Owner and founder là gì

Founder là gì? Trong một số chương trình như Shark Tank Việt Nam, hay trong các công ty, doanh nghiệp bạn sẽ thấy người ta hay sử dụng từ Founder.  Vậy, Founder là gì? Co-founder là gì? Tố chất cần có của Founder và Co-founder là gì. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây nhé.

Founder là gì?

Owner and founder là gì

Founder là danh từ tiếng Anh chỉ người sáng lập, một người thiết lập hoặc tạo cơ sở cho một điều gì đó.

Trong lĩnh vực kinh doanh, Founder là người đưa ra các ý tưởng, tìm kiếm và đầu tư những nguồn lực để hình thành doanh nghiệp của chính mình.

Founder là các chủ doanh nghiệp, công ty tư nhân, người chịu rủi ro để thành lập công ty. Họ là người có đóng góp tích cực trong việc biến ý tưởng thành hiện thực, tìm kiếm các nguồn đầu tư để hình thành công ty và đưa nó vào hoạt động.

Founder là người nắm rõ nhất về công ty. Họ có 1 niềm tin mãnh liệt vào ý tưởng của mình. Họ kiên trì và bền bỉ vượt qua những giai đoạn khó khăn lúc khởi nghiệp.

Họ là người dẫn dắt tổ chức, trực tiếp tuyển chọn những vị trí quan trọng trong công ty, kêu gọi vốn và xử lý phần lớn mọi vấn đề.

Ví dụ 1:

Owner and founder là gì

Founder của Got It, Tiến sĩ 8X Trần Việt Hùng- một người khá nổi tiếng trong làng Start-up Việt Nam

Ví dụ 2:

Owner and founder là gì

Một trong những founder nổi tiếng và tài giỏi nhất trên thế giới được nhiều người biết đến đó là Jeff Bezos – CEO của đế chế Amazon.

Ví dụ 3:

Owner and founder là gì

Michael Dell đã từng bỏ học Đại học để tập trung sáng lập ra công ty Dell Computers. Đó là giai đoạn mà ngành công nghiệp máy tính cá nhân vẫn chỉ mới nhen nhóm hình thành. Ông đã tự mình lắp ráp và bán máy tính trực tiếp cho khách hàng.

Trong năm đầu tiên, Dell Computers đã bán được 6 triệu đô la. Năm 1992, ông đã được bầu chọn trở thành CEO trẻ nhất trong danh sách Top Fortune. Ông Michael Dell đã khéo léo chèo lái doanh nghiệp. Và ngày nay Dell Computers trở thành 1 trong những công ty sản xuất máy tính xách tay lớn nhất thế giới.

Phân biệt Founder với Owner, CEO hoặc Giám đốc điều hành (Managing Director)

Founder có thể là một owner, CEO hoặc managing director.

Tuy nhiên, ngược lại thì owner, CEO hoặc managing director không nhất thiết là founder.

Trong đó, owner được hiểu là chủ sở hữu, owner có thể là một người hoặc nhóm người cùng sở hữu một công ty, doanh nghiệp.

Một owner không nhất thiết phải là founder của công ty đó, owner có thể chỉ là những người góp vốn vào công ty.

Managing director (MD) và CEO (chief executive officer) được hiểu là giám đốc điều hành và là người có vai trò cao cấp nhất trong một công ty, doanh nghiệp. Về định nghĩa thì rất khó có thể phân biệt CEO và MD.

Về cơ bản thì CEO và MD là tương đương nhau và hai chức danh này thường được sử dụng để thay thế lẫn nhau.

Điểm khác biệt có lẽ là cách dùng từ của các nước nói tiếng Anh. Tại Anh, họ thường sử dụng chức danh MD để chỉ một giám đốc điều hành, ngược lại, tại Mỹ họ lại thường sử dụng CEO để chỉ giám đốc điều hành.

Tại Mỹ, MD được hiểu là người quản lý có nhiệm vụ xử lý và thực hiện các công việc hàng ngày.

Do vậy, nếu bạn đến Mỹ thì nên gọi một giám đốc điều hành là CEO thay vì MD nhé, lý do là tại đây, chức danh MD là chức vụ thấp hơn so với CEO.

Co-founder là gì?

