Phẩm chất của nhà nghiên cứu khoa học

Skip to content

Đối thoại là gì, tại sao và khi nào cần đối thoại, chúng ta có thể đối thoại tốt hơn bằng cách nào và liệu chúng ta có tiến bộ hơn nhờ đối thoại? Tiếp xúc thực tế là một phần hoạt động mà các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách cần làm để hiểu công chúng và ngược lại. Cần lắng nghe mọi người trước khi chúng ta bắt đầu nói và làm một điều gì đó.

Có rất nhiều người, trong đó có Nancy Rothwell (một nữ giáo sư có tiếng của Anh quốc trong lĩnh vực nghiên cứu y khoa), đã nói “Nhiều người đã đặt cho tôi những câu hỏi mà từ đó dẫn tới cả một đường hướng nghiên cứu mới vì chúng xuất phát từ những cái nhìn hoàn toàn khác”. Đối thoại nghĩa là nói chuyện với công chúng về các vấn đề đạo đức trong một không khí cởi mở. Nó không phải là việc gợi ý để công chúng đưa ra quyết định. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể có những quyết định đúng đắn hơn nếu chúng ta hiểu công chúng tốt hơn. Công chúng sẽ nói ra những quan ngại mà chúng ta chưa nghĩ tới. Và công việc của chúng ta, những nhà khoa học là phải tìm cách giải quyết các mối quan ngại này.
Tại sao cần đối thoại? Bởi vì nếu làm tốt được điều này thì chúng ta sẽ gia tăng được lòng tin của công chúng đối với khoa học. Từ đó, chúng ta sẽ có những cuộc thảo luận bổ ích hơn về khoa học và có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn cho cộng đồng. David King, Cố vấn trưởng về khoa học của Chính phủ Anh nói: “Nếu chúng ta không đối thoại được tốt thì sẽ không thể có khoa học. Điều này cũng quan trọng như chính bản thân khoa học”.
Một trong những câu mà tôi thích nhất trong Báo cáo Jenkin, một báo cáo về khoa học xã hội của Anh là: “Những người làm khoa học bao giờ cũng đề cao tinh thần và giá trị”. Rất nhiều nhà khoa học miệt mài với công việc vì họ tin vào những giá trị và hiệu quả mà các công việc họ làm đem lại. Tuy nhiên chúng ta, với tư cách là những nhà khoa học, lại có xu hướng không nói đến vấn đề đạo đức và cho rằng chúng ta chỉ làm khoa học, đạo đức không thuộc lĩnh vực của chúng ta. Nhưng, chúng ta lại yêu cầu công chúng phải tin vào giá trị, đạo đức. Nếu các nhà khoa học bắt đầu bằng việc nói với công chúng về niềm tin đạo đức của chính họ, tôi tin rằng điều này sẽ có tính nhân bản hơn. Báo cáo Jenkin cũng yêu cầu các nhà khoa học nói về những giá trị của chính họ. Nhờ đó, họ sẽ có nhiều sự hỗ trợ của công chúng hơn.
Năm 1994, trước khi vấn đề biến đổi gien (BĐG) thực sự trở thành điểm nóng, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học trong các lĩnh vực Công nghệ Sinh học và Sinh vật học đã tổ chức một cuộc hội thảo để lấy ý kiến đồng thuận Bảo tàng Khoa học (Anh). Cụ thể cách tiến hành là: một nhóm người dân bình thường gặp và làm quen với nhau trong khoảng thời gian vài tuần. Họ được thông tin đầy đủ về các chủ đề bàn luận. Trong thời gian đó, họ được nghe rất nhiều quan điểm và cũng đã đưa ra một số gợi ý rất có giá trị. Thí dụ như việc cần in rõ ràng trên nhãn thông tin: thực phẩm biến đổi gien và điều này cần phải được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn thế giới. Hay họ cho rằng phần luật sở hữu trí tuệ liên quan tới thực phẩm biến đổi gien thực sự quá rắc rối. Những người tham gia hội thảo cũng cho rằng công nghệ biến đổi gien đem lại lợi ích rất lớn và có thể tạo ra đủ lượng thực phẩm nuôi sống cả thế giới. Nhưng họ cảnh bảo rằng nếu các nước đang phát triển không được tham gia vào quá trình ứng dụng thực tế thì công chúng sẽ không chấp nhận khi công nghệ này chính thức được thương mại hóa…
Biến đổi gien có những lợi ích và tiềm năng to lớn. Lẽ ra chúng ta phải có những đối thoại tốt hơn với đầy đủ thông tin hơn để đáp ứng sự mong muốn và giải tỏa được nỗi lo lắng của công chúng.
Vậy thì khi nào chúng ta cần đối thoại? Nếu tất cả chúng ta chỉ tiếp xúc với công chúng khi chuẩn bị công bố dự án hoặc công nghệ thì chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội đánh giá xem liệu có cách nào khác tốt hơn để ứng dụng khoa học và công nghệ. Ví dụ điển hình là tranh luận xung quanh biến đổi gien. Chúng ta thử nghiệm thị trường trong khi sự thận trọng về biến đổi gien đang gia tăng. Tôi chắc chắn rằng nếu chúng ta hiểu rõ hơn về ý kiến của công chúng thì chúng ta sẽ có kết quả khả quan hơn.
