Ở đất nước nào quả quýt được xem là món quà may mắn trong dịp Tết

Phong tục đón năm mới của người Việt Nam thường được biết đến với Tết Nguyên Đán, trong khi đó Lào sẽ làm lễ Bunpimay, người Singapore tặng nhau quả quýt,…

Ngoài Việt Nam, ở Châu Á cũng còn một số nước có phong tục đón năm mới Tết  m Lịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ,… Dù mỗi quốc gia có một văn hóa đặc thù đón năm mới riêng, nhưng điểm chung đây là ngày lễ quan trọng trong năm để các thành viên trong gia đình được sum họp và đoàn tụ cùng nhau chào đón năm mới.

Phong tục chào đón năm mới của Việt Nam

Tết  Âm Lịch tại Việt Nam thường được gọi là Tết Nguyên Đán hay là Tết Cả. Đây là một trong những ngày lễ rất được coi trọng, vì người Việt thường tính thời gian theo chu kỳ của mặt trăng nên thường đón năm mới vào dịp 1/1 âm lịch sẽ đến sau Tết Tây 1/1 dương ở các nước Châu Âu.

Ngoài ra, cách tính lịch âm của người Việt Nam có chút khác đôi chút với cách tính của người Trung Quốc, thường Tết Nguyên Đán sẽ không trùng với thời điểm tiết xuân ở Trung Quốc. Thông thường, người dân Việt Nam sẽ chuẩn bị sửa soạn Tết thường bắt đầu vào khoảng 23 tháng Chạp đến ngày 29 Tết.

Trong giai đoạn này, người Việt sẽ chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp, gói bánh chưng loại bánh cổ truyền của Việt Nam, sắm sửa hoa đào, hoa mai, bày mâm ngũ quả, thăm mộ tổ tiên, cúng tất niên,… Các công việc này được các thành viên trong gia đình cùng nhau làm, thể hiện sự đoàn kết thương yêu nhau của người dân Việt.

Đêm 30 Tết, cả gia đình sẽ sum họp với nhau để đón giao thừa, xem pháo hoa. Vì người dân Việt xem đêm giao thừa là thời điểm chuyển sao từ năm cũ sang năm mới, để cùng nhau nhìn lại những năm vừa qua và cố gắng cho một năm mới phát triển hơn. Khi bước vào Tết, người dân sẽ cùng nhau nô nức lên Chùa hái lộc đầu xuân, sang nhà người thân xông đất, chúc tết và mừng tuổi nhau,… đều thể hiện nét đẹp Tết của người Việt Nam vừa riêng biệt vừa ý nghĩa.

Phong tục đón năm mới ở Trung Quốc

Cách tổ chức Tết Âm Lịch ở Trung Quốc cũng khá tương đồng với Việt Nam. Đây là một ngày lễ quan trọng nhất trong năm, thường bắt đầu từ ngày 8/12 âm lịch người dân khắp tỉnh thành Trung Quốc sẽ đổ về quê đoàn tụ với gia đình ăn Tết. Đồng thời đây là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng ông bà tổ tiên, vui chơi nhiều lễ hội.

Vào dịp năm mới, phong tục của người Trung Quốc trong nhà phải có những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ, đốt pháo bông,… với hy vọng có một cái Tết vui vẻ, cũng như mang đến may mắn trong năm mới. Vì vậy, nếu đi du lịch Trung Quốc vào những dịp tết du khách hoàn toàn có thể thấy được không khí vui tươi ngập tràn sắc đỏ trên đường, mang đến những trải nghiệm hân hoan đầy thú vị.

Mỗi năm ở Trung Quốc sẽ tượng trưng cho một con vật, nên trong năm mới đó thì người dân nơi đây thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm để mong mang đến may mắn cho gia đình. Ngoài ra, trong thực đơn các món ăn ngày Tết ở Trung Quốc không thể thiếu các món bánh Tổ( Nian Gao) được làm từ loại gạo nếp tốt cùng với chút gừng tươi và một chút đường. Dịp tết của người Trung Quốc kéo dài cho đến hết ngày 15/1 âm lịch người dân mới bắt đầu tiếp tục công việc của mình.

