Nhiễm sắc thể nằm ở đâu trong tế bào

Ngày nay vấn đề bất thường nhiễm sắc thể đang là mối quan tâm rất lớn của xã hội. Điều này có thể do di truyền hoặc phần nhỏ do yếu tố tố môi trường tác động. Sự bất thường có thể gây ra những hậu quả không mong muốn cho chính cá thể có nó và đặc điểm này có thể di truyền lại cho các thế hệ con nếu không được phát hiện và tư vấn về di truyền đúng.

1. Giới thiệu về nhiễm sắc thể

1.1. Nhiễm sắc thể là gì?

Nhiễm sắc thể (NST) nằm bên trong mỗi nhân của tế bào. Mỗi nhiễm sắc thể chứa hàng ngàn gen; chúng chứa tất cả các thông tin mà cơ thể cần để điều khiển các phản ứng phát triển, tăng trưởng và hóa học của cơ thể; chúng sẽ quy định các đặc điểm và cấu tạo của cơ thể chẳng hạn như màu mắt, nhóm máu, khả năng mắc bệnh,...

Mỗi bộ NST chứa 46 chiếc NST đơn lẻ chia thành 23 cặp. Trong đó 22 cặp NST thường giống nhau ở cả hai giới và 1 cặp NST quy định giới tính (ở nam giới là XY và ở nữ giới là XX). Mỗi một bản sao của một cặp NST đến từ người mẹ (trứng); bản sao còn lại đến từ người cha (tinh trùng). Các cặp nhiễm sắc thể sẽ khác nhau về hình dạng, cấu tạo và chức năng.

Ngày nay bộ nhiễm sắc thể có thể quan sát dưới kính hiển vi hiện đại.

Hình ảnh 1: Bộ nhiễm sắc thể bình thường ở nữ ( 46,XX) và ở nam ( 46,XY).

1.2. Bất thường nhiễm sắc thể là gì?

Là khi bộ nhiễm sắc thể có sự khác biệt về cả số lượng và cấu trúc.

- Bất thường số lượng: số lượng NST ít hơn hoặc nhiều hơn 46 NST.

- Bất thường cấu trúc: khi một phần của NST riêng lẻ bị thiếu, thêm, chuyển sang NST khác hoặc bị đảo lộn.

- Bất thường ở dạng khảm: Có hai hay nhiều dòng tế bào khác nhau trên một cơ thể.

Hình ảnh 2: Các dạng bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể.

2. Hậu quả khi mang bất thường nhiễm sắc thể

2.1. Bệnh do bất thường số lượng nhiễm sắc thể thường:

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ một trong 22 chiếc NST thường, gặp ở cả nam và nữ. Bất thường NST thường có thể gây ra nhiều bệnh lý di truyền khác nhau, trong đó ba bệnh lý hay gặp nhất là: hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau. Thường gặp ở cả nam và nữ, xác suất xuất hiện bệnh ở hai giới có tỷ lệ ngang nhau.

- Hội chứng Down: dư thừa một chiếc NST số 21 trong bộ NST (3 NST số 21).

Khá thường gặp ở trẻ, tần suất mắc bệnh là 1/750.

Trẻ mang hội chứng down có biểu hiện: thiểu năng trí tuệ và tâm thần; cơ quan sinh dục không phát triển, vô sinh.

- Hội chứng Edwards: dư thừa một chiếc NST số 18 trong bộ NST (3 NST số 18).

Khá thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh là 1/70000.

Hầu hết thai nhi khi mắc hội chứng này đều tử vong trước khi chính thức chào đời.

Trẻ sống sót mắc hội chứng này thường bị chậm phát triển về vận động và trí tuệ, cũng như mang các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như các dị tật bẩm sinh về tim, thận,... thường không sống được quá 1 tuổi.

- Hội chứng Patau: dư thừa một chiếc NST số 13 trong bộ NST (3 NST số 13). Hiếm gặp.

