Pha chế cà phê gọi là gì

Trong các nhà hàng – khách sạn, nhân viên pha chế đảm nhận nhiệm vụ pha chế thức uống phục vụ khách, vậy bạn có biết nhân viên pha chế tiếng Anh là gì? Hoteljob.vn sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời…

Nhân viên pha chế là vị trí công việc được nhắc đến rất nhiều trong các nhà hàng – khách sạn, nhưng không phải ai cũng biết nhân viên pha chế tiếng Anh là gì? Mức lương công việc này hiện nay là bao nhiêu?...

Pha chế cà phê gọi là gì

Nhân viên pha chế tiếng Anh là gì? (Ảnh nguồn Internet)

► Nhân viên pha chế tiếng Anh là gì?

Trong các nhà hàng – khách sạn, nhân viên pha chế các loại cà phê được gọi là Barista và Bartender là tên gọi dùng để chỉ nhân viên pha chế rượu, cocktail, mocktail. Vì tính chất công việc không giống nhau nên thường thì Barista và Bartender sẽ làm việc ở 2 quầy pha chế khác nhau với các trang thiết bị, dụng cụ riêng.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ Khách sạn – Nhà hàng – Du lịch, nghề Bartender – Barista hiện rất hot hiện nay, được nhiều bạn trẻ chọn theo đuổi. Để làm tốt công việc của một nhân viên pha chế trong các khách sạn – nhà hàng cũng như tìm cơ hội thăng tiến trong nghề, bạn không chỉ cần am hiểu kiến thức chuyên môn, “nằm lòng” các công thức, thành thạo các thao tác pha chế mà còn phải có kỹ năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh.

Pha chế cà phê gọi là gì

Giao tiếp tốt bằng tiếng Anh không chỉ giúp nhân viên pha chế trò chuyện được với khách, phục vụ khách tốt hơn mà còn là yếu tố cần để được cử đi đào tạo ở nước ngoài (Ảnh nguồn Internet)

Tìm hiểu thêm: Vì sao Bartender nên biết tiếng Anh?

► Mức lương nhân viên pha chế trong các nhà hàng – khách sạn

Theo các số liệu được Hoteljob.vn ghi nhận, mức lương nhân viên pha chế trong các khách sạn – nhà hàng hiện dao động trong khoảng 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Đặc biệt, với những Bartender có kỹ năng trình diễn pha chế thì mức thu nhập mỗi tháng sẽ không dưới hai con số. Với những nhân viên pha chế làm việc chính thức trong các khách sạn – khu nghỉ dưỡng, ngoài lương cơ bản, hàng tháng vị trí này còn nhận được tiền phí dịch vụ (Service charge).

Pha chế cà phê gọi là gì

Những Bartender có kỹ năng trình diễn pha chế sẽ có mức thu nhập rất hấp dẫn (Ảnh nguồn Internet)

Trở thành nhân viên Bartender – Barista là một trong những nấc thang đầu tiên trong lộ trình thăng tiến, phát triển sự nghiệp của nghề pha chế:

Pha chế cà phê gọi là gì

Lộ trình thăng tiến nghề pha chế

Nếu là một học viên pha chế mới ra nghề chưa có nhiều kỹ năng, bạn nên bắt đầu với vị trí phụ Bar (Bar Back). Khi đã trở thành một nhân viên pha chế, muốn thăng tiến trong nghề, bạn cần nỗ lực học hỏi, chủ động nâng cao trình độ tay nghề, trang bị cho mình những kiến thức nghề nghiệp cần thiết. Thời gian thăng tiến nhanh hay chậm trong nghề pha chế chủ yếu phụ thuộc vào lòng đam mê – tình yêu nghề và sự nỗ lực của chính bạn…

Với những thông tin mà Hoteljob.vn chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp bạn biết được nhân viên pha chế tiếng Anh là gì? Mức lương công việc này hiện nay là bao nhiêu?...

chắc hẳn là điều mà những ai lựa chọn theo đuổi công việc pha chế đều cần nắm rõ. Để trang bị cho mình những định hướng đúng về lộ trình học pha chế, hãy cùng Barista School “đào sâu” về những điểm khác biệt giữa 2 ngành nghề đang được ưa chuộng này nhé!