Trong một lĩnh vực khác mà chúng tôi thử nghiệm (ví dụ Báo cáo của Warnock), hiệu quả thu được tốt hơn hẳn. Trong lĩnh vực công nghệ nano, báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Anh (Royal Society) và Học viện Cơ khí Hoàng gia đã tôn trọng quan điểm của công chúng và chuẩn bị được các điều kiện chín muồi trước khi thực hiện.
Để đối thoại hiệu quả hơn, chúng ta cần có hình thức đối thoại linh hoạt để mọi người có thời gian nói chuyện với gia đình của họ, hoặc suy ngẫm sau đó quay lại xem xét vấn đề sâu hơn. Cần có mục tiêu, phạm vi và cách thức rõ ràng khi đưa ra chính sách, và cũng cần chuẩn bị một cách toàn diện. ở đây tôi không ám chỉ là cần có một bàn tròn gồm đầy đủ người từ các lĩnh vực đối lập để tranh luận. Từ nhóm người lựa chọn ngẫu nhiên, có thể chọn người đại diện cho các khía cạnh khác nhau trong công chúng và tạo điều kiện cho họ tiếp cận với những nhóm đối lập, với báo đài, với các nhà khoa học kể cả những nhà khoa học cực đoan nhất. Nhưng nhóm người đó phải không có lợi ích cá nhân trong công việc đang được thực hiện. Khi đó nhóm người này sẽ có thể cho ra những ý kiến khách quan nhất về vấn đề cần thảo luận. Nếu bạn đồng thời tiếp xúc với các nhà khoa học cũng như những người khác sẽ có thể xử lý được những câu hỏi rất phức tạp. Bạn không hỏi liệu chúng ta có nên thương mại hóa thực phẩm biến đối gien hoặc liệu chúng ta có nên tiếp tục sử dụng năng lượng nguyên tử. Bạn cần hỏi chúng ta làm thế nào để cung cấp năng lượng trong tương lai hoặc chúng ta có thể cung cấp thực phẩm như thế nào sau này và liệu thực phẩm biến đối gien có thích hợp hay không. Bạn cũng cần thu thập phản hồi từ những người tham gia và phải đánh giá lại những phản hồi đó.
Bạn có cho rằng các nhà khoa học thường được chuẩn bị kỹ lưỡng khi đối thoại? Nghiên cứu của Diana Hess với các trường tiểu học chỉ ra rằng, trừ khi bạn dạy người khác kỹ năng thảo luận và tranh luận – ví dụ như lắng nghe, tái hiện và xem xét các khía cạnh khác nhau – thì họ sẽ khá khó khăn để làm việc đó. Các nhà khoa học không được đào tạo đầy đủ về những kỹ năng này. Trong khoa học, chiến thắng là một điều thực sự quan trọng. Chúng ta đến dự một cuộc hội thảo, tranh luận gay gắt nhưng điều này liệu có ích khi đối mặt với công chúng. Chúng ta nghĩ rằng nếu sử dụng logic thì có thể hiểu được bản chất của sự việc và đưa ra một kết quả tất yếu. Nhưng chúng ta quên mất các khía cạnh về đạo đức, môi trường hoặc những vấn đề xã hội khác.
Chúng ta có thể giáo dục con người trong nhà trường và ngoài xã hội, có thể tạo ra những nguyên tắc đạo đức cho các nhà khoa học, có thể giúp đỡ các nhà khoa học khơi dậy các giá trị xã hội, và có thể đánh giá tốt hơn những nhà khoa học thực hiện đối thoại và đối thoại một cách hiệu quả. Nhưng điều quan trọng nhất là khuyến khích các nhà nghiên cứu, các học viện… để nhận thức tốt hơn giá trị của đối thoại. Bởi điều này rất cần thiết đối với khoa học nói chung và các nhà khoa học nói riêng.
B.C lược dịch (Theo British Council)
———–
* Giáo sư Đại học Bristol (Anh)
Kathy Sykes, Giáo sư vật lý phụ trách đối ngoại của Đại học Bristol (Anh quốc) kiêm người dẫn chương trình truyền hình, thông qua sự tài trợ và tổ chức của Hội đồng Anh dự kiến sẽ thăm và làm việc tại Việt Nam trong tháng 12/2006.
Thành tích mới nhất của nhà khoa học nữ này là nhận giải thưởng cao quý Royal Society Kohn vào tháng 9/2006 vì những đóng góp trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà khoa học và công chúng.
Những đóng góp cụ thể của Giáo sư Sykes là: tổ chức thảo luận về các vấn đề khoa học mà dân chúng quan tâm tại các cộng đồng dân cư nghèo ở Bristol, kêu gọi tài trợ cho hoạt động đối ngoại, thành lập các nhóm thành viên để chia sẻ kinh nghiệm làm việc, khuyến khích các nhà khoa học quan tâm hơn đến các trường học, khuyến khích các nhóm làm việc của đại học Bristol tham gia các buổi triển lãm khoa học…