Trẻ mắc hội chứng Patau có dị tật bẩm sinh nặng nề như sứt môi, hở hàm ếch; dị tật thừa ngón tay, chân; dị tật tim, thận.

Hầu hết thai nhi mắc hội chứng đều tử vong trước khi chào đời, hoặc chỉ sống sót một thời gian ngắn sau khi sinh, rất ít sống được đến lúc trưởng thành. Ngoài ra, một số loại bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh lý ác tính, đặc biệt là các bệnh ác tính về máu: leukemia cấp, suy tủy, đa u tủy xương,...

Hình ảnh 3: Bộ nhiễm sắc thể bất thường của người mắc hội chứng Down.

2.2. Bệnh do bất thường số lượng nhiễm sắc thể giới tính

Bất thường có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y và gây ra một số bệnh lý như:

- Hội chứng siêu nữ: Người nữ có 3 NST giới tính X (XXX).

Những cô gái mắc hội chứng ở thể nhẹ, các triệu chứng thường không rõ ràng, chỉ phát hiện khi đi khám tìm hiểu nguyên nhân gây vô sinh ở tuổi trưởng thành.

Một số có biểu hiện rõ ràng hơn, như: Cao hơn chiều cao trung bình; chậm phát triển trí tuệ, kỹ năng nói, kỹ năng vận động, gặp các vấn đề về hành vi và cảm xúc; Buồng trứng bất thường hoặc suy sớm, thường không có khả năng có con tự nhiên.

- Hội chứng turner: Người nữ chỉ có 1 NST giới tính X (XO).

Xảy ra với tỷ lệ khá cao, khoảng 1/2000 trẻ gái.

Những thai nhi có hội chứng turner, có hơn 90% sẽ bị sảy tự nhiên.

Những người mắc hội chứng sẽ thường có các biểu hiện: cổ ngắn, lõm, tai thấp, trí tuệ chậm phát triển,... Khi trưởng thành họ không phát triển sinh dục, không có dậy thì, không có kinh nguyệt, không có ngực, thể điển hình thường mất đi khả năng sinh con tự nhiên.

- Hội chứng Klinefelter: Người nam có nhiều hơn 1 NST giới tính X, mà vẫn có NST giới tính Y. Khá hay gặp.

Người nam mắc hội chứng thường cao lớn hơn bình thường, chân tay dài, kém phát triển về trí tuệ, tinh hoan nhỏ và thường không có khả năng sinh sản tự nhiên.

- Hội chứng Jacobs: Hay còn gọi là hội chứng siêu nam, có thêm 1 NST giới tính Y phụ.

Người nam mắc hội chứng thường có các triệu chứng không đáng kể. Như: nhận thức kém, trương lực cơ thấp, cao hơn bình thường, đặc biệt họ thường có xu hướng hung bạo. Khả năng sinh sản thường là bình thường.

Hình ảnh 4: Bộ NST người nữ mắc hội chứng siêu nữ

2.3. Bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể

Các hội chứng liên quan như là: hội chứng cri-du-chat (hội chứng mèo kêu), NST Philadelphia kết quả của sự chuyển đoạn NST số 9 và 22 liên quan đến bệnh Leukemia dòng tủy,...

Trong sảy thai liên tiếp có thể gặp bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể như mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn và nhân đoạn NST nhưng hay gặp nhất là đảo đoạn và chuyển đoạn NST. Tỷ lệ đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chiếm 3 - 11% ở ít nhất một trong hai người của các cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp.

3. Các yếu tố nguy cơ trẻ có bất thường nhiễm sắc thể

- Tiền sử gia đình có ít nhất một rối loạn di truyền.

- Cha hoặc mẹ có tiền sử bất thường về NST.

- Bố mẹ có tiền sử sinh con dị tật.

- Thai nhi có bất thường nhìn thấy khi sàng lọc hoặc siêu âm.

- Tuổi mẹ: Trên 35 tuổi.

- Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai.

