Nhân viên xử lý hàng hóa la gì

Nhân viên kho là một trong những công việc xuất hiện khá thường xuyên trên các bảng tin tuyển dụng. Vậy công việc của nhân viên kho là làm những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các kỹ năng, phẩm chất mà một người nhân viên kho cần có cũng như các cơ hội nghề nghiệp của vị trí này ở bài viết này nhé!

Nhân viên kho làm những gì? Mô tả công việc và mức lương hiện nay

I. Nhân viên kho là gì?

Nhân viên kho là gì?

Nhân viên kho là người làm việc ở bộ phận kho, đảm nhiệm các công việc như nhập, cất, bảo quản, lập phiếu xuất/nhập kho, chịu trách nhiệm lưu kho để phục vụ cho mục đích lưu trữ để kinh doanh, tránh thất thoát, hư hỏng hàng hoá hay gian lận. Thông thường, trong các trường hợp kho có quy mô nhỏ, nhân viên kho cũng giữ vai trò của một người thủ kho.

II. Mô tả chi tiết công việc của nhân viên kho

Mô tả chi tiết công việc của nhân viên kho

1. Lập hồ sơ cho kho

Nhân viên kho có nhiệm vụ phải lập hồ sơ về kho bao gồm: Sơ đồ kho để dễ dàng kiểm soát số lượng cũng như vị trí đặt hàng hoá theo một trật tự nhất định; Ghi thẻ bài gồm mã hàng hoá, kích thước, trọng lượng, màu sắc,... để phân biệt các loại hàng hoá với nhau, giúp rút ngắn bớt quá trình tìm kiếm hàng hoá. Thêm vào đó, nếu có thể, người nhân viên kho có thể tạo mã vạch điện tử cho các hàng hóa trong kho để dễ truy xuất dữ liệu, không cần tìm kiếm thủ công.

2. Chuẩn bị thủ tục xuất nhập hàng hóa

Hoạt động xuất nhập kho xảy ra liên tục và rất thường xuyên. Vì thế, người nhân viên kho có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động này diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Nhân viên kho phải đảm bảo các loại giấy tờ, chứng từ được đầy đủ, đúng quy định mỗi khi xuất hay nhập hàng hóa vào kho. Thêm vào đó, bạn cũng cần kiểm tra, đối chiếu thông tin hàng hoá, số lượng, mẫu mã và ghi phiếu xuất/nhập kho trên 2 bản để tiến hành báo cáo định kỳ.

3. Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu

Hàng tồn kho tối thiểu là số lượng hàng hoá ít nhất cần được dự trữ trong kho nhằm đáp ứng cho các tình huống dự phòng, cấp thiết. Việc tính toán và quản lý mức hàng tồn kho tối thiểu là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng không hề nhỏ đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân viên kho có vai trò theo dõi, kiểm tra số hàng tồn kho mỗi ngày để xem có chạm mức tối thiểu hay chưa. Nhằm kịp thời báo cáo lên cấp trên để có hướng giải quyết nhanh chóng, kịp thời, tránh xảy ra tình trạng cạn kiệt hàng hoá bất ngờ. 

4. Sắp xếp hàng hóa trong kho

Công việc phổ biến và thường xuyên nhất của một nhân viên kho chính là sắp xếp hàng hóa trong kho theo một trật tự nhất định. Giúp việc quản lý, tìm kiếm hàng hóa trở nên dễ dàng, đặc biệt đối với những hàng hoá to, đa dạng như ở siêu thị. Để có thể sắp xếp các loại hàng hoá một cách khoa học, người nhân viên kho cần phân loại hàng hoá càng chi tiết càng tốt như theo loại hàng, giới tính, độ tuổi, kích cỡ, chủng loại, màu sắc,...

5. Kiểm kê hàng hóa trong kho

Một công việc khác vô cùng quan trọng của người nhân viên kho chính là kiểm kê hàng hoá. Sau khi kiểm tra, đối chiếu hoá đơn nhập kho, nhân viên kho cần đối chiếu lại các thông tin về sản phẩm, số lượng, mẫu mã để tránh nhầm lẫn. Trong trường hợp có sai sót gì, người nhân viên kho cần báo ngay cho quản lý để nhanh chóng xử lý. Ngoài ra, nhân viên kho cần kiểm kê hàng hoá để biết được hàng hoá nào sắp hết hạn sử dụng để tiến hành thanh lý, thay thế, tránh việc bán sản phẩm hết hạn sử dụng ra thị trường.