Phong tục đón năm mới ở Hàn Quốc

Tết cổ truyền đón năm mới ở Hàn Quốc thường sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 1 và đầu tháng 2 dương lịch. Theo phong tục đón năm mới ở đây, các gia đình sẽ dọn dẹp vệ sinh nhà cửa vào ngày 30 Tết. Đến buổi tối trước đêm giao thừa, họ sẽ tắm rửa sạch sẽ bằng nước nóng để tẩy trần những xui xẻo ở năm cũ để đón năm mới.

Ngoài ra, tới đêm giao thừa người dân Hàn Quốc sẽ thường đốt các thanh tre trong nhà nhằm mục đích xua đuổi tà ma, vì theo tương truyền khi đốt thanh tre thì tiếng nổ của nó sẽ khiến ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Đặc biệt, đêm giao thừa rất quan trọng nên người dân Hàn Quốc sẽ không ai ngủ cả, vì theo truyền thuyết thời xưa nếu đêm này mà ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng lông mi và khiến đầu óc kém minh mẫn.

Khi bắt đầu ngày Tết, mọi người đều sẽ mặc Hanbok hoặc trang phục đẹp nhất để cả gia đình bắt đầu hành lễ thờ cúng tổ tiên. Sau nghi lễ này, bắt đầu những người ít tuổi sẽ cúi lạy trước những người trong gia đình lớn tuổi hơn để cảm ơn lời nuôi dưỡng, dạy chỗ.

Trẻ em của Hàn Quốc rất được quan tâm trong dịp Tết cũng như ở Việt Nam. Sau khi các cháu cúi lạy người lớn tuổi và chúc năm mới sẽ được thưởng tiền hoặc vàng bạc, ngọc quý,… với hy vọng chúc cháu bé sẽ thành người có ích cho xã hội và thành công.

Phong tục đón năm mới ở Singapore

Singapore có hơn 80% là người Hoa nên về cơ bản phong tục chào đón năm mới hay Tết Âm Lịch ở đây cũng khá giống với Trung Quốc. Đây cũng là dịp lễ rất trọng đại mà bất kỳ ai cũng chào đón nhất trong năm.

Người dân ở đây thường sẽ chuẩn bị tết trước vài tuần, họ cũng mua sắm quần áo mới, trang hoàng nhà cửa. Phần quan trọng trong việc chào đón năm mới chính là đoàn tụ cùng nhau để ăn bữa cơm đêm giao thừa. Dù ăn ở nhà hay ở quán thì món cá luôn là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm chào đón năm mới. Bởi người dân nơi đây cho rằng, việc ăn cá vào đầu năm sẽ giúp mang lại may mắn trong năm mới.

Vào những ngày Tết, những người đã lập gia đình sẽ thực hiện phong tục mừng tuổi ông bà, cha mẹ và trẻ con trong nhà. Ngoài việc lì xì cho nhau, họ còn trao nhau những quả quýt chín mọng tượng trưng cho sự may mắn. Ngoài ra, tất cả các món quà trao tặng nhau ngày Tết đều phải có đôi có cặp. Bởi vì theo quan niệm của người Singapore tin rằng số lẻ thường sẽ mang đến xui xẻo, còn các vật đôi sẽ mang đến may mắn.

Tết Âm Lịch ở Singapore thường diễn ra trong vòng 15 ngày, nhưng hai ngày mùng 1 và mùng 2 là quan trọng nhất. Đây là thời điểm để các gia đình tới thăm bạn bè, người thân và có những hoạt động vui chơi trong dịp Tết.

Phong tục đón năm mới ở Lào

Tết đón năm mới ở Lào thường được gọi là lễ hội Bunpimay (hay Tết “Buộc chỉ cổ tay”, lễ hội “Hốt Nậm” – Té nước, cầu mong nước về, cho cuộc sống sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc). Vào dịp này, người dân nơi đây thường rất chú trọng tới các món ăn lạp, đặc biệt là những người làm kinh doanh. Bởi trong tiếng Lào, lạp được định nghĩa là lộc là may mắn hay linh hồn của người Lào trong dịp năm mới. Đặc biệt, người dân Lào vào dịp Tết sẽ trao tặng nhau những món lạp với hy vọng năm mới có nhiều tài lộc hơn.

Món lạp này thường được làm bằng thịt bò tươi hay thịt gà và đem trộn với gia vị. Đặc biệt món ăn này phải kết hợp với bột thính làm từ gạo rang để gia tăng hương vị độc đáo cho món ăn. Ngoài ra, món lạp này phải thật ngon, chế biến công phu nếu không họ thường ví năm mới sẽ khiến họ làm ăn không phát triển.

