Npk có phải là phân bón hóa học hay không năm 2024

cũng như phân bón vô cơ là loại được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Phân bón sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết để cây trồng phát triển, tăng sản lượng thu hoạch nông sản. Để hiểu rõ hơn về loại phân bón này, bạn đọc cùng Viet Chem tìm hiểu cụ thể các thông tin tổng hợp dưới bài viết.

Mục lục

1. Phân bón hóa học là gì?

Phân bón hóa học là một loại phân có chứa các nguyên tố vi lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Các chất có trong phân bón sẽ bổ sung dưỡng chất thiếu hụt ở cây trồng để cây phát triển tốt, tăng năng suất mùa màng. Phân bón hóa học phổ biến hiện nay thường thấy gồm: phân lân, phân đạm, phân hỗn hợp, kali, phân vi lượng, phân phức hợp,...

Npk có phải là phân bón hóa học hay không năm 2024

Phân bón hóa học có chứa nguyên tố vi lượng dinh dưỡng cho cây trồng

2. Phân loại phân bón hóa học phổ biến

Phân bón hóa học sử dụng trong nông nghiệp được chia thành nhiều loại khác nhau. Nhưng về cơ bản sẽ được phân thành 4 nhóm chính gồm: phân đơn, phân phức hợp, phân hỗn hợp và phân vi lượng. Cụ thể:

2.1. Phân đơn

Phân đơn là loại chứa các thành phần dinh dưỡng đa lượng N, K20 hữu hiệu và P205 hữu hiệu. Chúng được phân chia ra làm 3 loại chính, bao gồm:

  • Phân đạm: Đây là loại phân phổ biến nhất được dùng để cung cấp nguyên tố Nitơ cho cây trồng và giúp cây phát triển nhanh, thúc đẩy ra nhiều củ quả.
  • Phân lân: Loại phân này cung cấp các nguyên tố photpho cho cây trồng dưới dạng ion photphat. Chúng được dùng để bón rau màu và giúp quá trình trao đổi chất trong cây diễn ra mạnh hơn. Từ đó giúp cây lá phát triển xum xuê, quả chắc hạt, củ to đẹp hơn.
  • Phân kali: Loại phân này có thành phần chính là kali (nguyên tố K) với công dụng giúp cây hấp thụ nhiều đạm hơn và tạo ra chất dầu, bột, đường ở cây trồng. Phân kali còn có tác dụng khác giúp cây phát triển chắc khỏe hơn, tăng khả năng chống hạn, chống rét.
    Npk có phải là phân bón hóa học hay không năm 2024

Tùy vào giai đoạn phát triển của cây mà dùng phân để bón lót, bón thúc, bón bổ sung

2.2. Phân phức hợp

Phân phức hợp là loại phân bón hóa học có chứa từ hai nguyên tố dinh dưỡng trở lên. Loại phân này được sản xuất dựa trên việc liên kết hoặc kết hợp các thành phần dinh dưỡng với nhau và giúp cây trồng phát triển ổn định.

2.3. Phân hỗn hợp

Phân hỗn hợp còn gọi với cái tên khác là phân khoáng trộn, đây là loại phân được phối trộn từ hai hoặc nhiều loại phân khác nhau. Phân hỗn hợp chứa các nguyên tố N, P, K và thường gọi chung là phân NPK.

2.4. Phân vi lượng

Phân vi lượng là loại phân cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng cho cây trồng ở dạng hợp chất như: Cu, B, Mo, Zn,... Bón phân vi lượng chỉ cần một lượng rất nhỏ là đủ, không nên bón quá nhiều sẽ khiến cây có thể bị chết.

3. Lợi ích và tác hại của phân bón hóa học khi sử dụng

Phân bón hóa học giúp bổ sung các dưỡng chất cho cây trồng, thúc đẩy quá trình phát triển và tăng năng suất sản lượng. Tuy nhiên nếu lạm dụng thì chúng cũng gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe con người. Dưới đây là các lợi ích và tác hại cụ thể của loại phân bón này, chi tiết:

3.1. Lợi ích mang lại

Phân bón hóa học mang lại rất nhiều lợi ích và dưới đây là các lợi ích chính mang lại. Cụ thể:

  • Giúp cây trồng tăng năng suất thu hoạch, tăng sản lượng cây trồng. Ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ dùng phân bón lót, bón thúc hoặc bón bổ sung cho cây để phát triển tốt nhất.
  • Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng phát triển cân đối, tối đa năng suất của nông sản.
  • Giúp tăng sức đề kháng cho cây để đủ sức chống chọi với thời tiết và sâu bệnh tốt hơn.
  • Kích thích cây trồng ra rễ nhanh chóng, đảm bảo rễ cây chắc khỏe, giúp cây đẻ nhiều nhánh, nở nhiều hoa và cho tỉ lệ đậu quả cao.
  • Bổ sung các dưỡng chất cho đất để cây hấp thụ dinh dưỡng từ đất giúp cây trồng sinh trưởng tốt.
    Npk có phải là phân bón hóa học hay không năm 2024

Bón phân tăng dưỡng chất tốt cho cây trồng, tăng sản lượng thu hoạch

3.2. Tác hại tiêu cực

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng nếu lạm dụng phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguồn nước, sức khỏe con người,... Cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến cây trồng: Sử dụng phân bón không khoa học sẽ ngăn cản sự hấp thụ dưỡng chất cần thiết cho cây. Đồng thời sẽ làm phá hủy các chất mùn trong đất, giết chết nhiều vi sinh vật có lợi trong đất và khiến cây trồng dễ mắc phải các mầm bệnh nguy hiểm.
  • Đất trồng dễ bị bạc màu, nhiễm phèn, bị chua hóa.
  • Phá hủy, tiêu diệt các loại vi sinh vật tốt trong đất như giun đất,...
  • Trong phân bón có hàm lượng nitrat cao sẽ khiến nguồn nước bị ô nhiễm và gây độc chết hàng loạt các sinh vật sống trong nước.
  • Gây ô nhiễm không khí, gây ra nhiều khí độc hại phát tán ở môi trường sống.
  • Lạm dụng quá nhiều phân bón sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe con người như: gây bệnh đường tiêu hóa, bệnh về da, hô hấp, gây ung thư,...
    Npk có phải là phân bón hóa học hay không năm 2024

Dùng phân bón hóa học hợp lý giúp cây phát triển tốt, không gây tác động xấu

Hiểu rõ phân bón hóa học là gì sẽ giúp bạn chọn được loại phân phù hợp để bón cho cây, giúp cây tăng năng suất sản lượng thu hoạch. Muốn biết thêm nhiều thông tin về cây trồng, kiến thức sinh học khác bạn đọc hãy đón chờ các bài viết tiếp theo của Viet Chem.

Phân bón NPK là loại phân bón gì?

NPK là viết tắt của nitơ, phốt pho và kali, ba chất dinh dưỡng đa lượng chính mà cây trồng cần. Nitơ chủ yếu chịu trách nhiệm cho sự phát triển của lá cây; phốt pho cần thiết cho sự phát triển của rễ cây, trái cây và hoa; Kali chịu trách nhiệm cho hoạt động tổng thể của cây trồng.

Có bao nhiêu loại phân bón hóa học?

Có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K), phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.

Bón phân NPK có tác dụng gì?

Công dụng của phân bón NPK - Cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây trồng: Các nguyên tố đa lượng đạm, lân, kali kết hợp với các chất dinh dưỡng khác sẽ giúp cây sinh trưởng cân đối, khỏe mạnh. - Phân NPK kích ra hoa, đậu quả: Cây xanh tốt, phát triển chiều cao tối đa, ra nhiều hoa, đậu nhiều quả.

Phân bón NPK giá bao nhiêu?

Bảng giá phân bón NPK.