Nội dung bài tập đọc lớp 5

Soạn bài Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê-đê lớp 5 ngắn gọn, dễ hiểu với tóm tắt nội dung chính của bài Luật tục xưa của người Ê-đê, cùng với phần gợi ý trả lời câu hỏi luyện tập cuối bài, giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập đọc hiểu, hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 5. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

Về cách xử phạt

Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng; chuyện giữa những người bà con, anh em cũng xử như vậy.

Nếu là chuyện nhỏ thì phạt tiền một song, chuyện lớn thì phạt tiền một co. Nếu là chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì người phạm tội phải chịu chết.

Về tang chứng và nhân chứng:

Phải nhìn tận mặt, phải bắt tận tay kẻ phạm tội; phải lấy được, giữ được gùi, khăn, áo, dao,... của kẻ phạm tội. Phải khoanh một vòng tròn dưới đất, khắc một dấu trên cột nhà; nếu ở trong rừng phải bẻ nhánh cây, khắc dấu vào cây rừng để làm dấu nơi xảy ra sự việc.

Phải có bốn năm người hoặc vài ba người có mặt khi việc xảy ra. Mọi người tai đều đã nghe, mắt đều đã thấy. Có như vậy, các tang chứng mới chắc chắn.

Về các tội:

- Tội không hỏi cha mẹ:

Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ cha phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha, đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, mua cái nọ mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử.

- Tội ăn cắp:

Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá; ngoài ra phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp.

- Tội giúp kẻ có tội:

Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.

- Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình:

Kẻ mà địch không đi được thì cõng, địch không ăn được thì mớm, địch không biết thì nói cho biết, làm hàng trăm dân làng bị địch bắt, hàng nghìn dân làng bị địch giết là kẻ có tội lớn. Phải xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ.

Theo NGÔ ĐỨC THỊNH - CHU THÁI SƠN

Luật tục: những quy định, phép tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc,…

Ê-đê: tên một dân tộc thiểu số sống ở vùng Tây Nguyên

Song, co: các đơn vị tiền cổ của người Ê-đê; hai song bằng một co

Tang chứng: sự vật, sự việc chứng tỏ hành động phạm tội

Nhân chứng: người làm chứng

Trả lại đủ giá: trả lại đủ số lượng và giá trị

Nội dung bài Luật tục xưa của người Ê-đê SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 57

Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định, xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-Đê, chúng ta hiểu rằng: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật.

Soạn câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 57

Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?

Trả lời:

Người xưa đặt xa luật tục để mọi người tuân theo mà sống cho đúng; nhằm giữ gìn và bảo vệ cuộc sống thanh bình cho cộng đồng.

Soạn câu 2 SGK Tiếng Việt trang 57 tập 2 lớp 5

Kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội?

Trả lời:

Những việc mà người Ê- đê xem là có tội: Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho giặc.

Soạn câu 3 Tiếng Việt lớp 5 SGK trang 57 tập 2

Tìm những chi tiết trong bài thơ cho thấy đồng bào Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng.

Trả lời:

Những chi tiết trong bài thơ cho thấy đồng bào Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng:

- Chuyện nhỏ thì xử nhỏ, phạt tiền một song.

- Chuyện lớn thì xử nặng, phạt tiền một co.

- Chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì xử tội chết.

- Chuyện nội bộ trong gia đình, dòng tộc cũng xử như vậy.

- Tang chứng phải đầy đủ, chắc chắn, có nhiều người chứng kiến sự việc.

Soạn câu 4 lớp 5 SGK Tiếng Việt tập 2 trang 57

Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.

Trả lời:

Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Lao động, luật Báo chí, luật Bảo vệ môi trường, luật Giáo dục, luật Hôn nhân và gia đình.

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải bài soạn Tiếng Việt sách giáo khoa tập 2 trang 57: Luật tục xưa của người Ê-đê file word và pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Tập đọc: Thư gửi các học sinh – Soạn bài: Thư gửi các học sinh – trang 4,5 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1 ngày khai trường tháng 9 năm 1945 đặc biệt gì so với những ngày khai trường khác câu 2 sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì câu 3 Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước câu 4 Học thuộc nêu nội dung bài

TẬP ĐỌC:

Thư gửi các học sinh

I. Cách đọc

Đọc trôi chảy, lưu loát, đúng các từ ngữ trong bức thư của Bác Hồ, tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với Việt Nam.