Ngoài ra, trong những ngày Tết thì nước Lào thường có phong tục biếu khăn, biếu vải cho người già. Vào ban ngày họ sẽ đến Chùa cầu bình an cho năm mới, đến buổi tối sẽ cùng nhau tập trung ở Chùa để vui chơi, xem biểu diễn âm nhạc truyền thống.

Điều đặc biệt là người Lào sử dụng hoa trong ngày Tết nhằm mục đích cầu may, họ thường sử dụng hai loại hoa chính là hoa Muồng và hoa Champa. Đối với hoa Muồng sẽ được trang trí trong nhà trên xe để cầu may mắn, còn hoa Champa sẽ được kết thành chùm cài trên đầu để cầu phong phước lành.

Phong tục đón năm mới ở mỗi quốc gia Châu Á thường có những điểm khác nhau. Tuy nhiên giữa các quốc gia này đều có những điểm chung về không khí, tinh thần và ý nghĩa của việc đón Tết. Đây chính là thời điểm để những ai đi xa có thể về với gia đình và chung vui trong mâm cơm chào đón năm mới đầy ý nghĩa.

Hà.R (Tổng Hợp)

Tết Nguyên đán là một trong những sự kiện chính quan trọng nhất trong năm mà bất cứ ai cũng hào hứng chờ đón, là một kỳ nghỉ đặc biệt khởi đầu cho một năm mới may mắn và hạnh phúc của người dân châu Á. Vậy Singapore ăn Tết âm âm hay dương, phong tục đón Tết của người Singapore có gì đặc biệt, có khác gì so với Việt Nam chúng ta? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngày Tết của người Singapore xem họ đón Tết như thế nào nhé

Người Singapore ăn Tết âm hay dương là thắc mắc của rất nhiều người về quốc đảo sư tử biển này. Vậy câu trả lời là Singapore có ăn Tết theo âm lịch các bạn nhé. Vì là một đất nước có một lượng dân số lớn là người gốc Hoa nên nền văn hóa của Singapore chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Quốc. Vì thế nên người Singapore cũng đón Tết truyền thống theo âm lịch giống người Trung Quốc và người Việt Nam chúng ta vậy. Ngày Tết Nguyên đán ở Singapore diễn ra gần như cùng thời điểm với Việt Nam vào ngày mồng 1 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Để đón chào năm mới, người dân Singapore cũng trang trí nhà cửa, đường phố với sắc đỏ đặc trưng của ngày Tết, họ cũng mua sắm đồ đạc cho ngày Tết và cũng nấu những món ăn truyền thống đặc trưng để cùng đón Tết. Khi năm mới đến, không khí lễ hội tưng bừng diễn ra suốt 1 tháng đầu tiên từ mồng 1 tháng Giêng cho đến hết trung tuần tháng 2. Nếu có cơ hội, du khách có thể đến với Singapore vào dịp này để tự mình trải nghiệm và khám phá xem Tết của người Singapore với Tết của người Việt có gì khác nhau nhé.

Ở đất nước nào quả quýt được xem là món quà may mắn trong dịp Tết

Tết truyền thống của Singapore cũng tưng bừng và nhộn nhịp chẳng kém gì Việt Nam

Cũng như Việt Nam, người Singapore cũng có nhiều phong tục, tập quán truyền thống từ lâu đời để đón Tết Nguyên đán. Một số phong tục chính có thể kể đến như là:

1. Tiễn ông Táo về trời

Cũng giống như người Việt Nam thường tiễn ông Công ông Táo về trời sau một năm thì ở Singapore, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm thì người dân cũng sẽ thực hiện tục lệ truyền thống này. 

Người dân Singapore sẽ đốt hình nhân ông Táo và làm mâm cỗ để tiễn ông Táo trở về trời sau 1 năm dài. Mâm cỗ của người Singapore thì cũng không khác nhiều so với của Việt Nam nhưng đặc biệt ở chỗ phần môi của hình nhân ông Táo sẽ được quết lên một lớp mật ong, đường và rượu ngọt để cùng cầu mong cho ông Táo sẽ báo cáo thật nhiều điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng cũng mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình vào dịp năm mới.