- Thai phụ tiếp xúc với chất độc, chất phóng xạ trong thời gian mang thai.

4. Xét nghiệm chẩn đoán chính xác bất thường nhiễm sắc thể

Để chẩn đoán chính xác có mang bất thường nhiễm sắc thể hay không, người bệnh cần phải tiến hành làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Mẫu xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ rất đa dạng: máu, tủy xương, dịch ối, gai rau, mô thai,... tùy từng trường hợp và mục đích mà xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ sẽ sử dụng các mẫu bệnh phẩm khác nhau:

- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ từ tế bào dịch ối, gai rau: thường áp dụng trong chẩn đoán trước sinh để chẩn đoán xác định các bất thường, dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ từ tế bào máu ngoại vi: mục đích để tìm các bất thường nhiễm sắc thể gây ra các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần, vận động hoặc dẫn tới sảy thai, thai lưu, vô sinh, sinh con dị tật,...

- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ từ tế bào tủy xương: giúp phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể gây ra các bệnh lý ác tính về máu như leukemia cấp, suy tủy, đa u tủy xương,...

- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ từ mô thai: thường áp dụng để tìm nguyên nhân dẫn tới việc thai bị sảy hoặc lưu.

Các xét nghiệm nhiễm sắc thể trên sẽ giúp đánh giá toàn diện và trực tiếp 46 chiếc nhiễm sắc thể. Xét nghiệm giúp thành lập công thức nhiễm sắc thể (Karyotype) của tế bào, từ đó chẩn đoán xác định các bất thường về số lượng hoặc bất thường về cấu trúc của tế bào.

Hình ảnh 5: Trang thiết bị xét nghiệm hiện đại hàng đầu tại MEDLATEC.

Hiện nay, tại MEDLATEC đã và đang triển khai các xét nghiệm sàng lọc và phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể.

Với trang thiết bị hiện đại hàng đầu, quy trình xét nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, đồng thời với đội ngũ y bác sĩ và các chuyên gia tư vấn di truyền giỏi, các bạn sẽ có được kết quả một cách chính xác nhất và được đưa ra những tư vấn hợp lý nhất.

Hơn 24 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là đơn vị y tế uy tín, chất lượng hàng đầu tại miền Bắc.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về sức khỏe hãy liên hệ MEDLATEC để được tư vấn.

Tổng đài liên hệ: 1900565656.

Nhiễm sắc thể nằm ở đâu trong tế bào

Nếu như ADN là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử thì nhiếm sắc thể (NST) được xem là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. Vì ADN và NST đều có đủ tiêu chuẩn của vật chất di truyền. Để hiểu rõ hơn các bạn hãy tiếp tục xem phần trình bày của Hải về cấu trúc và chức năng của NST ngay sau đây.

Đối với sinh vật nhân sơ nhiễm sắc thể (NST) chỉ là một phân tử ADN dạng vòng trần (chưa có cấu trúc NST). Cấu trúc NST ở sinh vật nhân thực thì tương đối phức tạp và trong nội dụng của bài viết này chỉ đề cập chi tiết đến cấu trúc và chức năng của NST ở sinh vật nhân chuẩn (nhân thực). Đầu tiên tôi trình bày khái quát về nhiễm sắc thể như sau:

  • NST được cấu tạo tử chất nhiễm sắc, gồm ADN và prôtêin histôn.
  • NST nằm trong dịch nhân của nhân tế bào.
  • Mỗi loài có bộ NST đặc trưng bởi: hình thái, số lượng và đặc biệt là cấu trúc (trình tự sắp xếp các gen trên NST).
  • Trong tế bào xôma lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Tập hợp các cặp NST tương đồng (trừ NST giới tính) tạo thành bộ NST lưỡng bội 2n. Giao tử mang bộ NST đơn bội n (mỗi cặp NST chỉ mang một 1 chiếc).