Tìm địa điểm Trường Gọi trực tiếp Chat Facebook Chat Zalo

Đó là những vấn đề mà GS. Ngô Bảo Châu và GS. Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐHQGHN - chia sẻ với các nhà khoa học trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên. Đó cũng là những nội dung cơ bản được trao đổi trong khuôn khổ buổi sinh hoạt thường kỳ của Câu lạc bộ nhà khoa học trẻ ĐHQGHN với chủ đề “Nâng cao tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học”.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - ĐỘNG LỰC VÀ PHƯƠNG THỨC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GS.TS Nguyễn Hữu Đức bày tỏ vui mừng trước sự trở lại ĐHQGHN và giao lưu với các nhà khoa học, sinh viên ĐHQGHN của GS. Ngô Bảo Châu. Phó Giám đốc ĐHQGHN cho biết, Câu lạc bộ nhà khoa học ĐHQGHN (viết tắt là VSL) được GS. Ngô Bảo Châu nhận lời mời làm Chủ tịch danh dự và hôm nay là buổi giao lưu đầu tiên của GS. Châu với các thành viên VSL và sinh viên Nhiệm vụ chiến lược ĐHQGHN. Câu chuyện của chương trình Café số 5 xoay quanh chủ đề “Nâng cao tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học”. Phó Giám đốc chia sẻ, hiện tại hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của Việt Nam nói chung và của ĐHQGHN nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Qua khảo sát các thông số trong thời gian gần đây, chỉ số sáng tạo tri thức của Việt Nam mới xếp thứ 76/141 quốc gia, chỉ số kinh tế tri thức còn xếp đến 106/145 quốc gia. Những xếp hạng này được đánh giá thông qua rất nhiều tham số: thể chế, chất lượng nguồn nhân lực, các sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo và đặc biệt là sự tinh tế của thị trường khoa học công nghệ. Đâu là tham số mấu chốt mà Việt Nam và ĐHQGHN cần quan tâm để tháo gỡ nút thắt và thúc đẩy hoạt động KHCN? Hiện tại, thế giới chia làm 4 nhóm các trường đại học theo xu hướng: nhóm dẫn dắt (leader); nhóm theo sát (follower); nhóm mở rộng (extender) và nhóm khai thác (exploiter). ĐHQGHN chọn theo xu hướng nào? Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức nhấn mạnh, ĐHQGHN luôn kiên định với định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu. ĐHQGHN xác định NCKH là nền tảng, là động lực của mọi hoạt động. Khi thực hiện tốt NCKH thì đó cũng là phương thức để nâng cao trình độ và chất lượng các giảng viên, nhà khoa học; là phương thức để nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm KH&CN cho cộng đồng và phục vụ xã hội. Bên cạnh đó, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức thông tin thêm, các đại học thế giới đã và đang phát triển theo các truyền thống khác nhau như: Các đại học của Anh phát triển theo hướng nhân văn và tự do học thuật rất cao. Các đại học của Pháp và Nga quan tâm đến phát triển hàn lâm và tinh hoa, trong khi đó các đại học của Đức quan tâm đến nghiên cứu. Các đại học Mỹ tích hợp truyền thống của Anh và Đức - có tính nhân văn, tự do và nghiên cứu cao. Cùng với hoàn cảnh lịch sử, các đại học của Việt Nam có ảnh hưởng nhiều từ văn hóa đại học Pháp, Nga và văn hóa khoa bảng - đại học gắn liền với huấn luyện, quan tâm bằng cấp, bổ nhiệm. Theo GS. Nguyễn Hữu Đức, vượt qua tất cả bất cập trên, chúng ta cần xác định được các yếu tố cơ bản để mọi phát triển đều có tính bền vững. Có lẽ nên phải bắt đầu từ tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động, kể cả hoạt động nghiên cứu khoa học. Tính chuyên nghiệp phải bắt đầu từ các quan niệm, quan điểm và cách xác định hướng đi… Nghiên cứu khoa học nên được quan niệm cũng là một nghề, với đam mê và sứ mệnh cao cả. Khoa học cũng vị nhân sinh, vì cuộc sống của mỗi người và cả nhân loại.