1. Tìm hiểu về nghề pha chế: Học pha chế là gì?

Nghề pha chế là một trong những nghề thuộc lĩnh vực F&B (Food and Beverage). Khi lựa chọn học pha chế, bạn sẽ trải qua quá trình rèn luyện các kỹ năng cần thiết như nắm được kiến thức về nguyên liệu, cách sử dụng dụng cụ và máy móc, những công thức tiêu chuẩn… để sáng tạo ra các loại đồ uống khác nhau. Cụ thể hơn, nghề pha chế được chia thành hai nghiệp vụ: đó là Barista và Bartender.

Pha chế cà phê gọi là gì
Học pha chế là gì? Phân biệt nghề Bartender và Barista. Nguồn ảnh: Internet.

Trước khi bắt đầu hành trình theo đuổi niềm đam mê với nghề pha chế, chúng ta cần tìm hiểu, so sánh Barista và Bartender để thật sự chắc chắn con đường mình sắp lựa chọn là phù hợp.

Đọc thêm:

  • Barista là gì? Học Barista chuyên nghiệp ở đâu?
  • Con đường đưa barista Việt Nam nổi danh thế giới của nhà sáng lập Barista School
  • [Barista phải biết] – Tách cà phê tiêu chuẩn cho một số loại đồ uống phổ biến

2. Điểm khác biệt giữa nghề Barista và Bartender

2.1 Bartender – Nhân viên pha chế thức uống có cồn

Bartender là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh, dùng để nói về người làm nghề pha chế và phục vụ đồ uống có cồn. Ví dụ như các loại rượu, cocktail, mocktail… Tùy vào môi trường làm việc, Bartender có thể làm việc sau quầy bar hoặc phục vụ trực tiếp khách hàng tại bàn.

Pha chế cà phê gọi là gì
Bartender thường bắt đầu công việc vào buổi tối, còn Barista bắt tay vào việc từ sáng sớm. Nguồn ảnh: Internet.

Bartender là người am hiểu và có kiến thức về rất nhiều loại rượu. Họ cũng “nằm lòng” nhiều công thức pha chế độc đáo, mới lạ và bắt trend để cho ra đời những thức uống có cồn đặc biệt, thu hút khách hàng. Điểm thu hút của nghề Bartender còn đến từ phong cách biểu diễn đầy khéo léo và nghệ thuật khi pha chế.

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, Bartender sẽ dùng đôi tay điêu luyện thực hiện kỹ thuật shaking (sử dụng bình shaker) để tạo nên hương vị, màu sắc độc đáo cho từng loại đồ uống. Bartender cũng chính là người “thổi hồn” cho từng ly rượu thông qua kỹ năng trang trí, hòa trộn, sắp xếp các màu sắc một cách bắt mắt, tinh tế.

2.2 Barista – Nhân viên pha chế cafe và thức uống không cồn

Vậy học Barista và Bartender có gì khác biệt không nhỉ? Nếu khi học Bartender, bạn sẽ am hiểu về rượu và thức uống có cồn thì bắt đầu khóa học Barista chính là khi bạn đã đặt bước chân đầu tiên trên hành trình trở thành “bậc thầy” về pha chế cà phê.

Barista là tên gọi có nguồn gốc từ Ý, dùng để gọi những người làm nghề pha chế cafe nghệ thuật như espresso, latte, mocha hay cappuccino… Nhờ vào kiến thức, sự hiểu biết về quá trình rang, xay; bí quyết lựa chọn cà phê ngon cùng kỹ năng pha chế điêu luyện; nghề Barista được coi là “phù thủy” của thế giới thức uống không cồn. Họ mang đến sự tinh túy, đậm đà và thơm ngon khó quên trong mỗi ly cà phê, từ ngụm đầu tiên đến giọt cuối cùng.

Pha chế cà phê gọi là gì
Học Barista giúp bạn nắm được kiến thức về pha chế cà phê và thức uống không cồn. Ảnh: Vietnam Barista School.

Nếu phải đặt lên bàn cân để so sánh Barista và Bartender, chúng ta nhận thấy rằng đây đều là một trong những nghề nghiệp thời thượng hiện nay. Nếu Bartender thu hút giới trẻ với không khí sôi động, những màn biểu diễn đầy tính nghệ thuật thì đất diễn của Barista lại là kỹ năng “ký họa” trên từng lớp bọt của tách cà phê với đa dạng hình ảnh về cảnh vật, con người, động vật…

Cả hai nghề này đều là thế giới tự do để các “nghệ nhân” pha chế thỏa sức phô diễn sự sáng tạo không giới hạn của bản thân bằng đôi tay tài hoa, khéo léo.

3. Dụng cụ và môi trường làm việc của Barista khác gì với Bartender

Để làm tốt công việc của mình, các Bartender và Barista đều cần đến dụng cụ hỗ trợ. Vậy dụng cụ đặc thù của nghề Barista liệu sẽ có gì khác biệt so với Bartender?

3.1 Mỗi nghề một loại dụng cụ

Bartender cần các loại bình shaker, muỗng khuấy, ly đo lường, dụng cụ lọc, dụng cụ mở nắp rượu…

Trong khi đó, nghề Barista cần đến các loại máy pha, rang và xay cà phê chuyên dụng, dụng cụ tạo bọt, ly định lượng, tamper để nén cà phê, khuôn rắc bột cà phê, bình shaker…

3.2 Điểm giống và khác nhau về môi trường làm việc của Barista và Bartender

Cùng làm công việc pha chế nên môi trường làm việc của Barista và Bartender sẽ có sự tương đồng nhất định. Họ đều có thể làm việc tại các nhà hàng, khách sạn và nhiều địa điểm khác.

Ở một số nơi, Bartender và Barista có thể trò chuyện với khách hàng để dễ dàng kết nối và phục vụ những thức uống phù hợp; hoặc sáng tạo tùy hứng để cho ra các công thức mới.

Họ cũng có thể trực tiếp phục vụ khách hàng mà không cần thông qua nhân viên phục vụ; giúp khách hàng hiểu về thức uống ưa thích qua việc giải thích, giới thiệu kỹ hơn về các thành phần, hương vị và màu sắc…

Bên cạnh chuyên môn pha chế, Barista và Bartender cũng có thể đảm nhiệm việc dọn dẹp, rửa ly tách, nhận thực đơn, thu tiền,…

Pha chế cà phê gọi là gì
Một buổi học thực hành trong khóa học Barista Nhập môn tại Vietnam Barista School.

Tuy nhiên, tùy vào yêu cầu thiên về Bartender hay Barista mà thời gian làm việc sẽ có sự khác biệt. Chẳng hạn, Barista làm việc ở quán cà phê hiếm khi làm ca đêm như Bartender ở các bar, pub…

Kết

Barista và Bartender đều là nghề cần được đào tạo kiến thức chuyên môn và rèn luyện tay nghề. Vì vậy, để theo đuổi lĩnh vực pha chế này, bạn nên tìm hiểu thế mạnh của bản thân, môi trường làm việc yêu thích và tìm cho mình một địa chỉ học pha chế uy tín để bắt đầu ngay từ hôm nay nhé!

Khi học barista ở Barista School, ngoài chuyên sâu về barista thì học viên còn được giới thiệu các dụng cụ và cách sử dụng các dụng cụ đó tương tự như bartender qua các bài học về sáng tạo đồ uống.

VIỆT NAM BARISTA SCHOOL

Barista School là Học viện dạy pha chế hàng đầu tại Việt Nam với hành trình 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy. Trường sở hữu đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng với giáo trình giảng dạy luôn cập nhật nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu thị trường.