Các nhà khoa học đã nhận thấy trong tế bào nhân thực có hai loại NST là nhiễm sắc thể thường và NST giới tính. Nhiễm sắc thể giới tính là nhiễm sắc thể mang các gen mang thông tin di truyền quy định các tính trạng về giới tính hoặc quy định các tính trạng liên kết với giới tính.

Hình dạng, kích thước và cấu trúc NST quan sát rõ nhất vào kì giữa của nguyên phân khi đó NST co xoắn cực đại. Nên hình dạng, kích thướt NST ở kì giữa được xem là đặc trưng. Hình thái nhiễm sắc thể biến đổi có tính chu kì trong tế bào, cụ thể là nó biến đổi theo các kì của phân bào của tế bào.

  • Một đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit quấn quanh khối cầu prôtêin gồm 8 phân tử prôtêin loại histôn tạo nên nuclêôxôm.
  • Giữa các nuclêôxôm kế tiếp được nối với nhau bằng đoạn ADN và một phân tử prôtêin histôn tạo nên chuỗi pôlinuclêôxôm gọi là sợi cơ bản có đường kính 11nm.
  • Sợi cơ bản xoắn lần thứ nhất thành sợi nhiễm sắc có đường kính 30 nm, tiếp tục xoắn lần thứ hai tạo thành sợi siêu xoắn có đường kính 300 nm, tiếp tục xoắn lần thứ ba tạo thành sợi crômatit có đường kính 700 nm.
  • Tại kì giữa của quá trình phân bào, NST tồn tại ở trạng thái kép gồm 2 crômatit giống nhau và dính với nhau ở tâm động (eo sơ cấp). Tâm động chia crômatit thành hai cánh cân hoặc không cân. NST còn có thêm eo thứ cấp.
  • Lưu trữ thông tin di truyền: NST mang gen chứa thông tin di truyền, mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên NST. Các gen trên cùng một NST được di truyền cùng nhau (đây là cơ sở của hiện tượng liên kết gen).
  • Bảo quản thông tin di truyền: thông tin trên NST được bảo quản nhờ cấu trúc đặc biệt của NST (ADN kết hợp với prôtêin loại histôn sau đó bện xoắn nhiều lần; đầu mút NST có trình tự nuclêôtit đặc biệt có tác dụng bảo vệ NST).
  • Truyền đạt thông tin di truyền: thông tin di truyền trên NST được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ cơ chế nhân đôi, phân li và tổ hợp NST thông qua quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
  • Điều hòa hoạt động của gen thông qua hoạt động cuộn xắn và tháo xoắn NST (thông tin di truyền từ gen trên NST chỉ được truyền cho ARN để tổng hợp pôlipeptit (thông qua phiên mãdịch mã) chỉ thực hiện được khi NST tháo xoắn trở thành ADN dạng mạch thẳng).
  • Giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong quá trình phân bào (nhờ cấu trúc tâm động).
Bài tiếp theo: Đột biến cấu trúc NST

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Để làm tốt bài tập sinh học dạng này các bạn cần xem lý thuyết về nguyên phân trước. Ngoài ra có thể xem thêm dạng bài tập về tính số NST, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân . Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài tập tiếp theo: dạng bài tập về tính số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện (bị phá huỷ) qua nguyên phân. Trước tiên các bạn cần hiểu và nhớ một số công thức sau Số tế bào sinh ra qua nguyên phân: + Một tế bào qua k lần nguyên phân sẽ hình thành $2^k$ tế bào con. + a tế bào đều nguyên phân k lần, số tế bào con được tạo thành là: $a.2^k$ tế  bào. Số NST đơn môi trường cần cung cấp: + Một tế bào lưỡng bội (2n NST) qua k lần nguyên phân, số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp: $2^k.2n-2n =  (2^k-1)2n$. + Vậy, a tế bào có 2n NST đều nguyên phân k lần, môi trường cần cung cấp số NST là: $a.(2^k-1)2n$. Số thoi vô sắc xuất hiện, bị phá hủy: + Thoi vô sắc xuất hiện ở kì trước, bị phân hủy hoàn toàn vào kì cuối. Vậy có ba

