chất: hệ thống giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán xã hội. Sự kiện phivật chất gồm cả các sự kiện đạo đức (moral facts), tức là các cách thức hành động, suy nghĩ và trảinghiệm.* Sự kiện xã hội có các đặc điểm và tính chất:+ Tính khách quan: thể hiện ở chỗ các cá nhân sinh ra trong môi trường đã có sẵn các sự kiện như cácthiết chế xã hội, chức năng xã hội, chuẩn mực, giá trị, niềm tin...+ Tính phổ biến: sự kiện xã hội là cái được cộng đồng chia sẻ, chấp nhận coi chúng là của mình.+ Tính cưỡng chế: Nó có sức mạnh kiểm soát, thậm chí hạn chế, kiềm chế, gây áp lực đối với hành động,hành vi của các cá nhân.Ngoài các khái niệm cơ bản là sự kiện xã hội như: Khái niệm khối lượng xã hội, đậm độ vật chất, đậm độvề đạo đức; khái niệm đấu tranh vì cuộc sống, sinhh tồn, khái niệm tự tử (có 4 loại gồm: Tự tử vị kỉ, tự tửvị tha, tự tử phi chuẩn mực và tự tử vì cuồng tín) …, xã hội học của Durkheim còn bao gồm một hệ thốngcác khái niệm cơ bản khác như đoàn kết xã hội, ý thức tập thể, cơ cấu học xã hội (còn gọi là cấu tạo họcxã hội), đoàn kết hữu cơ, đoàn kết cơ học, biến đổi xã hội, chức năng xã hội, dị biệt học xã hội (còn gọi làbệnh lý học xã hội), v.v...Khái niệm đoàn kết xã hội của Durkheim có nội dung gần giống với khái niệm hội nhập xã hội đang sửdụng hiện nay. Ông đã dùng khái niệm đoàn kết xã hội để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội,giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhóm xã hội. Nếu như không có sự đoàn kết xã hội thì cáccá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thể.Khái niệm đoàn kết cơ học là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất, đơn điệu của các giá trị vàniềm tin. Sức mạnh của ý thức tập thể có khả năng chi phối và điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hànhđộng của các cá nhân. Xã hội gắn kết kiểu cơ học thường có quy mô nhỏ, nhưng ý thức cộng đồng cao,các chuẩn mực, luật pháp mang tính chất cưỡng chế.Khái niệm đoàn kết hữu cơ là kiểu đoàn kết dựa trên sự phong phú, đa dạng của các mối liên hệ, tươngtác giữa các cá nhân và các bộ phận cấu thành nên xã hội. Xã hội đoàn kết hữu cơ thường có quy môlớn, ý thức cộng đồng yếu, nhưng tính độc lập, tự chủ cá nhân được đề cao; Các quan hệ xã hội chủ yếumang tính chất trao đổi và được luật pháp, khế ước kiểm soát và bảo vệ.Durkheim cho rằng xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào đoàn kết cơ học, xã hội hiện đại tồn tại và pháttriển trên cơ sở đoàn kết hữu cơ. Sự biến đổi xã hội từ dạng này sang dạng khác bắt nguồn từ nhữngthay đổi có tính quy luật thể hiện qua các sự kiện xã hội vật chất và phi vật chất.* Về mặt phương pháp luận, quan niệm của Durkheim cho rằng: có thể định nghĩa khái quát xã hội học làkhoa học nghiên cứu các sự kiện xã hội (social facts). Xã hội học sử dụng các phương pháp thực chứng(quan sát) để nghiên cứu, giải thích nguyên nhân và chức năng của các sự kiện xã hội. Theo đó, chỉ khinào xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học như là sự vật thì xã hội học mới thực sự tách ra khỏitriết học, mới thoát khỏi chủ nghĩa giáo điều, kinh viện để trở thành khoa học cụ thể, mới có thể vận dụngcác phương pháp khoa học để nghiên cứu xã hội. Xã hội tồn tại bên ngoài cá nhân và có trước cá nhânvới nghĩa là cá nhân được sinh ra trong xã hội, và phải tuân thủ các chuẩn mực, phép tắc xã hội. Vì vậy,xã hội học cần phải xem xét hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội và các hiện tượng xã hội với tư cách là các sựvật, các bằng chứng, các sự kiện.* Về phương pháp của khoa học xã hội học, Durkheim cho rằng phải bao gồm những yếu tố sau đây:nghiên cứu sự kiện xã hội từ bên ngoài, định nghĩa chặt chẽ các khái niệm, tiến hành phân loại và cuốicùng là giải thích sự kiện bằng hoàn cảnh xã hội.* Kết luận: Học thuyết xã hội học của E. Durkheim quy tụ rất nhiều ngành xã hội học khác nhau. Ông làmột trong những nhà sáng lập xã hội học kinh nghiệm và hình thành xu hướng nghiên cứu xã hội họckinh nghiệm của Pháp.Với lý luận và phương pháp khoa học, khách quan, ông đã xây dựng, phát triển những quy tắc phươngpháp xã hội và các khái niệm cơ bản của xã hội học như sự kiện xã hội và đoàn kết xã hội. Lý thuyết củaông làm sáng tỏ nhiều chủ đề quan trọng như: chức năng xã hội và cấu trúc xã hội, phân loại xã hội bìnhthường và sai lệch xã hội, trật tự xã hội và biến đổi xã hội. Tuy nhiên, điểm hạn chế của ông đó là giảithích các vấn đề của xã hội học dựa trên cơ sở duy tâm khách quan, thiếu tính biện chứng duy vật.0-----------------------------------o‘/\’o----------------------------------Câu 4: Phân tích những đóng góp của Max Weber và K.Marx cho lý luận của xã hội học.Trả lời1) Max Weber ( 1864-1920)Là người xây dựng lý thuyết xã hội học đặc thù trên cơ sở tổng hợp các ý tưởng và kiến thức bách khoavề Sử học, Triết học, Luật học và nghiên cứu lịch sử so sánh, tạo cơ sở cho sự phát triển của xã hội họcvi mô, xã hội học định tính, thuyết tương tác biểu trưng và một số trường phái lý thuyết khác. Những đónggóp của Max Weber về lĩnh vực Xã hội học được thực hiện ở các điểm:Về đối tượng của Xã hội học: M. Weber nhận định xã hội học là khoa học cố gắng giải nghĩa hành độngxã hội và tiến tới cách giải nghĩa nhân quả về đường lối và hệ quả của hành động đó. Khái niệm hànhđộng xã hội được hiểu là hành động xã hội khi chủ thể gắn với hành vi của người khác trong quá khứ,trong hiện tại và tương lai và ý nghĩa chủ quan ấy định nghĩa cho hành động. Hành động xã hội nó tổchức thành quan hệ xã hội quyết định hành vi, tập quán và phong tục hình thành nên trật tự xã hội đượcquy định bởi hệ thống pháp luật hay các quy tắc xã hội.M. Weber đã phân loại hành động xã hội thành:- Hành động hợp lý so với mục đích: Đó là hành động được cân nhắc kỹ lưỡng, có sự lựa chọn công cụ,phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất (kinh tế)- Hành động hợp lý so với giá trị: Là hành động được thực hiện vì mục đích tự thân của hành động đó(hành vi tín ngưỡng).- Hành động hợp lý so với một cảm năng: Hành động được truyền phán trực tiếp bởi ý thức của chủ thể,hành động này xảy ra không có sự xem xét cân nhắc của công cụ, phương tiện, mục đích (đám đông).- Hành động hợp lý so với truyền thống: Là hành động được truyền phán bởi những thói quen, tập quán,tín ngưỡng... cũng là một hành động xã hội kế thừa từ truyền thông trước đó.* Tóm lại, Weber là một trong những người có công đầu xây dựng xã hội học với tư cách là một khoa họccó vị trí rõ ràng, độc lập. Nhưng khác với Durkheim thúc đẩy xã hội học phát triển theo hướng duy lý thực chứng - định lượng, thì Weber đẩy mạnh hướng phát triển theo hướng duy lý – thông hiểu – địnhtính. Nhờ vậy, xã hội học hiện đại ngay từ đầu có cơ sở cân bằng giữa định lượng và định tính.Đóng góp quan niệm về bản chất lý thuyết xã hội và phương pháp luận: đánh giá về vai trò của văn hóa,tôn giáo đối với sự phát triển của xã hội phương Tây là rất to lớn. Các khái niệm, phương pháp luận xãhội học của ông đang được tiếp tục tìm hiểu, vận dụng và phát triển trong xã hội hiện đại.2) Karl Marx ( 1818- 1883)Là người nhấn mạnh vai trò của các nhà Xã hội học tiến bộ là không những chỉ giải thích về thế giới màcòn góp phần tạo ra những biến đổi thế giới để xây dựng xã hội phát triển, công bằng, dân chủ và vănminh. Do đó K.Marx đã sử dụng lý thuyết xung đột (coi xã hội là một trường xung đột, bất kể các hiệntượng tư duy của chúng ta đều mâu thuẫn), qua lý thuyết này, K.Marx cho rằng phải sử dụng nó để đi vàoxã hội cụ thể.Thứ hai, ông đã sử dụng lý thuyết về hình thái kinh tế - xã hội để đi vào lý thuyết về phương thức sảnxuất (LLSX và QHSX). Trong mối tương quan này thì LLSX năng động hơn, QHSX chỉ là cái vỏ. Từ đâyông phát hiện ra quy luật, tính chất của trình độ phát triển của LLSX. Từ đó ông phân chia lịch sử loàingười thành 5 giai đoạn cụ thể với các các phương thức sản xuất và những hình thái xã hội tương ứng.Xã hội loài người xem đây là phương thức nghiên cứu về chính xã hội loài người.Một đóng góp quan trọng khác của K.Marx là lý thuyết về phân tầng xã hội: Ông chỉ ra hai nguyên nhâncủa sự phân tầng:Một là, do sự khác nhau trong việc sở hữu LLSX. Trong xã hội có hai tầng lớp: có của cải vật chất, thốngtrị xã hội và không có của cải vật chất nên bị trị. Do đó đấu tranh là động lực để phát triển xã hội.Hai là, do phân công lao động xuất hiện khi con người biết tác động vào tự nhiên (săn bắn, hái lượm), dotính chất lao động, nghề nghiệp... hình thành nên sự phân công lao động mà hình thành nên các tầng lớpkhác nhau.Từ hai nguyên nhân cơ bản trên, về mặt nghiên cứu lý luận và thực nghiệm thì xã hội học cần tập trungphân tích cấu trúc xã hội để chỉ ra ai là người có lợi, ai là người bị thiệt từ cách tổ chức xã hội và cơ cấuxã hội hiện có. Lý luận xã hội học cần tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu vật chất làm nềntảng của ý thức xã hội và cơ cấu tinh thần, ý thức xã hội.* Về phương pháp luận. Theo ông, có 3 cơ sở phương pháp luận:- Duy vật: dựa trên chủ nghĩa duy vật.- Dựa trên phép biện chứng: khi xem xét một sự kiện xã hội thì bắt buộc nhà xã hội học không được lấymột sự kiện để giải thích cho chính nó.- Dựa vào lịch sử cụ thể: mỗi sự kiện xã hội xảy ra đều có không gian và giới hạn thời gian của nó.* Tóm lại, học thuyết của Marx nói chung, có ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với xã hội họcnói riêng và đối với khoa học xã hội nói chung. Các quan điểm của Marx về lịch sử xã hội và cấu trúc xãhội tạo thành bộ khung lý luận và phương pháp luận nghiên cứu xã hội học theo nhiều hướng khác nhau.Chẳng hạn, xã hội học Marx ảnh hưởng tới trường phái lý thuyết xã hội phê phán; lý thuyết về mâu thuẫnvà xung đột xã hội; lý thuyết về hệ thống thế giới; lý luận về nhà nước, về văn hóa, tư tưởng; lý thuyết vềcấu trúc xã hội và nhiều trường phái lý thuyết khác.Các nhà Xã hội học Mácxít vận dụng phép duy vật biện chứng của Marx để nghiên cứu cấu trúc xã hội,mâu thuẫn xã hội và sự phân tầng xã hội; vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích thực trạng vànguyên nhân của sự biến đổi xã hội. Dựa vào quan điểm duy vật biện chứng nghiên cứu sự tác động qualại giữa các hiện tượng, quá trình xã hội, quan hệ xã hội, hành vi, hoạt động của con người và một bên làphương thức sản xuất, phân công lao động xã hội và cơ cấu kinh tế. Các nhà Xã hội học cần phải phântích ảnh hưởng của chính sách xã hội tới việc cải thiện điều kiện vật chất của con người.Việc nhấn mạnh cấu trúc giai cấp của xã hội mở ra hướng nghiên cứu Xã hội học giai cấp và phân tầngxã hội theo giai cấp./.0-----------------------------------o‘/\’o-----------------------------------Câu 5: Hãy nêu các khái niệm: Vai trò xã hội? Vị thế xã hội? Cơ cấu xã hội? Thiết chế xã hội? Các đặctrưng cơ bản của thiết chế xã hội? Chức năng của thiết chế, đặc điểm của thiết chế?Trả lời1) Vai trò xã hội: Theo Ralph Linton (1936), coi vai trò là những lối ứng xử đã được qui định sẵn và ápđặt, tương ứng với những vị trí cụ thể nhất định.Theo Jean Stoetzel, “Vai trò như là tập hợp ứng xử của mỗi cá nhân mà mọi người khác chờ đợi”.Theo I. Robertsons, vai trò là tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thếnhất định.Theo J.H. Fischer, sự phối hợp và tương tác qua lại của các khuôn mẫu được tập trung thành một nhiệmvụ xã hội gọi là vai trò. Nói một cách khác, vai trò là những hành động, hành vi ứng xử, những khuôn mẫutác tác phong mà xã hội chờ đợi, đòi hỏi một người hay một nhóm xã hội nào đó phải thực hiện trên cơsở vị thế của họ.Từ nhiều cách nhìn nhận về vai trò xã hội như đã nêu, cho ta thấy cần phải lưu ý một số điểm khi nghiêncứu vai trò xã hội, đó là:- Một vai trò xã hội có thể có nhiều mức độ biểu hiện, hay những sắc thái khác nhau về khuôn mẫu tácphong.- Vai trò không chỉ bao gồm những khuôn mẫu tác phong biểu hiện ra bên ngoài mà còn bao hàm cảnhững khuôn mẫu nội dung tinh thần ở bên trong.- Nội dung của bất kỳ vai trò xã hội nào cũng luôn được liên hệ với những vai trò xã hội khác.- Một người không chỉ có một vai trò mà có thể có nhiều vai trò, phụ thuộc vào mức độ tham gia nhiều hayít của một người nào đó vào các đoàn thể, tổ chức xã hội.- Lưu ý phân biệt giữa những vai trò chung trừu tượng với vai trò cụ thể.- Các vai trò xã hội khác nhau thì có động cơ xã hội khác nhau.2) Vị thế xã hội: Vị thế xã hội hay địa vị xã hội là một trong những khái niệm cơ bản trong nghiên cứu xãhội học, ở đó là việc xác định hay định vị một cá nhân trong một đơn vị xã hội nhất định. Các nhà xã hộihọc đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về định nghĩa, khái niệm thế nào là “vị thế xã hội”. Khái niệm“vị trí” hay “vị thế” (status) được R. Linton định nghĩa như một “vị trí trong hệ thống xã hội”. Hay chúng tacó thể nói ngược lại là: xã hội là một mạng lưới được dệt nên bởi các vị trí và vai trò.Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của vị thế xã hội như sau:- Vị thế xã hội không nhất thiết gắn với người có uy tín và địa vị xã hội cao.- Vị thế không thuần túy phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người về chính mình.- Vị thế của mỗi người cần đối chiếu hay gắn với những tiêu chuẩn khách quan của xã hội- Vị thế của mỗi người là vị trí xã hội mà những người đang sống trong cộng đồng với người đó dành chohọ, đánh giá hay suy tôn họ. Đây là tiêu chuẩn khách quan nằm ngoài mong muốn chủ quan của conngười.- Vị thế xã hội của mỗi người có tính ổn định tương đối; nó không đơn giản phụ thuộc vào những ý kiếnđánh giá thay đổi thất thường của những người xung quanh.Ngoài ra, vị thế xã hội còn có ba đặc trưng cơ bản mà thông qua đó vị thế xã hội của mỗi người được thểhiện, đó là: quyền lực xã hội, quyền lợi và trách nhiệm, đó là:- Quyền lực xã hội là quyền lực của một vị thế xã hội nào đó được xã hội thừa nhận hoặc trao cho cánhân để thực hiện vai trò của mình trong xã hội.- Quyền lợi xã hội là những điều kiện vật chất và tinh thần mà mỗi vị thế xã hội có được từ xã hội.- Trách nhiệm xã hội là những quy định của xã hội đối với kết quả và hậu quả của việc thực hiện quyềnlực xã hội ở mỗi vị thế xã hội nhất định.Trong một xã hội, luôn có nhiều loại vị thế xã hội khác nhau, xuất phát từ các nguồn gốc và các yếu tố tạothành vị thế xã hội khác nhau. Đó có thể là vị thế có sẵn, vị thế giành được, vị thế then chốt hoặc là vị thếkhông then chốt. Mỗi một vị thế có một vai trò cơ bản, chủ đạo trong việc quy định đặc điểm và hành vi xãhội của cá nhân đặt vào trong vị thế đó.Nói tóm lại, vị thế xã hội là vị trí xã hội của các cá nhân cùng với những trách nhiệm và quyền lợi đượcgắn kèm theo vị trí đó. Tuy nhiên, ứng với mỗi một xã hội mỗi thời đại đều có những thể chế xã hội khácnhau, do vậy thang bậc phân định giá trị xã hội cũng rất khác nhau. Đặc biệt là sự không giống nhau ởnhững tiêu chí dùng để thẩm định vị trí cao - thấp của mỗi cá nhân trong xã hội. Một vị thế được tôn vinhtrong xã hội này hay thời đại này, nhưng rất có thể bị coi thường trong xã hội khác hay thời đại khác, hoặcngược lại. Do vậy, khi nghiên cứu xã hội học về vị thế xã hội, chúng ta cần có sự đánh giá toàn diện vềnhững tiêu chuẩn như: dòng dõi xuất thân (sang / hèn); tài sản, của cải của gia đình và bản thân; nghềnghiệp, chức vụ và những lợi ích quyền lực, vật chất do những điều đó đưa lại; trình độ văn hoá, giáodục, đào tạo mà người đó được hấp thụ, kể cả văn bằng, học hàm, học vị cao thấp; thái độ chính trị, tínngưỡng, tôn giáo, dân tộc, chủng tộc, giới tính … có như vậy ta mới có sự nhìn nhận một cách kháchquan nhất về con người, trên cơ sở đó mới đưa ra hình thức giao tiếp, cung cách đối xử, mức độ quan hệ… một cách tốt nhất.3) Cơ cấu xã hội: Cơ cấu xã hội được coi là một khái niệm cơ bản và then chốt của xã hội học, cho đếnnay giữa các nhà lý luận họ cũng đã đưa ra nhiều cách hiểu về khái niệm này, như theo T. Parson thì cơcấu xã hội là tổng thể các mối quan hệ tiêu chuẩn hóa, bền vững của các chủ thể xã hội. Ở đây Parsonmuốn nhấn mạnh đến vị thế, vai trò và chức năng của các phần tử tồn tại trong xã hội. Còn theoJ.H.Fischer thì cơ cấu xã hội của xã hội là sự sắp đặt các thành phần hoặc các đơn vị xã hội, nghiên cứucơ cấu xã hội phải xem xét các trạng thái tĩnh và trạng thái động, nghĩa là xem xét sự sắp đặt các địa vịxã hội tạo nên sự biến đổi bên trong của hệ thống xã hội; hoặc như quan niệm của Ian Robertsons thì cơcấu xã hội là mô hình của các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Nhữngthành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị thế, vai trò, nhóm và các thiết chế.Từ những quan niệm trên đây, chúng ta có thể tạm rút ra một quan niệm chung về cơ cấu xã hội như sau:Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định, biểu hiện nhưlà sự thống nhất tương đối bền vững của các nhân tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bản nhất củahệ thống xã hội. Những thành phần này tạo ra bộ khung cho xã hội., những thành tố cơ bản nhất của cơcấu xã hội là nhóm xã hội với vai trò, vị thế của nó và các thiết chế xã hội.Như vậy theo quan niệm trên, cơ cấu xã hội có những đặc trưng cơ bản sau:- Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định. Nghiên cứucơ cấu xã hội cho ta biết được xã hội được cấu thành từ những bộ phận nào; cách thức tổ chức xã hội rasao, mối liên hệ giữa các bộ phận, các thành tố thế nào; xã hội được cấu thành như thế nào, sắp xếp rasao.- Cơ cấu xã hội là sự thống nhất tương đối bền vững của các nhân tố, các mối liên hệ, các thành phần cơbản của một hệ thống xã hội nhất định. Thành phần xã hội và liên hệ xã hội là 2 mặt cơ bản của cơ cấuxã hội, hai mặt này gắn bó chặt chẽ vói nhau tạo thành cơ cấu xã hội. Muốn hiểu cơ cấu xã hội phải hiểucác thành phần xã hội và mối liên hệ của chúng.- Cơ cấu xã hội là “bộ khung” để xem xét xã hội cho phép chúng ta hiểu được một xã hội cụ thể nào đóđược cấu thành từ những nhóm xã hội nào. Việc coi nhóm xã hội là thành tố cơ bản, là đơn vị phân tíchđể hiểu được cơ cấu xã hội, là nét đặc trưng của tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội. Cũng thông qua sựphân tích này mà chúng ta biết được vị thế, vai trò của từng cá nhân, từng nhóm xã hội trong cơ cấu xãhội. Cũng thông qua sự phân tích này cho ta biết về các thiết chế xã hội bảo đảm cho hoạt động, hành vicủa cá nhân phù hợp với giá trị, chuẩn mực xã hội mà các thiết chế xã hội đặt ra.Trên bình diện nhận thức khoa học, nghiên cứu cơ cấu xã hội là một trong những nghiên cứu mang tínhlý luận và phương pháp luận cho toàn bộ những nghiên cứu về xã hội. Nhận thức đúng đắn về cơ cấu xãhội cho ta cơ sở khoa học khách quan để nhận biết toàn bộ sự kiện và hiện tượng xã hội, các chiều cạnhtương tác và quan hệ giữa chúng với nhau trong tổng thể xã hội. Nghiên cứu về cơ cấu xã hội cũng làđiều kiện cần thiết để các nhà chiến lược và hoạch định chính sách có được những luận cứ khoa học cầnthiết trong quá trình xây dựng các phương thức và giải pháp phát triển xã hội, hướng tới tương lai.Sự biến đổi của cơ cấu xã hội qua các thời kỳ khác nhau chính là phông nền để các biến đổi xã hội khácdiễn ra, sự biến đổi của cơ cấu xã hội tất yếu sẽ dẫn đến sự biến đổi của cấu trúc xã hội và cả hệ thốngxã hội. Nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội vì vậy có một ý nghĩa quan trọng, thể hiện qua các khíacạnh sau:1- Nghiên cứu cơ cấu xã hội cho phép chúng ta phác họa được một bức tranh tổng quát về các thànhphần cơ bản, các yếu tố cấu thành cũng như các mặt, các khía cạnh khác nhau của cơ cấu xã hội tối ưu,phù hợp với thực tiễn xã hội, đảm bảo sự vận hành có hiệu quả, thực hiện tốt các vai trò xã hội theo chiềuhướng tiến bộ.2- Nghiên cứu cơ cấu xã hội, đặc biệt là nghiên cứu sự phân hóa, phân tầng xã hội cho phép chúng ta đisâu vào phân tích thực trạng cấu trúc bên trong của xã hội, thực trạng của từng mặt, từng tiểu cấu trúc,trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Qua đó góp phần nhận diện một cách chân thực nhữngđặc trưng và xu hướng biến đổi của cấu trúc xã hội, khuynh hướng vận động và phát triển của một xã hộinhất định. Kết quả đó sẽ là cơ sở khoa học quan trọng cho việc hoạch định chính sách để ổn định và pháttriển của xã hội.3- Việc nghiên cứu các phân hệ của cơ cấu xã hội cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết cặn kẽ về nhữngsự khác biệt trong mỗi tiểu cơ cấu. Qua đó giúp xã hội có thể tác động điều chỉnh đến từng cơ cấu cụ thể,góp phần vào xây dựng một cơ cấu xã hội tối ưu cho sự phát triển.4) Thiết chế xã hội: Thiết chế, theo nghĩa đen, là cái gì đã được thiết lập, đã được đặc định sẵn. Hiểutrong khuôn khổ xã hội học, thì thiết chế không phải là một nhóm người, cũng không phải là một tổ chứchay một hiệp hội, như người ta thường dùng trong một số lĩnh vực khác. Ở đây, chúng ta hiểu thiết chế làmột hệ thống bao gồm những vai trò đã được thiết lập theo những chuẩn mực nhất định mà xã hội thừanhận.Cũng như cơ cấu xã hội, thiết chế xã hội cũng có nhiều luồng quan điểm khác nhau. Theo I. Robersons,thiết chế là một tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm vận động xung quanhmột nhu cầu cơ bản của xã hội.Theo J.H. Fischer, thiết chế xã hội chính là một đoạn của văn hóa đã được khuôn mẫu hóa. Những khuônmẫu tác phong của nền văn hóa đó được xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu hướng trở thành cácmô hình hành vi được mong đợi, tức là các vai trò. Do vậy, thiết chế xã hội là một tập hợp các khuôn mẫutác phong được đa số chấp nhận nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của nhóm xã hội.Theo N. Smelser, thiết chế là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn những nhu cầuxã hội quan trọng.Theo G.V. Oxipov, thiết chế xã hội là tổ chức nhất định của hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội, đượcthực thi bằng hệ thống phối hợp của những qui chuẩn về hành vi, chuẩn mực và giá trị, được định hướngmột cách hợp lý.Như vậy, qua các định nghĩa trên ta có thể thấy: thiết chế xã hội là hình thức cộng đồng và hình thức tổchức của con người trong quá trình tiến hành các hoạt động xã hội. Thiết chế xã hội chính là các ràngbuộc được mọi cá nhân, nhóm cộng đồng và toàn thể xã hội chấp nhận và tuân thủ. Thiết chế xã hội biểuhiện là một tập hợp bền vững của các giá trị, chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm vận động xung quanhmột nhu cầu cơ bản của xã hội. Thực chất của thiết chế xã hội chính là hệ thống các quy định xã hội tạothành khuôn mẫu chuẩn mực cho hành động xã hội, nó có những đặc trưng cơ bản như sau:Thứ nhất, các thiết chế xã hội đều không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng cá nhân, mà ngượclại đều được áp đặt lên cá nhân qua quá trình xã hội hóa cá nhân.Thứ hai, mỗi vai trò, khi đã được thiết chế hóa, đều bao gồm một loạt chuẩn mực mà xã hội đã đề ra vàcá nhân phải tuân theo, dù muốn hay không. Mục tiêu của thiết chế xã hội được đại đa số các thành viêncủa xã hội thừa nhận, cho dù thành viên đó có tham gia trực tiếp hay không vào trong thiết chế.Thứ ba, các quan hệ được thiết lập trong thiết chế phải tương đối bền vững để các khuôn mẫu hành viđược hình thành trong thiết chế trở thành một phần truyền thống văn hóa của một cộng đồng xã hội.Khác với các tổ chức xã hội cụ thể thường sử dụng văn bản nội quy hay điều lệ để điều phối hoạt độngcủa mình, thì thiết chế xã hội thường chỉ dựa trên những quy định và luật lệ bất thành văn, những cái màchúng ta thường gọi là phong tục, là truyền thống, là nề nếp… Phát triển ở mức độ cao các thiết chếđược luật hóa thành văn bản pháp luật để kiểm soát hoạt động của xã hội.Mỗi một thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối, có tầm bao quát trong phạm vi hoạt động nhất định vàtrở thành vị trí trung tâm trong phạm vi đó.Mặc dù các thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối, nhưng giữa chúng có mối quan hệ tương tác vớinhau rất chặt chẽ. Khi có một sự thay đổi về cơ cấu tổ chức hay khuôn mẫu hành vi của một thiết chế nàođó, có thể kéo theo sự thay đổi của các thiết chế ở lĩnh vực khác.Từ khái niệm và các đặc trưng cơ bản của thiết chế đã nêu, ta thấy được thiết chế xã hội có hai chứcnăng chủ yếu:Thứ nhất, khuyến khích, điều chỉnh, điều hòa hành vi của con người phù hợp với quy phạm và chuẩnmực của thiết chế và tuân thủ thiết chế;Thứ hai, ngăn chăn, kiểm soát, giám sát những hành vi lệch lạc do thiết chế quy định.Việc nghiên cứu xã hội học đối với thiết chế xã hội đóng vai trò quan trọng đối với các cơ quan có thẩmquyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Dựa trên kết quả nghiên cứu đó mà các cơ quan có thẩmquyền có thể biết được các thiết chế đề ra có phù hợp với yêu cầu giải quyết các vấn đề bức xúc xã hộihay không? Có được coi là quan trọng đối với lợi ích của cá nhân và xã hội hay không?... để từ đó cónhững điều chỉnh, uốn nắn bảo đảm tính phù hợp và sự tiến bộ của xã hội.0-----------------------------------o‘/\’o----------------------------------Câu 6: Lệch lạc xã hội? Các thành phần và nguyên nhân của lệch lạc xã hội?Trả lời1) Lệch lạc xã hội: Về khái niệm, người ta gọi bất kỳ hành vi nào không phù hợp với mong đợi của mộtnhóm hoặc của xã hội là hành vi lệch chuẩn. Nói cách khác, hành vi lệch chuẩn là hành vi lệch khỏi cácquy tắc chuẩn mực của nhóm hay xã hội. Hiện nay, chưa có một phương thức đơn giản hay phổ quát nàođể phân loại các hành vi lệch lạc. Tuy nhiên có thể phân biệt sự lệch lạc ở cấp độ cá nhân, sự lệch lạccủa một nhóm và sự lệch lạc ở cấp độ định chế:- Lệch chuẩn cá nhân: Hành động của cá nhân không phù hợp với quy tắc văn hoá của nhóm đã đượcxác lập trong thực tế đã bác bỏ các quy tắc đó gọi là lệch chuẩn cá nhân. Ví dụ hành vi hư hỏng, trộmcắp…. trong gia đình có nền nếp văn hoá. Hành vi hư hỏng này một mặt lệch ra khỏi chuẩn mực của giáodục gia đình, mặt khác đã phủ nhận giá trị của văn hoá gia đình.- Lệch chuẩn nhóm: Một nhóm thành viên có hành động trái với quy tắc mà đã được xã hội thừa nhận làlệch chuẩn nhóm. Chẳng hạn, nhóm trẻ em hư, bụi đời, băng đảng Mafia… hành động trái với những quytắc, giá trị văn hoá chung nhưng họ còn định ra và hành động theo một giá trị riêng (văn hoá nhóm) đượcmọi thành viên trong nhóm tán thành. Điều đáng lưu ý là các quy tắc này của nhóm không phù hợp vớicác tiêu chuẩn chung của xã hội.2) Thành phần và nguyên nhân của lệch chuẩn xã hộiThành phần cơ bản trong các lệch chuẩn xã hội bao gồm 4 yếu tố:Một là, giá trị xã hội: Đây là yếu tố của ý thức xã hội bao hàm và tích tụ các quan niệm, quan điểm chínhtrị, đạo đức, tôn giáo, văn hóa …của con người, định hướng nhận thức và hành động của con người nóđược coi là nguồn gốc của động cơ và việc hình thành cơ chế hành động. Đồng thời làm mẫu kiểm tra khihành động trong thực tế. Giá trị là cơ sở để chỉ ra cho con người hiểu cái gì là phù hợp và cái gì là khôngphù hợp với cá nhân với cộng đồng xã hội.Hai là, thiết chế xã hội: Các thiết chế xã hội được hình thành và tác động trong các lĩnh vực khác nhaucủa đời sống xã hội (như chính trị, kinh tế, tôn giáo….) Nó chính là tổng hợp của các môi trường quan hệxã hội đã được hợp thức hóa thành các chuẩn mực đã được ổn định và được đảm bảo bằng nhữngphương tiện nhân lực và vật chất nhằm thực hiện một chức năng xã hội nhất định. Tuy nhiên trong thựctế, sự rối loạn các thiết chế xã hội cũng là nguyên nhân gây ra những lệch chuẩn xã hội. Điều đó đượcthể hiện như sau:- Biến dạng các thiết chế gây ra sự căng thẳng xã hội và tạo ra xung đột vì thiết chế xã hội không thựchiện được chức năng xã hội của nó, ví dụ: chính sách quản lý đất đai.- Sự rối loạn hoặc sự suy yếu các chức năng kiểm tra của thiết chế kéo dài, ảnh hưởng xấu đến đạo đứcvà hệ thống định hướng xã hội, dẫn đến phát sinh những kẻ vi phạm chuẩn mực xã hội.Ba là, chuẩn mực xã hội: chuẩn mực xã hội quy định những mục tiêu cơ bản, những điều kiện và nhữnghình thức ứng xử trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội hoặc đối với nhóm xã hội. Dođó chuẩn mực xã hội giữ một vị trí rất quan trọng của lệch chuẩn xã hội. Chuẩn mực xã hội không cònphù hợp hoặc bị thay đổi sẽ dẫn đến những hành vi sai lệch.Bốn là, quan hệ xã hội: Quan hệ xã hội chính là quan hệ giữa người và người đã được hình thành và phùhợp với bản chất kinh tế - xã hội của một xã hội nhất định. Khi các quan hệ xã hội bị biến dạng có thể dẫnđến hành vi sai lệch của cá nhân.Nguyên nhân của lệch chuẩn xã hội bao gồm có nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.Nguyên nhân bên trong: bao gồm các yếu tố tâm lý cá nhân, các yếu tố tâm lý xã hội và các yếu tố sinhhọc. Nguyên nhân bên ngoài: Bao gồm các yếu tố và điều kiện kinh tế - xã hội, lối sống và quan hệ xã hộicủa con người.Việc nghiên cứu xã hội học về hiện tượng lệch chuẫn xã hội có ý nghĩa rất trọng đối với các cơ quanquản lý xã hội, các đoàn thể xã hội và một số ngành chức năng như: Y tế, giáo dục …Kết quả nghiên cứucác hành vi lệch chuẫn không chỉ là một cơ sở quan trọng để các nhà quản lý đưa ra các chính sách điềuchỉnh kịp thời mà còn có ý nghĩa đối với những nhà lập pháp, họ phải có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá lạicác thiết chế xã hội, các văn bản quy phạm pháp luật cái nào còn phù hợp, cái nào đã lỗi thời, cái nàogây tác dụng ngược … để sớm có biện pháp khắc phục, tránh tình trạng lệch lạc tràn lan, gây rối ren vànhiều hệ lụy không tốt cho xã hội.0-----------------------------------o‘/\’o----------------------------------Câu 7: Phân tầng xã hội? Đặc trưng của phân tầng xã hội? Liên hệ thực tiễn.Trả lờiPhân tầng xã hội là sự sắp xếp, phân chia các thành viên xã hội vào các tầng xã hội khác nhaudựa trên hệ thống các bất bình đẳng cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội, cũng như một số khác biệt vềtrình độ nghề nghiệp, học vấn, kiểu nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt..... Cũng có thể hiểu phântầng xã hội là sự sắp xếp các cá nhân trong cùng một hệ thống xã hội vào các tầng xã hội khác nhau trêncơ sở của sự phân chia những ngạch bậc và những tiêu chuẩn chung về giá trị.Để lý giải về sự phân tầng xã hội, các nhà xã hội học có nhiều cách tiếp cận khác nhau; ở đây ta đề cậpđến thuyết phân tầng của Max Weber và lý thuyết tổng quát của Các Mác.Max Weber cho rằng nguồn gốc sâu xa của sự phân tầng là do các cá nhân có “cơ may thịtrường” khác nhau, trong đó, cơ may thị trường của cá nhân được xác định bởi trình độ năng lực, sởtrường, học vấn,... và các may rủi có tính chất thị trường mà mỗi cá nhân có thể gặp và tận dụng trongcuộc đời. Lý thuyết của M. Weber giúp các nhà xã hội học nhận diện được hệ thống phân tầng xã hộitrong một xã hội thị trường sớm phát triển (Phương Tây) với những tầng nấc và nhân tố tác động hết sứcphức tạp của nó.Theo quan điểm của C. Mác, phân tầng xã hội trong xã hội có giai cấp suy cho cùng là do nhân tốkinh tế quyết định, mặc dù những nhân tố khác như chính trị, xã hội cũng có vai trò và cùng tác động. C.Mác cho rằng, để hiểu sự hình thành nên các tầng lớp xã hội cần phải gắn nó với quá trình hình thành vàphát triển của hệ thống sản xuất xã hội, trong đó, có sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sởhữu đối với tư liệu sản xuất. Cốt lõi của mọi sự phân tầng trong các xã hội có sự đa dạng về sở hữu tưliệu sản xuất là kết cấu giai cấp và tầng lớp.Trên cơ sở tổng hợp nghiên cứu, phân tích chọn lọc và tiếp thu một cách có phê phán toàn bộ nhữngquan niệm và các cách kiến giải khác nhau trong lịch sử xã hội học về phân tầng xã hội, các nhà khoahọc nước ta cho rằng, sở dĩ có hiện tượng phân tầng xã hội do hai nguyên nhân chủ yếu sau.Thứ nhất, do có sự tồn tại một cách tự nhiên, phổ biến của hiện tượng bất bình đẳng về năng lực, thểchất, trí tuệ, điều kiện cơ may giữa các thành viên trong các chế dộ xã hội loài người.Thứ hai, do sự phân công lao động xã hội bao gồm cả sự phân công về lao động nghề nghiệp và sự phâncông về những vị thế xã hội chiếm ưu thế. Mặt khác, sự khác nhau trong phân công lao động xã hội là sựphân công về mặt vị thế có ưu thế hoặc không có ưu thế trong xã hội. Trong xã hội, có lẽ rằng ai cũngmuốn có những vị thế cao, có nhiều ưu thế về quyền lực, lợi ích kinh tế và uy tín xã hội, nhưng vị trí nàykhông nhiều và cũng chỉ có một số ít người đạt được. Sự thật hiển nhiên này đã khách quan tạo ra sựphân tầng xã hội.Tất nhiên, ngoài những yếu tố khách quan nói trên, trong một mức độ nào đó vẫn có những yếu tố tácđộng vào quá trình hình thành phân tầng xã hội, chẳng hạn như cha ông ta đã từng nói: “Con vua thì lạilàm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa” trong chừng mực nào đó nó đã tạo ra sự phân tầng xã hội từ trongtư tưởng xã hội một cách ngẫu nhiên, điều đó có thể làm gay gắt thêm, hoặc làm biến dạng những trật tựtự nhiên trong phân tầng xã hội.Qua việc phân tích khái niệm và lý giải nguyên nhân phân tầng, ta thấy sự phân tầng xã hội có các đặctrưng sau:Thứ nhất: phân tầng xã hội là sự phân hoá các cá nhân thành những tầng lớp, thứ bậc khác nhau trongcơ cấu xã hội (phân chia thành lớp trên, dưới).Thứ hai: phân tầng xã hội luôn gắn với bất bình đẳng xã hội và phân công lao động.Thứ ba: phân tầng xã hội được lưu truyền qua thế hệ và có sự thay đổi nhất định.Ngoài ra, Nhà xã hội học Mỹ J.Macionis đã chỉ ra hệ thống phân tầng xã hội có một vài đặc tính chungsau đây:- Có tính phổ quát trên toàn cầu .- Tồn tại dai dẳng theo thời gian.- Tồn tại trong tất cả các tầng lớp dân cư, các giai cấp và tầng lớp.- Được duy trì bền vững trước hết do điều kiện vật chất xã hội, thể chế chính trị và niềm tin xã hội.Về mặt lý luận, việc nghiên cứu phân tầng xã hội có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển củaxã hội là vậy, nhưng trong thực tiễn hiện nay, để thực hiện các mục tiêu xã hội, đặc biệt là mục tiêu xóađói, giảm nghèo thì vẫn là một quá trình còn nhiều khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự chung taycủa các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Xác định được vấn đề này, Đảng ta đã đề ra nhiều giải phápcả về kinh tế, chính trị và văn hóa …để kìm hãm tốc độ phân hóa và thu hẹp khoảng cách phân hóa giàunghèo. Một số giải pháp cụ thể:* Về chính trị: Giữ vững ổn định chính trị để tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững, nhanh.* Về kinh tế: Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của Nhà Nước trước xu hướng phânhóa giàu - nghèo ở nước ta hiện nay.* Về văn hóa: Nâng cao trình độ dân trí của nhân dân. ở nước ta, phát triển giáo dục nâng cao dân trítrước hết phải xoá mù, tái mù, thực hiện phổ cập giáo dục, đưa lại cho người nghèo quyền "sở hữu trítuệ".Liên hệ thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận. Được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự nổ lực của cáccấp, các ngành và toàn dân Ninh Thuận. Qua 4 năm thực hiện Chương trình 135 (giai đoạn 2005 – 2009),tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn đã giảm từ 49,8% còn 40,6%; tỷ lệ hộ nghèo của địa phươnggiảm từ 21,3% năm 2005 xuống 12,12%. Tiếp tục theo đuổi mục tiêu trên, Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XIIđã xác định: Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Ninh Thuận phấn đấu mỗi năm giảm từ 1,5% tỷ lệ hộ nghèovà 2 năm đầu bình quân mỗi năm giảm 2% hộ nghèo, không còn hộ nghèo là đối tượng chính sách,người có công. Được biết theo chuẩn nghèo mới, toàn tỉnh hiện có 21.139 hộ nghèo (chiếm 15,33% tổngsố hộ dân), 14.463 hộ cận nghèo (chiếm 10,5%).Bên cạnh đó, tỉnh còn có chủ trương trợ giúp người nghèo trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, miễngiảm phí khám chữa bệnh bằng các hình thức như mua thẻ BHYT, cấp giấy chứng nhận khám chữa bệnhmiễn phí, khám chữa bệnh nhân đạo, từ thiện,…Bảo đảm cho con em tất cả các hộ nghèo, hộ đồng bàodân tộc thiểu số có các điều kiện cần thiết trong học tập. Giảm sự chênh lệch về môi trường học tập vàsinh hoạt trong nhà trường giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Tiếp tục đẩy mạnhphong trào “Ngày vì người nghèo”, thu hút sự ủng hộ của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị-xãhội, các tầng lớp dân cư, để tạo thêm nguồn lực thực hiện xong mục tiêu xóa nhà ở tạm bợ cho hộnghèo. Triển khai các dự án khuyến nông-lâm-ngư-công, hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề, phù hợpvới các đối tượng và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nơi người nghèo cư trú; làmcho người nghèo dễ tiếp thu và áp dụng.Tóm lại, nước ta đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa là bước đi đúng đắn. Tuy trong quá trình đó có xuất hiện sự phân tầng xã hội, sự phân hóagiàu - nghèo làm lực cản cho quá trình phát triển của xã hội. Nhưng nếu dựa trên nghiên cứu phân tầngxã hội một cách chính xác, ta có thể tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục một cách kịp thời sao chochỉ số phân hoá giàu nghèo vẫn đạt mức “chuẩn”, mức cân bằng thì nó vẫn có tác dụng tích cực, gópphần phát triển kinh tế, xã hội nước nhà.* Tham khảo thêm hình thái phân tầng xã hội hợp thức và không hợp thức:Phân tầng xã hội hợp thức là một cấu trúc tầng bậc cao, thấp (trên, dưới) chủ yếu dựa vào sự khác biệtkhách quan, tự nhiên giữa các thành viên trong xã hội về mặt năng lực (thể chất, trí tuệ), sự khác biệt vềcái tài, cái đức và sự cống hiến, đóng góp thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội. Người nào có tài càngcao, đức càng rộng và sự cống hiến cho xã hội càng nhiều thì người đó càng xứng đáng đứng vào vị trícao trong xã hội, xứng đáng được giao phó cho những quyền lực lớn, quan trọng để lãnh đạo, quản lý xãhội. Và đương nhiên họ cũng xứng đáng được xã hội coi trọng, suy tôn và được hưởng những lợi ích vậtchất cao. Người nào tài đức trung bình và cống hiến cho xã hội ở mức trung bình thì cũng sẽ có những vịtrí trung bình với sự đánh giá tương ứng với mức độ những đóng góp trung bình của họ. Những người tàitrí thấp, “tài hèn sức mọn”, đóng góp cho xã hội ít thì đương nhiên sẽ đứng ở vị trí thấp, và họ được đánhgiá, nhìn nhận một cách tương ứng với những gì mà họ có và làm cho xã hội. Thực chất sự phân tầng xãhội hợp thức vận hành theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, đó là nguyên tắc quantrọng nhất để nhận biết và phân biệt giữa công bằng xã hội và bất công bằng xã hội.Với một nội hàm khái niệm như vậy chúng ta có thể hiểu phân tầng xã hội hợp thức chính là trậttự xã hội lý tưởng của sự công bằng xã hội. Đương nhiên, trong trường hợp này, phân tầng xã hội hợpthức là tích cực, là cần thiết, là cái chúng ta ước muốn. Với một xã hội có sự phân tầng xã hội hợp thứcnhư vậy đương nhiên là chúng ta sẽ thừa nhận, ủng hộ và tìm cách bảo vệ. Hơn thế nữa chúng ta cũngcần thiết phải tuyên truyền rộng rãi để đông đảo mọi người cùng thừa nhận, ủng hộ và cùng góp sức duytrì, củng cố, phát triển và bảo vệ một trật tự xã hội hợp thức. Đương nhiên với một xã hội như vây, thì nócần được thiết chế hoá trong cuộc sống. Đối lập với phân tầng xã hội hợp thức là phân tầng xã hội khônghợp thức.Phân tầng xã hội không hợp thức có nghĩa là phân tầng không dựa trên sự khác biệt tự nhiêngiữa các cá nhân, cũng không chủ yếu được tạo ra do sự khác nhau về tài đức và sự đóng góp cống hiếnmột cách thực tế của mỗi người cho xã hội. Phân tầng xã hội không hợp thức là phân tầng dựa vàonhững hành vi trái pháp luật, tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp để trở nên giàu có, luồnlọt, xu nịnh, để có vị trí cao trong xã hội hoặc lười biếng, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, hèn kém (như đãphân tích ở trên).Trong xã hội phân tầng không hợp thức thì kẻ bất tài vô dụng vẫn có thể chiếm vị trí cao, họ vẫncó thể chiếm đoạt nhiều của cải, làm giàu bất chính và những người tài đức lại không được như vậy. Đâychính là sự bất công xã hội.Với xã hội phân tầng không hợp thức như vậy đương nhiên là không ai mong muốn trừ nhữngngười nào đang được hưởng lợi từ sự phân tầng không hợp thức đó. Cần thiết phải có sự phê phán mộtcách gay gắt trước công luận và hơn thế nữa chúng ta đòi hỏi tầng lớp xã hội “ăn trên ngồi trốc” một cáchbất hợp thức phải bị trừng phạt trước pháp luật. Kiên trì giáo dục những kẻ lười biếng, ỷ lại, thậm chícưỡng bức họ phải lao động, phải cải tạo một cách nghiêm khắc. Đương nhiên, đối với những ngườinghèo khổ, yếu thế, bị rủi ro, tai nạn thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm lao động chúng ta cần thiết phải cưumang, đùm bọc, giúp đỡ cần tạo ra cho họ những điều kiện sinh kế cần thiết để họ có thể tự vươn lênthoát nghèo. Đối với những trường hợp đặc biệt, ví dụ, những gia đình thương binh liệt sỹ, người có côngvới cách mạng, những người rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì Đảng và Nhà nước, cộng đồng cầnđền ơn đáp nghĩa theo đúng truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.0-----------------------------------o‘/\’o-----------------------------------Câu 8: Xã hội hóa cá nhân là gì? Phân tích các môi trường xã hội hóa cá nhân cơ bản, lấy ví dụ minh họacho từng loại môi trường đó.Trả lờiXã hội hóa cá nhân là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, qua đó cá nhân lĩnh hội những tri thức,những kinh nghiệm lịch sử - xã hội và những kỹ năng sống cần thiết để trở thành thành viên của một xãhội cụ thể. Tùy theo cách tiếp cận (xã hội học, tâm lý học,...), về mặt ngôn từ, có nhiều quan niệm khácnhau về xã hội hóa, nhưng tất cả đều thống nhất về bản chất của xã hội hóa, chí ít ở 2 điểm sau đây:Thứ nhất, Xã hội hóa là một quá trình xuyên suốt đời người và cần thiết cho mỗi con người.Thứ hai: Xã hội hóa là sự thống nhất hữu cơ giữa 2 quá trình: khách thể hóa và quá trình chủ thể hóa.- Quá trình khách thể hóa: Là quá trình xã hội truyền cho cá nhân các kiến thức, kinh nghiệm, các khuônmẫu, chuẩn mực hành vi, các giá trị và kỹ năng sống, v.v... và mong đợi cá nhân hành động phù hợp vớivai trò, vị trí xã hội của mình.- Quá trình chủ thể hóa: Là quá trình cá nhân chủ động học hỏi tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, các kỹnăng, các chuẩn mực, khuôn mẫu hành vi, các giá trị, v.v... cải biến chúng thành của mình, thể hiện mìnhnhư một chủ thể độc lập và sáng tạo.Hai quá trình khách thể và chủ thể hóa luôn diễn ra song trùng, quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể nói,chính sự tương quan hiệu quả của 2 quá trình khách thể và quá trình chủ thể hóa tạo ra sự đồng nhất vàriêng biệt, tính phổ biến và độc đáo của từng cá nhân trong xã hội. Ông cha ta có câu: “Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng”, nhưng lại có câu: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”,...Về nội dung, quá trình xã hội hóa bao gồm 4 nội dung:Thứ nhất: Qúa trình xã hội hóa giúp con người hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ (nói,đọc, viết, diễn đạt ý tưởng) trong giao tiếp và hành động.Thứ hai: Quá trình xã hội hóa giúp hình thành những kỹ năng lao động cần thiết cho cá nhân. Đây là mộtnội dung cơ bản của quá trình xã hội hóa, vì nếu thiếu các kỹ năng này, cá nhân sẽ gặp nhiều khó khăntrong việc mưu sinh cũng như hạn chế trong đóng góp cho xã hội.Thứ ba: Quá trình xã hội hóa giúp cá nhân nắm các khuôn mẫu hành vi, các chuẩn mực và hệ giá trị xãhội để hòa nhập tốt hơn với xã hội mà cá nhân đang sống. Tất cả những khuôn mẫu hành vi, chuẩn mựcvà giá trị mà con người phải lĩnh hội thuộc vào ba loại hệ ứng xử: Ứng xử với người, Ứng xử với môitrường tự nhiên và Ưng xử với bản thân.Thứ tư: Phát triển nhân cách (bản ngã) của cá nhân như một chủ thể xã hội độc lập. Đây là nội dung vàcũng đồng thời là mục tiêu cao nhất của quá trình xã hội hóa cá nhân. Quá trình xã hội hóa được coi làthành công khi cá nhân khẳng định được bản ngã của mình (được xã hội chấp nhận) thông qua hoạtđộng thực tiễn và các quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia.Dựa vào các tiêu chí khác nhau, xã hội hóa có thể diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau. Căn cứ vào tính tổ chức của quá trình xã hội hóa có:- Xã hội hóa chính thức: là xã hội hóa diễn ra một cách có chủ định thông qua các thiết chế xã hội chínhthức như gia đình, nhà trường, tổ chức tôn giáo, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội... Xã hội hóachính thức là một kênh chính yếu với tính mục đích rõ ràng, với nội dung và phương pháp đa dạng, vớiquy trình tổ chức chặt chẽ nên hiệu quả thường khá cao.- Xã hội hóa không chính thức: Là quá trình xã hội hóa diễn ra một cách tự phát không chủ định thôngqua các quan hệ và tương tác xã hội không chính thức.Xã hội hóa chính thức và không chính thức thường thường không có ranh giới cụ thể, thâm nhập vàonhau, hoặc diễn ra song trùng, thậm chí, có thể mâu thuẫn, đối nghịch nhau. Vì vậy, để quá trình xã hộihóa có hiệu quả nên chú ý đến cả 2 loại hình xã hội hóa này. Căn cứ vào mức độ tự giác của cá nhân trong quá trình xã hội hóa: Xã hội hóa bắt buộc,. Xã hội hóatự giác, Xã hội hóa tự phát.Ba hình thức xã hội hóa này không có ranh giới cứng và tĩnh mà thường hòa lẫn, xâm nhập vào nhau,tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau.* Các môi trường xã hội hóa cơ bản1. Môi trường gia đình: Gia đình là một thiết chế xã hội mang tính truyền thống, được thiết lập trên cơ sởquan hệ hôn nhân và huyết thống, để thực hiện những chức năng xã hội nhất định như tái sản xuất sứclao động, xã hội hóa cá nhân,v.v...Các đặc trưng của quá trình xã hội hóa trong môi trường gia đình:- Tính đa dạng và nhiều chiều của xã hội hóa trong môi trường gia đình:- Giáo dục gia đình vừa mang tính thống nhất, vừa mang tính cá biệt:- Xã hội hóa gia đình có tính linh hoạt cao:- Xã hội hóa ở gia đình diễn ra trên nền tảng tình cảm gia đình bền chặt nên có hiệu quả cao.Vấn đề xã hội hóa trong gia đình ở nước ta hiện nay: Cùng với sự phát triển nhanh của đất nước, giađình Việt Nam cũng đang có những biến đổi mạnh mẽ trên nhiều phương diện. Sự biến đổi này đang ảnhhưởng khá mạnh đến chức năng xã hội hóa của gia đình.Thứ nhất: Gia đình Việt Nam đang ở trong quá trình hạt nhân hóa rất nhanh:Thứ hai: Thời gian ngoài gia đình của cha mẹ nhiều hơn nên thời gian dành cho chăm sóc và giáo dụccon cái ít hơn. Quá trình xã hội hóa của con cái phụ thuộc nhiều hơn vào các môi trường xã hội ngoài giađình.Thứ ba: Một số quan hệ rường cột trong gia đình, đặc biệt là quan hệ hôn nhân, trở nên kém bền vữnghơn đã tác động xấu đến quá trình giáo dục con trẻ.Thứ tư: Các hệ giá trị và lối sống ngoại lai, không phù hợp với thầm phong, mỹ tục và truyền thống giađình từ các kênh khác nhau (như các phương tiện truyền thông, các sản phẩm văn hóa, v.v ...) truyền vàogia đình gây những tác hại xấu và giảm hiệu quả xã hội hóa trong gia đình.Gia đình là môi trường xã hội hóa quan trọng không thể thay thế đối với mỗi người, là nơi chuẩn bị hànhtrang cho mỗi con người bước vào cuộc đời, là chỗ dựa tình cảm của mỗi cá nhân suốt cuộc đời. Giađình có nhiều thế mạnh mà các môi trường xã hội hóa khác không có, vì vậy, bảo vệ và phát triển giađình là một giải pháp quan trọng để phát triển toàn diện bản chất con người Việt Nam hiện nay.2. Môi trường nhà trường: Vai trò của hệ thống nhà trường trong quá trình xã hội hóa cá nhân: Ngày nay,nhà trường là môi trường xã hội chính yếu, trang bị cho cá nhân một cách hệ thống những tri thức vănhóa phổ thông và những năng lực nghề nghiệp cần thiết cùng những kinh nghiệm lịch sử - xã hội vànhững chuẩn mực, giá trị mà xã hội mong đợi. Từ đó, hệ thống nhà trường giúp phổ biến và củng cố hệthống các giá trị văn hóa chung của cả cộng đồng xã hội. Vì vậy, ngày nay, giáo dục nhà trường chiếmmột thời gian khá dài trong cuộc đời của mỗi cá nhân.* Các đặc điểm của quá trình xã hội hóa trong nhà trường:+ Tính cơ bản và có hệ thống:+ Tính tiêu chuẩn hóa và tính thống nhất.* Tình trạng xã hội hóa trong nhà trường ở Việt Nam hiện nay: Trong nhiều thập kỷ qua, hệ thống giáodục Việt Nam đã đóng góp nhiều công sức to lớn vào sự phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Tuynhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan, hệ thống giáo dục nước ta hiện nay đang có nhiều hạn chếvề cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp, và đặc biệt là chất lượng giáo dục nhà trường. Nền giáo dụcvà đào tạo Việt Nam đang đối đầu với những vấn đề nổi cộm sau đây:- Hệ thống giáo dục của ta đang ở trong tình trạng quá tải.- Nhiều nội dung giảng dạy trong nhà trường chưa được cập nhật, chưa giải quyết được một cách đúngđắn quan hệ giữa độ sâu và bề rộng của kiến thức truyền đạt, giữa hiện đại và truyền thống.- Các phương pháp giáo dục hiện đại chậm được áp dụng.- Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập.- Xu hướng thương mại hóa trong giáo dục- Đào tạo đang gia tăng và chưa có phương pháp kiểm soát hữu hiệu.- Vấn đề giáo dục đạo đức còn nhiều bất cập, tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng nhưngchưa giải pháp ngăn chặn;- Một bộ phận giáo viên tha hóa, làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng ngành giáo dục.3. Môi trường xã hội:Môi trường xã hội nói tới ở đây rất rộng lớn, bao gồm nhiều nhóm, tổ chức xã hội chính thức và khôngchính thức như các nhóm thành viên, các cộng đồng nghề nghiệp, cư trú, các tổ chức chính trị - xã hội,tôn giáo tín ngưỡng,... đến các tổ chức công quyền của nhà nước và các phơơng tiện truyền thông đạichúng, v.v... Tuy nhiên, xã hội hóa cá nhân trong môi trường xã hội chủ yếu bị tác động mạnh và thườngxuyên của hai cộng đồng xã hội cơ bản là nhóm thành viên (ngang hàng) và các phương tiện truyềnthông đại chúng.* Nhóm thành viên (nhóm ngang hàng):Nhóm thành viên (hay còn gọi là nhóm ngang hàng) là nhóm mà trong đó, các thành viên của nhóm đếnvới nhau một cách tự nguyện và quan hệ với nhau một cách bình đẳng tương đối. Chẳng hạn như: nhómbạn bè, đồng môn, nhóm sở thích, v.v... Các nhóm này được thành lập theo những yêu cầu của các thànhviên, chủ yếu là để giải trí, tập thể thao, rèn luyện sức khỏe, thưởng thức nghệ thuật, v.v... Nhưng cácnhóm này có vai trò khá quan trọng trong quá trình xã hội hóa giúp cá nhân học hỏi kinh nghiệm, hìnhthành nhiều năng lực khác nhau, mở rộng các quan hệ xã hội, tạo điều kiện để cá nhân phát triển nhâncách của mình.* Những đặc trưng của quá trình xã hội hóa ở nhóm thành viên:- Cung cấp những tri thức, kinh nghiệm và các chuẩn giá trị xã hội cho cá nhân theo con đường khôngchính thức.- Xã hội hóa lẫn nhau thông qua giao tiếp cá nhân và các loại hình sinh hoạt nhóm.- Xã hội hóa trong nhóm thành viên có tính đồng cảm cao.* Phương tiện truyền thông đại chúng:Trong thời đại ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng như sách, báo, tạp chí, điện ảnh, truyềnthanh, truyền hình, internet,... đang ngày càng có vai trò to lớn trong quá trình xã hội hóa cá nhân vàđược coi là một con đường quan trọng trong quá trình xã hội hóa cá nhân.* Các đặc trưng của phương tiện thông tin đại chúng:- Xã hội hóa qua các phương tiện truyền thông đại chúng có tính toàn diện. Vì thông tin trên các phươngtiện truyền thông đại chúng rất đa dạng, phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các kiến thức nàyvừa có thể nâng cao hiểu biết, tăng cường các kỹ năng sống, vừa định hướng và củng cố hệ thống cácgiá trị, chuẩn mực hành vi, đạo đức, lý tưởng, niềm tin của cá nhân,... thông qua việc lựa chọn truyền cácthông tin đến công chúng.- Xã hội hóa thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng mang tính đồng nhất, phổ quát rất cao. Vìcùng một thông tin có thể truyền đến cho rất nhiều người cùng lúc. Đây là thế mạnh của truyến thông đạichúng.- Xã hội hóa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng mang tính thời sự: Phần lớn những thông tinchứa các nguyên tắc, giá trị, khuôn mẫu hành vi phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúngthường cập nhật.- Vấn đề xã hội hóa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta hiện nay: Các phương tiệntruyền thông đại chúng phát triển không ngừng cả về quy mô, số lượng và chất lượng đáp ứng ngày càngtốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của công chúng. Tuy nhiên, sự phát triển của cácphương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua cũng bộc lộ những khiếm khuyết, bất cập, tác độngtiêu cực tới quá trình xã hội hóa cá nhân.Thứ nhất, Sự phát triển về số lượng chưa tương quan với sự nâng cao chất lượng TTĐC. Trong nhiềutrường hợp, nội dung thông tin chưa được lựa chọn chu đáo nên còn có những thông tin rác, thông tinbẩn lọt vào tác động tiêu cực lên quá trình xã hội hóa cá nhân cũng như đối với sự phát triển bền vữngcủa dân tộc, đất nước.Nhìn chung, nội dung và hình thức nhiều loại hình thông tin còn nghèo nàn, đơnđiệu, nhàm chán đối với một bộ phận công chúng, đặc biệt là công chúng có trình độ cao.Thứ hai, ở nhiều vùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, sự phát triển củahệ thống thông tin đại chúng còn chậm và yếu, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của nhân dân.Để phát huy cao nhất hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc xã hội hóa cánhân, xây dựng và phát triển con người Việt Nam tiên tiến mang đậm những bản sắc dân tộc, trước hết,cần tăng cường quản lý tốt các phương tiện truyền thông đại chúng hiện có. Thứ hai, làm phong phú vàcải tiến nội dung cũng như hình thức thông tin truyên truyền, trên cơ sở đa dạng hóa và đầu tư phát triểnchiều sâu cho các phương tiện thông tin đại chúng.* Kết luận: Gia đình, nhà trường, xã hội là những môi trường xã hội hóa cơ bản, có những vai trò, đặctrưng và thế mạnh riêng. Trong quá trình xã hội hóa cá nhân, không một môi trường nào có thể thay thếhoàn toàn môi trường khác, mà chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ,hiệu quả giữa các môi trường gia đình, nhà trường và xã hội để đảm bảo hiệu quả cao nhất cho quá trìnhxã hội hóa cá nhân.