Owner and founder là gì

Ví dụ: Steve Jobs (cựu CEO), Ronald Wayne và Steve Wozniak là những người đồng sáng lập (co-founders) của Apple.

Co-founder được sử dụng để chỉ người đồng sáng lập giữa hai hoặc nhiều người để cấu thành nên một công ty, doanh nghiệp hoặc một đơn vị nhất định.

  • Nếu trong một doanh nghiệp có hai hoặc nhiều người cùng làm chủ thì chúng ta thường gọi họ là những co-founder của doanh nghiệp đó.
  • Nếu nói riêng lẻ từng người thì có thể nói mỗi người là một founder của doanh nghiệp.

Phân biệt founder và co-founder

Owner and founder là gì

Về cơ bản, founder là người đã tìm thấy và thiết lập một doanh nghiệp, một co-founder là người đồng sáng lập và là người giúp founder thành lập công ty.

Founder thường là người đưa ra những ý tưởng khả thi và có lợi nhuận thường xuyên cho doanh nghiệp, quyết định sản phẩm và dịch vụ nào mà doanh nghiệp sẽ hướng tới để đưa ra mô hình, chiến lược kinh doanh phù hợp.

Trách nhiệm chính của founder là đảm bảo rằng công ty sẽ có lợi nhuận và thành công.

Co-founder thường là người đã tìm ra doanh nghiệp hoặc hợp tác với founder trong việc vận hành và phát triển doanh nghiệp đó. Điều này có nghĩa là một co-founder cũng có thể là người đã giúp founder đưa ra ý tưởng cho doanh nghiệp.

Co-founder thường hỗ trợ người sáng lập và doanh nghiệp bằng các kỹ năng chuyên môn của họ, hoặc họ có thể cung cấp các nguồn tài nguyên và vốn để cùng founder bắt đầu kinh doanh.

Phẩm chất cần có của founder là gì?

Owner and founder là gì

founder là gì # cần có những phầm chất nào

Founder là người thành lập và lãnh đạo công ty, doanh nghiệp từ sơ khai cho đến khi đạt được thành công.

Founder đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức.

Để có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh và khởi nghiệp thành công đòi hỏi người founder cần có các phẩm chất sau:

  • Sự đam mê: Sự đam mê, khát khao được trải nghiệm và học hỏi chính là một trong những phẩm chất cần có của một founder để mang đến sự thành công cho quá trình khởi nghiệp về sau này.
  • Sự quyết đoán: Sự quyết đoán với niềm tin vào tương lai của một founder chính là một trong những bí quyết mang đến sự thành công cho một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức. Sự quyết đoán và ý chí sẽ giúp người founder có thể vượt qua những thời điểm khó khăn nhất để đi tới sự thành công.
  • Sự tự tin: Sự tự tin và biết làm chủ cảm xúc của mình cũng như nắm bắt được cảm xúc của người khác là phẩm chất cần có của một founder trong quá trình startup. Môi trường kinh doanh khởi nghiệp rất cạnh tranh và khốc liệt, vì vậy, nó đòi hỏi một người founder cần phải tự tin vào doanh nghiệp của mình. Sự tự tin sẽ giúp founder có thể vững vàng chèo lái “con thuyền” đi đến thành công.
  • Sự khôn ngoan: Một founder cần phải khôn ngoan để có thể điều chỉnh và nắm bắt sự biến động thị trường, từ đó có thể đưa ra được các kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp.
  • Kỹ năng thuyết phục: Ngoài sự thông minh thì kỹ năng thuyết phục là phẩm chất quan trọng mà người founder cần có để thuyết phục người khác tin tưởng và làm theo lý tưởng mình.
  • Sự sáng tạo: Sự sáng tạo của một founder sẽ xác định tương lai của công ty hoặc doanh nghiệp. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Steve Jobs – cựu CEO của Apple. Ông là một người luôn coi trọng sự khác biệt so với trật tự có từ trước, thường xuyên nhấn mạnh vào sự sáng tạo và thiết kế, cuối cùng, ông đã đưa thương hiệu Apple trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu trên thế giới.
  • Tinh thần học hỏi cao: Tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ là một phẩm chất quý khác mà một founder cần có. Nếu một nhà quản lý hàng đầu mà không cởi mở và thiếu tinh thần học hỏi sẽ làm đình trệ sự phát triển của công ty, doanh nghiệp đó.
  • Tầm nhìn và có chiến lược rõ ràng: Người sáng lập phải luôn là người có tầm nhìn, có khả năng quan sát tốt để thấy được những nhu cầu của thị trường và khách hàng, từ đó dự đoán xu hướng trong tương lai để xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh hiệu quả và đem lại lợi nhuận công ty hoặc doanh nghiệp của mình.
  • Mối quan hệ rộng: Founder là những người thường thích giao lưu và mở rộng các mối quan hệ của mình. Các mối quan hệ này có thể sẽ là nguồn hỗ trợ to lớn về sau này.
  • Liêm chính và minh bạch: Phẩm chất vô cùng quan trọng của một founder cần có đó chính là liêm chính và sự minh bạch. Founder cần thẳng thắn đưa ra ý kiến và minh bạch để doanh nghiệp có thể tiến tới sự thành công.

Phẩm chất cần có của Co-founder là gì?

Owner and founder là gì

Thật khó cho nhà sáng lập để tìm được một Co-Founder tâm đầu ý hợp. Nhưng cũng không vì vậy mà bạn tìm một “người đồng hành” không có chọn lọc. Startup là con đường gian nan, mạo hiểm và Co-Founder phải có những tiêu chuẩn nhất định để bạn lựa chọn.

1. Co-founder có các kỹ năng bổ trợ cho Founder

Tìm một Co-founder không phải là tìm “bản sao” của mình mà là tìm một người có thể lấp đầy những “lỗ hổng” mà bạn đang thiếu sót.

  • Nếu bạn là một lập trình viên, bạn nên chọn một chuyên gia marketing.
  • Nếu bạn là người hướng nội thì một người hướng ngoại là lựa chọn bạn cần.
  • Nếu bạn trầm tính, hãy chọn Co-founder năng động, có khả năng cuốn hút mọi người.

Founder là duy nhất nhưng Co-founder có thể là một team. Theo các chuyên gia, hình mẫu lý tưởng để tìm ra những nhà đồng sáng lập là quy tắc “one build, one sells”.

Hiểu đơn giản là một bên sản xuất và một bên tiêu thụ. Founder chịu trách nhiệm xây dựng ý tưởng kinh doanh, sản xuất sản phẩm còn khâu quảng bá, phân phối là nhiệm vụ của Co-founder.

2. Cùng tầm nhìn mục tiêu

Thật khó để một startup có thể nhận ra những người “cùng hội cùng thuyền” với ta trên thương trường.

Thế nhưng, chúng ta buộc phải chắc chắn rằng những Co-founder bắt tay hợp tác là người chèo với ta cùng một chuyến đò. Chỉ khi có cùng tầm nhìn và mục tiêu phát triển doanh nghiệp thì Co-Founder, Founder và Ceo mới hợp tác bền vững.

Hơn hết, các Co-founder phải là người truyền cho bạn những bài học “xương máu” và những thành công.

Khi làm việc tập thể, những nhà sáng lập chung mới thực sự hiểu và “thần giao cách cảm” với nhau trong mọi bước đi.

3. Năng lượng chiến đấu bền bỉ

Thương trường startup khốc liệt không dành cho những trái tim yếu ớt.

Năng lượng chiến đấu là yếu tố rất cần để hành trình khởi nghiệp và không “chết yểu”.

Chính vì vậy, điều bạn cần là tìm kiếm một Co-founder tràn đầy năng lượng về thể chất và tinh thần để cùng vượt qua mọi thách thức, thậm chí là “trở lại vạch xuất phát”.

4. Chỉ số EI – trí tuệ cảm xúc

Chỉ số EI là viết tắt của cụm từ tiếng anh Emotional Intelligence: là khả năng nhận dạng và kiểm soát cảm xúc bản thân.

Trong môi trường nhiều áp lực như doanh nghiệp, những người có chỉ số EI cao có khả năng trở thành nhà điều hành hoặc quản lý xuất sắc.

Thăng trầm là điều không thể tránh khỏi trong quá trình khởi nghiệp. Điều này khiến bất cứ ai cũng chịu áp lực nặng nề, mất kiểm soát và trở nên nóng giận.

Vì vậy, một Co-founder cần có ý chí, giữ thăng bằng cảm xúc để “con thuyền” startup được “xuôi chèo mát mái”.

5. Sự linh hoạt, nhạy bén

Nhà đồng sáng lập nên là một người có sự linh hoạt, nhạy bén để nắm bắt biến động thị trường và điều chỉnh kế hoạch sản xuất tương thích.

Một Co-founder quá cứng nhắc, bảo thủ sẽ khó thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng mặt của thị trường.

Những con người như vậy bạn có đủ tự tin để cùng chèo chống doanh nghiệp – “đứa con tinh thần” mà bạn luôn tâm huyết.

6. Trung thành tuyệt đối

Startup chính là “đứa con” mà bạn đã dồn nhiều tâm huyết, tiền của thậm chí là sức cùng lực kiệt.

Bởi vậy mà “người anh em” cùng chung thuyền với bạn phải là người tuyệt đối trung thành. Chỉ cần một chút sơ hở, bạn có thể bị lộ bí mật kinh doanh dẫn đến nguy cơ phá sản.

Kinh nghiệm startup dành cho các Co-founder

Đối với các Co-founder, việc phân chia cổ phần, lợi ích hay nghĩa vụ là vấn đề quan trọng cần quan tâm khi tiến hành mở công ty startup.

Theo kinh nghiệm startup của nhiều Co-founder, những con số sau đây được xem là hợp lý và đủ giúp cho một doanh nghiệp duy trì được lâu dài khi startup với nhiều nhà đồng sáng lập.

  • 10% cổ phần là con số nhỏ nhất mà các co-founder xứng đáng được hưởng
  • 4 là con số lớn nhất cho số lượng coFounder của một công ty start-up. Nếu một công ty có từ 6 co-founder trở lên, bạn nên xem lại về vai trò của mỗi người và giảm tải con số này đi.
  • Mỗi coFounder nên được giao quyền trong vòng ít nhất 4 năm. Điều này sẽ giúp giải quyết rất nhiều vấn đề nếu như có xung đột giữa các coFounder trong tương lai.
  • Đội ngũ sáng lập bao gồm người sáng lập và một vài người đồng sáng lập có những kỹ năng cần thiết bổ sung, hỗ trợ cho người sáng lập. Đây là nhóm lý tưởng để xây dựng nên một công ty hoạt động tốt.
  • Nên tìm các co-founder có cùng ý tưởng, quan điểm kinh doanh để không gặp phải những tranh cãi, rủi ro không đáng có trong quá trình vận hành và làm việc.

Cần làm gì trở thành một Founder

Owner and founder là gì

Khi bạn đã hiểu khái niệm Founder là gì? Bạn có muốn trở thành Founder của một Start-up?

Cho dù bạn còn đang đi học hay đang vật lộn với những chuỗi ngày nhảy việc cực nhọc, ý tưởng về một dự án cho riêng mình vẫn luôn hấp dẫn bạn, đúng không nào?

Hình ảnh về các công ty khởi nghiệp startup có nhịp độ phát triển nhanh, năng động, sáng tạo, đặc biệt là cung cấp cho mỗi nhân viên sở hữu cổ phần cho những gì họ đang xây dựng.

Và nếu bạn là một Founder, bạn có thể một tay lãnh đạo tổ chức của mình mà không cần dưới quyền một ai hết.

Giống như khi bạn bắt đầu một nghề nghiệp nào đó, sự chuẩn bị tốt luôn tạo ra những sự khác biệt.

Nếu có tham vọng trở thành Founder đầy nội lực, hãy ghi nhớ những điều này.

3.1. Làm việc hoặc thực tập khi khởi nghiệp

Đây là điều quan trọng nhất bạn có thể làm, khởi nghiệp luôn là giai đoạn khó khăn và thăng trầm của bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Những kinh nghiệm càng đa dạng, phong phú cả về chuyên môn lẫn những kiến thức xã hội đều hết sức quý giá. Nó cũng cho bạn cơ hội đảm nhận một số vai trò và bước ra khỏi vùng an toàn của bạn, những điều bạn sẽ buộc phải làm với tư cách là một Founder

Nếu bạn vẫn còn học đại học, hãy liên hệ với các công ty khởi nghiệp trong khu vực của bạn, để xem họ có thể sử dụng một số vai trò từ bạn hay không.