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Môi trường bên trong cơ thể sinh vật (nội môi) nói chung và cơ thể người nói riêng luôn được duy trì ổn định. Ví dụ như người trưởng thành có nhiệt độ thân nhiệt khoảng 37,5 độ C, áp suất thẩm thấu trong máu và dịch mô khoảng 0,9atp, nồng độ gulozo (đường) trong máu khoảng 108 - 140mg/dl, nồng độ pH khoảng 7.35 – 7.45 ... Điều gì xảy ra nếu như các điều kiện lí hóa bên trong cơ thể chúng ta không còn ở trong vùng bình thường? Khi cơ thể chúng ta nhiệt độ quá cao hay quá thấp; điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ đường trong máu luôn quá cao hay quá thấp; điều gì sẽ xảy ra khi áp suất thẩm thấu trong cơ thể luôn cao hay thấp hơn mức bình thường? Câu trả lời chung là cơ thể không còn khỏe mạnh (hay là đã bị bệnh). Trong nội dung bài này chúng ta cùng nhau tìm hiểu có chế để cân bằng áp suất thẩm thấu trong trong môi trường bên trong cơ thể mà cụ thể là trong máu (dịch tuần hoàn). Áp suất thẩm thấu trong máu phụ thuộc vào lượng nước và nồng độ các chất hòa tan trong máu mà chủ yếu là hà

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g

Dạng bài tập liên quan đến chu kì tim thuộc chủ đề sinh lí tuần hoàn ở phần sinh lí động vật trong chương trình sinh học lớp 11. Phần bài tập này thường được ra trong các kì thi HSG cấp trường, cấp tính môn sinh học. Như chúng ta đã biết, đối với người trưởng thành (bình thường) thì mỗi chu kì tìm gồm có 3 pha (pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha dãn chung) với tổng thời gian của một chu kì tim là 0,8 giây. Trong đó: Pha co tâm nhĩ: 0,1 giây Pha co tâm thất: 0,3 giây Pha giãn chung: 0,4 giây Những động vật khác cũng tương tự, trong mỗi chu kì tìm cũng gồm 3 pha nhưng thời gian mỗi pha cũng như tổng thời gian của mỗi chu kì là có thể khác nhau ở các loài động vật khác nhau. Nêu như thời gian của mỗi chu kì tim càng ít thì số nhịp tim (số chu kì tim) trong mỗi phút (60 giây) càng cao và ngược lại. Nếu gọi: Q: lưu lượng máu đẩy vào động mạch / phút (lưu lượng tim). Qs: lượng máu bơm vào động mạch / chu kì tim. f: số chu kì tìm/phút (số nhịp tim). V1: thể tích m

Sinh vật bình thường có bộ NST 2n, khi giảm phân sẽ cho giao tử bình thường n. Tuy nhiên trong thể đột biến như thể ba nhiễm, thể tứ bội thì giảm phân cho ra những loại giao tử như thế nào. Ở bài này sẽ hướng dẫn các em cách viết và các định tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra trong quá trình giảm phân của thể tứ bội (4n). Ví dụ:  thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân bình thường sẽ tạo ra những loại giao tử nào và tỉ lệ bằng bao nhiêu? Để viết giao tử cho thể tứ bội các em sơ đồ hình chữ nhật như bên dưới. Ở mỗi góc của hình chữ nhật ta viết mỗi alen. Ví dụ ở trên cơ thể có kiểu gen AAaa nên ta viết 2 góc có alen A và 2 góc có alen a. Sau đó ta sẽ nối các cạnh và 2 đường chéo để được số loại và tỉ lệ giao tử như sau: Số giao tử AA = 1 Số giaotử aa = 1 Số giao tử Aa = 4 Vậy cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân sẽ cho ra 3 loại giao tử lưỡng bội là AA, aa và Aa với tỉ lệ: 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa. Tất nhiên là ta chỉ xét một gen nào đó trong thể tứ bội và dạng này đề cũ

Phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn. Đây là quá trình tổng hợp ARN. Phiên mã diến ra ở kỳ trung gian, lúc nhiễm sắc thể ở dạng dãn xoắn. 1. Cơ chế phiên mã ở sinh vật nhân sơ: Quá trình phiên mã được phân thành 3 Giai đoạn: khởi động, kéo dài và kết thúc . Giai đoạn khởi động: Dưới tác động của enzim ARN-pôlimeraza một đoạn của phân tử ADN (gen) được tháo xoắn và tách 2 mạch đơn ra, trong đó một mạch đơn được dùng làm khuôn để tổng hợp ARN. Giai đoạn kéo dài: + Khi enzim ARN-pôlimeraza di động trên mạch khuôn, mỗi nuclêôtit trên mạch khuôn kết hợp với 1 ribonuclêotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-U, T-A, G-X, X-G) + Enzim di động theo chiều 3’ => 5’ và sợi ARN được tổng hợp theo chiều 5’ => 3’. Giai đoạn kết thúc: + Khi enzim ARN-pôlimeraza dịch chuyển gặp dấu hiệu kết thúc thì ngừng lại và nhã mạch khuôn ra, đồng thời mạch ARN được tổng hợp xong và tách khỏi enzim và mạch k

Bài tập về các quy luật di truyền là dạng bài tập tương đối khó nhưng lại có số câu trong đề thi khá nhiều, vì vậy chúng ta cần phải luyện thật nhiều dạng bài tập này để biết cách giải và tìm cho mình cách giải nhanh nhất phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm. Ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn giải một bài tập về cách tính số loại kiểu gen, số loại kiểu hình và tỉ lệ một loại kiểu hình nào đó một cách nhanh chóng trong trường hợp phép lai hai cặp tính trạng có xảy ra hoán vị gen . Ví dụ: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Xét phép lai $\frac{AB}{ab}\times \frac{Ab}{aB}$, biết tần số hoán vị gen giữa hai gen A và B là 40% và diễn biến trong giảm phân tạo giao tử là như nhau ở hai giới. Tính số loại kiểu gen, số loại kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình ở đời con? Hướng dẫn giải: Số kiểu gen ở đời con Bài này chúng ta có thể viết sơ đồ lai rồi ngồi điếm số kiểu gen trong trường hợp 2 gen cùng nằm trên một NST và có xảy ra hoán vị gen. Tu

Thể tam nhiễm hay còn gọi là thể ba nhiễm có bộ NST dạng (2n+1). Khi giảm phân tạo giao tử, NST đang xét có 3 chiếc sẽ hình thành dạng giao tử gồm 2 chiếc (n+1) và 1 chiếc (n) cụ thể, mời các em xem qua tỉ lệ giao tử của thể ba nhiễm sau: AAA giảm phân cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1/2AA : 1/2A . AAa   giảm phân cho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ là 1/6AA : 2/6Aa :  2/6A : 1/6a Aaa   giảm phân cho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ là 2/6Aa :  1/6 aa : 1/6A : 2/6a aaa   giảm phân cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1/2aa : 1/2a .   Làm thế nào để có được các tỉ lệ giao tử như trên? Các em nếu chưa quen thì sử dụng hình tam giác để xác định loại giao tử cũng như tỉ lệ giao tử của thể ba nhiễm như sau: Ví dụ để viết tỉ lệ các loại giao tử của thể ba có kiểu gen AAa ta kẻ tam giác đều và mỗi đỉnh (góc) tam giác là 1 alen như sau: Với mỗi góc là một giao tử bình thường (n) và mỗi cạnh là một giao tử (n+1). Vậy cơ thể có kiểu gen AAa giảm phân cho ra các loại: T