Nhà máy xử lý nước thải bình hưng, bình hưng, bình chánh, thành phố hồ chí minh

  Ô nhiễm phát sinh từ khâu xử lý bùn thải

Ông Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TPHCM cho biết, dự án nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng thuộc dự án cải thiện môi trường nước TP và có chức năng xử lý nước thải được thu gom từ lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi, kênh Tẻ chạy qua các quận 1, 3, 5 và một phần quận 10. Công suất xử lý của nhà máy khoảng 512.000m³/ngày nhưng hiện chỉ mới vận hành xử lý 141.000m³/ngày.

Ông Hoàng Anh Dũng cũng thừa nhận, việc gây ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm không khí tại nhà máy là đã từng xảy ra, nhất là vào khoảng giữa năm 2012. Mùi hôi phát sinh trong quá trình xử lý bùn do khối lượng bùn tồn đọng tại nhà máy lớn và công nghệ xử lý bùn được thiết kế với mô hình ủ hiếu khí dạng hở. Cộng với những khu vực dân cư được quy hoạch xây dựng quá gần nhà máy, không đảm bảo khoảng cách cách ly nên đã dẫn đến thực trạng gây ô nhiễm mùi hôi cho người dân. 

Thực tế quan sát tại nhà máy cho thấy, bùn thải của công ty sau khi thu hồi và tách nước được xử lý khá thô sơ theo hai bước là sơ cấp (ủ lên men) và thứ cấp (thực hiện trộn trấu) rồi vận chuyển đến bãi chôn lấp tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh.

Ông Lưu Văn Tấn, Trưởng phòng Thoát nước thải Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP cho biết thêm, phần lớn công nghệ sử dụng tại nhà máy thiết kế từ năm 2000 nên so với thời điểm hiện tại đã bị lạc hậu. Đó là chưa kể, công nghệ được sử dụng là công nghệ độc quyền của Nhật Bản. Từ khi đưa vào hoạt động đến nay đã xảy ra 200 lỗi kỹ thuật, máy móc nhưng rất khó khắc phục, sửa chữa. Riêng về quy trình xử lý bùn thải đúng ra là phải xử lý thành phân compost nhưng cho đến nay chỉ thực hiện ủ lên men, chuyển sang trộn trấu và cuối cùng là đem đi chôn lấp. Từ năm 2012 đến nay, nhà máy đã có nhiều nỗ lực để khắc phục mùi hôi. Kết quả quan trắc nồng độ mùi phát tán trong khu vực dân cư đã đạt tiêu chuẩn cho phép. Chỉ có điều không hiểu sao người dân vẫn phản ánh và khiếu kiện vì cho rằng mùi hôi vẫn còn.

        Cơ quan chức năng và người dân: Ô nhiễm vẫn còn

Trái ngược với cách lập luận của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, về phía đại diện Sở TN-MT, Phòng TN-MT huyện Bình Chánh và Phòng phòng chống tội phạm hình sự về môi trường đều khẳng định vấn nạn ô nhiễm mùi tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng vẫn còn. 

Ông Cao Tung Sơn, Phó chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Sở TN-MT TPHCM cho biết, việc đo đạc xác định mùi hôi như cách nhà máy đang làm là chưa chính xác. Mùi hôi phát tán theo hướng gió nhưng trạm đo đạc lại cố định. Vậy thì làm sao cho kết quả đúng? Hơn nữa, hệ thống xử lý khí thải của nhà máy không đáp ứng yêu cầu và cần phải cải tạo nâng cấp nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Nồng độ khí thải ô nhiễm mà sở đo được tại nhà máy luôn ở mức cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Riêng đại diện UBND xã Bình Hưng cũng như Phòng TN-MT huyện Bình Chánh đều khẳng định mùi hôi từ nhà máy phát sinh vẫn còn rất nặng. Thực tế chứng minh là ngay từ đầu đường Phạm Hùng dẫn vào nhà máy luôn tồn tại mùi hôi như xác chết động vật.

Gần đây nhất, UBND huyện vẫn nhận được khiếu kiện tập thể của người dân hai khu vực dân cư là Văn Lang và Đại Phúc. Đại diện Phòng Phòng chống tội phạm hình sự về môi trường khẳng định thêm, trong lần kiểm tra nhà máy gần đây nhất cho thấy, nhà máy vẫn chưa tuân thủ đúng quy định về xử lý chất thải phát sinh. Đơn cử như không thực hiện che chắn bạt đúng quy định. Việc phun xịt khử mùi rất thủ công không đạt yêu cầu thực tế. Đặc biệt không vệ sinh sàn lọc thổi khí… 

Để khắc phục thực trạng trên, ông Lưu Văn Tấn cam kết trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp giảm thiểu mùi như kiểm soát nghiêm ngặt công nghệ xử lý bùn, vệ sinh sàn lọc thổi khí trong nhà lên men sơ cấp; thường xuyên vận chuyển bùn phát sinh đến nhà máy xử lý bùn Đa Phước để giảm lượng bùn tồn đọng nhiều trong nhà máy; thực hiện che bạt và tăng cường phun xịt hóa chất khử mùi hàng ngày. Riêng công tác đảo trộn bùn thì chọn những ngày ít gió để thực hiện…

Tuy nhiên, theo ông Cao Tung Sơn để giải quyết triệt để thực trạng phát sinh mùi hôi thì nhà máy cần phải áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật khác đi kèm. Trong đó, ưu tiên nhất là phải đầu tư cải tạo lại hệ thống thu và xử lý khí thải vốn đã lạc hậu và không phát huy đúng khả năng cần thiết. Trang bị thêm hệ thống quạt công suất lớn khu vực cửa ra vào để thổi khí ngược lại vào trong nhà mỗi khi mở cửa kho ủ bùn. Và quan trọng hơn là phải xây dựng được hệ thống hành lang cây xanh cách ly để tăng cường phương pháp xử lý mùi tự nhiên.

MINH XUÂN

Nhà máy xử lý nước thải bình hưng, bình hưng, bình chánh, thành phố hồ chí minh

Công nhân vớt rác làm sạch nước tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TP.HCM) - Ảnh: TỰ TRUNG

Mỗi ngày TP.HCM có gần 3 triệu m3 nước thải nhưng chỉ 12,6% trong số đó được xử lý. Số còn lại đổ thẳng ra kênh rạch, tình trạng ô nhiễm và tái ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

Bao giờ kênh xanh trong?

Theo Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM, việc vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè làm hằng ngày nhưng cũng chỉ cải thiện được một phần tình trạng ô nhiễm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cá trên dòng kênh này chết hàng loạt trong thời gian qua, nhất là vào đầu mùa mưa.

Lý giải tình trạng tái ô nhiễm các dòng kênh, giới chuyên môn cho rằng đó là hệ quả tất yếu của việc chưa xử lý triệt để nước thải trước khi xả ra môi trường. Cụ thể, tuyến cống bao dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thuộc dự án vệ sinh môi trường (giai đoạn 1) đã được hoàn thành với dự kiến thu gom toàn bộ lượng nước thải của khoảng bảy quận ven kênh. 

Tuy nhiên, do chưa hoàn thành giai đoạn 2 (xây nhà máy xử lý nước thải) nên khi đưa về trạm bơm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) thì nước thải chỉ được lược bớt rác và bơm ra sông Sài Gòn để pha loãng ô nhiễm.

Việc xử lý nước thải ở đây chỉ giống như đưa ô nhiễm từ nơi này sang nơi khác. Dù được pha loãng nhưng nước thải vẫn góp phần gây ô nhiễm trở lại cho sông và các kênh rạch. Mặt khác, do hệ thống cống thu gom nước thải của dự án được đấu nối với hệ thống cống thoát nước mưa, nên khi mưa lớn, nước mưa hòa lẫn nước thải tràn ra kênh, dần dần gây ô nhiễm.

Tương tự, đối với kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Kênh Đôi - Kênh Tẻ, nhà máy Bình Hưng (giai đoạn 1) mới chỉ xử lý nước thải cho lưu vực 1.000ha tại các quận 1, 3, 5 và một phần quận 10, 11. Còn lưu vực rộng 2.000ha thuộc các quận 6, 8, 11, Tân Bình, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh vẫn phải chờ triển khai giai đoạn tiếp theo. 

Dự án cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm cũng chưa có nhà máy xử lý nước thải, do đó phần lớn nước thải sinh hoạt từ các hộ dân dọc các kênh này đều đổ trực tiếp ra kênh gây ô nhiễm.

Giải bài toán thu gom, xử lý nước thải

Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xử lý nước thải kém hiệu quả là do đầu tư không đồng bộ. Có nơi xây xong hệ thống cống bao thu gom thì chưa xây xong nhà máy xử lý nước thải (như kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè), có nơi xây xong nhà máy xử lý nước thải thì lại chưa có hệ thống cống bao thu gom và chuyển tải nước thải về nhà máy (dự án Tham Lương - Bến Cát).

Theo quy hoạch, ở 12 lưu vực thoát nước sẽ có 12 nhà máy xử lý nước thải, nhưng đến nay chỉ có ba nhà máy được xây xong và hoạt động chưa hết công suất bao gồm: Bình Hưng (công suất 141.000m3/ngày), Bình Hưng Hòa (30.000m3/ngày) và Tham Lương - Bến Cát (15.000m3/ngày). Ngoài ra, còn có một số trạm xử lý nước thải phân tán của khu dân cư. Với các nhà máy này, tổng lượng nước thải qua xử lý hiện nay chỉ chiếm 12,6%.

Hiện nay, lượng nước thải đô thị phát sinh của TP.HCM khoảng 1,54 triệu m3/ngày. Nguồn nước thải chưa được xử lý xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người dân.

Nếu không hoàn thiện hạ tầng thu gom, tách biệt các nguồn nước thải (nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp) và không có giải pháp xử lý triệt để nước thải trước khi xả ra môi trường thì không thể giải quyết căn cơ tình trạng ô nhiễm sông, kênh, rạch ở TP.HCM.

Trong những năm gần đây, lượng nước thải đổ ra môi trường liên tục tăng. Từ năm 2018 đến năm 2021, mỗi năm ước tính tỉ lệ nước thải bình quân tăng khoảng 6,7%. Vấn đề khó khăn là chi phí đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khá lớn, việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt cần quỹ đất lớn nên công tác giải phóng mặt bằng gặp khó.