Ở đất nước nào quả quýt được xem là món quà may mắn trong dịp Tết

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm thì người Singapore cũng làm lễ tiễn ông Táo về trời

Phong tục này của Singapore cũng giống với người Việt Nam. Để chào đón một năm mới an lành và may mắn, mọi người dân Singapore cũng sẽ cùng nhau dọn dẹp lại nhà cửa sạch đẹp, giặt giũ chăn mền, sắp xếp đồ đạc và trang trí nơi ở hay chỗ làm thật đẹp mắt để có thể sẵn sàng chào đón năm mới một cách ngăn nắp và tươm tất nhất có thể.

Bên cạnh đó, người dân Singapore cũng đi mua sắm thêm nhiều bộ quần áo, trang phục mới để mặc trong những ngày đầu xuân để có một diện mạo và ngoại hình xinh đẹp, tươm tất nhất. Người dân Singapore tin rằng, đây là cách đơn giản nhất để giúp xua tan đi những điều đen đủi, không may trong năm cũ và sẵn sàng cho một sự khởi đầu mới đầy năng lượng, hứng khởi.

Ở đất nước nào quả quýt được xem là món quà may mắn trong dịp Tết

Trang trí nhà cửa cũng là tục lệ truyền thống của người Singapore mỗi khi tết đến xuân về

Cũng như ở Việt Nam, Tết Nguyên đán ở Singapore cũng là dịp tuyệt vời để mọi thành viên trong gia đình dù đang ở gần hay xa đều trở về nhà, cùng nhau quây quần sum họp bên bữa ăn đầu năm ấm cúng, ý nghĩa. Mọi người cùng nhau chia sẻ cùng nhau những câu chuyện ngày thường, những điều đặc biệt trong cả năm vừa qua và cùng chúc tụng nhau những điều tốt đẹp nhất như sức khỏe dồi dào, công việc hanh thông, gia đình hạnh phúc,...Bữa ăn ý nghĩa với đầy đủ các món truyền thống như một sự mong cầu ấm no, hạnh phúc.

Đầu năm mới còn là dịp tuyệt vời trong năm để người thân, họ hàng hay bạn bè qua chúc Tết lẫn nhau và cùng nâng ly cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng. Ngoài ra, trẻ em cũng luôn hào hứng và mong chờ được ông bà, bố mẹ lì xì đầu năm để lấy may, hay ăn chóng lớn và học tập thật giỏi.

4. Tặng nhau quýt và thơm để mong cầu sung túc

Tương tự như người Việt có phong tục chưng mâm ngũ quả ngày Tết gồm những loại trái cây đặc trưng như đu đủ, sung, mãng cầu,... thì người Singapore cũng yêu thích quýt và thơm.

Quả quýt không chỉ có màu cam lộng lẫy mà trong tiếng Quảng Đông thì quýt còn có phát âm giống vàng, thứ kim loại tượng trưng cho sự phú quý, sung túc. Vì thế nên dịp Tết ở Singapore không có đào, mai hay các loại hoa khác mà chỉ có những cây quýt hiện diện trong mọi nhà, mọi nơi làm việc,...

Ở đất nước nào quả quýt được xem là món quà may mắn trong dịp Tết

Trưng bày và biếu tặng quýt vào dịp Tết cũng là một trong những tục lệ độc đáo của người Singapore

Bên cạnh đó, người dân Singapore cũng thường có thói quen biếu tặng nhau những giỏ quýt được trang trí công phu, cầu kỳ với mong muốn đem đến nhiều may mắn và tài lộc cho người nhận. Ngoài ra, người Singapore quan niệm rằng trong những ngày đầu năm thì mọi tặng phẩm phải có đôi có cặp vì thế nên số quả luôn chẵn và không bao giờ là con số 4. Họ cho rằng con số này mang đến những điều xui xẻo và không may. Còn nếu làm quà lì xì thì thường được để theo một cặp, bỏ trong bao đỏ cùng vài thứ khác như socola đồng tiền bọc giấy vàng,...

Trong khi đó, trái thơm (dứa) cũng được ưa chuộng không kém vào dịp Tết ở Singapore. Lý do không phải vì nó thơm hay có nhiều mắt mà là vì trái thơm trong tiếng Phúc Kiến gần giống với từ “vượng lai” tức là phú quý tới. Người Singapore không bày nguyên cả quả mà họ dùng nó làm nhân bánh quy để đãi khách trong dịp Tết.

5. Ăn chơi cả nửa tháng Tết

Người dân Singapore vốn tham công tiếc việc nên chỉ chính thức nghỉ Tết có 2 ngày là mồng 1 và mồng 2 tháng Giêng. Mồng 1 họ sẽ để thăm cha mẹ và người thân, họ hàng và mồng 2 sẽ là ngày để phụ nữ lấy chồng về thăm nhà cha mẹ đẻ.

Tuy chỉ có 2 ngày nghỉ chính thức nhưng không có nghĩa người Singapore không có thời gian chơi Tết. Cái sự ăn chơi Tết của người Singapore thì kéo dài đến cả nửa tháng trời. Sau 2 ngày nghỉ chính thức thì bạn bè, đồng nghiệp vẫn được chơi Tết thêm 13 ngày để tranh thủ chúc Tết, thăm viếng nhau. Các cơ quan, công sở cũng tổ chức tiệc tưng bừng trong những ngày đầu xuân năm mới để nhân viên có cơ hội thư giãn và nạp năng lượng và cảm hứng làm việc.

III. Những món ăn truyền thống của người Singapore vào dịp Tết Nguyên đán

Cũng như ở Việt Nam, người dân Singapore cũng có rất nhiều các món ăn đặc trưng vào dịp Tết Nguyên đán. Nếu bạn có dịp du lịch đến Singapore vào dịp này thì sẽ có cơ hội thưởng thức rất nhiều món ngon truyền thống của người dân nơi đây:

1. Yumcha

Trong không khí đầu xuân năm mới vui vẻ và phấn khởi, món ăn điểm tâm Yumcha nhẹ nhàng này có ý nghĩa cầu cho một năm mới may mắn và thành công. Món điểm tâm này gồm các loại dimsum như há cảo, bánh bao, bánh cuốn, bánh ngọt, thịt viên,. Không chỉ bởi các nguyên liệu tốt từ thiên nhiên mà còn bởi màu sắc và tên gọi của chúng khiến người dân tin rằng sẽ đem lại những điều an lành, may mắn trong năm mới.

Các nguyên liệu dùng cho món Yumcha cũng vô cùng quan trọng vì mỗi một thành phần khác nhau đều mang những ý nghĩa, thông điệp khác nhau. Ví dụ như hạt sen được ví như hạt ngọc, ngụ ý mong cầu cho một năm sung túc và của cải đong đầy. Gạo nếp tượng trưng cho sự màu mỡ, dung hòa của trời đất. Thịt kết hợp với rau mang ý nghĩa là sự sum vầy, gắn kết của gia đình hạnh phúc,...

Ở đất nước nào quả quýt được xem là món quà may mắn trong dịp Tết

Yumcha là một trong những món ăn cổ truyền của Singapore vào dịp tết

Gỏi Yusheng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ hay các bữa tiệc vào dịp đầu năm mới. Với 7 loại nguyên liệu biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở và sự trường tồn bao gồm: cá hồi và các loại rau tự nhiên tốt cho sức khỏe như: đu đủ bào, khoai môn bào,... được ăn cùng các loại gia vị và nước sốt đặc trưng của người Singapore. Tất cả tạo thành món ăn vừa lạ miệng vừa thơm ngon hấp dẫn lại vừa ý nghĩa trong dịp đầu xuân năm mới.

Ở đất nước nào quả quýt được xem là món quà may mắn trong dịp Tết

Hay là món Yusheng - gỏi thịnh vượng cũng vậy, rất được yêu thích vào dịp tết cổ truyền

IV. Những lễ hội đặc sắc vào dịp năm mới của người Singapore

Đến với Singapore vào dịp đầu năm mới, du khách còn được tận hưởng bầu không khí lễ hội sôi động và náo nhiệt vô cùng.

1. Lễ hội hoa đăng ở Chinatown

Vào những ngày đầu năm mới, cả khu phố người Hoa Chinatown sẽ được trang trí rực rỡ với những đèn hoa lung linh. Cùng với đó là tiếng trống múa lân vang lên khắp nơi, không khí tưng bừng, vui vẻ hơn bao giờ hết. Đi đến đâu du khách cũng bắt gặp hình ảnh con giáp tượng trưng cho năm đó được thiết kế và trang trí theo những cách vô cùng độc đáo và mới lạ. Nếu các bạn muốn có những bức ảnh thật lộng lẫy đúng chủ đề Tết thì hãy đến Chinatown vào dịp này nhé.

