Nộp phạt vi phạm hành chính ở đâu

Tra cứu, nộp phạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: 1. Thuộc thẩm quyền: Cục Cảnh sát giao thông, các đơn vị trực thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông và các đơn vị đội/trạm thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (theo danh sách Đội/Trạm).

2. Thuộc thẩm quyền của thanh tra giao thông đường bộ.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

1. Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.

2. Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

3. Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).

- Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

4. Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

5. Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính: ngày, tháng, năm vi phạm và họ tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt.

Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai.

- Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Như vậy, người dân không phải đến các kho bạc, ngân hàng nộp tiền và đến trụ sở công an lấy lại giấy tờ, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại.

Nộp phạt vi phạm hành chính ở đâu

Thủ tục nộp tiền phạt khi bị xử phạt vi phạm hành chính Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt ...

Thủ tục nộp tiền phạt khi bị xử phạt vi phạm hành chính

Kiến thức của bạn:

      Quy định của pháp luật về Thủ tục nộp tiền phạt khi bị xử phạt vi phạm hành chính

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
  • Nghị định 81/2013/NĐ-CP
  • Thông tư 153/2013/TT-BTC

Nội dung tư vấn:

Nộp phạt vi phạm hành chính ở đâu

Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
  • Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.

       Khoản 1 Điều 56:

Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

        Khoản 2 điều 78: “Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.

       Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt”

     2. Số lần nộp tiền phạt

  • Nộp tiền phạt một lần: Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần trừ một số trường hợp đáp ứng đủ điều kiện để được nộp tiền phạt nhiều lần.
  • Nộp tiền phạt nhiều lần: 
  • Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;

b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.

  • Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.

Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

  • Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản

       Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: . Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

 Liên kết ngoài tham khảo:

Luật LawKey Kế toán thuế TaxKey

HN: 

VP1: P1704 B10B Nguyễn Chánh, Trung Hoà, Cầu Giấy

ĐN: Kiệt 546 (H5/1/8), Tôn Đản, P. Hoà Phát, Q. Cẩm Lệ

HCM: 282/5 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh

E:

Sử dụng dịch vụ:

(024) 665.65.366 | 0967.591.128

Mục lục bài viết

  • 1. Thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính
  • 2. Điều kiện hoãn thi hành quyết định phạt tiền
  • 3. Các trường hợp được giảm, miễn tiền phạt đối với cá nhân
  • 4. Các trường hợp được giảm, miễn tiền phạt đối với tổ chức
  • 5. Điều kiện nộp tiền phạt nhiều lần

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật xử lý vi phạm hành 2012.

Văn bản hợp nhất 210/VBHN-BTP năm 2018 về hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư pháp ban hành (Hợp nhấtNghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính vàNghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP).

Nội dungtư vấn:

1. Thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020,Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Bên cạnh đó, Điều 10 Văn bản hợp nhất 210/VBHN-BTP quy định, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm sẽ thực hiện nộp tiền phạt theo một trong các phương thức sau:

- Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt xử phạt vi phạm hành chính.

- Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56 (đây là trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản) vàkhoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính (trường hợp tạivùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt).

Nếu quá thời hạn thi hành, người vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết đinhj xử phạt và mỗi ngày chậm nộp sẽ bị nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

2. Điều kiện hoãn thi hành quyết định phạt tiền

Theo quy định tại Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Điều kiện để hoàn thi hành quyết định phạt tiền gồm:

- Cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.

- Phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt.

Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.

Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020 (đến 01/01/2022 mới có hiệu lực thi hành) thì điều kiện để được hoãn thi hành án phạt tiền được sửa đổi như sau, cụ thể:Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện:

- Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên.

- Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên;

Tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

- Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (10 ngàu kể từ ngày nhận quyết định) quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.

3. Các trường hợp được giảm, miễn tiền phạt đối với cá nhân

Theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính,trường hợp được giảm, miễn tiền phạt là trường hợp cá nhân thuộc trường hợp được hoãn thi hành quyết định xử phạt quy định tại Điều 76 nêu trên kèm theo các điều kiện sau:

- Cá nhân không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.

- Và phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt.

Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020(đến 01/01/2022 mới có hiệu lực thi hành) các trường hợp giảm, miễn tiền phạt đối với cá nhânđược sửa đổi, bổ sung như sau:

- Cá nhân đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫntiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc => được giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định.

- Cá nhân đã được giảm một phần tiền phạt nêu trên màmà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn dẫn đến không có khả năng thi hành quyết định xử phạtvà có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc => được miễn phần tiền phạt còn lại.

- Cá nhân đãnộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật XPVPHC nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên=> được miễn phần tiền phạt còn lại.

- Cá nhân đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền nhưngtiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc dẫn đến không có khả năng thi hành quyết định:=> được miễn toàn bộ phần tiền phạt.

- Cá nhân bịhạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn dẫn đến không có khả năng thi hành quyết định xử phạtvà có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên=> được miễn toàn bộ phần tiền phạt.

4. Các trường hợp được giảm, miễn tiền phạt đối với tổ chức

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 không quy định miễn, giảm tiền phạt đối với tổ chức nhưng theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020(đến 01/01/2022 mới có hiệu lực thi hành) các trường hợp giảm, miễn tiền phạt đối với tổ chứcđượcbổ sung như sau:

Đối với tổ chức đã có đơn xin miễn, giảm tiền phạt:

- Đối với tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền màiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp => được giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.

-Đối với tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây sẽ được miễn phần tiền phạt còn lại:

+) Đã đượcgiảm một phần tiền phạt nêu trên hoặc đã nộp phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ 2 trong trường hợp nộp phạt nhiều lần.

+) Đã thi hành xong các hình phạt bổ xung và biện pháp khắc phục hậu quả.

+)Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

- Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây sẽ được miễn toàn bộ tiền phạt:

+) Tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định;

+)Đã thi hành xong các hình phạt bổ xung và biện pháp khắc phục hậu quả.

+)Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

5. Điều kiện nộp tiền phạt nhiều lần

Theo quy định tại Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chínhh năm 2012, người vi phạm được nộp tiền phạt nhiều lần khi đáp ứng các quy định sau:

- Cá nhân bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lênvà tổ chức bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng trở lên.

- Người vi phạm đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần.

Trong đó, đơn đề nghị của cá nhân phải được UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xác nhận.

Thời hạn nộpphạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần với mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020(đến 01/01/2022 mới có hiệu lực thi hành) điều kiện nộp phạt nhiều lần được sửa đổi như sau:

Điều 79. Nộp tiền phạt nhiều lần

1.Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;

Các điều kiện còn lại không thay đổi.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Các thông tin trên có giá trị tham khảo.Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900 6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính- Công ty luật Minh Khuê