Nút nhấn báo cháy tiếng Anh là gì

Nút nhấn báo cháy tiếng Anh là gì

Hiện nay các hệ thống và thiết bị báo động đang sử dụng tại VN chủ yếu được nhập khẩu nên các tính năng và sử dụng thường là tiếng Anh. 
Để tiện cho Quý khách tìm hiểu và sử dụng, các thuật ngữ thông dụng được Tâm An sắp xếp và giải nghĩa theo trình tự abc, đồng thời giữ nguyên tên tiếng Anh vốn có của hệ thống theo chuẩn quốc tế. 

A
24-Hour Zone (Vùng báo động 24 giờ): Là vùng hoạt động 24/24. ​

Access Control (Kiểm soát ra vào): Là hệ thống cho phép xác định một số người có quyền nhất định được ra vào một khu vực được bảo vệ. 

Alarm (Cảnh báo): Là sự báo động bằng âm thanh hay gọi điện/email khi có một sự kiện xảy ra. 

Alarm Event (Sự kiện cảnh báo): Là một sự kiện được kích hoạt bởi các đầu báo và truyền tín hiệu về tủ trung tâm. 

Alarm Monitoring (Giám sát cảnh báo): Là dịch vụ được cung cấp bởi đơn vị chuyên giám sát các hệ thống báo động, khi đó hệ thống báo động sẽ được kết nối 24/7 với người trực.

Alarm Signal (Tín hiệu cảnh báo): là tín hiệu được kích hoạt bởi đầu báo, truyền về tủ trung tâm sau đó tới trung tâm giám sát.

Arm (Bật): Là trạng thái bật hệ thống báo động, khi đó hệ thống sẽ sẵn sàng để phát hiện một sự kiện báo động. 

Audible Alarm (Cảnh báo bằng âm thanh): Khi có sự kiện báo động các thiết bị đầu ra như loa sẽ được kích hoạt để tạo ra âm thanh báo động. 

Authority Level (Mức phân quyền): Là sự phân cấp cho từng người sử dụng có quyền nhất định đối với từng chức năng của hệ thống. 

B                                                                                     


Back-Up Alarm Battery (Nguồn dự phòng): Là nguồn để đảm bảo hệ thống vẫn tiếp tục hoạt động khi mất điện lưới chính. Nguồn dự phòng có thể là Pin hoặc Ắc Quy...vv

Biometrics (Sinh trắc học): Là công nghệ xác định một đối tượng dựa trên các đặc tính sinh lý và hành vi như: vân tay, DNA, mắt, giọng nói...vv 

Biometric Code (Mã sinh trắc học): Thường được sử dụng trên các khóa để cung cấp khả năng bảo vệ cao hơn so với mã số hay khóa thông thường.

Burglar Alarm System (Hệ thống cảnh báo trộm): Là một hệ thống bao gồm các đầu báo, được kết nối với tủ trung tâm bằng dây hay sóng radio khi có trộm sẽ báo động qua loa đèn hay điện thoại. 

Bypass (Bỏ qua):  Là chế độ loại bỏ một vùng bảo vệ khi hệ thống hoạt động. 

C
Call Verification (Cuộc gọi xác nhận): 
Là một dạng xác nhận của trung tâm giám sát các hệ thống báo động nhằm xác định có báo động giả hay không trước khi có hoạt động kiểm tra thực tế. 

Carbon Monoxide Detector (Đầu báo khí CO): Là thiết bị được sử dụng nhằm phát hiện khí độc carbon monoxide, loại khí không màu, không mùi được tạo ra bởi quá trình đốt cháy chưa hết và nguy hiểm ở mức độ cao như: ống khói bị bịt kín, xe để trong gara. 

Cellular Alarm Monitoring (Giám sát cảnh báo qua sóng, sim ĐT): Là một dạng liên lạc dựa trên sóng điện thoại để gửi tín hiệu cảnh báo/báo động tới người sử dụng hay trung tâm giám sát. 

Central Monitoring Station (Trung tâm giám sát): Là một đơn vị sẽ giám sát 24/7 các tín hiệu cảnh báo từ các hệ thống. 