Một điều tuyệt vời trong vấn đề khởi nghiệp là làm việc cho một công ty tập trung vào ngành của bạn và có thể sử dụng chuyên môn của bạn cho những mục tiêu của họ.

3.2. Tìm một người “thầy”

Khi làm việc trong môi trường khởi nghiệp, mang lại cho bạn cơ hội được gặp gỡ và giao lưu với những người cố vấn tiềm năng.

Nếu bạn đang làm việc khi mới khởi nghiệp, đừng ngại cho những Founder biết rằng bạn quan tâm đến việc bắt đầu một công ty của riêng bạn vào một ngày nào đó.

Trong phần lớn các trường hợp, họ sẽ rất vui khi mở ra về các bộ phận của doanh nghiệp mà bạn có thể không thấy.

Những cố vấn tiềm năng khác bao gồm các giáo sư khởi nghiệp tại trường đại học, bạn bè hoặc người thân của bạn là những người làm trong lĩnh vực kinh doanh bạn đang quan tâm.

Hãy chứng minh rằng bạn có tham vọng, có động lực, đủ sự thông minh và quan trọng là sẵn sàng học hỏi cũng như không ngại thử thách.

3.3. Tham gia một lớp học khởi nghiệp

Điều hành một công ty có nghĩa là học cách làm rất nhiều thứ ngoài sức mạnh và sở thích cốt lõi của bạn. Bạn cần có năng lực trong mọi công tác điều khiển mô hình kinh doanh, như việc phân tích tài chính, khảo sát thị trường và quản lý tài chính cá nhân,…

Tất nhiên, những lớp học truyền thống không thể nào cho bạn trải nghiệm cảm giác thực tế, nhưng nó có vai trò truyền tải cho bạn những kiến thức, kỹ năng và quy trình điều hành một doanh nghiệp về cơ bản.

3.4. Tham dự các sự kiện khởi nghiệp

Khi thực hiện sáng lập một doanh nghiệp, những gì được xem là tài liệu hỗ trợ cho sự phát triển của bạn là rất quý giá, trong đó có các sự kiện khởi nghiệp.

Nơi những người có cùng chí hướng với bạn, nếu tham dự bạn sẽ có cơ hội tạo được các mối quan hệ liên kết, học hỏi được nhiều từ họ.

Đăng ký các sự kiện được tổ chức trên các kênh truyền thông để tìm hiểu về các sự kiện khởi nghiệp trong khu vực của bạn hoặc tìm kiếm các cuộc gặp mặt địa phương.

Khi tham gia các sự kiện, hãy nhận thức và chủ động trong các cuộc trò chuyện thật sự có lợi và có ý nghĩa, đừng quá đề cao số lượng, hãy quan tâm đến kết quả sau cuộc trò chuyện đó.

3.5. Theo dõi tin tức công nghệ

Theo kịp các blog công nghệ có một số lợi thế cạnh tranh cho các doanh nhân và những người có ý định, có tinh thần khởi nghiệp.

Trước hết, nó sẽ phản chiếu được những biến động và xu hướng xung quanh lĩnh vực mà bạn quan tâm, những gì mà các công ty khởi nghiệp đã làm, đã kêu gọi vốn và hoặc được sáp nhập, mua lại.

Hầu hết các blog công nghệ cũng xuất bản bài đăng của khách từ các doanh nhân và nhà đầu tư với các mẹo, xu hướng hoặc hiểu biết khác về ngành.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về founder là gì, co-founder là gì và các kiến thức về founder và co-founder cần cho khởi nghiệp.

Thông thường, các Founder đều là những người khác biệt và phải trải qua rất nhiều thử thách để có được thành công. Và Co-Founder sẽ là người hỗ trợ họ.

Tóm lại, tuy khác nhau về trách nhiệm, nhưng Founder và Co-Founder phải là những người cùng chung lý tưởng và hỗ trợ nhau để vượt qua những khó khăn khi khởi nghiệp.

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn.

Đừng quên thường xuyên ghé thăm camnangceo.com để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!