6. Một số công việc liên quan khác

Ngoài các công việc đã kể trên thì nhân viên kho còn thực hiện một số nhiệm vụ như: Dán tem, nhãn mác, mã vạch cho các sản phẩm; Đảm bảo kho hàng luôn ở nhiệt độ quy định để tránh hư hỏng hàng hóa; Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy; Lưu trữ hoá đơn, sổ sách, chứng từ và báo cáo định kỳ; Phối hợp với kế toán kho để kiểm tra tất cả các mặt hàng trong kho định kỳ theo quy định,...

III. Một số kỹ năng mà nhân viên kho cần có

Một số kỹ năng mà nhân viên kho cần có

1. Các kỹ năng cứng mà nhân viên kho cần có

- Kỹ năng sắp xếp, lập phiếu nhập, xuất kho: Kỹ năng quan trọng nhất mà một người nhân viên kho cần có chính là khả năng sắp xếp, lập phiếu nhập - xuất kho cũng như các hoá đơn, chứng từ có liên quan theo quy định. Với cương vị là một nhân viên kho, bạn cần tìm hiểu rõ các loại giấy tờ thường gặp cũng như những quy định hiện hành để có thể kiểm tra, rà soát nhanh, đúng theo quy định. Bên cạnh đó, nhân viên kho cần nắm vững quy trình lập phiếu nhập, xuất kho để tiến hành đúng theo trình tự, dễ rà soát và tránh mắc sai lầm.

- Kỹ năng quản lý và sắp xếp hàng hóa trong kho: Việc sắp xếp và quản lý hàng hoá một cách khoa học cũng là một trong số những kỹ năng mà người nhân viên kho cần có. Sắp xếp hàng hoá một cách logic không chỉ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm mà còn giúp tiết kiệm diện tích lưu trữ trong kho, tối ưu hoá quy trình kiểm định hàng hoá. Để có thể làm được điều này, người nhân viên cần nắm rõ các thông tin về hàng hoá như kích thước, mẫu mã, giá thành,... để có thể đưa ra phương án sắp xếp hợp lý nhất. Ngoài ra, nhân viên kho cần đảm bảo kho hàng luôn sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và luôn ở mức nhiệt độ đúng quy định, chú ý tránh xảy ra tai nạn, sự cố trong nhà kho.

- Kỹ năng kiểm kho chuẩn xác, nhanh chóng: Một yêu cầu bắt buộc chung với các nhân viên kho chính là khả năng kiểm kho trong thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao. Một cách hiệu quả chính là dán nhãn, tem mác hay sử dụng thẻ kho cho hàng hoá sẽ giups việc kiểm kho trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn nên tuân thủ theo quá trình quản lý và kiểm kho mà doanh nghiệp đề ra để tránh xảy ra sai sót.

2. Các kỹ năng mềm mà nhân viên kho cần có

Ngoài những kỹ năng bắt buộc phải có đối với một nhân viên kho, bạn cần sở hữu cho mình một số kỹ năng mềm để đảm bảo công việc được vận hành thuận lợi cũng như hoà hợp với nơi làm việc của mình. Một số kỹ năng mềm cần thiết mà bạn nên rèn luyện có thể kể đến như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sắp xếp, kỹ năng tiếp thu nhanh, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng quản trị rủi ro, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình,...

IV. Một số phẩm chất mà nhân viên kho cần có

Một số phẩm chất mà nhân viên kho cần có

1. Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực

Sức khỏe tốt là một điều kiện mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần có. Thêm vào đó, với việc phải quản lý lượng lớn hàng hoá và hoạt động, đi lại khá nhiều thì sức khỏe tốt là ưu tiên hàng đầu mà một nhân viên kho cần có. Với trách nhiệm phải giám sát, quản lý lượng hàng hoá thì việc chịu được áp lực lớn cũng là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo tiến độ công việc được trơn tru, hiệu quả.

2. Cẩn thận, chu đáo trong công việc

Với những công việc cần làm việc với số liệu, sổ sách cũng như thường xuyên phải kiểm tra các mặt hàng, người nhân viên kho cần có cho mình tính cẩn thận, tỉ mỉ và chu đáo. Những phần tính cách này giúp tránh mắc phải những sai sót không đáng có như kiểm tra sót hàng hoá, đếm sai số,...

3. Tin học văn phòng thành thạo

Hiện nay, hầu như đa số các vị trí cần tuyển dụng đều ưu tiên những người thành thạo tin học văn phòng cơ bản như MS Word và Excel để có thể hỗ trợ bạn làm việc tốt, hiệu quả. Bạn không cần phải quá am hiểu về máy tính, chỉ cần có thể sử dụng một số phần mềm cơ bản để phục vụ cho công việc như soạn thảo văn bản, thống kê hàng hoá,...

4. Có tư duy sắp xếp, tổ chức

Việc sắp xếp các loại hàng hóa trong kho một cách hợp lý, logic sẽ giúp việc kiểm tra và quản lý hàng hóa trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn, tránh việc bị hỏng khi không được tìm thấy. Với trách nhiệm là một nhân viên kho, bạn cần có cho mình một tư duy logic, có tổ chức kể cả trong việc sắp xếp hàng hóa hay cả việc kiểm tra hàng hoá, xuất và quản lý hoá đơn,...

Việc làm nhân viên kho,  tuyển dụng kho vận, có thể bạn quan tâm:

- Nhân viên Kho siêu thị

- Nhân viên kho ca đêm

- Tuyển nhân viên chia hàng tại kho

V. Những khó khăn khi làm nhân viên kho

Những khó khăn khi làm nhân viên kho

1. Kiểm tra hàng hóa còn tồn trong kho

Kiểm tra hàng hoá tồn kho là một trong số những công việc đòi hỏi độ tỉ mỉ, chính xác cao. Vì thế, đây cũng là việc gây khó khăn cho đa số các nhân viên kho vì dễ nhầm lẫn hàng hóa do độ đa dạng về mẫu mã, màu sắc,... Thêm vào đó, mỗi mặt hàng lại có những mẫu mã, kiểu dáng và giá thành khác nhau nên tạo ra nhiều khó khăn khi kiểm tra. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra hạn sử dụng và tình trạng của hàng hóa. Tránh để hàng hỏng hóc mà không biết trước, gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

2. Đảm bảo định mức tồn kho

Việc đảm bảo định mức tồn kho cũng là một trong số những công việc khó nhằn vì phải kiểm tra rất thường xuyên do việc xuất, nhập kho diễn ra liên tục. Thế nên, bạn cần kiểm soát sát sao để có thể kịp thời cập nhật dữ liệu trên hệ thống và báo cáo cho cấp trên để nhập hàng nếu lượng hàng dưới định mức tồn kho.

3. Tìm kiếm hàng hóa trong kho

Đối với những kho hàng có quy mô lớn, số lượng hàng hoá nhiều sẽ gây cho người nhân viên kho một số khó khăn khi tìm kiếm hàng hoá. Hiện nay, để việc tìm kiếm trở nên nhanh chóng thì một số kho hàng của các siêu thị, trung tâm thương mại đã tiến hành áp dụng quét mã điện tử và đưa sơ đồ vị trí của các kệ hàng lên website quản lý. Khi nhân viên kho muốn tìm sản phẩm nào chỉ cần nhập mã sản phẩm lên hệ thống là có thể tìm ra chính xác vị trí đang được lưu trữ và đồng thời cập nhật được số lượng hàng tồn kho ngay lập tức. Điều này giúp tiết kiệm được thời gian và công sức so với cách tìm kiếm thủ công.

4. Phải làm việc chung với nhiều nhân viên kho khác

Mỗi nhân viên kho sẽ có nhiệm vụ chịu trách nhiệm ở một công đoạn, khu vực nhất định để tránh quá trình sai sót khi cho một người đảm nhiệm tất cả. Trong trường hợp có sự cố xảy ra, đôi khi nhân viên này sẽ đổ lỗi cho nhân viên khác. 

hêm vào đó, không ít người với nguyên nhân khối lượng công việc lớn dễ lơ là và không tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định. Trong khi quản lý lại quá nhiều công việc, khó kiểm soát được hết mọi hành động của các nhân viên. 

VI. Một số điều mà nhân viên kho cần tránh

Một số điều mà nhân viên kho cần tránh

1. Không biết được đâu là mức tồn kho cần thiết

Việc duy trì lượng hàng tồn kho ở định mức tối thiểu giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với uy tín cũng như hoạt động kinh doanh của công ty.

Nếu người nhân viên kho không thể xác định được định mức tồn kho cần thiết thì sẽ không thể kịp thời thanh lý hàng hóa hay đưa ra các chính sách khuyến mãi, giảm giá,… giúp thu hồi vốn và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể cho doanh nghiệp.