Control Panel (Tủ trung tâm): Là bộ não của hệ thống. Mọi đầu báo đều gửi tín hiệu về tủ trung tâm, tủ trung tâm kết nối đến các thiết bị đầu ra: loa đèn để cảnh báo tại chỗ và các thiết bị liên lạc để cảnh báo qua điện thoại, kết nối trung tâm giám sát khi có sự kiện xảy ra...vv.

D


Detector (Đầu báo): Là thiết bị được sử dụng trong hệ thống báo động để cung cấp các sự kiện cảnh báo về tủ trung tâm. 

Disarm (Tắt): Là trạng thái tắt của hệ thống báo động.

Door/Window Contact (Đầu báo tiếp xúc): Là thiết bị bao gồm một bộ phận truyền tín hiệu và một nam châm. Thường được gắn trên cửa ra vào và cửa sổ, khi 2 bộ phận tách khỏi nhau sẽ kích hoạt cảnh báo. 

Duress Code (Mã "ép buộc"): Là mã được cung cấp cho người sử dụng để cảnh báo đến trung tâm giám sát mà không làm kích hoạt hệ thống báo động và TT giám sát hành động ngay không cần cuộc gọi xác nhận.  

E


Entry/Exit Delay (Trễ vào/ra): Là chế độ cho phép người sử dụng vào/ra khu vực bảo vệ trước khi hệ thống hoạt động hay cảnh báo. 

Environmental Monitoring (Giám sát môi trường): Là các thiết bị dùng để giám sát sự thay đổi trong môi trường như: đầu báo khói, báo nhiệt, CO, nước...vv

Expander (Thiết bị mở rộng): Là thiết bị cho phép mở rộng khả năng của hệ thống so với thiết kế của nhà sản xuất. 

External Sirens (Loa ngoài): Là những loa được lắp ngoài nhà có khả năng chống chịu thời tiết và cảnh báo cho hàng xóm hay các đơn vị liên quan đến khu vực đang được cảnh báo. 

F


False Alarm (Cảnh báo/báo động sai): Là một cảnh báo giả gây lên những phản ứng hay hoảng hốt không cần thiết.

False Alarm Password (Mật mã cảnh báo sai): Là một mã nào đó được sử dụng để người sử dụng cung cấp cho bên giám sát biết cảnh báo của hệ thống là giả/sai. 

Fingerprint Verification (Sự xác nhận vân tay): Là phương pháp để xác nhận nhân trắc học của một đối tượng so với dữ liệu (vân tay) được lưu trên hệ thống. 

Fire Alarm (Cảnh báo cháy): Được tạo ra khi kích hoạt hệ thống báo cháy do phát hiện lửa hoặc các dấu hiệu của cháy.  

Fire alarm systems (Hệ thống báo cháy): bao gồm các đầu báo, các thiết bị cảnh báo (loa đèn), tủ trung tâm, nguồn và dây dẫn.

Fire Alarm Control Panel (Tủ trung tâm báo cháy): Bộ não của hệ thống báo cháy. Các đầu báo cháy kết nối với tủ dưới 2 dạng tín hiệu: theo dõi và cảnh báo. 

Flood Detector (Đầu báo ngập nước): Là một thiết bị bao gồm 1 bộ phận truyền tín hiệu và 1 bộ phận dò để phát hiện sự xuất hiện của nước. 

Force Arm (Bật cưỡng bức): Là chức năng cho phép bật hệ thống ngay cả khi một vùng báo động bị lỗi. 

Freeze Sensor (Đầu báo nhiệt độ giảm): Là thiết bị kích hoạt chế độ cảnh báo khi nhiệt độ môi trường đạt đến mức thấp xác định. 


Glassbreak Detector (Đầu báo vỡ kính - GBD): Là một thiết bị để phát hiện tần số của tiếng kính vỡ. ​

Global System for Mobile Communications (Hệ thống thông tin di động toàn cầu - GSM): GSM là một công nghệ dùng cho mạng thông tin di động kỹ thuật số. 

Nút nhấn báo cháy tiếng Anh là gì

Các loại đầu báo

H
Hardwired Security System (Hệ thống an ninh sử dụng dây): Là một hệ thống sử dụng dây để kết nối và truyền tín hiệu giữa các thiết bị với tủ trung tâm. 

Heat Detector (Đầu báo nhiệt): Là một thiết bị báo cháy dùng để phát hiện nhiệt độ cao hay sự thay đổi về nhiệt độ trong môi trường. 

Holdup Switch (Nút gạt khẩn cấp): là thiết bị sử dụng để báo tín hiệu khẩn cấp tới trung tâm giám sát mà không làm loa báo động kêu. 


Home Security (An ninh nhà ở): Là sự bảo vệ ngôi nhà khỏi trộm cắp, cháy hay thiên tai môi trường bằng việc sử dụng hệ thống an ninh, giám sát cảnh báo, camera quan sát. 

I


Infrared (Hồng ngoại): Là một dạng phát hiện của thiết bị đầu báo thường có trong các đầu báo phát hiện chuyển động.  

Installer Code (Mã người cài đặt): Là mã được dùng để đăng nhập vào chương trình cài đặt của hệ thống. 

Interior Protection (Sự bảo vệ bên trong): Là một dạng của hệ thống báo động cho ngôi nhà hay doanh nghiệp từ bên trong khi có đối tượng đột nhập vào bên trong khu vực được bảo vệ. 

Internet Alarm Monitoring (Sự giám sát cảnh báo bằng đường internet): Là một cách liên lạc cho người sử dụng hay trung tâm giám sát khi có sự kiện cảnh báo/báo động xảy ra thông qua mạng internet. 

Intrusion (Sự xâm nhập bất hợp pháp): Là việc vào một khu vực được bảo vệ bằng vũ lực để phá hoạt hay ăn trộm tài sản. 

K
Keyfob (Tay điều khiển): 
Là thiết bị có thể bật tắt hệ thống báo động từ xa thông qua các nút bấm. 

Keypad (Bàn phím điều khiển): Được sử dụng để vận hành: lập trình, bật, tắt, báo lỗi...vv hệ thống báo trộm hay báo cháy


L                                                                                                        
Life Safety (Sự an toàn sinh mạng): Là bất kỳ hệ thống an ninh hay giám sát nào có mục đích chính là để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người sử dụng hơn là vật chất, ví dụ: Hệ thống báo cháy, nút bấm khẩn cấp hay hệ thống yêu cầu sự hỗ trợ của bác sĩ.

Local Smoke Detector (Đầu báo khói tại chỗ): Là thiết bị hoạt động phát hiện khói và cảnh báo bằng loa ngay trên thiết bị hay hệ thống cho người sử dụng biết mà không có sự giám sát khác từ bên ngoài. 

Local Security System (Hệ thống báo động tại chỗ): Là một hệ thống báo trộm hoạt động và cảnh báo mà không có sự giám sát của một đơn vị giám sát. 

Loop (Mạch): Tủ trung tâm báo động dùng dây thường có nhiều mạch, mỗi mạch có thể kết nối với một số đầu báo khác nhau. 

Nút nhấn báo cháy tiếng Anh là gì

M
Master Code (Mã chủ): Là mã sử dụng của hệ thống an ninh, người sử dụng có thể thay đổi hay xóa các mã sử dụng khác. 

Medical Alarm System (Hệ thống cảnh báo y học): Là hệ thống an toàn sinh mạng bao gồm các thiết bị đeo tay hay đeo cổ và tủ trung tâm. Khi người sử dụng kích hoạt sẽ gọi bác sĩ hay trung tâm giám sát. 

Microwave Detector (Đầu báo sóng viba) : Là một dạng đầu báo phát hiện chuyển động hoạt động bằng cách truyền sóng viba ra môi trường và tiếp nhận phản hồi. 

Monitored Security System (Hệ thống an ninh được giám sát): Là hệ thống được giám sát bởi 1 đơn vị liên quan (an ninh, chữa cháy, phòng khám chữa bênh) và có phản ứng phù hợp khi có cảnh báo. 

Motion Detector (Đầu báo phát hiện chuyển động): Là thiết bị dùng để phát hiện chuyển động trong khu vực được bảo vệ.  

Multimedia Messaging Service (Tin nhắn MMS): Là công nghệ cho phép truyền tải tin nhắn bao gồm các đối tượng đa phương tiện như hình ảnh, videos, âm thanh...vv.

O


Optical Detection (Sự phát hiện thay đổi ánh sáng - Quang điện: Photoelectric): Là một dạng phát hiện khói qua sự thay đổi ánh sáng trong bản thân thiết bị.

P

                                                                                                              
Panic Alarm (Cảnh báo khẩn cấp): Là một dạng cảnh báo ngay lập tức và không cần bất kỳ sự xác nhận nào khác để biết là cảnh báo giả hay thật. 

Panic Button (Nút bấm khẩn cấp): là thiết bị khi ấn sẽ tạo ra sự kiện cảnh báo ngay lập tức dù tủ trung tâm không bật. 

Partition (Phân vùng): là một sự phân chia của hệ thống an ninh, nhằm phân tách sự hoạt động của các khu vực khác nhau. 

Perimeter Protection (Sự bảo vệ vòng ngoài): Là sự bảo vệ mà hệ thống sẽ cảnh báo ngay lập tức khi có sự xuất hiện của tên trộm mà không chờ hắn đi vào hẳn bên trong khu vực cần bảo vệ.  

Passive Infra-Red Motion Detector (Đầu báo phát hiện chuyển động PIR): Là thiết bị phát hiện tia hồng ngoại từ các đối tượng để kích hoạt cảnh báo. 

Pet Immunity (Chống động vật): Là khả năng của đầu báo phát hiện chuyển động để tránh cảnh báo giả hay sai đến từ một số động vật xác định. 

Phone Line (Đường dây điện thoại): Là một phương thức liên lạc khi có cảnh báo xảy ra để thông báo tới người sử dụng hay đơn vị giám sát. 

Preventative Maintenance (Bảo dưỡng phòng ngừa): Là công việc bảo trì hệ thống và các thiết bị để đảm bảo tất cả luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất. 

Programming (Cài đặt): Là sự tác động thay đổi các thông số của hệ thống an ninh. 

Proximity Card (Thẻ quẹt/chạm): Là một tấm nhựa hoặc thẻ để người sử dụng quẹt vào đầu đọc khi vào vùng nhất định. 

Proximity Reader (Đầu đọc thẻ): Là thiết bị kiểm sát ra vào để điều khiển khóa điện. Khi thẻ được quẹt qua sẽ cho quyền vào vùng nhất định. 

R                                                                                                              


Rate-of-Rise (ROR) Heat Detectors (Đầu báo nhiệt gia tăng): Là đầu báo nhiệt khi nhiệt độ gia tăng trong một khoảng thời gian sẽ cảnh báo, ví dụ 10 độ/phút. 

Remote Keypad (Bàn phím điều khiển từ xa): Là bàn phím di động có thể bật tắt hệ thống từ một khoảng cách nhất định. 

Repeater (Bộ lặp): Là thiết bị tiếp nhận tín hiệu và truyền chuyển tiếp với mức độ cao hơn, nhờ đó tín hiệu có thể đi xa hơn mà không giảm cường độ. 

Radio Frequency (RF) Wireless Signal (Tín hiệu không dây tần số radio - RF): Các thiết bị không dây trong hệ thống an ninh dùng sóng RF để truyền và nhận tín hiệu.

S


Security Company (Công ty an ninh): Là một tổ chức chuyên sâu vào các lĩnh vực của an ninh như cung cấp, lắp đặt, dịch vụ..vv.

Security System (Hệ thống an ninh): Một hệ thống điện được thiết kế để phòng ngừa trộm hay sự xâm nhập để bảo vệ tài sản và con người.

Short Message Service (Tin nhắn SMS): Là một tiêu chuẩn trong thông tin liên lạc, gửi và nhận tin nhắn thông qua sóng GSM.

Silent Alarm (Cảnh báo câm): Là dạng cảnh báo không có âm thanh (loa). Kẻ đột nhập không biết là đã bị hệ thống cảnh báo khi đang thực hiện hành vi trộm cắp. 

Siren (Loa): là thiết bị truyền âm thanh để làm sợ kẻ xâm nhập phạm pháp đồng thời cảnh báo những người xung quanh biết sự kiện báo động đã xảy ra. 

Smoke Detector (Đầu báo khói): Là thiết bị phát hiện khói và cảnh báo tới những người xung quanh biết đang có một sự cháy tiềm ẩn. 

Stay Mode (Chế độ ở trong): Là chế độ bật hệ thống an ninh mà ở đó các đầu báo hồng ngoại bên trong khu vực bảo vệ không hoạt động. 

Subscriber Identity Module Cards (Thẻ điện thoại di động SIM) : Là bộ phận lưu trữ mã người đăng ký dịch vụ để xác định thông tin người đăng ký đối với dịch vụ điện thoại di động, đồng thời cung cấp quyền đăng nhập vào mạng di động.

System Status Keypad (Bàn phím trạng thái hệ thống): Là thiết bị cảnh báo bằng hình ảnh hay âm thanh cho người sử dụng biết trạng thái của hệ thống. 

T                                                                                                            


Talking Keypad (Bàn phím có giọng nói): Là loại bàn phím cho phép tích hợp tính năng thông báo trạng thái hệ thống hay sự kiện bằng tiếng Anh đơn giản. 

Temperature Sensor (Cảm biến nhiệt độ): Là thiết bị cho phép cảnh báo khi nhiệt độ môi trường đạt đến một mức nào đó hoặc sự gia tăng nhiệt độ trong một khoảng thời gian nhất định. 

Trouble Signal (Tín hiệu báo lỗi): Là tín hiệu được gửi từ đơn vị giám sát đến người sử dụng khi có lỗi trong hệ thống an ninh để sắp xếp khắc phục, sửa chữa. 

U 


UL Listed Central Station (Danh sách các trung tâm giám sát được UL chứng nhận) : Là một danh sách các đơn vị đạt chứng chỉ giám sát hệ thống an ninh của tổ chức UL. 

Underwriters Laboratories (Tổ chức thử nghiệm và cấp chứng chỉ UL): Là một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ chuyên thử nghiệm và kiểm tra các thiết bị, đơn vị giám sát, qua đó cấp các chứng chỉ chất lượng. 

User Code (Mã người sử dụng): là mã được dùng để bật tắt hệ thống an ninh. Một hệ thống có thể có nhiều mã người dùng với chức năng khác nhau. 

V                                                                                                              


Video Verification (Sự xác nhận bằng hình ảnh): Là quá trình xác minh một sự kiện cảnh báo bằng cách sử dụng các camera được lắp tại cùng khu vực được bảo vệ. 

W                                                                                                           


Wide Area Network (Mạng WAN): Là mạng máy tính bao phủ một vùng rộng lớn (ví dụ: quốc gia - quốc gia). Mạng internet là mạng WAN rộng lớn nhất và thông dụng nhất. 

Wireless (Công nghệ không dây): Là sự kết nối giữa các thiết bị mà không cần dây dẫn. 

Wireless Security System (Hệ thống an ninh không dây): Là hệ thống sử dụng sóng RF để truyền và nhận tín hiệu giữa các thiết bị. 

Z


Zone (Vùng/khu vực): Vùng được sử dụng để xác định vị trí đầu báo đã kích hoạt sự kiện cảnh báo. 

Zone Descriptor (Nhãn miêu tả vùng): Là nhãn đặt tên cho (thiết bị tại) một vùng nhất định, ví dụ: phòng khách. 

Zone Expanders (Thiết bị mở rộng số vùng): Là thiết bị cho phép mở rộng thêm nhiều vùng hơn so với số lượng cho phép ban đầu của hệ thống. 

Nút nhấn báo cháy tiếng Anh là gì

Công ty TNHH Giải Pháp Tâm An
Địa chỉ: Số 570, Trương Định, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội. 
Điện thoại: 04.366.12082, hottel: 0985.307.705
Email: ; Web: www.tamanss.com
Facebook: www.facebook.com/tamanss