3 PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG…

GS. Ngô Bảo Châu – cựu học sinh của Khối THPT chuyên Toán, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN chia sẻ, cuộc đời khoa học của anh được may mắn có môi trường giáo dục tốt, chính bởi vậy phẩm chất trong nghiên cứu khoa học cần phải được đặt lên hàng đầu. Anh chia sẻ, một công trình khoa học cần có là 3 phẩm chất theo thứ tự: Đúng và trung thực, mới và hay. Nhưng quan trọng nhất là đúng và trung thực. Bên cạnh đó, GS. Ngô Bảo Châu nói rằng, làm khoa học và nghiên cứu khoa học phải xác định tìm cái gì mới, tìm hướng đi mới, không lặp lại. Ở nhiều lĩnh vực, phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, kết quả nghiên cứu phải mới. Với kết quả nghiên cứu mới sẽ được coi trọng nhất, thậm chí nếu trong trường hợp kết quả cũ thì cũng phải xem lại có được phương pháp mới để thuyết phục phương pháp này tới nhiều người khi áp dụng. Để hi vọng với phương pháp mới đó tác giả hoặc người khác có thể làm ra kết quả mới, vì bản thân phương pháp mới không được đánh giá và không được để ý đến, trừ khi chỉ tìm ra được kết quả mới. Mặt khác, cần phải đặc biệt coi trọng sự đánh giá của đồng nghiệp. GS. Ngô Bảo Châu khẳng định, để có sự đánh giá chính xác, bài báo không quyết định, không cần phải chạy theo số lượng. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải xác định cho mình những mục tiêu nghiên cứu ngắn hạn bên cạnh mục tiêu dài hạn. GS. Ngô Bảo Châu cũng cho biết, đến giờ khi có nhiều sinh viên vẫn cho rằng, khó nhất là tìm đề tài cho mình. Điều này càng khó hơn đối với nhà khoa học trẻ, vì bối cảnh khoa học hiện đại cạnh tranh rất quyết liệt. Bước khó khăn đối với nhà khoa học trẻ là có bước qua được khi làm khoa học tập sự độc lập hay không. GS. Ngô Bảo Châu gợi ý: “Ở các Hội thảo, tiếp xúc cá nhân là cơ hội lớn nhất cho các bạn trẻ tìm đề tài khoa học thỏa mãn tính thời sự. Những bài diễn giảng, trao đổi bên lề, các nhà khoa học sẽ cởi mở hơn nhiều và sẵn sàng chia sẻ việc họ đang làm và những khúc mắc trong quá trình nghiên cứu. Và đây là cơ hội để các bạn trẻ được tham gia vào những công trình lớn”.

… VÀ QUY TRÌNH “10 BƯỚC “

Theo GS. Ngô Bảo Châu, thực ra không có sách vở nào đúc kết các quy trình NCKH. Anh cho biết, tính chuyên nghiệp trong hoạt động khoa học phải thể hiện trước tiên ở quy trình nghiên cứu, điều này đặc biệt quan trọng đối với những nhà khoa học trẻ. Chủ nhân giải thưởng Fields chia sẻ, anh đã rất may mắn khi được học tập và trưởng thành tại những ngôi trường có truyền thống học tập và nghiên cứu, sớm được những người thầy giỏi tận tình dẫn dắt trong nghiên cứu khoa học nên có điều kiện “sai đâu sửa đấy”. Các kĩ năng ấy dần “ngấm” và trở nên ngày càng thuần thục. Đối với những nước có nền khoa học tiên tiến, việc tuân thủ các quy trình nghiên cứu là điều tất yếu và là kĩ năng cơ bản, nhưng ở Việt Nam, có những người làm nghiên cứu đã bỏ quên hoặc chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc tuân thủ những quy trình này.

GS. Ngô Bảo Châu đã đúc kết quy trình nghiên cứu khoa học gồm 10 bước:

Thứ nhất, phải xác định được lĩnh vực nghiên cứu, có thể phụ thuộc vào khả năng chuyên môn. Một sinh viên hay người nghiên cứu mới vào nghề phải có người hướng dẫn. Cũng có trường hợp người đó có chuyên môn nhất định trong lĩnh vực khác với lĩnh vực anh ta lựa chọn. Nhưng cả 2 trường hợp đều phải có hành trang: có người hướng dẫn, xác định được hành trang để tự tin chứ không phải đi tay không đến “xứ sở” mới.

“Điểm xuất phát của nghiên cứu bắt đầu bằng câu hỏi. Thành công của nghiên cứu liên quan nhiều đến câu hỏi ban đầu. Để tìm ra câu hỏi đúng thì cần có kinh nghiệm nghiên cứu. Trong môi trường hiện đại, tính chuyên nghiệp cao, sinh viên tự xác định được cho mình những câu hỏi là việc khó vì chưa có kinh nghiệm, khó xác định đó có phải vấn đề thời sự không, có trong khả năng giải quyết không. Vấn đề trong khả năng giải quyết thì không còn thời sự, vấn đề thời sự thì nằm ngoài khả năng”, GS. Ngô Bảo Châu đưa ra một nghịch lí các nhà khoa học trẻ hay mắc phải. GS. Ngô Bảo Châu cũng chia sẻ, cách nhanh nhất để xác định những vấn đề nóng hổi và không tưởng là phải tham gia các hội thảo khoa học. Bản thân anh vẫn thường xuyên tham gia hội thảo, nghe báo cáo của các đồng nghiệp để nắm vững các vấn đề khoa học, xem khoa học đang đi về đâu, xu hướng, vấn đề gì mấp mé mà sinh viên có thể làm được.

Thứ hai, sau phạm vi nghiên cứu, vấn đề, cơ hội, xác định câu hỏi thì những người làm nghiên cứu phải tập hợp tất cả những bài báo, công trình nghiên cứu khoa học để biết chính xác câu hỏi đã được giải quyết đến đâu. Không nên chọn những vấn đề quá khổ, quá khó hoặc không ai quan tâm nữa.

Thứ ba, phải đọc và xác định đâu là bài báo kinh điển, biết được tư tưởng quan trọng nằm ở đó, ai đã từng làm, làm đến đâu, sử dụng kĩ thuật gì. GS. Châu nói, cách đây 20 năm là khó, nhưng với internet hiện nay việc tập hợp thông tin là rất dễ. Tuy nhiên, có 1 việc không thay đổi nhưng đọc được không đơn giản. Lúc này cần môi trường khoa học, bạn bè cùng khám phá đề tài khoa học. Họ phải tự nguyện, phi vụ lợi và gắn kết mọi người với nhau.Khi cập nhật thông tin rồi phải biết hướng giải quyết, thường nằm ngay trong bài báo gần nhất.

Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp đương đại nhất, đó là hướng hiện thực nhất, khả thi nhất.

Thứ tư, việc lập kế hoạch không đơn thuần là về chuyên môn, nó còn là về mặt tài chính, phải có đội ngũ làm việc. Bước này mọi chuyện phải minh bạch.


Thứ năm, giải quyết. Làm khoa học là có rủi ro nhưng trong đầu người làm phải lường trước những khó khăn.

Thứ sáu, gói lại công việc. Ít khi thực hiện được 100%, đến 1 mức nào đó cần gói ghém lại, làm rõ những việc làm được và chưa làm được. Quan trọng trong đề tài là thực sự bàn về cái gì đó mới.

Bước này cũng phải chỉ ra những cái chưa làm được. Đó là tiền đề cho khoa học tiếp theo.

Thứ bảy, viết bài báo khoa học. Kinh nghiệm của GS. Ngô Bảo Châu là chọn 2-3 bài báo cảm thấy chuẩn thì chép tay lại, sẽ hiểu phong cách trình bày bài báo như thế nào.

Thứ tám, viết xong có thể luân chuyển, gửi bạn bè, đồng nghiệp, xin ý kiến, trình bày ở hội nghị để nhận phản hồi. Sau đó viết lại bài báo.

Thứ chín, chỉnh sửa bài báo.

Thứ mười, gửi đến 1 tạp chí. Cần phải chọn tạp chí.

Theo Vusta


Page 2

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:


Page 3

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:


Page 4

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:


Page 5

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:


Page 6

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:


Page 7

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:


Page 8

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:


Page 9

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:


Page 10

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:


Page 11

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:


Page 12

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa: