Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát triển cho học sinh tiểu học

Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh Tiểu học. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.

Trong bài viết này Cẩm nang dạy học xin giới thiệu đến các thầy cô một số trò chơi chuyển tiết, giữa tiết cho học sinh Tiểu học. Sau đây là nội dung chi tiết, mời thầy cô cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây

1. Trò chơi Chim bay, cò bay

Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát triển cho học sinh tiểu học

Có thể chơi: Chuyển tiết, giữa tiết

Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, phản xạ tốt, khéo léo, là hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, vận động cánh ta, cổ tay đỡ mỏi.

Số lượng: Toàn bộ học sinh trong lớp

Địa điểm: Đứng tại chỗ trong phòng học

Cách chơi: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp học, quản trò đứng phía trên bục giảng. Người điều khiển hô “chim bay” đồng thời giang hai cánh tay như chim đang bay. Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác và hô theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hô những vật không bay được như nhà bay” hay “bàn bay” mà người nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt
Để lôi cuốn hơn, có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay “tàu lặn,vịt lặn”…để xem kẽ với trò “Chim bay, cò bay”

2. Trò chơi: Bàn tay diệu kì

Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát triển cho học sinh tiểu học

Có thể chơi: Chuyển tiết, giữa tiết

Yêu cầu: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp

Cách chơi:

Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

Người điều khiển hô: Bồng con hát ru- tất cả vòng hai cánh tay ra phía trước và đung đưa như đang bế ru con.

Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

Người điều khiển hô: Chăm chút con từng ngày – tất cả úp bàn tay lên má và nghiêng đầu.

Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

Người điều khiển hô: Sưởi ấm con ngày đông- tất cả đặt chéo 2 lên ngực và khẽ lắc lư người.

Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

Người điều khiển hô: Là gió mát đêm hè- tất cả làm động tác như đang quạt.

Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

Người điều khiển hô: Là bàn tay kì diệu – tất cả giơ 2 cánh tay lên cao và hô to “bàn tay kì diệu”

3. Trò chơi đứng, ngồi, nằm, ngủ

Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát triển cho học sinh tiểu học

Có thể chơi: Chuyển tiết, giữa tiết

Yêu cầu:

Đứng: Hai bàn tay nắm, giơ thẳng lên đầu

Ngồi: Hai bàn tay nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt

Nằm: Hai bàn tay nắm, duỗi tay thẳng phía trước

Ngủ: Hai bàn tay nắm, áp vào má và hô: Khò

Cách chơi:

Giáo viên hô những tư thế, động tác theo quy định trên.

Giáo viên có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai

Học sinh phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định

4. Trò chơi: sắp xếp thứ tự

Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát triển cho học sinh tiểu học

Có thể chơi trong giờ học Toán lớp 1

Mục đích:

Học sinh nhận biết được thứ tự các số.

Rèn tính nhanh nhẹn chính xác trong khi làm bài tập.

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các tấm bìa, mỗi tấm bìa có ghi sẵn số đã học từ 1 đến 10.

Luật chơi: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.

Cách tiến hành: Giáo viên phát cho mỗi em tham gia chơi một tấm bìa có ghi sẵn số để các em chuẩn bị. Khi nghe giáo viên hô: 1, 2, 3 học sinh lập tức mỗi em cầm tấm bìa có ghi sẵn số lên đứng vào vị trí của mình, khi nghe hô dừng thì các em không được thay đổi vị trí nữa.

Giáo viên cùng cả lớp nhận xét tuyên dương những em biết xếp đúng vị trí.

5. Trò chơi: Chuyền điện

Có thể chơi trong giờ Toán lớp 3

– Mục đích:

Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000.

Luyện phản xạ nhanh ở các em

Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào

Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em nói to 1 số trong phạm vi1000 chẳng hạn “400 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 200 rồichỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là e C phải nói tiếp “bằng 200”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A

rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai thì phạt.

Lưu ý:

Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ…

+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các bảng cộng trừ, nhân chia) và có thể thay đổi
hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hô to 7×3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 21.

+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em

Trên đây là một số trò chơi học tập khi chuyển tiết hoặc giữa tiết dành cho học sinh tiểu học, thầy cô có thể DOWNLOAD file chi tiết TẠI ĐÂY.

Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát triển cho học sinh tiểu học

Tham khảo thêm: Vui học Toán lớp 1: trò chơi dạy bé nhanh thạo phép cộng, trừ

Tổng hợp: Billy Nguyễn (nguồn: internet)

Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học. A PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài:Những năm gần đây bậc tiểu học đã và đang thực hiện phong trào đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học sao cho những giờ dạy được “nhẹ nhàng, tự nhiên và chất lượng” hơn. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm tòi những phương pháp hay nhất , con đường ngắn nhất , hiệu quả nhất giúp học sinh chiếm lĩnh được tri thức.Một trong những hình thức tổ chức dạy học theo xu hướng đổi mới được nhiều giáo viên lựa chọn trong bất cứ môn học nào đó là tổ chức “trò chơi học tập” . Trò chơi học tập được thừa nhận là một phương pháp giảng dạy thích hợp ở tiểu học. Trò chơi đã tạo điều kiện để gây hứng thú học tập cho các em, làm các em chủ động trong các hoạt động trên lớp, trò chơi làm cho tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh sôi nổi, hào hứng. , Không ai có thể phủ nhận được những mặt tích cực mà việc tổ chức trò chơi học tập đã mang lại sau mỗi tiết dạy. song , tổ chức trò chơi vào lúc nào trong mỗi tiết dạy, thiết kế trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu gì và cách tổ chức trò chơi đó ra sao để đạt hiệu quả Đó là vấn đề đòi hỏi sự tâm huyết , đầu tư trí tuệ và công sức của mỗi giáo viên. Với những lý do trên nên tôi quyết định chọn nghiên cứu về “ Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học. 2. Mục đích nghiên cứu: - Mục đích của đề tài nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác đặc điểm triệt để tâm sinh lý của học sinh Thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu về cách thức tổ chức trò chơi học tập , giúp bản thân Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh1Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học.đúc rút kinh nghiệm sử phương pháp một cách có hiệu quả trong quá trình dạy học.:3.Nhiệm vụ nghiên cứu: - Cách tiến hành tổ chức trò chơi, nguyên tắc thiết kế trò chơi, thời gian tổ chức trò chơi.- Sưu tầm thiết kế một số trò chơi theo các mạch kiến thức ở bậc tiểu học4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:* Đối tượng nghiên cứu : - Học sinh tiểu học - Các trò chơi học tập theo định hướng đổi mới nhằm phát huy tính tích cực , chủ động ,sáng tạo của học sinh. Làm cho tiết học nhẹ nhàng, tự nhiên,tạo không khí học tập sôi nổi, phấn khởi.* Phương pháp nghiên cứu:Trong quá trình nghiên cứu chọn đề tài, tôi đã sự dụng một số phương pháp sau: * Phương pháp trò chuyện: tôi sử dụng phương pháp này để hỏi trò chuyện với một số giáo viên có kinh nghệm trong việc tổ chức trò chơi học tập.* Phương pháp tìm và nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu những tài liệu để thu thập những cách hướng dẫn tổ chức trò chơi, cách thiết kế trò chơi.* Phương pháp nghiên cứu hoạt động của đối tượng: thông qua thực tế giảng dạy trên lớp của bản thân, và dự giờ đồng nghiệp để tìm ra cái được, cái hạn chế và biện pháp khắc phục. * Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các đối tượng học sinh, tìm hiểu sự hứng thú của các em đối với trò chơi học tập.Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh2Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học. B PHẦN NỘI DUNGI.Cơ sở lí luận:* Lòng khao khát tự do của trẻ được bộc lộ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày nhưng chủ yếu trong khi chúng chơi. Ai cũng biết trẻ em thích chơi và hoàn toàn bị cuốn hút vào trò chơi như thế nào. Đối với con trẻ, chơi là lẽ sống và chúng hết mình khi chơi” (trích “Báo Người đưa tin UNESCO”).*Trò chơi học tập thực hiện những nhiệm vụ dạy học đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học, nhằm phát triển định hướng cảm giác của trẻ em( hình thái , độ lớn , màu sắc, vị trí của vật , không gian) năng lực quan sát , chú ý , ghi nhớ, tư duy, ngôn ngữ, kỹ năng tính toán , biểu tượng về môi trường xung quanh. Các trò chơi học tập còn có ý nghĩ to lớn đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ em, tính hướng đích, tự lập, tính tập thể, kĩ năng hành động theo các chuẩn mực ứng xử loại trò chơi này sử dụng các đồ chơi có tác dụng học tập( tranh ảnh, khối hộp, lô tô, hoặc các phương tiện lời nói câu đố, (Từ điển bách khoa Việt Nam – tập 4)* Trò chơi được sử dụng đúng lúc, đúng đối tượng sẽ góp phần thiết thực vào việc củng cố khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Phương pháp tổ chức trò chơi phù hợp cho tất cả học sinh tiểu học . Qua trò chơi các em có điều kiện tích cực tham gia vào hoạt động lĩnh hội kiến thức, thực hành và rèn luyện kĩ năng, học sinh thấy vui hơn cởi mở hơn, thư thái hơn , dễ chịu và khỏe hơn. Tạo cho các em có lòng say mê tìm tòi, nghiên cứu trong học tập, thích khám phá. Đối với học sinh, không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự nhiên có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập, qua trò chơi các em biết tự kiềm chế. Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh3Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học.II. Thực trạng: -Trong trường tiểu học hiện nay đã có sự đổi mới nhiều về phương pháp dạy học, song chưa được đồng bộ, một số giáo viên vẫn còn ngại thay đổi, vẫn còn giữ phương pháp truyền thống. - Hiện nay, phương pháp tổ chức trò chơi học tập còn rất đơn lẻ, nghèo nàn, ít được phổ biến và nhiều giáo viên hầu như không biết nhiều đến trò chơi vì do ngại tìm tòi, sưu tầm, thiết kế ,có ít tài liệu tham khảo vấn đề này. - Qua tìm hiểu một số giáo viên về việc tổ chức trò chơi học tập thì đa số đều trả lời thời gian dành cho một tiết học chỉ khoảng từ 35 đến 40 phút , họ rất ngại tổ chức trò chơi học tập vì không đủ thời gian.Qua điều tra, tìm hiểu trong học sinh thì 100% học sinh đều trả lời rất muốn được tham gia vào các trò chơi học tập được tổ chức trên lớp. - Dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi thấy việc tăng cường tổ chức các trò chơi học tập để nhằm gây hứng thú học tập cho các em và nâng cao hiệu quả giờ học là vô cùng cần thiết, cần phải làm ngay.- Trò chơi học tập không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. để đạt được mục đích trên, việc tổ chức trò chơi trong giờ học cần chú ý một số vấn đề có ý nghĩa quyết định.III. Giải quyết vấn đề: 1. Một số vấn đề liên quan khi tổ chức trò chơi học tập:1.1. Thời điểm để tổ chức trò chơi: - Cần chú ý chọn thời điểm thích hợp để tổ chức trò chơi học tập. Thời điểm có thể là tổ chức vào phần cuối bài học hay một nhóm đơn vị bài học. Sau khi học sinh đã nỗ lực tự giải quyết các nhiệm vụ của bài học, nếu giáo viên chuyển sang một hình thức tổ chức học tập mới (trò chơi) thì các em sẽ được chuyển từ trạng thái “căng thẳng” sang một trạng thái “hưng phấn”, Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh4Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học.phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ ; nhưng cũng có thể được sử dụng để khám phá kiến thức mới . 1.2 Những nguyên tắc cần đảm bảo khi lựa chọn và thiết kế trò chơi: - Trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi , tâm sinh lí của học sinh đặc biệt chú ý đến khả năng chú ý chưa có có chủ định và hứng thú chưa thật bền vững của các em, nên có “độ mở” để phát huy hết khả năng sáng tạo hay tạo ra cho các em cơ hội sáng tạo.- Trò chơi phải có nội dung liên quan đến kiến thức hoặc kĩ năng cơ bản của bài học, đảm bảo yêu cầu phổ cập, nghĩa là đa số bài tập phải có mức độ vừa phải , đủ để học sinh bình thường có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn đồng thời phải có nhiều bài tập để học sịnh được tham gia.- Nội dung trò chơi phải phân cách thành những yêu cầu, những đơn vị kiến thức, những bài tập rõ ràng để gắn với việc giải quyết mỗi đơn vị kiến thức, mỗi bài tập đó ứng với cá nhân học sinh, nghĩa là em nào cũng phải có trách nhiệm tìm ra lời giải tránh chỉ có những em mạnh dạn, học giỏi mới tham gia. Như vậy gây cho các em khác bệnh lười suy nghĩ và phụ thuộc.- Nội dung trò chơi nên thể hiện trong nhiều dạng bài tập, nhiều hình thức thể hiện khác nhau (tùy theo mỗi bài dạy, tiết dạy, mỗi khối lớp).- Nội dung trò chơi phải đảm bảo củng cố kiến thức đã học- Ví dụ: Điền vào chỗ trống , dùng vạch nối tương ứng để tạo thành cặp liên kết đúng, điền trắc nghiệm đúng sai, điền kết quả, - Khi tổ chức trò chơi học tập giáo viên cần phải biết hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng, tránh hiểu lầm. Vì vậy khi thiết kế nội dung trò chơi chúng ta có thể lấy nội dung bài học hoặc một bài tập trọng tâm trong sách giáo khoa , bằng sự “chế biến” của mình chúng ta sẽ có nhiều đơn vị kiến thức, nhiều bài tập tương tự ở mức độ phổ cập, sau đó chúng ta thiết kế thêm yêu cầu, bài tập sáng tạo.- Thiết kế các đồ dùng , thiết bị phục vụ trò chơi:Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh5Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học.Các đồ dùng phục vụ trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắc sau: tiện dụng, dễ làm, rõ ràng đẹp mắt, nổi bật nội dung trò chơi, tiết kiệm(sử dụng được nhiều lần)1.3. Cách tiến hành tổ chức trò chơi: Thời gian tiến hành : thường từ 3-5 phút Thông thường khi tổ chức một trò chơi, chúng ta cần thực hiện các bước sau: + Bước 1: Chuẩn bị -Chia nhóm, đặt tên nhóm và ấn định số lượng thành viên tham gia trò chơi cho mỗi nhóm .(để tiến hành nhanh giáo viên thường chia nhóm thành một thành một số dãy bàn) - Mỗi nhóm cử số thành viên tham gia theo yêu cầu do giáo viên nêu ra (lên xếp hàng hoặc đứng tại chỗ tuỳ theo yêu cầu của trò chơi) + Bước 2: Nêu tên trò chơi- giáo viên nêu tên trò chơi và giải thích qua ý nghĩa của trò chơi+ Bước 3: Phổ biến luật chơi.- Nêu rõ cách chơi: hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc ( điền, viết, nối, đọc,…) của mỗi thành viên tham gia trò chơi .- Nêu rõ cách cho điểm đánh giá ( thường theo 3 yêu cầu: đúng , nhanh, đẹp( đối với viết ) và đúng, nhanh, hay (đối với đọc).) Cần lưu ý các trường hợp phạm luật - Công bố trọng tài (có thể là giáo viên cùng học sinh còn lại trong lớp).+ Bước 4: tiến hành trò chơi- Hô hiệu lệnh dứt khoát các nhóm đồng loạt tiến hành.Trọng tài quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi (thường không nên cho tất cả học sinh cùng làm một lúc mà nên cho lần lượt tiến hành dưới dạng “tiếp sức”).+ Bước 5: Tổng kết trò chơi - Trọng tài kiểm tra kết quả để đánh giá cho diểm .( nêu chỗ sai, sửa sai- nếu có .Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh6Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học.- Nên cho điểm theo từng yêu cầu : đúng, nhanh, đẹp.- Có thể đặt thêm một số câu hỏi phụ để rút ra một kết luận nào đó từ hệ thống các bài tập trò chơi đã thực hiện.- Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả.- Tuyên dương học sinh, đặc biệt nhóm có cố gắng dành giải nhất nhì.- Trao phần thưởng ( nếu có).(Lưu ý không nên chê học sinh trong khi tiến hành tổ chức trò chơi )IV * MỘT SỐ TRÒ CHƠI MINH HOẠ Trò chơi 1: “Ngô Quyền chọn tướng”.( lịch sử lớp 4)- Mục đích :+ Rèn tính tập thể + Giúp học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sửBước1: Chuẩn bị : Giáo viên kẻ 2 bảng sau lên giấy A0.chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 4 em lên xếp hàng để tiến hành trò chơi.Bước 2: Nêu tên trò chơiTrò chơi của chúng ta mang tên “Ngô Quyền chọn tướng”. Sau trò chơi này nhóm nào thắng cuộc thì nhóm sẽ được nhận danh hiệu “tướng quân”.Bước 3: Phổ biến Luật chơi : Theo diễn biến, cô (thầy) chia trận đánh trên sông làm hai giai đoạn; ứng với mỗi nhóm đó là thuỷ triều lên và thuỷ triều xuống. -Mỗi em chỉ lên điền một từ, một ngữ hoặc một câu ngắn gọn trả lời cho câu hỏi như thế nào của ô hàng ngang bên cạnh. Ví dụ: Khi thuỷ triều lên thì cọc gỗ trên sông sẽ như thế nào? Các emđiền phần trả lời sang ô hàng ngang tương ứng bên phải. Các ô khác tương tự sẽ dành cho các bạn còn lại.Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh7Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học.Cách cho điểm: mỗi ô đúng được 10 điểm; mỗi ô viết đẹp được 2 điểm; nhóm nào xong trước được 10 điểm, nhóm nào xong sau được 4 điểm. Cuối cùng còn một câu hỏi phụ nhóm nào trả lời đúng trước nhóm khác sẽ được 10 điểm . Bước 4: Tiến hành trò chơiGiáo viên hô: “Trò chơi – bắt đầu”Gv cùng trọng tài quan sát và điều chỉnh cho các nhóm hoạt động khẩn trương và đúng luật.Bước 5: Tổng kết trò chơi. Giáo viên cho điểm theo tiêu chí đề raSau khi cộng tổng điểm của 2 nhóm , giáo viên nêu câu hỏi phụ : Căn cứ vào diễn biến của trận đánh mời 2 nhóm cho biết Ngô Quyền đã dựa vào yếu tố nào để lãnh đạo quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng? (Dựa vào thuỷ triều).Giáo viên công bố kết quả, tuyên dương, trao cờ cho nhóm thắng cuộc.Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu TrinhTên nhóm Thuỷ triều lên Cọc gỗ (bị ngập lút)Quân ta (khiêu chiến, giả thua)Quân địch (ồ ạt đuổi theo)Kết quả (quân địch vào bẫy mai phục của quân ta)ĐúngĐẹpNhanhTổngTên nhóm Thuỷ triều xuống Cọc gỗ (nhô lên)Quân ta (đồng loạt phản công)Quân địch (bỏ chạy)Kết quả (quân địch bị vỡ thuyền và bị quân ta tiêu diệt)ĐúngĐẹpNhanhTổng8Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học.Trò chơi 2 : Truyền điện (Toán lớp 1)- Mục đích : + Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 10,20, + Luyện phản xạ nhanh ở các em- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào- Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em xướng to 1 số trong phạm vi 10 chẳng hạn “8 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 2 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 6”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.* Lưu ý :+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ + Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các bảng cộng trừ, ) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hô to 6+3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 9.+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui , sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em. Trò chơi 3 : Ong đi tìm nhụy (lớp 3)(Trò chơi có thể áp dụng các bảng nhân, chia, cụ thể tiết Bảng chia 6)- Mục đích :+ Rèn tính tập thể+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia- Chuẩn bị :+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh9Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học.+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm+ Phấn màu- Cách chơi :+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các em giúp, các em có giúp được không ?- 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học+ Tại sao chú Ong không tìm được đường về nhà ?+ Phép tính "24 : 6" có kết quả bằng bao nhiêu ?+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh105796824 : 624 : 6 42 : 6 54 : 648 : 6 36 : 6Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học.Trò chơi 4 “Trồng hoa điểm tốt”(Bài : Từ đơn từ ghép, lớp 4, tập 1) - Mục đích :+ Rèn tính tập thể+ Giúp cho học sinh củng cố kiến thức về từ loại- Chuẩn bị : (Có thể chia lớp thành hai hoặc ba nhóm, mỗi nhóm5 em- ứng với số cánh hoa).+ 3 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, ( như hình minh hoạ)Luật chơi như sau: - Mỗi em lên tìm một từ ghép có chứa tiếng ghi ở “nhị hoa” để điền vào một cánh hoa. - Lần lượt từng người thực hiện cho hết số người trong nhóm ; lưu ý các từ điền vào các cánh hoa phải khác nhau.- Cho điểm : + Mỗi từ đúng được 10 điểm + Mỗi từ viết đẹp được 10 điểm + nhóm nào xong trước đựpc 10 điểm, xong thứ nhì được 6 điểm, xong thứ ba được 4 điểm.Tổng kết trò chơi giáo viên chú ý sửa sai cho học sinh và giải nghĩa một số từ khó mà học sinh tìm được.Trò chơi 5 “ Dựng lại nội dung câu chuyện” ( môn kể chuyện lớp 3; Bài Nắng phương nam)Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh11HảiHọcĐề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học.- Mục đích :+ Rèn tính tập thể+ Giúp cho học sinh trau dồi khả năng ghi nhớ nội dung câu chuyện đã đọc, rèn trí thông minh nhanh nhạy trong việc nắm bắt và tái hiện các chi tiết trong câu chuyện một cách mạch lạc- Chuẩn bị : Làm các phiếu bằng giấy trắng ( hoặc bìa) kích thước khoảng 10cm x 40-50cm, đủ ghi rõ các ý tóm tắt (hoặc chi tiết nổi bật) theo từng đoạn của câu chuyện đã tập đọc, tạo thành một bộ phiếu, đựng trong phong bì không đúng trình tự, ngoài phong bì cần ghi tên câu chuỵện.Phiếu 1:Chuyện xảy ra vào ngày hai mươi tám tếtPhiếu 2:Uyên và các bạn đi chợ hoa trên đường Nguyễn HuệPhiếu 3: Mọi người sững lại vì tiếng gọi: Nè, sắp nhỏ kia, đi đâu vậy?Phiếu 4: Phương và Uyên nhắc đến Vân, người bạn mới quen ở trại hè Nha Trang.Phiếu 5: Đọc thư của Vân, các bạn biết Tết ở ngoài Bắc rất lạnh Phiếu 6: Các bạn mong ước gửi cho Vân được ít nắng phương NamPhiếu 7:Phương nảy ra sáng kiến tặng bạn Vân một cành maiPhiếu 8:Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh12Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học.Cả bọn quay lại chợ hoa và đi giữa một rừng mai vàng thắm (Có thể chia lớp thành hai hoặc ba nhóm - ứng với số bộ phiếu đã chuẩn bị, mỗi nhóm4,5 em). Tiến hành chơi: Giáo viên chỉ định vị trí của các nhóm chơi, mỗi nhóm nhận một bộ phiếu, khi nghe lệnh bắt đầu mới được xem và sắp xếp các phiếu sao cho đúng trình tự nội dung câu chuyện , hết thời gian đã quy định các nhóm gắn phiếu của mình đã sắp xếp lên bảng, nhóm nào chưa thực hiện xong bị coi là thua cuộc, nhóm nào thực hiện nhanh và đúng toàn bộ là nhóm thắng cuộc. C KẾT LUẬNNgười viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh13Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học.1. Kết quả đạt đượcQua thực tế giảng dạy của bản thân, và dự giờ của các bạn đồng nghiệp, tôi nhận thấy tiết học nào có tổ chức trò chơi học tập thì học sinh học tập rất sôi nổi, hứng thú, ghi nhớ bài học một cách chắc chắn.Thông qua phỏng vấn học sinh các lớp của trường tiểu học Phan Chu Trinh, trên 150 em được hỏi , thì đều trả lời rất thích các trò chơi học tập trên lớp.* Số liệu khảo sát học sinh: Sau khi lựa chọn để vận dụng một số trò chơi vào tiết học. Không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu những kiến thức của bài học đó.- Chấm điểm của bài làm sau những tiết học có trò chơi:Số bài Điểm: 1,2 3,4 5,6 7,8 % 9,10 %53 0 0 0 16 30 37 70 - Chấm điểm của bài làm sau những tiết học không có trò chơi:Số bài Điểm: 1,2 3,4 5,6 % 7,8 % 9,10 %53 0 0 10 18,9 16 30 27 51,1 2.Bài học kinh nghiệm * Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ta không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.Trong mỗi tiết học nếu chúng ta biết cách sắp xếp thời gian, biết cách bố trí một trò chơi vào một thời điểm thích hợp thì giờ học đó sẽ trở nên sinh động hiệu quả hơn.Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh14Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học. *Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.*Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút hoặc cùng lắm 7 phút. Do vậy người Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. *Khi tổ chức trò chơi học tập, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Để tổ chức được trò chơi học tập trong các giờ dạy có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi.Trên đây chỉ là một số ý kiến nhỏ của bản thân tôi về việc vận dụng trò chơi học tập trong các giờ học ở tiểu học. Rất mong đây sẽ là một trong những kinh nghiệm của bản thân được chia sẻ cùng đồng nghiệp và cũng hy vọng được sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp gần xa.Tôi xin chân thành cảm ơn ! Gia Nghĩa, ngày 15 Tháng 3 năm 2010 Người thực hiện Nguyễn Thị HoaLIỆU THAM KHẢO1.Tạp chí giáo dụcNgười viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh15Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học.2. Sách giáo khoa các lớp : 1 53. Sách giáo viên các lớp : 1 54. Phương pháp dạy học các môn ở tiểu học ( Nhà xuất bản giáo dục)D. MỤC LỤCTrangA Phần mở đầu 1Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh16Đề tài: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học.1 Lý do chọn đề tài 12 Mục đích nghiên cứu đề tài 13 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 24 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài 2B Phần nội dung 2I Cơ sở lí luận 3II Thực trạng 3III Giải quyết vấn đề 41 Một số vấn đề liên quan khi tổ chức trò chơi học tập 41.1 Thời điểm tổ chức trò chơi 41.2 Những nguyên tắc cần đảm bảo khi thiết kế trò chơi 5,6,7IV Một số trò chơi minh hoạ 7 -13C Kết luận 141 Kết quả đạt được 142 Bài học kinh nghiệm 15Người viết: Nguyễn Thị HoaTrường tiểu học Phan Chu Trinh17