2. Không dán nhãn, sắp xếp hàng hóa trong kho

Nhân viên kho cần tránh việc không dán nhãn, sắp xếp hàng hóa trong kho vì nếu hàng hoá không được dán nhãn để phân loại sẽ làm lãng phí diện tích trong kho do sắp xếp thiếu khoa học, gây khó khăn cho việc bảo quản và quản lý, tổn thất chi phí quản lý của công ty. Thêm vào đó, nếu không dán nhãn hàng hoá thì bạn sẽ gặp khó khăn lớn khi tìm kiếm hàng hoá do trật tự sắp xếp thiếu logic.

3. Số liệu xuất, nhập kho không đầy đủ, không tương đồng

Mọi phân đoạn trong quy trình quản lý kho đều phải được thực hiện một cách nghiêm túc và chính xác. Trong đó, giai đoạn nhập số liệu xuất, nhập kho trên hệ thống quản lý là quan trọng nhất. Số liệu cần được nhập đầy đủ, đồng nhất với thực tế.

Nếu xảy ra sai sót trong quá trình nhập liệu, các nhân viên kho phải rà soát, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ, giấy tờ lại từ đầu, gây mất thời gian và công sức.

4. Không kiểm kho thường xuyên

Tuy kiểm kho gây mất thời gian và công sức cho nhân viên nhưng đây là việc làm cần được thực hiện thường xuyên.

Điều này giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện những hàng hóa bị hỏng hóc, thất lạc hoặc hết hạn sử dụng. Từ đó, nắm bắt được tình hình kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

VII. Mức lương của nhân viên kho

Mức lương của nhân viên kho

Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm và mức độ chuyên môn của quy trình quản lý kho ở mỗi doanh nghiệp cũng như chức vụ người nhân viên đảm nhiệm mà mức lương nhân viên kho có thể dao động từ 5 - 8 triệu đồng.

Một điều bạn cần lưu ý rằng mức lương trên chỉ ở mức tham khảo, số tiền thực tế sẽ tuỳ vào quy định của từng doanh nghiệp. Các công ty kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau cũng sẽ đưa ra chế độ đãi ngộ và phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tình hình công việc thực tế mà các nhân viên kho đảm nhận và mức lương cũng sẽ có sự chênh lệch khác nhau. 

Xem thêm:

- Thủ kho là gì? Chi tiết quy trình làm việc của nhân viên thủ kho

- Tổng hợp bài test nhân viên thủ kho mới nhất và cách trả lời

- Cách viết CV xin việc thủ kho chuẩn và thu hút nhà tuyển dụng

Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn cảm thấy bài viết trên truyền tải được những thông tin mà mình cảm thấy cần thiết, đừng quên chia sẻ bài viết đến những người xung quanh nhé! Cảm ơn và hẹn gặp lại ở nhiều bài viết thú vị hơn nữa.


Copy link

vieclam.thegioididong.com/tin-tuc/nhan-vien-kho-lam-nhung-gi-mo-ta-cong-viec-va-muc-luong-hien-nay-486

Nhân viên xử lý hàng hóa là gì?

Mô tả công việc: yêu cầu, nhận hàng, phân hàng theo theo các tuyến đã được định sẵn. - Bắn mã đơn hàng, xuất nhập đơn hàng lên xe tải hoặc đi luân chuyển các kho khác. - Kiểm soát hàng hóa trong khu vực làm việc của mình, tránh để xảy ra thất thoát, mất mát.

Xử lý đơn hàng là làm những gì?

Xử lý đơn hàng là quy trình hoặc quy trình công việc liên quan đến việc chọn, đóng gói và giao các mặt hàng được đóng gói cho một hãng vận chuyển. Xử lý đơn hàng là một yếu tố quan trọng của việc thực hiện đơn hàng. Các hoạt động xử lý đơn hàng hoặc cơ sở thường được gọi " trung tâm phân phối ".

Chuyên viên xử lý đơn hàng là gì?

Trong chu trình mua – bán, nhân viên xử lý đơn hàng đảm nhận nhiệm vụ trợ giúp khách hàng, trả lời thắc mắc và cung cấp các biện pháp hỗ trợ người dùng như sử dụng phần mềm, các kênh tương tác để hướng dẫn khách cách mua hàng và nhận thêm các ưu đãi (nếu có).

Nhân viên duyệt đơn hàng là gì?

Mô tả công việc Merchandiser (hay Nhân viên Quản lý đơn hàng) người chịu trách nhiệm chính về đơn đặt hàng của khách, đảm bảo cho hàng đạt chất lượng tốt nhất từ khâu nguyên liệu đến khi ra thành phẩm và giao cho khách hàng.