Giải thích từ ngữ:

–  Ngày tựu trường:  ngày học sinh trở lại trường để bắt đầu vào năm học

–  Đồng bào: nghĩa đen là sinh ra cùng trong một bọc, nghĩa thường dùng là cùng trong một nước.

–  Nô lệ: bị mất quyền tự do, quyền làm chủ, bị kẻ khác thống trị, áp bức,

II. TÌM HIỂU BÀI:

Quảng cáo

1. So với những ngày khai trường khác, ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có hai điều đặc biệt:

– Là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành lại được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.

-Từ ngày khai trường này, các em học sinh Việt Nam bắt đầu được hưởng nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

2. Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm sao cho nước ta theo kịp được các nước khác trên thế giới.

3. Trong công cuộc kiến thiết đất nước, học sinh phải cố gắng, chuyên cần học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy đưa bạn để lớn lên sẽ xây dựng đất nước, với dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

4. Học sinh học thuộc lòng từ “Sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn trong công học tập của các em.”

Nội dung bài: Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, nghe bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

Xuất bản ngày 24/07/2019 - Tác giả: Tâm Phương

Soạn bài Tập đọc: Chú đi tuần trang 51, 52 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 tuần 23 do Đọc tài liệu biên soạn đầy đủ các nội dung hướng dẫn đọc bài cùng hướng dẫn hiểu bài một cách dễ dàng.

Soạn bài Tập đọc: Chú đi tuần trang 51, 52 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 tuần 23 được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu với tóm tắt nội dung chính của bài thơ Chú đi tuần, ý nghĩa bài thơ cùng với phần gợi ý trả lời câu hỏi luyện tập cuối bài, để các em học sinh hiểu bài một cách tự nhiên nhất.

Hướng dẫn đọc bài

Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm thương yêu cảu người chiến sĩ công an với các cháu học sinh miền Nam

Từ khó

- Học sinh miền Nam: học sinh là con em cán bộ, nhân dân miền Nam ra miền Bắc, học ở các trường nội trú trong thời kì nước ta bị chia cắt (1954 – 1975).
- Đi tuần: đi quan sát, xem xét tình hình trong một khu vực nhằm giữ gìn trật tự, đề phòng bất trắc.

Nội dung bài tập đọc lớp 5

Kiến thức cần nhớ

Nội dung, ý nghĩa bài tập đọc Chú đi tuần

Những người chiến sĩ sẵn sàng chịu mọi gian khổ, khó khăn để đem lại cuộc sống bình yên, một môi trường học tập thuận lợi nhất cho các cháu. Họ yêu thương và nâng niu thế hệ trẻ, mong cho các cháu học hành tiến bộ và có một tương lai tươi sáng.

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 (tr. 52 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?

Trả lời:

Người chiến sĩ đi tuần vào buổi đêm khuya, phố vắng, gió hun hút lạnh lùng và cả thành phố Hải Phòng đang say ngủ.

Câu 2 (tr. 52 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?

Trả lời:

Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên sự ca ngợi tấm lòng tận tụy, hi sinh hạnh phúc riêng vì người khác, vì hạnh phúc trẻ thơ của những người lính.

Câu 3 (tr. 52 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?

Trả lời:

Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua các từ ngữ và chi tiết:

* Tình cảm của người chiến sĩ với các cháu học sinh:

- Từ ngữ xưng hô thân mật: chú, cháu, các cháu ơi

- Các từ yêu mến, lưu luyến và các chi tiết hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé, tự nhủ tuần tra để giữ mái ấm nơi cháu nằm.

* Mong ước của người chiến sĩ:

- “Mai các cháu học hành tiến bộ. Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay” ..

Câu 4 (tr. 52 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Học thuộc lòng những câu thơ em thích. (Học sinh lựa chọn câu thơ mình thích và học thuộc).

***

Soạn bài Tập đọc: Chú đi tuần trang 51, 52 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 tuần 23 được chia sẻ ở trên hi vọng các em học sinh sẽ chủ động học tập, đọc bài trước và sau khi lên lớp để nắm tốt nhất nội dung của bài thơ Chú đi tuần.