Đến với lễ hội hoa đăng là khung cảnh đầy sắc màu của những chiếc đèn lồng đỏ treo trên phố. Lúc này, những đoàn múa lân sư truyền thống cùng những ca sĩ, vũ công chuyên nghiệp sẽ trình diễn các tiết mục văn nghệ vô cùng hấp dẫn tại quảng trường Kreta Aver trong một không gian lễ hội tràn đầy màu sắc và sôi động hết mực. Ngoài ra, đến với lễ hội hoa đăng, các bạn chắc chắn sẽ bị cuốn hút bởi hương thơm lừng quyến rũ của những quán ăn bán các món truyền thống đậm chất ẩm thực của Trung Hoa.

2. Lễ hội hóa trang đường phố Chingay

Lễ hội hóa trang đường phố Chingay được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1973 và đã tạo được tiếng vang lớn trên toàn thế giới. Cho đến tận ngày hôm nay thì đây vẫn luôn là một trong những lễ hội nhận được nhiều sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình của người dân Singapore và cả các khách du lịch quốc tế. Lễ hội Chingay là lễ hội hóa trang và diễu hành trên khắp các con phố lớn dọc theo khu vực cảng Marina với các loại trang phục rực rỡ, sắc màu và các màn biểu diễn nhảy múa dân vũ, ảo thuật đường phố hay ca nhạc,... vô cùng hấp dẫn. Những tiếng reo hò, cổ vũ nhiệt tình của người dân mỗi khi đoàn diễu hành đi qua càng khuấy động thêm bầu không khí sôi động và cuồng nhiệt hơn bao giờ hết.

Ở đất nước nào quả quýt được xem là món quà may mắn trong dịp Tết

Lễ hội hóa trang Chingay

Vào khoảng giữa tháng 2 hàng năm, tại khu vực sân khấu nổi trên vịnh Marina và nhà hát Esplande sẽ là nơi tổ chức sự kiện River Hongbao nổi tiếng vào dịp đầu năm mới. River Hongbao còn có tên gọi khác là lễ hội lì xì từ năm 1987. Điểm nhấn nổi bật của lễ hội chính là hình ảnh ông Thần Tài cùng 12 con giáp thể hiện cho sự sung túc và tài lộc trong suốt cả một năm mới sắp tới. Ngoài ra, River Hongbao cũng là dịp để du khách được chiêm ngưỡng đêm trình diễn pháo hoa nghệ thuật vô cùng đặc sắc được đầu tư công phu với hiệu ứng âm thanh và ánh sáng hiện đại nhất như thắp sáng cả bầu trời Marina Bay để chào đón năm mới hạnh phúc và thành công đến với tất cả mọi người.

Ở đất nước nào quả quýt được xem là món quà may mắn trong dịp Tết

Lễ hội River Hongbao tượng ông Thần Tài cùng con giáp đại diện cho năm mới

Trên đây là những thông tin hữu ích dành cho du khách về ngày Tết của người Singapore. Qua bài viết trên, các bạn chắc cũng nắm được phần nào về việc người Singapore ăn Tết âm hay dương, người Singapore đón Tết như thế nào, có khác gì người Việt Nam chúng ta không. Nếu có dịp, các bạn nên đặt chân đến quốc đảo sư tử biển này một lần để tự mình trải nghiệm và khám phá về ngày Tết Nguyên đán của nước bạn nhé.

Tham khảo ngay các tour du lịch Singapore với giá hấp dẫn nhất!

Xem thêm: 

Tổng quan về đất nước Singapore - Singapore nằm ở đâu - Singapore thuộc châu nào?

Thời tiết Singapore như thế nào - Nhiệt độ ở Singapore ra sao - Đi du lịch Singapore mùa nào?

Ở Singapore nói tiếng gì - Bất ngờ với sự đa dạng ngôn ngữ ở quốc đảo sư tử xinh đẹp

Đi Singapore mua quà gì - Top 10 món quà siêu ý nghĩa sau chuyến du lịch Singapore

Đi Singapore nên ở khu nào để vừa đẹp vừa thuận tiện di chuyển đi các điểm tham quan nổi tiếng?

Vân Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet.