Nguyên tắc xét xử của Toà án là gì

Người cần Giám sát (PINS)


Trẻ vị thành niên đã phát hiện ra đã phạm tội trạng thái hơn là phạm tội mà có thể cung cấp cơ sở cho một phát hiện về tội phạm. Các vi phạm về tình trạng điển hình thường là trốn học, vi phạm lệnh giới nghiêm hoặc chạy trốn khỏi nhà. Đây không phải là tội phạm, nhưng chúng có thể đủ để đưa một đứa trẻ dưới sự giám sát. Ở các tiểu bang khác nhau, người phạm tội có thể gọi là trẻ em cần giám sát hoặc trẻ vị thành niên cần giám sát.

Mục lục bài viết

  • 1. Các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự
  • 2. Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự
  • 3. Tòa án xét xử tập thể theo quy định của pháp luật
  • 4. Nguyên tắc "Tòa án xét xử tập thể"
  • 5. Hội đồng xét xử vụ án hình sự

1. Các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự

Nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là những tư tưởng chỉ đạo đối với toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự hoặc đối với một số giai đoạn nhất định của tố tụng hình sự, được thể hiện trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật.

Xuất phát từ khái niệm nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự cho thấy, nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là tư tưởng chỉ đạo, định hướng cơ bản, “sợi chỉ đỏ” và là tiền đề quan trọng nhất quy định cách thức tổ chức và thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, có vai trò chi phối hoặc là toàn bộ các hoạt động trong quá trình giải quyết vụ án hình sự hoặc một số giai đoạn trong quá trình đó.

Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự có mối quan hệ mật thiết với mô hình tố tụng hình sự.

Thứ ba, nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự được thể hiện thông qua các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự.

Thứ tư, các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự có tính ổn định cao do phản ánh những nguyên lý cơ bản nhất của các quy luật cơ bản trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

2. Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự

- Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự góp phần bảo đảm cho quá trình tiến hành tố tụng thực hiện một cách thống nhất;

- Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là cơ sở quan trọng cho việc bảo đàm quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong tố tụng hình sự;

- Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự góp phần động viên, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức và mọi người tham gia vào việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, tăng cường dân chủ trong tố tụng hình sự;

- Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự còn góp phần định hướng xây dựng pháp luật tố tụng hình sự.

3. Tòa án xét xử tập thể theo quy định của pháp luật

Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định về nguyên tắc hoạt động của Tòa án như sau:

Điều 103.

1. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

3. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.

4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.

7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.

Cụ thể hóa Hiến pháp 2013, tại Điều 10 Luật tổ chức Tòa án nhân dân có quy định:

Điều 10. Tòa án nhân dân xét xử tập thể

Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Thành phần Hội đồng xét xử ở mỗi cấp xét xử do luật tố tụng quy định.

4. Nguyên tắc "Tòa án xét xử tập thể"

Điều 24 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

Điều 24. Tòa án xét xử tập thể

Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.

Để đảm bảo cho việc xử lí vụ án được thận trọng, khách quan, chống độc đoán Điều 24 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm. Đối với những vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm. Trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn thì chỉ do một thẩm phán xét xử.

Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán. Trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn thì chỉ do một thẩm phán tiến hành.

Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm gồm 3 hoặc 5 thẩm phán, trong trường hợp bản án hoặc quyết định bị kháng nghị có tính chất phức tạp hoặc hội đồng 3 hoặc 5 thẩm phán không thống nhất được khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì phải được xét lại bằng hội đồng toàn thể Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao hoặc Hội đồng toàn thể thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn, các quyết định của toà án đều phải được sự thống nhất của tập thể, không quyết định theo ý kiến riêng của cá nhân, mọi vấn đề phát sinh trong quá trình xét xử đều phải được thảo luận tập thể, thẩm phán không được tự mình quyết định.

Khi xét xử, tòa án quyết định theo đa số. Các thành viên của hội đồng xét xử phải giải quyết mọi vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề, thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được để vào hồ sơ.

Trên cơ sở kế thừa nội dung của Điều 17 BLTTHS năm 2003, Điều Luật này đã được bổ sung quy định loại trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn vì phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn sẽ do 1 thẩm phán tiến hành.

5. Hội đồng xét xử vụ án hình sự

Hội đồng xét xử làHội đồng gồm cácThẩm phánvà cácHội thẩm nhân dândoTòa áncó thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra bản án hoặc quyết định đối với các vụ án.

Pháp luật quy định về thành phần của Hội đồng xét xử theo từng cấp xét xử và loại vụ án.

Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân không tiếp tục tham gia xét xử được thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án, nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự khuyết thay thế. Trong trường hợp không có người thay thế ngay thì Hội đồng xét xử quyết địnhhoãn phiên tòa.

Hội đồng xét xử làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số.

- Hội đồng xét xử sơ thẩm:HĐXX sơ thẩm gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Đối với vụ án có bị cáo mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì HĐXX sơ thẩm gồm 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm.

- Hội đồng xét xử phúc thẩm: HĐXX phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán.

- Hội đồng giám đốc thẩm

+ Đối với những vụ án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị thì Uỷ ban Thẩm phán TANDCC xét xử giám đốc thẩm bằng HĐXX gồm 3 thẩm phán. Khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh hoặc cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo lãnh thổ bị kháng nghị nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Uỷ ban Thẩm phán TANDCC xét xử bằng HĐXX gồm 3 thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông quan quyết định về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng toàn thể Uỷ ban Thẩm phán TANDCC xét xử. Thành phần phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án TANDCC làm chủ tọa phiên tòa. Như vậy, tùy theo số lượng thành viên phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, cũng phải ít nhất 7 thành viên (nếu Uỷ ban Thẩm phán TANDCC chỉ có 11 thành viên) hoặc ít nhất 9 thành viên (nếu Uỷ ban Thẩm phán TANDCC có đủ 13 thành viên) mới được coi là hợp lệ.

+ Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TANDCC, TAQS trung ương bị kháng nghị thì HĐTPTANDTC giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán. Hội đồng toàn thể Thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TANDCC, TAQS trung ương bị kháng nghị nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án. Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Thẩm phán TANDTC thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên ( ít nhất 9 người nếu HĐTPTANDTC có 13 người hoặc 13 người nếu HĐTPTANDTC có 17 người) tham gia do Chánh án TANDTC làm chủ tọa phiên tòa.

- Hội đồng tái thẩm:

Theo quy định tại Điều 403 BLTTHS năm 2015 thì các thủ tục khác về tái thẩm được thực hiện theo các quy định về thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Bộ Luật này. Vì vậy Hội đồng tái thẩm thành phần được quy định như thành phần Hội đồng giám đốc thẩm.

Điều luật này quy định thành phần của HĐXX luôn luôn là số lẻ (3 người, 5 người, 9 người, 13 người hay 17 người) để tránh trường hợp tỷ lệ biểu quyết ngang bằng nhau, quy định số lẻ để một bên luôn có số phiếu biểu quyết cao hơn bên kia nhằm giúp cho vụ án được giải quyết, tránh tình trạng kéo dài vì không thống nhất. Trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn, các quyết định của toà án đều phải được sự thống nhất của tập thể, không quyết định theo ý kiến riêng của cá nhân, mọi vấn đề phát sinh trong quá trình xét xử đều phải được thảo luận tập thể, thẩm phán không được tự mình quyết định. Khi xét xử, toà án quyết định theo đa số. Các thành viên của hội đồng xét xử phải giải quyết mọi vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề, thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bàng văn bản và được để vào hồ sơ.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm & Biên tập)