* Liên hệ thực tiễn:Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, thực trạng 3 môi trường xã hội hóa cá nhân ở Ninh Thuậnhiện nay đang có những vấn đề đáng quan ngại. Đó là 1 bộ phận thanh thiếu niên, nhất là học sinh thiếuý thức tu dưỡng đạo đức, muốn sống tự do không thích sự quản lý của gia đình, nhà trường, quậy phánơi công cộng, đi xe máy lạng lách, đánh võng, đua xe, nghiện game online … Song vấn đề được xem làvấn nạn của xã hội là sự xuống cấp trong văn hoá ứng xử học đường: tình trạng thiếu “tôn sư trọng đạo”;vi phạm nội quy nhà trường; gây gỗ đánh nhau trong và ngoài nhà trường; sử dụng điện thoại di độngtrong giờ học…là những hành vi khiến không ít cấp lãnh đạo, Thầy cô và các bậc phụ huynh lo lắng, trăntrở để tìm cách khắc phục. Thời gian qua, một số trường như Trường THPT nguyễn Trãi, THPT Chu VănAn… đã phối hợp với Đài Truyền hình và một số đơn vị có những chương trình mang tính giáo dục sâusắc nhằm góp phần giáo dục, điều chỉnh ứng xử học đường như Chương trình “ Thắp sáng ước mơ”; Hộithi “ Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức HCM”; Thi tìm hiểu luật giao thông; “Lễ Tri ân Thầy cô vàphụ huynh”… Thiết nghĩ những chương trình bổ ích và đầy tính nhân văn này cần được duy trì và nhânrộng trên địa bàn toàn tỉnh.Bản thân tôi là một………thiết nghĩ, nhà trường là nơi kết tinh và đào tạo những chuẩn văn hoá cho xãhội. Nhưng không thể đổ hết trách nhiệm cho nhà trường vì sự xuống cấp của nhân cách, văn hoá ứngxử của học sinh hiện nay, bởi vì học sinh cũng trưởng thành trong quy luật tổng hoà các mối quan hệ xãhội. Gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội cùng phải có trách nhiệm, chung tay xây dựng, hun đúcnhững giá trị văn hoá cho học sinh, những thế hệ tương lại của đất nước. Nếu không làm tốt, thế hệtương lai đất nước bị hỏng, kéo theo cả một sự tồn vong dân tộc của chúng ta./.0-----------------------------------o‘/_\’o----------------------------------IICâu 9: Bằng kiến thức đã học, Anh (Chị) hãy thiết lập một đề tài nghiên cứu xã hội học, sử dụng phươngpháp nghiên cứu định lượng với các yêu cầu sau đây:- Tên đề tài nghiên cứu?- Mục đích, mục tiêu nghiên cứu?- Các khái niệm có liên quan?- Thao tác hóa các khái niệm?- Xây dựng khung lý thuyết cho đề tài?- Nêu một số giả thuyết nghiên cứu chính?- Xây dựng bảng hỏi dành cho đề tài nghiên cứu?+ Xây dựng một số câu hỏi khảo sát mẫu theo các dạng câu hỏi đã được học. (mỗi dạng câu hỏi đặt 01câu hỏi minh họa)+ Trình bày theo cấu trúc của một bảng hỏi.Bài làm1- Tên đề tài nghiên cứu: Ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân Ninh Thuận.2- Mục đích nghiên cứu: Là một tỉnh có chiều dài bờ biển hơn 150 km, trong những năm qua, bằng sự nỗlực rất lớn của lãnh đạo các cấp Đảng, chính quyền đã từng bước đưa một tỉnh thuần nông – ngư nhưNinh Thuận trở thành một điểm đến trên bản đồ du lịch trong nước và trên thế giới. Song do ý thức vứtrác tự do lâu ngày đã ăn sâu vào tiềm thức, hàng ngày vẫn còn nhiều người dân xả rác trên bờ biển, gâymất mỹ quan và ảnh hưởng đến chất lượng du lịch biển.Đề tài thực hiện nhằm mục đích khảo sát hai vấn đề:Một là, tìm hiểu nguyên nhân người dân chưa chấp hành tốt quy định không xả rác trên bờ biển của chínhquyền địa phương;Hai là, các phương thức truyền thông, triển khai quy định bảo vệ môi trường và sự vận động, nhắc nhỡcủa chính quyền địa phương có thường xuyên, có đến được với người dân hay không. Trên cơ sở đó xâydựng phương án chấn chỉnh và vận động người dân nâng cao ý thức trách nhiệm, cùng tham gia bảo vệmôi trường để thu hút du khách trong và ngoài nước.3- Các khái niệm có liên quan:3.1- Khái niệm ý thức:+ Triết học: ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.+ Ý thức xã hội được hiểu là nhận thức của một công dân điển hình về sự cần thiết của việc cư xử đúngmực trong quan hệ xã hội. Sự đúng mực trong cư xử được đánh giá dựa vào một hệ thống chuẩn mựckhách quan, được xã hội thiết lập để chi phối thái độ sống của các thành viên, nhằm bảo đảm cho cácquan hệ xã hội diễn ra trong vòng trật tự.3.2- Ý thức tham gia bảo vệ môi trường: Nó là một bộ phận của ý thức xã hội. Đó là, nhận thức của mộtcông dân điển hình về sự cần thiết của việc tham gia bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nóiriêng. Sự đúng mực đối với môi trường được đánh giá dựa vào một hệ thống chuẩn mực khách quan(Luật Bảo vệ môi trường 2005), được xã hội thiết lập để chi phối những hành vi tác động đến môi trườngcủa con người, nhằm bảo đảm giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp cho hôm nay và cho cả ngày mai.3.3- Khái niệm môi trường và các khái niệm liên quan: Căn cứ Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì:- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đếnđời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạnchế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồivà cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạngsinh học.- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môitrường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.- ….4- Mục tiêu tổng quát: Đánh giá được ý thức của người dân trong tham gia bảo vệ môi trường nói chungvà môi trường biển tại khu du lịch Ninh Chữ nói riêng.5- Mục tiêu cụ thể:- Mô tả được thực trạng ý thức tham gia bảo vệ môi trường của người dân địa phương, của những ngườibán hàng quán và của du khách;- Mô tả được thực trạng phương thức tuyên truyền, vận động và các biện pháp chế tài của chính quyềnđịa phương trong việc bảo vệ môi trường biển.- Tìm ra những yếu tố tác động đến ý thức tham gia bảo vệ môi trường;- Thông qua đề tài xây dựng phương án điều chỉnh biện pháp quản lý của chính quyền địa phương vànâng cao ý thức của người dân, của du khách trong việc tham gia bảo vệ môi trường du lịch biển.6- Thao tác hóa khái niệm:Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã nêu rõ: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền vàtrách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”.Nhằm mục đích điều chỉnh hành vi của người dân đang sinh sống, kinh doanh và du khách đang nghỉdưỡng ở Khu du lịch Ninh Chữ. Chúng tôi, nhóm nghiên cứu tiến hành thăm dò về tình hình tham gia bảovệ môi trường biển gồm các nội dung như sau:- Thời gian lúc:........./....../...../2013- Thông tin người được lấy ý kiến:+ Họ và tên:..................................................Năm sinh:................. (tuổi)+ Giới tính:Nam ( );Nữ ( ).+ Dân tộc:Kinh ( );Chăm ( );Ê đê ( );Raglai ( )Khác ( ).+ Trình độ học vấn: ĐH – CĐ ( ); Trung cấp ( ); THPT ( ); THCS ( ); Mù chữ ( )+ Nơi cư trú: Nông thôn ( ); Thành phố thuộc tỉnh ( ); Thành phố trực thuộc TW ( )+ Đối tượng: Dân địa phương ( ); Người bán hàng trong khu du lịch ( ) Du khách ( )1.2.3.4.1.2.3.1.2.3.4.Câu 1: Anh (Chị) có thường xuyên đến khu du lịch Ninh chữ?Rất thường xuyên đến (tuần nào cũng có mặt)Thỉnh thoảng mới đến (vài tháng một lần)Rất ít khi đến (vài năm một lần)Đây là lần đến đầu tiên.Câu 2 : Nhận xét của Anh (chị) về vệ sinh môi trường trong khu du lịch Ninh Chữ?1. Rất sạch sẽ2. Tương đối sạch sẽ3. Hơi dơ bẩn4. Rất bẩn thỉuCâu 3: Anh (chị) có khi nào vứt rác trên bờ biển Ninh Chữ không?Không bao giờ vứtVứt một vài lần gì đóVứt thường xuyênCâu 4: Nếu có vứt rác, thì nguyên nhân Anh (Chị) vứt là:Do không có thùng rác công cộngDo không thấy bảng cấmDo thấy mọi vứt nên vứt theoDo thói quen của bản thânCâu 5: Nếu thấy một người vứt rác trên bờ biển thì Anh (Chị) có cảm giác?1. Không quan tâm2. Thấy bình thường3. Thấy hơi khó chịu4. Rất bực với hành vi đóCâu 6: Anh (chị) có nghe/ thấy BQL khu du lịch nhắc nhỡ về giữ gìn vệ sinh trong khu du lịch Ninh Chữ1. Không nghe/ thấy gì hết2. Có nghe/ thấy nhưng không quan tâm3. Có nghe/ thấy và quan tâm thực hiệnCâu 7: Suy nghĩ của Anh (chị) đối với việc bảo vệ môi trường nói chung1. Không quan tâm2. Có hoặc không cũng được3. Đó là điều nên làm4. Rất cần thiết phải thực hiệnKết thúc lúc:........./....../...../2013